Trong câu Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi., có những quan hệ từ là gì

Con yêu quý của bố! Học quả là khó khăn, gian khổ. Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường sau một ngày lao động vất vả; cả đến những người lính vừa ở thao trường về là ngồi vào bàn đọc đọc, viết viết. Con hãy nghĩ đến các em nhỏ bị câm hoặc điếc mà vẫn thích đi học. Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. Những học sinh ấy hối hả bước trên khắp các nẻo đường ở nông thôn, trên những phố dài của các thị trấn đông đúc, dưới trời nắng gắt hay trong tuyết rơi. Từ những ngôi trường xa xôi trên miền tuyết phủ của nước Nga đến những ngôi trường hẻo lánh núp dưới hàng cọ của xứ Ả - rập… Hàng triệu, hàng triệu trẻ em cùng đi học. Con hãy tưởng tượng mà xem: Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.

Hãy can đảm lên hỡi người chiến sĩ của đạo quân vĩ đại kia! Sách vở của con là vũ khí, lớp học của con là chiến trường, hãy coi sự ngu dốt là thù địch. Bố tin rằng con luôn luôn cố gắng và sẽ không bao giờ là người lính hèn nhát trên mặt trận đầy gian khổ ấy.

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành các bài tập sau:
Câu 1: [M1 - 0,5đ] Bố gọi con là người chiến sĩ vì a. Con đang chiến đấu. b. Việc học của con rất khó khăn, gian khổ. c. Để chiến thắng được sự ngu dốt thì con cũng giống như chiến sĩ; con đang chiến đấu trên mặt  trận học tập đầy khó khăn, gian khổ; sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, sự ngu dốt  là thù địch. d. Con dũng cảm như chiến sĩ.

Câu 2: [M1 - 0,5đ] Điền tiếp vào chỗ chấm:


Theo bố: Sách vở của con là ....................................................................................................., lớp học của con là .............................................................................., hãy coi sự ngu dốt là thù địch.

Câu 3: [M1 - 0,5đ]  Đoạn văn thể hiện lời động viên và niềm tin của bố mong con sẽ vượt qua khó khăn, gian khổ để học tập tốt là:

a. Đoạn 1                                                      b. Đoạn 2                   c. Đoạn 3                                                     d. Đoạn 2 và 3

Câu 4: [M2 - 0,5đ] “Nếu phong trào học tập ấy ngừng lại thì nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man” vì:

a. Vì con người kém hiểu biết, không mở mang được trí tuệ. b. Vì con người không có đạo đức, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. c. Vì con người kém hiểu biết, không có đạo đức, không mở mang được trí tuệ, cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu. d. Con người sẽ tự giỏi mà không cần học tập.

Câu 5: [ M3 - 1,0 đ] Theo em nếu phong trào học tập ngừng lại thì chuyện gì xảy ra?

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Câu 6: [M4 - 1.0đ] Theo em, người bố muốn nói với con điều gì?

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

Câu 7: [M2 - 0,5đ] Trong câu: “Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường.” chủ ngữ là: a. Trẻ em b. Tất cả trẻ em c. Tất cả trẻ em trên thế giới. d. Khi một ngày mới bắt đầu tất cả trẻ em trên thế giới.

Câu 8: [M1 - 0,5đ] Các từ “bố”, “con” trong bài văn trên thuộc từ loại:

a. Danh từ                                                    b. Đại từ xưng hô. c. Động từ                                                   d. Tính từ

Câu 9: [M3 - 1.0đ] Trong câu: “Bố muốn con đến trường với lòng hăng say và niềm phấn khởi.” có những quan hệ từ là:  

..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

Câu 10: [M2 - 1.0đ] Đặt một câu với cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ nguyên nhân – kết quả. Gạch chân dưới cặp quan hệ từ đó. 

..................................................................................................................................... .....................................................................................................................................

.....................................................................................................................................

II. Đọc thành tiếng [ 3 điểm]

Học sinh đọc bài: “Chuyện một khu vườn nhỏ” SGK Tiếng Việt 5 – Tập I trang 102 Đoạn: “Bé Thu rất khoái… không phải là vườn! Câu hỏi. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?

Phần 2: Kiểm tra viết

I. Chính tả: [2 điểm - 20 phút]: Giáo viên cho học sinh viết tên bài và đoạn văn sau:
Mẹ tôi Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, mẹ đã cho con một bên mắt của mẹ và mẹ đã bán tất cả những gì có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ. [Theo Những hạt giống tâm hồn]

II- Tập làm văn [8 điểm]


Em hãy tả lại một người thân [ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...] mà em yêu quý.

Câu 1 [ 0,5đ]: C
Câu 2[ 0,5đ]: vũ khí -  chiến trường -  thù địch
Câu 3 [ 0,5đ]: C
Câu 4 [ 0,5đ]: C
Câu 5 [ 1đ]: Nhân loại sẽ bị chìm đắm trong cảnh ngu dốt, trong sự dã man.
Câu 6 [ 1đ]: Chăm chỉ học tập để trở thành người có ích
Câu 7 [ 0,5đ]: C
Câu 8 [ 0,5đ]: B
Câu 9 [ 1đ]:  Hai quan hệ từ: với, và
Câu 10 [ 1đ]: HS đặt câu đúng với các cặp từ: Vì  …. nên, do ...nên,...
 

II. PHẦN VIẾT [ 10 ĐIỂM]

1. Chính tả: 2 điểm -Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kĩ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét…[ một lỗi chính tả trừ 0,1 điểm] -Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn… toàn bài trừ không quá 0,5 điểm.

2. Tập làm văn: - Nội dung đủ 3 phần[ Mở bài, thân bài, kết bài]

+ Mở bài: Giới thiệu được người em định tả, có ấn tượng gì với em,….[ 1 điểm] + Thân bài: Tả hình dáng [ nước da, màu tóc, khuôn mặt, dáng người,….], tả tính tình và một số hoạt động tiêu biểu,…[ 5 điểm] + Kết bài: Nói lên cảm nghĩ của em về người ấy[ 1 điểm]

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ [ 0,5 điểm]

- Dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp [ 0,5 điểm]

- Viết bài có sáng tạo[ 1 điểm]

- Toàn bài trừ lỗi chính tả và trình bày bẩn không quá 1 điểm

- Tùy theo mức độ làm bài của HS mà GV có thể ghi các mức điểm:8,7,6,5,4,3,…

Bài văn mẫu:

Em ở trong một đại gia đình có ông bà, cô chú, bố mẹ và các em họ. Vì thế mà lúc nào ngôi nhà cũng tràn ngập tiếng nói, tiếng cười. Tất cả mọi người trong gia đình đều yêu quý và hòa thuận cùng nhau. Ông nội là người lớn tuổi nhất trong gia đình và cũng là người mà em yêu quý nhất.

Ông nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi rồi. Thật hạnh phúc vì nội còn rất khỏe. Mọi người thường nói em có khuôn mặt giống nội. Đó là khuôn mặt với vầng trán rất rộng và cao. Khuôn mặt em bầu bầu, phúng phính, còn khuôn mặt nội giờ đã xương xương, với nhiều nếp nhăn chồng xếp lên nhau. Đôi mắt nội theo thời gian đã dần mờ đi nên giờ muốn đọc báo, xem sách nội phải đeo cặp kính lão rất dày và nặng. Khóe mắt của nội cũng giống như bà, hằn lên bao vết chân chim – dấu vết của những tháng năm vất vả, lam lũ để nuôi bố và các cô chú tôi. Mái tóc nội sợi trắng như cước đang dần xâm chiếm chỗ của những sợi muối tiêu pha trắng và đen, chỉ còn ít ỏi số sợi đen tuyền dường như đang cố chống chọi với sự lão hóa của thời gian. Mọi người thường bảo ông nhuộm tóc nhưng ông không thích và nói rằng muốn để tự nhiên hơn. Em cũng thích nhìn mái tóc bạc của nội, giống như của những ông tiên trong các câu chuyện cổ tích tôi vẫn thường được nghe nội kể. Da nội không đỏ hồng hào mà là màu da rám nắng lại thêm đồi mồi. Nội có dáng người cao lớn. Thời gian đi qua để lại dấu vết, in hằn trên mái tóc, khuôn mặt nội nhưng trông nội vẫn còn dáng vẻ vững chãi chẳng khác gì cây cổ thụ, càng nhiều năm tuổi lại càng thêm uy nghiêm, rắn chắc. Bởi thế mà lũ em nhỏ vẫn được nội cõng trên lưng, đi nhong nhong. Nội còn có giọng nói rất to và vang chẳng khác gì sấm dền báo hiệu cơn dông. Trong giọng nói như có chứa sức mạnh đặc biệt vừa khiến lũ trẻ chúng em vừa sợ lại vừa thấy thân thương, gần gũi.

Video liên quan

Chủ Đề