Một mảnh tình riêng ta với ta có nghĩa là gì

Tuy hai mà một [tác giả đối diện vs chính mình]
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trc thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang

Trong bài “Qua Đèo Ngang” cụm từ “ta với ta” biểu hiện nổi cô đơn sâu sắc của nhà thơ,mang một nỗi niềm riêng, “ Một mảnh tình riêng” giữa cảnh trời cao đất rộng,trước thiên nhiên hoang sơ ,vắng vẻ . “Ta” ở đây chỉ cùng một người,chỉ chủ thể .Còn ”ta với ta” trong câu thơ của Nguyễn Khuyến là sự đồng cảm, đồng điệu của hai người bạn. “Ta” trong câu thơ này là mình cũng là bạn.

Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc,tâm trạng của chủ thể trữ tình

Khác nhau:

- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ ta: tác giả [Nguyễn Khuyến]

+ ta: khách [bạn]

=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

+ ta: đều chỉ tác giả [Bà Huyện Thanh Quan]

=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.

Cụm từ "ta với ta":

+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.

+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.

Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.

Khác:

*Qua Đèo Ngang:

- Tuy hai mà một [tác giả đối diện với chính mình].

- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.

*Bạn Đến Chơi Nhà:

- Tuy một mà hai [Chủ và khách].

- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.

Câu 39: Dòng nào nói đúng nhất về ý nghĩa của câu thơ “Một mảnh tình riêng, ta với ta.”?

A. Một mảnh tình riêng nhỏ bé của nhà thơ

B. Nỗi buồn cô đơn tuyệt đối của nhà thơ, không một ai chia sẻ nơi đỉnh đèo xa lạ

C. Nhà thơ đối diện với nỗi buồn của mình.

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Đáp án : D.cả ba đáp án trên

1. Câu thơ trích trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan - Thể thơ: Thất ngôn bát cú

2. Bài thơ: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá, đá chen hoa Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân đứng lại, trời non nước Một mảnh tình riêng, ta với ta

3. - Quan hệ từ trong câu thơ trên là: với - Không thể thay bằng quan hệ từ khác vì quan hệ từ "với" đã tô đậm thêm sự lẻ loi, đơn chiếc của tác giả

4. Bài thơ cũng có cụm từ "ta với ta" là tác phẩm "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến, trong đó có câu cuối: "Bác đến chơi đây ta với ta" *Giống nhau: đều ở câu cuối, đều có cụm từ "ta với ta" *Khác nhau: + Nguyễn Khuyến: Là sự kết hợp của hai người, tuy hai mà một, tuy một mà hai. + Bà Huyện Thanh Quan: Sự cô đơn, lẻ loi. Qua câu thơ, ta như cảm nhận sâu sắc hơn nỗi niềm tâm sự của tác giả trước cảnh tình quê hương…

“Một mảnh tình riêng ta với ta”. Cụm từ “ta với ta” [ Qua đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan ] trong câu thơ trên được hiểu như thế nào ?

Video liên quan

Chủ Đề