Vì sao thay trưởng ban phòng chống covid

PhuthoPortal - Ngày 11/5/2021, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 101/TB-VPCP: Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Chiều 24-8, Văn phòng Trung ương Đảng phát thông báo kết luận cuộc họp của lãnh đạo chủ chốt về tình hình dịch bệnh và công tác triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch.

Tại cuộc họp, Ban cán sự Đảng Chính phủ báo cáo về tình hình dịch bệnh và công tác triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam.

Cuộc họp do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, cùng dự có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại diện các ban, bộ, ngành.

Sau khi nghe ý kiến của các cơ quan, các đồng chí dự họp, lãnh đạo chủ chốt đã thảo luận, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kết luận:

Vừa qua, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, định hướng sát tình hình nhằm ngăn chặn dịch bệnh, chăm lo đời sống, bảo vệ sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội.

Tổng bí thư biểu dương và đánh giá cao sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, kiều bào, nhân dân, doanh nghiệp, đặc biệt lực lượng y, bác sĩ, quân đội, công an và đội ngũ cán bộ ở cơ sở nơi tuyến đầu đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc chống dịch COVID-19.

"Công tác phòng, chống dịch thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận, nhưng tình hình cho thấy còn một số vấn đề cần lưu ý, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương; có lúc, có việc chưa cụ thể, nhất quán, còn lúng túng, một số địa phương còn chủ quan, công tác tuyên truyền chưa kịp thời, hiệu quả", Tổng bí thư nói.

Theo Tổng bí thư, dự báo thời gian tới, diễn biến dịch bệnh còn phức tạp, có khả năng kéo dài, nhất là tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, gây nhiều khó khăn cho công tác phòng, chống dịch và các hoạt động kinh tế - xã hội; tác động tiêu cực đến mọi mặt đời sống của nhân dân.

"Thống nhất phân công Thủ tướng Chính phủ làm trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch; trực tiếp chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất từ trung ương xuống địa phương, đáp ứng yêu cầu huy động nhanh nhất, hiệu quả nhất mọi nguồn lực, biện pháp để sớm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước", Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Ngoài ra, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu các bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; khẩn trương triển khai một số nhiệm vụ sau:

Đánh giá tổng thể việc thực hiện chủ trương, biện pháp phòng, chống dịch trong thời gian qua, phát huy những kết quả đạt được, phân tích thẳng thắn, rút kinh nghiệm sâu sắc những mặt chưa làm được, dự báo đúng tình hình, trên cơ sở kinh nghiệm trong nước, quốc tế, ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để thống nhất giải pháp chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương.

Đồng thời, các tỉnh, thành phải tập trung nguồn lực chăm lo sức khỏe, bảo vệ tính mạng cho nhân dân, ưu tiên cho công tác khám, chữa bệnh, nhất là các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất lây nhiễm chéo, giảm thiểu số ca tử vong.

Sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho an sinh xã hội, bảo đảm cung ứng kịp thời nhu yếu phẩm, lương thực thiết yếu và các hỗ trợ cần thiết cho người dân khi thực hiện cách ly, giãn cách, bảo đảm thực hiện nghiêm giãn cách xã hội. Tổ chức tốt việc bảo quản, mai táng các trường hợp tử vong phù hợp với phong tục tập quán.

"Khẩn trương tập trung triển khai chiến lược vắc xin, đặc biệt là việc cung ứng, tổ chức tiêm vắc xin tại các địa phương, nhất là các địa bàn trọng điểm đang có dịch bùng phát mạnh, như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An..., sớm thực hiện tiêm vắc xin diện rộng để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh", Tổng bí thư yêu cầu.

Tổng bí thư chỉ đạo tập trung làm tốt hơn công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch trong tình hình mới, biểu dương, khích lệ, động viên, khen thưởng các tấm gương tốt, điển hình, cách làm hay, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong toàn xã hội. Đồng thời đảm bảo công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm về phòng, chống dịch, các thông tin xấu độc, sai sự thật, kích động, gây tác động tiêu cực; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định, chủ quan, lơ là, thay thế kịp thời các cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống dịch.

PHẠM TUẤN

Ông Phan Văn Mãi làm trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM - Ảnh: THẢO LÊ

Ngày 1-9, UBND TP.HCM có quyết định về kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM. Cụ thể, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - làm trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thay cho ông Nguyễn Thành Phong đã nhận nhiệm vụ mới.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 2, HĐND TP.HCM khóa X, ông Phan Văn Mãi đã được bầu giữ chức chủ tịch UBND TP.HCM với tỉ lệ 97,7% phiếu tán thành và được Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu vào ngày 30-8.

Ông Phan Văn Mãi chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành chung các hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế tại TP.

Các phó Ban chỉ đạo gồm: ông Dương Anh Đức - phó chủ tịch UBND TP.HCM, ông Nguyễn Hồ Hải - phó bí thư Thành ủy TP, bà Tô Thị Bích Châu - chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP, ông Phan Nguyễn Như Khuê - trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy, ông Nguyễn Hữu Hiệp - trưởng Ban dân vận Thành ủy, ông Lê Hòa Bình - phó chủ tịch UBND TP, bà Phan Thị Thắng - phó chủ tịch UBND TP, ông Võ Văn Hoan - phó chủ tịch UBND TP, ông Ngô Minh Châu - phó chủ tịch UBND TP, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế, ông Phan Trọng Lân - viện trưởng Viện Pasteur TP và ông Phạm Đức Hải - nguyên phó chủ tịch HĐND TP.

Ngoài ra, Ban chỉ đạo còn có 35 thành viên khác. Trong đó, GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh làm thành viên thường trực.

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ căn cứ vào diễn biến dịch bệnh, kịp thời xây dựng kế hoạch, phương án, giải pháp, kinh phí phòng, chống dịch cụ thể và tham mưu UBND TP chỉ đạo, triển khai các giải pháp hữu hiệu.

Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát hoạt động phòng, chống dịch của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị; xem xét các đề xuất, giải pháp của Tổ tư vấn về chính sách phòng chống dịch và phục hồi kinh tế tại TP.HCM để chỉ đạo thực hiện.

UBND TP.HCM cũng kiện toàn Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo gồm 29 thành viên.

THẢO LÊ

Phiên họp lãnh đạo chủ chốt do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì ngày 24 tháng 8 đã thống nhất phân công Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19, thay ông Vũ Đức Đam. Quyết định được đưa ra khi ông Đam đang đi thị sát chống dịch tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chiều hôm sau, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch bệnh COVID-19 với vai trò Trưởng ban.

Các Phó trưởng Ban gồm Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành.

Ban Chỉ đạo còn có 10 thành viên khác, trong đó có Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông… Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ Y tế.

Trước đây ông Đam làm trưởng ban, ổng không điều khiển được những người trong bộ chính trị hay trong ban bí thư, bởi vì ông ấy chỉ là ủy viên ban chấp hành trung ương thôi. Ông Chính là người có toàn quyền và lại là người quyết đoán nên mình có hy vọng họ sẽ kiểm soát được dịch, giảm số tử vong. Ông Đam cũng làm được việc nhưng không bằng ông Chính. - Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp

Việc “thay tướng giữa đường” nhận được nhiều ý kiến của công luận . Có người cho rằng ông Đam không được lòng lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh nên buộc phải thay. Có người cho rằng, ông Đam chỉ là Phó thủ tướng nên không điều khiển được những người trong Bộ chính trị hay trong Ban bí thư, trong khi ông Chính vừa là một chân trong tứ trụ, vừa là Ủy viên Bộ chính trị nên có toàn quyền chỉ đạo xuyên suốt từ trung ương tới địa phương.

Nhà quan sát tình hình chính trị trong và ngoài nước, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhận định:

“Trước đây ông Đam làm trưởng ban, ổng không điều khiển được những người trong bộ chính trị hay trong ban bí thư, bởi vì ông ấy chỉ là ủy viên ban chấp hành trung ương thôi.

Ông Đam làm được nhiều việc tốt trong vai trò của mình, nhưng vừa rồi, vào ngày cuối cùng họp Quốc hội thì người ta thấy tình hình dịch bệnh nó khó quá nên đích danh ông Tổng bí thư chỉ định ông Chính thay ông Đam làm trưởng ban chỉ đạo chống dịch và ông Đam làm phó. Giao thêm cho thủ tướng nhiệm vụ và quyền hạn. Giao cho thủ tướng chứ không giao cho chính phủ cho nên thủ tướng không thể ủy quyền cho Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được.

Đấy là sự khác biệt. Ông Chính là người có toàn quyền và lại là người quyết đoán nên mình có hy vọng họ sẽ kiểm soát được dịch, giảm số tử vong. Ông Đam cũng làm được việc nhưng không bằng ông Chính.” 

Tại buổi họp lãnh đạo chủ chốt hôm 24 tháng 8 vừa qua, Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu kết luận cuộc họp đã đề nghị các Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực tiếp chỉ đạo công tác phòng, chống dịch; khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trong đó có “thay thế kịp thời các cán bộ yếu kém không hoàn thành nhiệm vụ phòng, chống dịch.”

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. AFP

Cuối năm 2019, đầu 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ và lan tràn khắp thế giới, kể cả Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được trung ương Đảng phân công nhiệm vụ trực tiếp lãnh đạo phòng chống đại dịch COVID-19.

 Bà Th., Phó giám đốc và là Trưởng ban phòng chống dịch bệnh của một công ty dệt may ở TP.HCM, cho biết:

“Theo tôi thì việc này đúng nhưng mọi người cũng đang lo lắng, chưa biết như thế nào khi đưa ông Chính lên thay ông Đam lên làm Trưởng ban chống dịch. Nhưng quyền của thủ tướng thì nhiều hơn quyền của phó thủ tướng, dịch đang căng cho nên phải đưa thủ tướng lên. Trách nhiệm trực tiếp thuộc về ông Chính.

Đưa ông Chính lên để thị uy, nhưng trong giới quan chức thì theo tôi, ông Đam là người xông pha nhất và đưa ra những quyết định thiết thực, hữu ích nhất. Có một số thông tin ngoài luồng nhưng không có cơ sở cho hay lãnh đạo thành phố không phục ông Đam. Thật ra từ trước đến nay, bản chất sâu xa trong chính quyền vẫn có hai ‘phe’. Một bên nghiêng về tư bản, bên kia thì không.”

Ông Quang, một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh nêu quan điểm của ông:

“Người ta nói rằng ông Đam không làm được việc nên bị thay. Thực chất không phải thế, bởi với tình hình dịch bệnh căng như hiện nay thì thủ tướng có thể giải quyết ngay những vấn đề quan trọng và cấp thiết. Với ông Đam, có những vấn đề vượt thẩm quyền nên phải xin ý kiến. Mà xin ý kiến thì mất thời gian, mất cơ hội. Thủ tướng thì toàn quyền quyết định cả những vấn đề cấp bách, không cần xin ý kiến ai, cho nên việc thay ông Đam bằng ông Chính là hợp lý. Không phải vì ông Đam không làm được việc.

Với vai trò đứng đầu chính phủ, ông Chính có đủ quyền lực để trao đổi, đàm phán trực tiếp với chính phủ các nước, đàm phán với tập đoàn sản xuất vắc xin…”

Trước đó vài ngày, một cuộc “thay tướng giữa đường” trong lúc đợt dịch COVID-19 thứ tư đang diễn biến nghiêm trọng tại thành phố Hồ Chí Minh cũng xảy ra. Đó là Bộ Chính trị ban hành quyết định điều chuyển đương kim Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giữ chức Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. Người thay thế là ông Phong là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Phan Văn Mãi.

Với ông Đam, có những vấn đề vượt thẩm quyền nên phải xin ý kiến. Mà xin ý kiến thì mất thời gian, mất cơ hội. Thủ tướng thì toàn quyền quyết định cả những vấn đề cấp bách, không cần xin ý kiến ai, cho nên việc thay ông Đam bằng ông Chính là hợp lý. Không phải vì ông Đam không làm được việc. Với vai trò đứng đầu chính phủ, ông Chính có đủ quyền lực để trao đổi, đàm phán trực tiếp với chính phủ các nước, đàm phán với tập đoàn sản xuất vắc xin… - Ông Quang, một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh

Ông Mãi là người thay mặt chính quyền thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” trong việc phòng, chống dịch COVID-19. Phong trào nhận nhiều chỉ trích của cộng đồng mạng lẫn người dân ngoài xã hội, bởi theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.

Mới đây, theo phân công của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Nên là người lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức và quận Bình Tân.

Các quận, huyện còn lại cũng được phân công cụ thể cho từng người quản lý. Chẳng hạn như Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi trực tiếp phụ trách, theo dõi, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận 8; Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thị Lệ trực tiếp chỉ đạo công tác chống dịch trên địa bàn quận 3 và huyện Củ Chi; Bà Trần Kim Yến, Bí thư Quận ủy quận 1, chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quận 1…

Bộ Y Tế Việt Nam vào tối ngày 28 tháng 8 thông báo số ca tử vong vì dịch COVID-19 trên cả nước đến lúc đó là hơn 10.400 trường hợp. Trong ba đợt dịch trước từ đầu năm 2000 đến cuối tháng ba năm 2021, cả nước chỉ báo cáo có 35 trường hợp chết vì vi-rút Corona mà thôi.  

Video liên quan

Chủ Đề