Merck là thuốc gì

Một loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ của nó. Khi đưa ra quyết định, bác sĩ lâm sàng thường cân nhắc các yếu tố có phần chủ quan, chẳng hạn như kinh nghiệm cá nhân, truyền miệng, người thực hành trước và ý kiến chuyên môn.

Số bệnh nhân cần được điều trị [NNT] ít mang tính chủ quan về những lợi ích có thể có của một loại thuốc [hoặc bất kỳ sự can thiệp nào khác]. NNT là số bệnh nhân cần được điều trị để mang lại lợi ích cho một bệnh nhân. Ví dụ, hãy xem xét một loại thuốc làm giảm tỷ lệ tử vong của một bệnh cụ thể từ 10% xuống 5%, giảm nguy cơ tuyệt đối là 5% [1 trong 20]. Điều đó có nghĩa là 100 bệnh nhân, 90 người sẽ sống ngay cả khi không điều trị, và do đó sẽ không được hưởng lợi từ thuốc. Bên cạnh đó, 5 trong số 100 bệnh nhân sẽ chết mặc dù họ dùng thuốc và do đó cũng không có lợi. Chỉ có 5 trong 100 bệnh nhân [1 trong 20] được hưởng lợi từ việc dùng thuốc; Do đó, cần 20 bệnh nhân được điều trị để 1 bệnh nhân được hưởng lợi từ việc điều trị, và NNT là 20. NNT có thể được tính toán đơn giản là nghịch đảo của việc giảm nguy cơ tuyệt đối; nếu giảm nguy cơ tuyệt đối là 5% [0,05], NNT = 1/0,05 = 20. NNT cũng có thể được tính toán cho các tác dụng không mong muốn, trong trường hợp đó đôi khi nó được gọi là số người cần được điểu trị để xảy ra tác hại [NNH].

Quan trọng là NNT dựa trên sự thay đổi nguy cơ tuyệt đối; không thể tính được từ những thay đổi nguy cơ tương đối. Nguy cơ tương đối là tỷ lệ phần trăm của hai nguy cơ. Ví dụ, một loại thuốc giảm tỷ lệ tử vong từ 10% xuống 5% nghĩa là làm giảm tử vong tuyệt đối 5% nhưng giảm tỷ lệ tử vong tương đối là 50% [tức là tỷ lệ tử vong 5% chỉ ra rằng ít tử vong hơn 50% so với tỷ lệ tử vong 10%]. Thông thường, lợi ích được báo cáo trong y văn là giảm nguy cơ tương đối bởi vì nhìn vào số liệu này sẽ thấy thuốc hiệu quả hơn so với giảm nguy cơ tuyệt đối [trong ví dụ trước, giảm 50% tử vong có vẻ tốt hơn giảm 5%]. Ngược lại, các tác dụng không mong muốn thường được báo cáo theo nguy cơ tuyệt đối tăng bởi vì chúng tạo ra một loại thuốc an toàn hơn. Ví dụ, nếu thuốc tăng tỷ lệ xuất huyết từ 0,1% đến 1%, mức tăng này thường được báo cáo là 0,9% hơn là 1000%.

  • Tính toán số người cần được điều trị [NNT] dựa trên sự thay đổi nguy cơ tuyệt đối, chứ không phải là tương đối.

Khi NNT cân bằng với NNH, điều quan trọng là cân nhắc giữa lợi ích cụ thể và các nguy cơ. Ví dụ, một thuốc có nhiều tác hại hơn lợi ích vẫn có thể được kê đơn nếu các tác hại đó là nhỏ [ví dụ tác hại có thể hồi phục, nhẹ] và các lợi ích là lớn [ví dụ như ngăn ngừa tử vong hoặc phòng bệnh]. Trong mọi trường hợp, sử dụng các chỉ tiêu hướng tới bệnh nhân là tốt nhất.

Dữ liệu về gen đang ngày càng được sử dụng để xác định các phân nhóm bệnh nhân nhạy cảm hơn với những lợi ích và tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc. Ví dụ, ung thư vú có thể được xét nghiệm các chỉ dấu di truyền HER2 dự đoán đáp ứng với các loại thuốc hóa trị liệu nhất định. Bệnh nhân HIV/AIDS có thể được xét nghiệm với allele HLA-B * 57: 01, gen dự đoán quá mẫn với abacavir, làm giảm tỷ lệ phản ứng quá mẫn và do đó làm tăng NNH. Sự khác nhau về gen của các enzym chuyển hóa thuốc khác nhau giúp dự đoán bệnh nhân đáp ứng với thuốc xem dược học di truyền Gen dược học như thế nào và cũng thường ảnh hưởng đến lợi ích, tác hại, hoặc cả hai.

Một mục tiêu phát triển thuốc là có sự khác biệt lớn giữa liều hiệu quả và liều gây ra các tác dụng không mong muốn. Sự khác biệt lớn được gọi là phạm vi điều trị rộng, hệ số điều trị, hoặc cửa sổ điều trị. Nếu phạm vi điều trị là hẹp [ví dụ, < 2], các yếu tố thường không quan trọng về mặt lâm sàng [ví dụ, tương tác giữa thức ăn và thuốc, tương tác thuốc-thuốc Tương tác thuốc , sai sót nhỏ trong liều lượng] có thể gây ra những tác động lâm sàng có hại. Ví dụ, warfarin có một phạm vi điều trị hẹp và tương tác với nhiều loại thuốc và thức ăn. Liều thuốc chống đông không đủ làm tăng nguy cơ biến chứng của các bệnh cần được điều trị bằng thuốc chống đông máu [ví dụ tăng nguy cơ đột quỵ trong rung tâm nhĩ], trong khi quá liều thuốc chống đông làm tăng nguy cơ chảy máu.


*Công ty TNHH Khoa Học Hợp Nhất là Nhà phân phối chính hãng của Merck

 Chuyên sản xuất và cung cấp các loại tá dược và nguyên liệu làm thuốc dùng để nghiên cứu và sản xuất trong ngành công nghiệp Dược. Các sản phẩm chính: Các loại tá dược và nguyên liệu làm thuốc dùng để nghiên cứu và sản xuất trong ngành công nghiệp Dược.

26/11/2021 21:59 [GMT+7]

Hãng Merck hạ mức đánh giá hiệu quả của thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19

Hà Nội [TTXVN 26/11]--


  Hãng dược phẩm Merck & Co [Mỹ] ngày 26/11 đã cập nhật các dữ liệu khoa học mới đối với Molnupiravir - một loại thuốc kháng virus dạng uống mà hãng này đang thử nghiệm để chống COVID-19, theo đó hạ mức hiệu quả của loại thuốc này. 
Trong nghiên cứu mới nhất thực hiện đối với 1.400 bệnh nhân, các nhà khoa học của Merck đánh giá hiệu quả ở mức 30% trong việc ngăn ngừa nguy cơ tử vong cũng như phải nhập viện điều trị của các bệnh nhân mắc COVID-19. Tỷ lệ này giảm đáng kể so với kết luận được hãng đưa ra trước đó. Merck cho biết các dữ liệu khoa học mới nhất về thuốc Molnupiravir - do Merck phối hợp phát triển cùng đối tác trong nước là Ridgeback Biotherapeutics - đã được gửi đến Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ [FDA], trước khi cơ quan này tiến hành cuộc họp với các chuyên gia cố vấn vào ngày 30/11 tới.
Sau khi tiến hành cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 đối với 775 bệnh nhân COVID-19 hồi tháng trước, Merck cho biết Molnupiravir có khả năng giúp giảm khoảng 50% nguy cơ bệnh trở nặng. Cụ thể, các kết quả nghiên cứu công bố ngày 1/10 cho thấy chỉ có 7,3% trong số các bệnh nhân được dùng thuốc Molnupiravir phải nhập viện trong vòng 29 ngày sau khi được điều trị, trong khi con số này ở những người dùng giả dược là 14,1%. Không có ca tử vong nào xảy ra ở những bệnh nhân dùng Molnupiravir trong vòng 29 ngày, trong khi ở nhóm những người dùng giả dược có 8 ca không qua khỏi.
  Tuy nhiên, trong cuộc thử nghiệm mới nhất, có 6,8% số bệnh nhân sử dụng Molnupiravir phải nhập viện điều trị, trong số này có 1 trường hợp tử vong sau đó. Trong khi nhóm sử dụng giả dược có tỷ lệ nhập viện là 9,7%./.

Thanh Phương

Lưu ra file

Video liên quan

Chủ Đề