Lời pô nổ phạt bao nhiêu tiền?

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định xử phạt về hành vi như sau:

- Điều 16: Xử phạt người điều khiển ô tô [bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo] và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

Điểm c Khoản 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

- Điều 17: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

Điểm đ Khoản 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

Đẹp hơn, âm thanh giòn hơn, tốc độ tốt hơn nhưng việc thay pô cũng khiến chủ xe tốn khá nhiều tiền phạt.

Để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải, tiêu chuẩn âm thanh phát ra, pô zin trên xe máy thường dài và nặng nề khiến tăng trọng lượng của xe làm ảnh hưởng tới tốc độ. Đây chính là lý do mà nhiều dân chơi xe máy số như Honda Wave Alpha hoặc xe côn tay Yamaha Exciter và thậm chí là xe tay ga lựa chọn thay pô zin bằng một pô độ ấn tượng hơn.

Thiết kế "cool ngầu", âm thanh mạnh mẽ và đặc biệt là khả năng giảm trọng lượng để tối ưu cho tốc độ của xe, tuy nhiên việc thay pô xe có bị phạt không?

Theo quy định tại Điều 30, khoản 5, mục c của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, thì:

"Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...c] Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;"

Việc thay đổi pô xe thuộc vào lỗi thay đổi hình dáng kích thước xe, do đó, chủ xe máy có thể bị phạt tới 2 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, cũng theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, Điều 17 quy định:

"1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

đ] Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn;"

Phần lớn các loại pô độ trên thị trường kể cả từ các hãng độ nổi tiếng như Akrapovic, Leovine, MIVV...thường không hoặc không đủ bộ phận giảm thanh, khiến tiếng pô thường rất lớn không đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn. Không những thế, hầu hết các loại pô độ cũng không đáp ứng quy chuẩn về khí thải, nên bên cạnh lỗi thay đổi kết cấu xe thì người thay pô xe độ thường bị phạt thêm lỗi không đáp ứng chuẩn khí thải và tiếng ồn.

Yamaha tung ưu đãi “khủng” nhân dịp Grande trở thành xe tay ga tiết kiệm xăng số 1 Việt Nam

Yamaha vừa ra chương trình khuyến mãi đặc biệt “Tiết kiệm như ý, tiền xăng miễn phí”, nhằm tri ân sự tin tưởng của...

Em trai tôi nghe lời bạn nên đã đi độ pô xe máy, mỗi khi chạy xe phát ra tiếng ồn lớn hơn trước. Xin hỏi, việc làm trên của em trai tôi có bị xử phạt?

Bạn đọc Nguyễn Thị Ngọc Tú [tunguyen…@gmail.com]

Luật sư Phạm Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời: Theo quy định của pháp luật, để một phương tiện giao thông được bày bán, sử dụng trên thực tế phải đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Trong đó, có những yêu cầu nhất định về lượng khí thải, về âm thanh khi khởi động phương tiện này.

Về việc em trai bạn có hành vi độ pô xe tức là tự ý thay đổi bộ phận kết cấu của xe, theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Căn cứ điểm c Khoản 4 Điều 30 Nghị định 46/2016 ngày 26/5/2016, phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe. 

Ngoài ra, hành vi độ pô gây tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến người xung quanh thì còn có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 6 Nghị định số 167/2013. Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với cá nhân có hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cứ, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau. Người vi phạm có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Chủ Đề