Bệnh ung thư phổi là gì

Ung thư màng phổi còn là một căn bệnh khá xa lạ với nhiều người. Bạn vẫn thường nghe nhiều đến ung thư phổi nhưng khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư màng phổi thì lại không hiểu rõ về căn bệnh này.

Vậy, ung thư màng phổi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!

Hình ảnh màng phổi tổn thương do ung thư

Giữa phổi và thành ngực có hai lớp màng, một lớp màng bao bọc lá phổi và một lớp màng lót thành ngực. Ở giữa hai lớp màng này [gọi là khoang màng phổi] có dịch màng phổi với nhiệm vụ bôi trơn, giúp hai lá phổi di chuyển dễ dàng trong lồng ngực.

Ung thư màng phổi xảy ra khi có khối u ác tính ở trong khoang màng phổi và dọc theo màng phổi. Gồm có hai loại như sau:

  • Ung thư màng phổi nguyên phát là khối u phát triển trong chính khoang màng phổi, loại duy nhất được biết đến hiện nay là ung thư trung biểu mô màng phổi ác tính. Loại này khá hiếm gặp.
  • Ung thư màng phổi thứ phát, chủ yếu do ung thư phổi di căn màng phổi. Đôi khi nó di căn từ một vị trí khác trong cơ thể như vú, buồng trứng, tuyến tụy, ruột kết,… Loại này phổ biến hơn. Những bệnh nhân đã từng bị ung thư đều có nguy cơ mắc ung thư màng phổi do di căn, đặc biệt nếu việc điều trị ung thư trước đó chưa thành công. Mặc dù vậy, tỷ lệ này rất hiếm, chỉ khoảng 1/2.000 bệnh nhân ung thư.

Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư màng phổi

Ung thư màng phổi giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng hoặc có thể tương tự như dấu hiệu ung thư phổi. Bao gồm:

  • Khó thở khi hoạt động
  • Đau tức ngực, đặc biệt khi hít thở sâu
  • Khó chịu, mệt mỏi
  • Ho
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Chán ăn.
  • Các khối u màng phổi cũng thường gây tràn dịch màng phổi – sự tích tụ dịch quá mức trong khoang màng phổi. Đây là dấu hiệu cho thấy ung thư tiếp tục lan rộng hoặc di căn đến các khu vực khác trong cơ thể. Dịch thường có máu.

Hình ảnh tràn dịch màng phổi

  1. Nguyên nhân gây ung thư màng phổi là gì?

Nguyên nhân cơ bản chính gây ra ung thư màng phổi nguyên phát là do tiếp xúc với amiăng. Chất này là nguyên liệu chính trong các tấm lợp fibro/pro xi măng. Tất cả thao tác sản xuất hay khi sử dụng những tấm lợp này đều có thể thải bụi amiăng ra môi trường. Khi thường xuyên hít phải amiăng sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư nguy hiểm.

Hình ảnh amiang trong tấm pro xi ămng

Về ung thư màng phổi di căn từ phổi, màng phổi tiếp xúc trực tiếp với mô ung thư chèn ép từ phổi. Khi đó, các tế bào ung thư có thể tạo ra một hoặc nhiều khối u.

Ngoài ra, một số bệnh ung thư khác cũng có thể di căn đến khoang màng phổi thông qua đường máu hoặc hệ thống bạch huyết. Hầu như bất kỳ loại ung thư nào cũng có thể di căn đến phổi và liên quan đến màng phổi.

  1. Chẩn đoán và điều trị:
  2. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe, nghe phổi bằng ống nghe và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán ung thư màng phổi, giai đoạn và vị trí chính xác của khối u. Trong một số trường hợp, bác sĩ cũng có thể xác định ung thư từ cơ quan nào trong cơ thể đã di căn đến màng phổi.

Các kỹ thuật y tế thường được sử dụng để chẩn đoán ung thư màng phổi có thể bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực: cung cấp hình ảnh và những bất thường trong màng phổi.
  • Chụp cắt lớp vi tính [CT] hoặc cộng hưởng từ [MRI]: cũng cung cấp hình ảnh màng phổi nhưng rõ ràng hơn X – quang và giúp bác sĩ hình dung chính xác vị trí, mức độ lan rộng của ung thư.
  • Chụp cắt lớp phát xạ Positron [PET]: tế bào ung thư sẽ hấp thụ một lượng lớn chất phóng xạ từ máy, giúp máy thu được hình ảnh của khối u.
  • Siêu âm nội soi lồng ngực: sử dụng sóng âm thanh để quan sát khoang màng phổi và tìm kiếm các tế bào ung thư.
  • Chọc dò lồng ngực. Đây là xét nghiệm chẩn đoán ung thư màng phổi thường được ưu tiên nhất vì dễ thực hiện cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Bác sẽ sẽ hút chất lỏng từ khoang màng phổi bằng kim và phân tích mẫu này để tìm kiếm tế bào ung thư.
  • Sinh thiết: Trong những trường hợp không chọc dò lồng ngực, sinh thiết được thực hiện để lấy một mẫu mô màng phổi và xác định sự hiện diện của ung thư.

Các lựa chọn điều trị cho ung thư màng phổi thường phụ thuộc vào vị trí và giai đoạn của bệnh ung thư, cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

Có thể bao gồm:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp ung thư màng phổi nguyên phát giai đoạn đầu, nhằm loại bỏ hoàn toàn mô ung thư. Tuy nhiên, các khối u màng phổi do di căn thường không thể phẫu thuật cắt bỏ mà phải điều trị bệnh ung thư căn nguyên, hóa trị và/hoặc xạ trị.
  • Dẫn lưu dịch màng phổi: Sử dụng khi có tràn dịch màng phổi nhằm giúp bệnh nhân dễ thở hơn. Sau đó, thuốc được đặt trực tiếp vào khoang ngực thông qua nội soi để ngăn chất lỏng tích tụ trở lại.
  • Xạ trị: Đây là phương pháp sử dụng bức xạ năng lượng cao, chẳng hạn như tia X, để tiêu diệt các tế bào ung thư trong màng phổi.
  • Hóa trị: Thuốc hóa trị được dùng bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, có thể hướng tới và tiêu diệt các tế bào ung thư trong màng phổi. Hóa trị cũng có thể được sử dụng kết hợp với xạ trị trong một số trường hợp nhằm nâng cao hiệu quả.

Ung thư màng phổi sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sót trên 5 năm sau khi chẩn đoán của những bệnh nhân mắc ung thư màng phổi do di căn từ các bộ phận khác của cơ thể chưa tới 25%. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị sớm căn bệnh này có thể ngăn ngừa các khối u màng phổi di căn và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Vì vậy, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao và tầm soát sức khỏe định kỳ mỗi sáu tháng một lần tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An để sớm phát hiện tình trạng bất thường trong cơ thể.

Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở cả hai giới liên quan đến ung thư trên thế giới. Theo Globocan, năm 2012 có khoảng 1,6 triệu ca tử vong do ung thư phổi, chiếm 19% số ca tử vong do ung thư, trong khi số ca mới mắc ung thư phổi khoảng 1,8 triệu. Tại Việt Nam, số bệnh nhân mới mắc ung thư phổi chiếm khoáng 24,4% tổng số ung thư, trong khi số tử vong do ung thư phổi chiếm khoảng 21,8%.

Phòng khám Đa khoa Y Tâm xin chia sẻ một số kiến thức về bệnh ung thư phổi, nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và làm thế nào chúng ta có thể phòng tránh được bệnh ung thư phổi.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là sự sinh sản và tăng trưởng một cách không kiểm soát của các tế bào bất thường trong phổi, thường là các tế bào lót ống dẫn khí. Khi các tế bào ung thư gia tăng, chúng gây cản trở đến chức năng của phổi. Các tế bào ung thư này có thể sẽ từ phổi lan dần đến các tuyến hạch quanh khí quản, sang lá phổi đối diện, đến xương, não, gan và đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Ung thư phổi rất khó phát hiện vì không có dấu hiệu nhận biết bên ngoài. Nếu người bệnh không được điều trị kịp thời, tính di căn của bệnh diễn ra rất nhanh. Đây là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi giới tính, với mọi lứa tuổi, nghĩa là ai cũng có nguy cơ mắc bệnh và cũng là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở cả hai giới.

Chính vì vậy, sàng lọc ung thư phổi để phát hiện bệnh càng sớm thì hiệu quả chữa bệnh càng cao.

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Hút thuốc lá được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, có hơn 90% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến tình trạng hút thuốc, những bệnh nhân không hút thuốc cũng có thể liên quan do hút thuốc thụ động.

Nguyên nhân khác cũng được đề cập tới như làm việc trong môi trường bụi silic, ô nhiễm môi trường không khí hoặc đột biến gen

Các triệu chứng của bệnh ung thư phổi

Ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao, tuy nhiên nếu bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời thì có thể kéo dài thời gian sống, thậm chí chữa khỏi. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng sau phải chú ý đi khám và được tư vấn kỹ lưỡng tại các cơ sở y tế chuyên khoa

  • Ho kéo dài trên 2 tuần
  • Ho ra máu, thường là số lượng thường ít, dây máu lẫn đờm, máu thường sẫm màu. Đây là yếu tố tiên lượng xấu, nên khi ho ra máu bệnh nhân nên đi khám ngay
  • Đau ngực: thường lúc đầu đau liên quan vận động, sau thì đau liên tục, uống thuốc giảm đau đỡ ít
  • Khó thở: cảm giác hụt hơi, lúc đầu khó thở khi vận động mạnh, lên cầu thang, về sau khó thở liên tục
  • Mệt mỏi, sút cân: Bệnh nhân thường chán ăn, ăn kém, người mệt và sút cân nhanh
  • Các dấu hiệu liên quan đến nội tiết như: sưng đau các khớp nhỡ và nhỏ, sạm da, móng tay và móng chân khum, ngón dùi trống, thay đổi tâm tính, hay lo lắng, nóng giận hay trầm cảm.

Khi bệnh nhân có các triệu chứng gợi ý trên, nên đi khám để được chẩn đoán xác định bằng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học và xét nghiệm sinh học phân tử liên quan các đột biến gen.

Điều trị ung thư phổi

Hiện nay bệnh nhân ung thư phổi thường được kết hợp nhiều phương pháp trong điều trị

Phẫu thuật: Đây biện pháp điều trị triệt căn nhất, đặc biệt là những trường hợp được chẩn đoán giai đoạn sớm. Phẫu thuật thường được tiến hành để cắt bỏ toàn bộ thùy phổi chưa khối u và bóc hạch. Những bệnh nhân này tiên lượng tốt hơn.

Điều trị hóa chất: Phương pháp này phù hợp cho những bệnh nhân giai đoạn muộn, giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự di căn. Biện pháp này đòi hỏi thể trạng bệnh nhân phải tốt. Điều trị hóa chất có nhiều tác dụng phụ, tuy các thế hệ hóa chất mới ít tác dụng phụ hơn nhưng nhìn chung thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và thời gian sống thêm toàn bộ thường ngắn.

Xạ trị: Xạ trị giúp phá hủy khối u và làm sự phát triển khối u chậm hơn. Cùng với sự phát triển và ra đời của các thế hệ máy xạ trị mới, khối u được tiêu diệt tốt hơn và tổ chức lành được bảo vệ tốt hơn. Ở bệnh nhân ung thu phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm [T1 – T2aN0M0] không mổ được có thể lựa chọn xạ trị lập thể định vị thân để điều trị triệt căn với kết quả từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy hiệu quả tương đương phẫu thuật. Với bệnh nhân giai đoạn III không mổ được có thể điều trị hóa xạ trị đồng thời hoặc tuần tự cũng mang lại hiệu quả tốt.

Điều trị đích: Ung thư phổi không tế bào nhỏ liên quan đến các đột biến gen, được xác định thông qua các xét nghiệm sinh học phân tử. Từ đó sẽ có các thuốc điều trị nhắm trúng đích là tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng ít ảnh hưởng đến các tế bào lành, do đó rất ít tác dụng phụ. Phương pháp điều trị này giúp cải thiện rất tốt thời gian sống thêm toàn bộ và thời gian sống thêm bệnh không tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Hiện nay có các loại đích phân tử hay gặp ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ như: EGFR [thuốc kháng Tyrosine Kinase [TKI]: Gefitinib, Erlotinib, Afatinib, Osimetinib], khi có đột biến gen kháng thuốc TKI do xuất hiện đột biến gen T790M thì có thuốc Osimetinib, các loại đột biến khác như ROS1, MET, sắp xếp lại ALK có thuốc Crizotinib…

Điều trị miễn dịch: Các phương pháp này giúp tạo miễn dịch chủ động cho cơ thể, có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư nhờ việc phát hiện ra các điểm kiểm soát tế bào ung thư [check point – PD1, PD-L1]. Hiện nay có một số thuốc điều trị miễn dịch như Pembrolizumab [Keytruda], Durvalumab…Tuy nhiên, giá thành của các thuốc này thường rất cao.

Điều trị giảm nhẹ: Khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, các phương pháp điều trị giảm nhẹ sẽ giúp giảm triệu chứng như đau, hỗ trợ dinh dưỡng

Phòng bệnh

  • Không hút thuốc lá, tránh ô nhiễm môi trường.
  • Tăng cường chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao.
  • Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần, đặc biệt những người từ 55-75 tuổi, có tiền sử hút thuốc từ 30 bao năm trở lên.

Ai nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện ung thư phổi sớm

  • Khách hàng là Nam hoặc Nữ, trên 50 tuổi
  • Người nghiện rượu bia.
  • Khách hàng thường xuyên tiếp xúc với yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá thường xuyên – đối tượng hút thuốc lá trên 25 năm hoặc đã bỏ thuốc lá nhưng chưa được 15 năm.
  • Người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhất là dạng khí.
  • Người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm.
  • Khách hàng có nhu cầu khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh lý về ung thư phổi
  • Các khách hàng có nguy cơ cao mắc các bệnh về ung thư – đặc biệt là khách hàng tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư như ung thư phổi.

Cùng với đó, mỗi người đều cần có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân, mỗi khi nhận thấy bất cứ bất thường nào đều sớm đến cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán, điều trị.

Việc khám sức khỏe định kỳ, tầm soát ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng vẫn là phương pháp được các bác sĩ khuyên người dân để có thể phát hiện sớm ung thư phổi. Đa số các trường hợp điều trị ung thư phổi đều phát hiện bệnh một cách tình cờ, do tầm soát ung thư hay điều trị, chẩn đoán bệnh liên quan. Mỗi người dân cần đi khám sàng lọc ung thư định kỳ 2 lần/năm, với người trẻ tuổi thì nên duy trì 1 lần/năm. Khi khám sàng lọc, mọi bất thường về hô hấp và phổi đều được bác sĩ chuyên ngành hô hấp khám kỹ và đưa ra biện pháp điều trị.

Hy vọng những thông tin Phòng khám Đa khoa Y Tâm vừa chia sẽ sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho mọi người. Đừng quên chia sẻ những kiến thức này với người thân và bạn bè nhé.

Video liên quan

Chủ Đề