Thuốc vi chất dinh dưỡng là gì

Vi chất dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần tăng cường đề kháng, bổ sung hàm lượng vi chất cho cơ thể giúp con người khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu về khái niệm, vai trò và giải pháp bổ sung khi thiếu vi chất một cách an toàn, hiệu quả cao.

Vi chất là gì, vai trò của nó đối với sức khỏe con người?

Vi chất dinh dưỡng là gì? Vi chất dinh dưỡng vi lượng là gì? Thực chất, vi chất dinh dưỡng vi lượng còn được gọi là vi chất dinh dưỡng. Người ta gọi chung thuật ngữ này dành cho những nhóm Vitamin và khoáng chất.

Đây là loại dinh dưỡng mà cơ thể rất cần nhưng chỉ một lượng vô cùng nhỏ chỉ được tính bằng miligam hoặc thậm chí là nhỏ hơn. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng và trở thành dinh dưỡng không thể thiếu đối với con người, đặc biệt là trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển.

Vi chất dinh dưỡng chính là những nhóm Vitamin có cấu trúc đơn như Vitamin A, B, C, D, E… được hấp thụ trực tiếp không cần phải thực hiện quá trình tiêu hóa. Các nhóm Vitamin được phân loại thành Vitamin hòa tan trong nước [B, C…] và Vitamin tan trong dầu [A, D, E, K…] dựa theo môi trường hòa tan.

Ngoài ra, vi chất dinh dưỡng còn bao gồm khoáng chất có lợi cho sự phát triển của cơ thể. Các chất khoáng này sẽ không thay đổi cấu trúc dù được hấp thụ và tiêu hóa. Nó giúp xây dựng và phát triển cơ thể, hỗ trợ con người trong các hoạt động thiết yếu. Các nguyên tố khoáng được chia làm chất khoáng đa lượng [canxi, clo, magie, photpho, lưu huỳnh, kali, natri…] và chất khoáng vi lượng [kẽm, i ốt, flour, đồng, mangan, sắt, selen…]

Các Vitamin và khoáng chất thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Đặc biệt, vi chất dinh dưỡng cho trẻ càng được chú trọng nhiều hơn vì đây là độ tuổi rất dễ bị thiếu hụt vi chất nếu cha mẹ không biết cách bổ sung hợp lý.

Vi chất dinh dưỡng bao gồm nhiều loại Vitamin và khoáng chất khác nhau. Mỗi nhóm lại có những chức năng và nhiệm vụ nhất định tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của cơ thể con người. Mặc dù vậy, chúng lại hoạt động hỗ trợ và tương tác lẫn nhau để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện và chống lại các tác nhân gây hại. Vai trò của vi chất dinh dưỡng là gì?

  • Đảm bảo quá trình hoạt động một cách bình thường của cơ thể con người.
  • Các nhóm Vitamin đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện chức năng miễn dịch, chống đông máu, tạo ra năng lượng và các chức năng khác.
  • Khoáng chất có vai trò quan trọng giúp phát triển hệ xương, răng khỏe mạnh, săn chắc, cân bằng chất lỏng và nhiều chức năng khác.
  • Có nhiều loại Vitamin và khoáng chất tham gia vào quá trình chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào trong cơ thể tránh khỏi sự tác động của tác nhân gây hại. Phòng ngừa một số bệnh như ung thư, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, bệnh Alzheimer…
Vi chất giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường đề kháng ngăn ngừa bệnh tật

Không phải ai cũng biết cách bổ sung vi chất dinh dưỡng một cách trọn vẹn và đầy đủ. Khi bị thiếu vi chất sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật, có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng thiếu vi chất như:

  • Thiếu máu do cơ thể bị thiếu sắt: Thiếu sắt sẽ dẫn tới hiện tượng da xanh xao, chóng mặt, mất tập trung, đau đầu, niêm mạc lưỡi, môi, mắt nhợt nhạt, hay buồn ngủ, không có sức lực…
  • Thiếu i ốt dẫn tới bướu cổ: Cơ thể thiếu i ốt khiến cho tuyến giáp phải tăng cường hoạt động, lâu dần dẫn tới tình trạng bướu cổ do tuyến giáp phình ra. Trẻ em thiếu i ốt sẽ khiến trẻ chậm phát triển, nói ngọng, học hành kém, chậm hiểu…
  • Còi xương, chậm lớn do thiếu Vitamin D và canxi: Thiếu Vitamin D và canxi có biểu hiện rõ rệt nhất là hệ xương chậm phát triển, còi cọc ở trẻ nhỏ, với người lớn thì loãng xương. Với trẻ em, biểu hiện rõ nhận thấy nhất là chậm biết đi, mọc răng chậm, giấc ngủ bị gián đoạn, hay nôn mửa, ra nhiều mồ hôi trộm… Đối với người lớn sẽ xuất hiện các cơn đau thắt lưng, xương chậu, đau tức cột sống… cơn đau âm ỉ khiến toàn thân nhức mỏi, làm việc không hiệu quả.
  • Thiếu kẽm dẫn tới suy dinh dưỡng, còi cọc: Trẻ bị thiếu kẽm sẽ có hiện tượng biếng ăn, suy dinh dưỡng, dễ mắc bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, tinh thần giảm sút, thường xuyên cáu gắt…
  • Khô mắt do thiếu Vitamin A: Những người bị thiếu Vitamin A biểu hiện rõ rệt nhất là mắc các chứng về mắt như quáng gà, đục thủy tinh thể, khô mắt hoặc có thể nguy hiểm hơn dẫn tới mù mắt. Ngoài ra còn các biểu hiện như cơ thể dễ bị viêm nhiễm, xương chậm phát triển, xương yếu…
  • Dấu hiệu của người thiếu Vitamin K: Cơ thể dễ bị bầm tím, chảy máu mũi, xuất huyết đường tiêu hóa, ngày kinh nguyệt thường bị ra máu nhiều bất thường…
  • Biểu hiện của việc thiếu Vitamin E: Tóc xơ rối, gãy rụng nhiều, huyết áp cao, xương khớp đau nhức, người thường xuyên mệt mỏi…
  • Thiếu Vitamin B1: Tinh thần không tập trung, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, các ngón chân, ngón tay tê dại, cơ thể sưng phù, tim đập nhanh…
  • Thiếu Vitamin B2: Móng tay, móng chân giòn và dễ bị đứt gãy, mặt bị xung huyết, đục giác mạc, viêm miệng, viêm lưỡi, rối loạn tri giác…
  • Thiếu Vitamin B3: Thường bị chảy máu chân răng, tinh thần bất an, đi ngoài phân lỏng, viêm dạ dày, da ngứa ngáy, khó chịu, khó đi vào giấc ngủ, viêm niêm mạc tiêu hóa…
  • Thiếu Vitamin B6: Phổ biến nhất là hiện tượng đau lưỡi, hệ miễn dịch bị suy giảm, ngứa rát xung quanh cơ thể, tâm trạng bất ổn, buồn nôn, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi…
  • Thiếu Vitamin B12: Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, chân tay ngứa rát, trí nhớ bị suy giảm, da nhợt nhạt, lưỡi viêm đỏ, cân nặng bị sụt, không có cảm giác ăn ngon miệng…
  • Thiếu Vitamin C: Cơ thể dễ mắc các bệnh như cảm cúm, sốt, ho, viêm họng… kèm theo các triệu chứng khác của việc thiếu Vitamin C như da tóc khô gãy, xơ rối, chảy máu chân răng, viêm nướu…
Trẻ biếng ăn, cơ thể còi cọc có thể do thiếu Kẽm

Ngoài các dấu hiệu nhận biết trên, để biết cơ thể có bị thiếu vi chất dinh dưỡng hay không cần thực hiện kiểm tra sức khỏe mới có kết luận chính xác. Xét nghiệm vi chất dinh dưỡng ở đâu và bao nhiêu tiền cũng là những vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Đặc biệt, có cần xét nghiệm vi chất cho bé hay không, xét nghiệm vi chất cho bé hết bao nhiêu tiền cũng là điều mà các bậc phụ huynh lo lắng.

Tùy từng cơ sở y tế lại có bảng giá dịch vụ khác nhau và phụ thuộc vào các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể cho bé đến các cơ sở y tế uy tín, chuyên nghiệp để thực hiện xét nghiệm và chẩn đoán thiếu vi chất dinh dưỡng hay không. Cha mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa hiểu rõ thuốc vi chất dinh dưỡng là gì và nó có nguy hại đến sức khỏe của trẻ hay không. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm hỗ trợ nào.

Mặc dù vi chất chỉ được bổ sung với hàm lượng rất nhỏ vào cơ thể nhưng nếu thiếu lại ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với sức khỏe con người. Nó có thể dẫn tới những hệ lụy xấu, tác động tới hệ miễn dịch và khiến cho cơ thể dễ dàng bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, tấn công. Do vậy, việc phòng chống thiếu vi chất là vô cùng cần thiết. Làm sao để bổ sung vi chất một cách an toàn, hiệu quả nhất là câu hỏi mà nhiều người băn khoăn.

Dưới đây là một số cách giúp bổ sung vi chất cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường đề kháng như:

Một trong những biện pháp đơn giản và được đánh giá là mang lại hiệu quả cao chính là sử dụng các loại thực phẩm giúp bổ sung vi chất cho cơ thể. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu hụt Vitamin và khoáng chất, chúng ta có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vi khoáng.

Các nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyến khích sử dụng nhằm bổ sung vi chất có lợi cho sức khỏe, tăng cường sự phát triển của cơ thể như:

  • Thiếu sắt: Bổ sung thịt bò, nấm hương, mộc nhĩ, lòng đỏ trứng, tim, gan, cá, đậu nành, giá đỗ, rau lá xanh…
  • Thiếu i ốt: Cải xoong, rong biển, cá biển, tảo biển…
  • Thiếu canxi và Vitamin D: Cá biển, dầu gan cá, tôm, tép, trứng, cua, gan, sữa, phomai, rau dền, rau mồng tơi…
  • Thiếu kẽm: Thịt bò, thịt gà, thịt lợn, tôm, cua, hàu, sò, các loại hạt, sữa chua, phomai, hạnh nhân…
  • Thiếu Vitamin A: Bí đỏ, cà rốt, khoai lang, cải bó xôi, ớt chuông, rau xanh, cần tây, thực phẩm từ sữa, gan, cá…
  • Thiếu Vitamin E: Đu đủ, bơ, hạnh nhân, kiwi, dâu tây, cà chua, rau xanh, rau cải bó xôi, xoài…
  • Thiếu Vitamin K: Cải bó xôi, bắp cải, mùi tây, dầu oliu, xà lách, dưa leo, húng quế, đinh hương…
  • Thiếu Vitamin B1: Cá hồi, cá ngừ, thịt lợn, thịt bò, đậu đen, hạt hướng dương, bí đao, gạo lứt, lúa mạch, ngũ cốc, măng tây, đậu phụ…
  • Thiếu Vitamin B2: Các loại thịt cá, phomai, bông cải xanh, vừng, tim, gan, thận, trứng, sữa, hạnh nhân…
  • Thiếu Vitamin B6: Các loại thịt cá, nấm, gan, cám gạo, mầm ngũ cốc, đậu nành, hạt hướng dương, chuối…
  • Thiếu Vitamin B3: Yến mạch, hạt điều, quả bơ, cá, thịt nạc, trứng, sữa, nấm…
  • Thiếu Vitamin B12: Thịt bò, tim, cá ngừ, cá hồi, trứng, các loại ngũ cốc nguyên hạt…
  • Thiếu Vitamin C: Cam, quýt, bưởi, kiwi, dâu tây, bưởi, cà chua, ớt chuông, đu đủ, bông cải xanh, nho, lê, táo…

Để thực phẩm giàu dinh dưỡng phát huy hiệu quả cần phối kết hợp đa dạng 4 nhóm thực phẩm như: Nhóm chất béo, nhóm đường bột, nhóm chất đạm, nhóm Vitamin và khoáng chất.

Các thực phẩm giúp bổ sung cho những người bị thiếu kẽm

Như chúng ta đã biết, nước ion kiềm được tạo ra bởi máy lọc nước ion điện giải và đang trở thành sự lựa chọn hoàn hảo của nhiều gia đình hiện nay. Đây không chỉ là giải pháp hữu hiệu mang đến nguồn nước sạch, chuẩn, đảm bảo an toàn mà còn là nguồn nước cực kỳ có lợi cho sức khỏe người dùng.

Với cấu tạo thông minh cùng việc ứng dụng công nghệ điện phân hiện đại, nước được tạo ra chứa hàm lượng vi khoáng có lợi giúp bù khoáng cho cơ thể người dùng. Sử dụng từ 1.5 – 2 lít nước kiềm mỗi ngày không những giúp bù đắp lượng vi chất thiếu hụt mà còn cải thiện sức khỏe đáng kể.

Các chuyên gia cũng khuyến khích người dân nên tích cực sử dụng nước ion kiềm hằng ngày. Nó không chỉ giúp bù khoáng mà còn giàu kiềm giúp trung hòa axit, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, nước ion kiềm chứa chất chống oxy hóa vô cùng mạnh mẽ, giúp ngăn ngừa ung thư, các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp, đột quỵ. Nhờ tính chất phân tử nước có kích thước siêu nhỏ mà nước kiềm giúp đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể và hỗ trợ việc hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả cao.

Sử dụng nước ion kiềm được xem là giải pháp thiết thực giúp phòng tránh nguy cơ thiếu hụt vi chất và cũng giúp bù đắp lượng vi khoáng thiếu hụt một cách nhanh chóng.

Uống nước ion kiềm mỗi ngày để giúp tăng cường đề kháng, bổ sung vi khoáng tự nhiên cho cơ thể

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều thương hiệu cung cấp các sản phẩm nhằm bổ sung Vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Mặc dù vậy, người sử dụng cũng không nên chủ quan và cần tham khảo kỹ trước khi có ý định sử dụng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Nên thăm khám và xin lời khuyên từ các chuyên gia y tế. Việc mua sản phẩm Vitamin và khoáng chất ở đâu cũng vô cùng quan trọng vì rất nhiều nơi làm nhái, làm giả sản phẩm và bày bán các sản phẩm không được chứng minh công dụng rõ ràng. Người sử dụng nên tìm mua tại những địa chỉ uy tín, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ. Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ thành phần, công dụng và cách dùng của sản phẩm để tránh “tiền mất tật mang”.

Tham khảo kỹ trước khi có ý định sử dụng thực phẩm bổ sung vi khoáng cho cơ thể

Việc bổ sung vi chất cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, thừa hay thiếu vi chất đều ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nên người dùng cần cẩn trọng trước khi định sử dụng các sản phẩm, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng. Dưới đây là một số lưu ý cần thiết giúp phòng chống thiếu vi khoáng mà ai cũng nên biết:

  • Chế biến thực phẩm đúng cách để đảm bảo giữ lại hàm lượng vi khoáng có lợi cho sức khỏe.
  • Bổ sung vi chất phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn khác nhau. Đặc biệt, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng của phụ nữ đang mang bầu, cho con bú và trẻ nhỏ.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Cần lựa chọn thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng, sơ chế sạch sẽ. Nếu là nước ion kiềm thì tốt nhất là uống nước trực tiếp tại vòi thay vì cất trữ đóng chai.
  • Kiểm tra chuyên sâu để biết mức độ thiếu hụt vi chất và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung vi chất cho cơ thể.

Vi chất đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh, tăng cường miễn dịch và đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần bổ sung tất cả các loại vi khoáng với hàm lượng như nhau. Tùy từng đối tượng sẽ có hàm lượng bổ sung phù hợp, vì vậy, bạn cần chú ý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cả gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề