Tại sao phải bảo vệ động vật hoang dã

Bảo vệ động vật quý hiếm là một trong những vấn đề cấp thiết hiện nay. Nhiều loại động vật đang đứng trước bờ vực của sự tuyệt chủng. Hiện tại trên thế giới có khoảng 1556 loài động vật quý hiếm được xác định là đang có nguy cơ tuyệt chủng và gần tuyệt chủng cần được bảo vệ cấp bách. Tại các khu rừng nhiệt đới nơi trú ẩn của hơn một nửa số sinh vật hiện đang tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp, khiến vô số loài động vật quý hiếm đã biến mất bởi môi trường sống của chúng bị tàn phá. Vì vậy việc bảo vệ động vật quý hiếm trong tự nhiên là vấn đề rất cần thiết.

Giải pháp cấp bách bảo vệ động vật hoang dã

Mặc dù có những thay đổi tích cực về pháp lý, ý thức của địa phương, người dân nhưng hiện Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Do đó, cần phải có những giải pháp cấp bách chấm dứt tình trạng buôn bán, tiêu thụ trái phép những loài động vật này ở nước ta.

- Điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu đường dây buôn bán động vật quý hiếm trái phép

- Có biện pháp răn đe hiệu quả

- Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác dưới mọi hình thức

- Tiêu hủy kho sừng tê giác, ngà voi thu giữ được

- Thắt chặt quản lý cơ sở nuôi hổ tư nhân và cho hổ sinh sản không kiểm soát

- Chấm dứt hoàn toàn việc nuôi nhốt gấu

- Siết chặt hơn việc cấp giấy phép nuôi thương mại động vật quý hiếm

- Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương

- Tăng cường đấu tranh với tội phạm trên Internet về buôn bán động vật quý hiếm 

Việc phòng chống săn bắt và buôn bán động vật trái phép là điều cấp thiết cần triển khai. Bên cạnh đó hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều khu bảo tồn được hình thành với mục đích bảo vệ các loài động vật trước những hiểm họa đe dọa từ xung quanh.

Vậy các khu bảo tồn này có phải là môi trường để các loài động vật được phát triển tốt?

Nghĩ đến khu bảo tồn một vài người sẽ nghĩ đến việc các loài động vật này bị nhốt vào các khung sắt, không có môi trường để vận động. Tuy nhiên, ngày nay tại các khu bảo tồn các loại động vật này được sống trong một môi trường tự do, được chăm sóc, điều trị vết thương, nuôi dưỡng và phục hồi bản năng tự nhiên cho đến khi các cá thể đủ điều kiện để thả về môi trường sống tự nhiên.

Nhờ vào hệ thống hàng rào xung điện các loài động vật được sống trong một môi trường tự nhiên. Giải pháp này không gây nguy hiểm mà chỉ mang tính răng đe và đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới tại các khu bảo tồn và các vườn thú

+ Điện áp trên hàng rào từ 6,4 - 8,4 KV, dòng điện 1 chiều [Cường độ dòng điện < 1A]
+ Có thể sử dụng nguồn trực tiếp 220V, sử dụng năng lượng mặt trời, hoặc ac-qui lưu điện 12V-100AH để làm nguồn cho bộ phát xung.

Tính đến thời điểm hiện tại Tân Bảo Sài Gòn đã tiến hành tư vấn, thiết kế và lắp đặt giải pháp Hàng rào xung điện cho động vật quý hiếm tại rất nhiều khu bảo tồn như:

+ Safari Vin Nam Hội An

+ Trạm cứu hộ động vật Củ Chi

+ Khu bảo tồn gấu Ninh Bình

+ Vinpearl Safari Phú Quốc

+ Vinpearl Nha Trang

+ Khu bảo tồn Voi Đắk Lắk

......

Liên hệ với Tân Bảo Sài Gòn theo địa chỉ Email:  hoặc Hotline: [028] 5431 4242  để được tư vấn, cung cấp và hỗ trợ thêm thông tin về các giải pháp chăm sóc và bảo vệ động vật hoang dã ngay hôm nay!

Hiện tại, có khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. Các khu rừng nhiệt đới – nơi trú ẩn của một nửa số sinh vật hiện tồn tại trên trái đất cũng đang bị thu hẹp hàng trăm nghìn ha mỗi năm. Vô số loài đã biến mất khi môi trường sống của chúng bị phá hủy. Nói cách khác, tốc độ tuyệt chủng của các loài hiện nay không hoàn toàn là do tự nhiên nữa. Việc bảo tồn sự đa dạng của các loài động thực vật trong tự nhiên đang là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết.-Hãy cũng nhìn lại những lợi ích tự nhiên mang lại cho con người

*Đa dạng sinh học

Hiện có khoảng 10 tới 15 triệu loài sinh vật sinh sống trên hành tinh của chúng ta. Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp, cân bằng một cách tinh vi gọi là sinh quyển. Ngược lại, sinh quyển của trái đất của tạo nên bởi vô số các hệ sinh thái – bao gồm các loài động thực vật và môi trường sống tự nhiên của chúng. Không ai có thể biết một cách đầy đủ các loài có tác động như thế nào tới nhau trong cùng một hệ sinh thái nhưng sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng tới rất nhiều loài khác. Đặc biệt đối với các loài có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái thì sự tuyệt chủng của chúng có thể dẫn đến những hậu họa khó lường.

*Đóng góp về y học

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với những loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn cách để kháng vi khuẩn và các tế bào gây ung thư. Chúng có thể tạo ra các phân tử mới lạ mà các nhà hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc tính này của các loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả cho những căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa.Thêm nữa, trong cơ thể của nhiều loài động thực vật còn chứa các chất hóa học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu khó đông hiện nay có nguồn nguyên liệu là từ động vật hoang dã. Trên thực tế, hơn 1/4 số đơn thuốc được kê ở Mỹ hàng năm có chứa các chất tìm thấy trong các loài động thực vật. Do đó, nếu những loài này bị làm tổn hại trước khi lợi ích y học của chúng được biết đến thì những bí mật này cũng sẽ biến mất theo.

*Lợi ích nông nghiệp

Nhiều loài sinh vật tưởng chừng như vô dụng cũng đang bắt đầu cho thấy những lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Những người nông dân đang sử dụng côn trùng và các loài động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ gây hại cho mùa màng cũng như sử dụng các giống cây trồng chứa các độc tố tự nhiên đẩy lùi các loài côn trùng gây hại. Chúng được gọi là thiên địch và trong nhiều trường hợp, đây là biện pháp thay thế không những an toàn, hiệu quả mà còn thân thiện với môi trường và ít tốn kém hơn các loại thuốc hóa học tổng hợp.

*Nguồn cung thực phẩm

Theo ước tính có khoảng 80.000 loài thực vật có thể ăn được, trong số đó khoảng dưới 20 loài đang cung cấp 90% lương thực cho toàn thế giới. Nếu những loài chưa được tận dụng còn lại được dự trữ hay bảo tồn thì con người sẽ có đủ thức ăn cho số dân đang không ngừng tăng lên.

*Điều tiết môi trường

Nhiều sinh vật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đánh giá chất lượng môi trường. Ví dụ như sự sụt giảm nhanh chóng về số lượng đại bàng đầu bạc và chim ưng vào giữa thế kỷ 20 là lời cảnh báo mạnh mẽ về mức độ nguy hiểm của DDT – một loại thuốc trừ sâu mạnh từng được sử dụng rộng rãi nay tích tụ lại trong mô của cơ thể động vật [làm suy yếu khả năng sinh sản và cản trở quá trình ấp trứng thành công của các loài động vật này]. Những loài sinh vật có khả năng chỉ thị môi trường sẽ cảnh báo con người về tác động của biến đổi khí hậu và các chất gây ô nhiễm tới môi trường.

*Giá trị kinh tế

Một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng giá trị kinh tế. Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang dã bang Tesax, Hoa Kỳ, xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh nhất, ước tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của bang. Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ cũng cho biết hoạt động quan sát môi trường tự nhiên – không chỉ tính riêng hoạt động ngắm chim – đã thu về 85 tỉ đô la cho Hoa Kỳ trong năm 2001.

*Những giá trị vô hình

Bên cạnh những giá trị về mặt y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất nhiều loài động vật hoang dã còn mang lại niềm cảm hứng cho vô vàn tác giả, nghệ sĩ và tất cả những ai quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên. Hàng loạt các triển lãm ảnh về các loài động thực vật hoang dã đã được tổ chức trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Tiêu biểu như hai triển lãm ảnh khai mạc ngày 24/9 tại công viên Gia Định, TP HCM và công viên Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ được tổ chức tại các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm 2011.

*Biện pháp nào giúp các loài thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng

199 nước trên thế giới đã ký Công ước Đa dạng sinh học để bảo vệ các loài có nguy cấp và đe dọa tuyệt chủng.Một ý tưởng thú vị khác nhằm giảm bớt những khó khăn của bài toán biến mất của các loài và chuẩn bị kế hoạch sẵn sàng cho tương lai là thành lập “các ngân hàng gen”, lưu giữ mẫu gen của tất cả các loài động thực vật trong tự nhiên. Mặc dù không thể tìm kiếm, tích lũy được mẫu gen của tất cả các loài sinh vật trên trái đất nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng có thể thu thập, bảo quản mẫu gen của một số loài quý hiếm qua phương pháp bảo quản lạnh.Frozenark của Anh là một ngân hàng gen tiêu biểu, có mục tiêu thu thập được khoảng 16.000 mẫu gen của các loài có nguy cơ tuyệt chủng và lưu giữ nguồn gen này khỏe mạnh nhất có thể trong vòng 50 năm tới. Những công trình như Frozenark sẽ đem lại cái nhìn toàn diện hơn về đời sống sinh vật học của nhiều loài động thực vật khác nhau. Một khi những công trình này thành công, nỗi lo tuyệt chủng của các loài sẽ giảm bớt.Ngoài ra, nâng cao nhận thức và hiểu biết của con người về môi trường tự nhiên cũng là việc làm hết sức thiết thực. Các khóa học đạo đức cho học sinh, các chương trình đào tạo về sinh thái học và quản lý đa dạng sinh học sẽ khiến xã hội nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của môi trường, ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức trong cuộc sống, nghiên cứu và quản lý.Mỗi loài đều có những giá trị ẩn sâu bên trong. Việc làm biến mất hẳn một loài sinh vật được ví như việc xé những trang giấy ra khỏi cuốn vở nhưng chưa kịp đọc. Có vẻ như chúng ta đã quá quen với việc môi trường tự nhiên vô cùng đa dạng mà quên mất rằng các loài động vật hoang dã cũng cần được bảo vệ. Vì vậy, chúng ta hãy hành động trước khi quá muộn!

Theo Bích Ngọc - Nguồn ThienNhien.Net


Video liên quan

Chủ Đề