Loét hành tá tràng là gì

Viêm loét hành tá tràng là bệnh lý phổ biến do rất nhiều nguyên nhân, trong đó nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân chủ yếu kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hay dùng thuốc thiếu khoa học. Triệu chứng bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt cho người mắc. Chẩn đoán viêm loét hành tá tràng sớm giúp điều trị và ngăn ngừa biến chứng hiệu quả.

1. Biểu hiện viêm loét tá tràng điển hình

Viêm loét hành tá tràng gây ra những triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên ở giai đoạn đầu của bệnh thì triệu chứng mờ nhạt rất khó nhận biết. Điều này khiến hầu hết bệnh nhân phát hiện và điều trị ở giai đoạn muộn dẫn đến nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Viêm loét hành tá tràng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh

Những biểu hiện thường gặp của viêm loét hành tá tràng bao gồm:

1.1. Đầy hơi, buồn nôn, khó tiêu

Những triệu chứng này xuất hiện ở bệnh nhân viêm loét hành tá tràng do dạ dày tiết nhiều acid dẫn đến hiện tượng trào ngược dịch dạ dày, dịch trào ngược lên thực quản gây kích thích buồn nôn. Ngoài ra, viêm loét hành tá tràng còn khiến việc tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn kết hợp với lượng acid dạ dày lớn gây đầy hơi, khó chịu, biếng ăn.

1.2. Đau, nóng rát phần thượng vị

Đây cũng là triệu chứng điển hình của viêm loét hành tá tràng song thường bị nhầm lẫn với những cơn đau bụng thông thường. Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí thượng vị phía bên phải, đau từng đợt âm ỉ gây nhiều khó chịu. Đau và nóng rát phần thượng vị sẽ tăng lên nếu người bệnh ăn uống loại thực phẩm khó tiêu hóa, gây kích thích vết loét hành tá tràng.

Đau và nóng rát vùng thượng vị là triệu chứng điển hình của viêm loét hành tá tràng

1.3. Khó ngủ, mất ngủ

Viêm loét hành tá tràng không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng mà những cơn đau bụng, đầy bụng khó chịu còn ảnh hưởng tới giấc ngủ của người bệnh. Nhiều bệnh nhân cho biết bản thân hay bị khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc cùng những triệu chứng bụng khó chịu xuất hiện vào ban đêm.

1.4. Rối loạn chức năng tiêu hóa

Triệu chứng này biểu hiện bằng hiện tượng thường xuyên đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ do viêm loét hành tá tràng khiến chức năng tiêu hóa suy giảm. Tình trạng rối loạn tiêu hóa này cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng hấp thu dinh dưỡng của người bệnh, bệnh nhân bị gầy rút, xanh xao do thiếu máu, thiếu dinh dưỡng.

1.5. Xuất huyết tiêu hóa

Các ổ viêm loét hành tá tràng có thể gây xuất huyết tiêu hóa với triệu chứng như đi ngoài phân đen, nôn ra máu, mất máu nhiều dẫn đến thiếu máu thiếu sắt, tụt huyết áp, sốc,...

2. Biến chứng của viêm loét hành tá tràng

Các triệu chứng do viêm loét hành tá tràng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nguy hiểm hơn nếu không được điều trị tốt, không kiêng khem thực phẩm thức uống gây hại, người bệnh có thể gặp phải biến chứng đe dọa đến tính mạng như:

Xuất huyết dạ dày có thể gây nguy hiểm do mất máu nhiều

2.1. Xuất huyết nghiêm trọng

Khi ổ loét bị kích thích dẫn đến chảy máu liên tục, nguy hiểm khi bệnh nhân liên tục nôn ra máu tươi, có dấu hiệu tụt huyết áp, mệt lả,... Khi người bệnh có những triệu chứng này, cần sớm đưa đến cơ sở y tế để cấp cứu khắc phục tình trạng xuất huyết ở vết loét.

2.2. Thủng ổ loét

Ổ loét loét hành tá tràng sâu có thể gây thủng ổ loét, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội như bị dao đâm, nôn mửa, bụng cứng,... Nếu không kịp thời cấp cứu ngoại khoa, bệnh nhân có thể tử vong do mất máu và tổn thương nội tạng.

2.3. Hẹp môn vị

Hẹp môn vị là biến chứng viêm loét hành tá tràng xảy ra khi vết loét rộng, sát với môn vị dạ dày. Triệu chứng bệnh nhân gặp phải bao gồm: đau bụng, chậm tiêu, đầy bụng, nôn ra thức ăn cũ nhiều lần kèm theo dịch vị màu xanh đen.

Những biến chứng viêm loét hành tá tràng trên nếu phát hiện chậm trễ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

2.4. Ung thư dạ dày

Bệnh viêm loét hành tá tràng nếu không được điều trị triệt để, tái đi tái lại nhiều lần có thể nguy cơ biến chứng thành ung thư dạ dày. Đây là biến chứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.

3. Phương pháp chẩn đoán viêm loét hành tá tràng

Chẩn đoán viêm loét hành tá tràng cần thực hiện khi có các dấu hiệu bệnh nghi ngờ, ngoài chẩn đoán xác định cần chẩn đoán biến chứng để xử trí nhanh.

3.1. Chẩn đoán xác định viêm loét hành tá tràng

Thông tin về triệu chứng và tiền sử bệnh là những thông tin hữu ích để chẩn đoán viêm loét hành tá tràng bước đầu. Hãy cung cấp các thông tin triệu chứng một cách chi tiết cho bác sĩ khi thăm khám bệnh như: triệu chứng, tần suất và vị trí đau bụng, rối loạn tiêu hóa,...

Chẩn đoán hình ảnh là kỹ thuật chủ yếu trong chẩn đoán viêm loét hành tá tràng

Để chẩn đoán xác định viêm loét hành tá tràng, các phương pháp chẩn đoán được chỉ định bao gồm:

  • Nội soi chẩn đoán hình ảnh qua vị trí, kích thước, hình dạng, số lượng, màu sắc của ổ viêm loét.

  • Sinh thiết tìm vi khuẩn hoặc tế bào ung thư bất thường ở vết viêm loét hành tá tràng.

Dựa trên đặc điểm của vết viêm loét có thể chẩn đoán được giai đoạn của bệnh bao gồm: giai đoạn hoạt động, giai đoạn lành ổ loét và giai đoạn liền sẹo.

3.2. Chẩn đoán biến chứng viêm loét hành tá tràng

Biến chứng viêm loét hành tá tràng phát triển nhanh có thể nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng của người bệnh nên cần chẩn đoán sớm để xử trí.

Chẩn đoán xuất huyết đường tiêu hóa

Bệnh nhân có những triệu chứng xuất huyết tiêu hóa như thiếu máu, đi ngoài phân đen, nôn ra máu,... Có thể nội soi đường tiêu hóa để kiểm tra xuất huyết cùng với xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm đông máu cơ bản,...

Chẩn đoán thủng dạ dày - tá tràng

Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng dữ dội, cơ cứng thành bụng dựa trên chẩn đoán viêm loét hành tá tràng trước đó để chỉ định phẫu thuật khâu lỗ thủng hoặc cắt dạ dày để khắc phục.

Chẩn đoán ung thư thạ dày

Các phương pháp cận lâm sàng được sử dụng để chẩn đoán, tầm soát ung thư dạ dày là nội soi dạ dày ống mềm bấm sinh thiết, siêu âm nội soi dạ dày, chụp CT,...

Chẩn đoán rò tạng do viêm loét hành tá tràng qua chụp CT

Chẩn đoán hẹp môn vị

Ngoài triệu chứng hẹp môn vị, bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên nội soi hình ảnh thấy hẹp môn vị, tá tràng hoặc sinh thiết mô bệnh học.

Như vậy, khi có triệu chứng bệnh, người bệnh nên sớm tới cơ sở y tế để khám, chẩn đoán viêm loét hành tá tràng và điều trị đúng cách. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng bệnh nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa,... Để được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Loét hành tá tràng là một dạng tổn thương lớp niêm mạc ở bên trong cơ quan tiêu hóa. Đây là bệnh lý cần được nhận biết và điều trị ngay từ sớm, tránh để lâu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Viêm loét hành tá tràng là gì?

Hành tá tràng nằm ở vị trí đầu tiên của tá tràng, đây chính là nơi tiếp nhận thức ăn sau khi tiêu hóa từ dạ dày để đưa vào ruột non.

Viêm loét hành tá tràng là hiện tượng xuất hiện các ổ viêm loét ở phần đầu của tá tràng. Các ổ viêm loét này hình thành khi lớp niêm mạc lót trong hành tá tràng bị tổn thương do sự ăn mòn của acid, khiến thành ruột bị lộ ra bên ngoài.

Ảnh minh họa: Hình ảnh hành tá tràng

Thông thường, hàm lượng acid dạ dày và các chất nhầy trung hòa dịch vị ở lớp niêm mạc luôn trong trạng thái cân bằng. Nếu gặp phải một vấn đề nào đó khiến lượng acid dạ dày tiết ra quá nhiều hoặc chất nhầy bảo vệ bị suy giảm thì lớp lót bên trong dạ dày và tá tràng sẽ bị acid phá hủy gây tổn thương, hình thành nên các vết viêm loét. Bên cạnh đó, hành tá tràng cũng nơi tiếp nhận enzyme tiêu hóa từ tuyến tụy đổ vào để từ từ đưa xuống ruột non, chính vì thế đây là bộ phận phải chịu tổn thương rất cao.

Đọc thêm: Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Nguyên nhân gây viêm loét hành tá tràng

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét hành tá tràng cũng tương tự như viêm loét dạ dày nên thường được gọi là viêm loét dạ dày hành tá tràng.

Theo thống kê cho thấy, nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày hành tá tràng. Chúng có cơ chế tiết Enzym Urease đặc biệt giúp thích nghi với môi trường acid của dạ dày. Sự phát triển và hoạt động của chúng làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, viêm loét hành tá tràng còn có nguyên nhân đến từ:

  • Sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá;
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm;
  • Căng thẳng, stress kéo dài;
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học;
  • Yếu tố khác như: yếu tố di truyền,…

Triệu chứng của viêm loét hành tá tràng

  • Đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh viêm loét hành tá tràng. Cơn đau thường âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng thượng vị sau đó lan ra sau lưng, triệu chứng này thường xảy ra vào lúc đói, nửa đêm hoặc gần sáng.
  • Chướng bụng đầy hơi: Viêm loét hành tá tràng khiến chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng, từ đó gây ra các triệu chứng như ăn không tiêu, chướng bụng và đầy hơi. Đồng thời, người bệnh sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc nôn ra thức ăn và dịch vị.
  • Chán ăn, cơ thể mệt mỏi: Người bệnh cảm thấy chán ăn, ngủ không ngon giấc. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, suy nhược cơ thể, gầy sút cân,…

Ảnh minh họa: Triệu chứng của viêm loét hành tá tràng

Viêm loét hành tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét hành tá tràng là một bệnh thường gặp gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh. Bệnh sẽ không có gì nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, không được điều trị đúng cách, bệnh có thể biến chuyển nặng và gây nên những biến chứng nguy hiểm như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Các ổ viêm loét bị tổn thương nghiêm trọng có thể gây ra hiện tượng chảy máu ồ ạt với các triệu chứng như nôn và đi đại tiện ra máu. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh nên đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
  • Hẹp môn vị: Các ổ viêm loét hành tá tràng to, xơ chai gây biến dạng và chít hẹp môn vị. Hội chứng hẹp môn vị nếu không được điều trị kịp thời sẽ nhanh chóng dẫn đến rối loạn chuyển hóa nước, điện giải, toàn thân suy kiệt do lưu thông dạ dày -  ruột bị đình trệ.
  • Thủng tá tràng: Thủng tá tràng cũng là một trong những biến chứng do bệnh loét hành tá tràng gây ra với triệu chứng đặc trưng là đau bụng dữ dội, nôn mửa và cứng bụng. Lúc này người bệnh cần đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời để tránh bị nhiễm trùng khoang bụng gây viêm phúc mạc.

Đọc thêm: Nội soi dạ dày có phát hiện được viêm loét dạ dày không?

Do đó, khi thấy có các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để bệnh tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Phòng khám đa khoa Hoàng Long là phòng khám chuyên sâu về tiêu hóa. Đây là địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có kỹ thuật nội soi tiêu hóa tiên tiến, hiện đại, chính xác được hàng trăm nghìn bệnh nhân trên khắp cả nước tin tưởng, lựa chọn.

Ảnh: Khám tiêu hóa tại Phòng khám Đa khoa Hoàng Long

Phòng khám đã trang bị đầy đủ các loại dây soi từ tiêu chuẩn đến cao cấp, đáp ứng nhu cầu người bệnh cũng như phù hợp kinh phí với mọi người dân. Đáng chú ý nhất là dây soi 7000 phóng đại của hãng Fujifilm, là dòng dây soi cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Nội soi dạ dày bằng dây soi phóng đại có thể giúp bác sĩ phát hiện được mọi tổn thương như viêm loét dạ dày, tá  tràng,... đánh giá được các tế bào ung thư sớm - thêm cơ hội kéo dài sự sống cho người bệnh.

Ngoài ra, Phòng khám đa khoa Hoàng Long cơ sở 2 đi vào hoạt động cũng đã được trang bị máy móc vô cùng hiện đại như máy điện dạ dày đồ [duy nhất tại Việt Nam], máy chụp nhũ ảnh 3D,... đáp ứng tối đa nhu cầu khám chữa bệnh của người bệnh. 

Đọc thêm: Mục sở thị cơ sở, trang thiết bị của phòng khám đa khoa Hoàng Long cơ sở 2

Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sĩ tại phòng khám đều là các chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm đến từ các bệnh viện lớn trong cả nước như bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đại học Y Hà Nội, Bệnh viện E,…sẽ mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng khi thăm khám và điều trị tại đây.

Thông tin liên hệ tới Phòng khám Đa Khoa Hoàng Long

- Địa chỉ: CS1:Tầng 10 Tòa tháp VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

- Hotline: 19008904| 024 628 11 331

- Nhắn tin Zalo: 0986954448

- Fanpage: //www.facebook.com/phongkhamdakhoahoanglong/

Video liên quan

Chủ Đề