Lịch sử Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; là đơn vị tài chính cấp I; là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, trung, cao cấp, công chức hành chính, công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước, cán bộ khoa học chính trị và hành chính của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học Lý luận Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu về các khoa học chính trị.

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Ho Chi Minh National Academy of Politics [viết tắt là HCMA].

nguồn ảnh: //noichinh.vn/cong-tac-phong-chong-tham-nhung/201704/hoc-vien-chinh-tri-quoc-gia-ho-chi-minh-ket-qua-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-quy-i-2017-302167/

Nguồn ảnh: //hcma.vn/tintuc/pages/tin-tuc-su-kien.aspx?ItemID=29326&CateID=0

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà trường

I. Vị trí, chức năng 

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng; đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện, thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

2. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội; là trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý phục vụ giảng dạy, học tập, góp phần cung cấp luận cứ khoa học trong việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước.

II. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của hệ thống chính trị

a] Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp của hệ thống chính trị, lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước về: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; những vấn đề lý luận và thực tiễn mới trong nước và trên thế giới; khoa học chính trị; khoa học lãnh đạo, quản lý.

b] Đào tạo cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý đương chức và trong quy hoạch của hệ thống chính trị.

c] Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo phân công, phân cấp.

d] Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nghiên cứu viên, các đối tượng khác về các chuyên ngành khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý và một số ngành khoa học xã hội và nhân văn.

đ] Đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành cho cán bộ làm công tác tuyên giáo, báo chí và truyền thông, tổ chức đảng, kiểm tra đảng, dân vận, văn phòng, tôn giáo... của hệ thống chính trị.

e] Đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành báo chí và tuyên truyền.

f] Đào tạo đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực đào tạo của Học viện.

2. Nghiên cứu khoa học

a] Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo quản lý, một số ngành khoa học xã hội và nhân văn; tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

b] Nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử phong trào cách mạng thế giới; kiểm tra, tổng kết công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng.

c] Nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chương trình, nội dung và tổ chức biên soạn, chỉnh lý giáo trình, tài liệu học tập trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

d] Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất đổi mới nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong hệ thống trường đảng và các trường đại học, cao đẳng trong cả nước.

3. Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, cung cấp luận cứ khoa học cho Trung ương Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển đất nước, xây dựng Đảng và Nhà nước, đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, hướng dẫn và thống nhất quản lý việc thực hiện chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy và học tập; nghiên cứu khoa học; quy chế quản lý đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương liên quan đến lĩnh vực thuộc chức năng của Học viện. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các trường chính trị

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Chủ trì, hướng dẫn và thống nhất quản lý nội dung, chương trình, phôi bằng đối với các trường được giao đào tạo cao cấp lý luận chính trị của Quân đội và Công an. Tham gia ý kiến về việc xây dựng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo chủ chốt của các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

5. Chủ trì, phối hợp hướng dẫn việc sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn; chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn nghiệp vụ nghiên cứu lịch sử Đảng và thẩm định lịch sử Đảng địa phương, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; sưu tầm, quản lý tư liệu về lịch sử Đảng, thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Nhà nước.

6. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học với các tổ chức quốc tế, cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học của các nước, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng tiến bộ, các chính đảng và đảng cầm quyền ở các nước trên thế giới.

7. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện các chế độ, chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức của Học viện theo phân công, phân cấp.

8. Quản lý tài chính, tài sản; quyết định và chịu trách nhiệm về các dự án đầu tư và tự chủ tài chính thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

9. Xuất bản và phát hành sách, tạp chí, bản tin, các ấn phẩm khoa học, tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học của Học viện, các trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nhu cầu của xã hội theo quy định của Đảng và Nhà nước.

10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao

11. Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; được yêu cầu các cơ quan, tổ chức phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Học viện được giao có liên quan đến cơ quan, tổ chức đó.

Phối hợp hoặc chủ trì thực hiện công tác tuyển sinh theo kế hoạch đào tạo và theo quy định. Quản lý, cấp văn bằng, chứng chỉ thuộc lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh theo quy định của Đảng và Nhà nước.

Nguồn ảnh: //wikimapia.org/9372250/vi/H%E1%BB%8Dc-vi%E1%BB%87n-Ch%C3%ADnh-tr%E1%BB%8B-Qu%E1%BB%91c-gia-H%E1%BB%93-Ch%C3%AD-Minh

Các học viện và phân viện trực thuộc

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

  • Học viện Chính trị Khu vực I [Miền Bắc]. Trụ sở: Quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

  • Học viện Chính trị Khu vực II [Miền Nam]. Trụ sở: Thành phố Hồ Chí Minh.

  • Học viện Chính trị khu vực III [Miền Trung]. Trụ sở: Thành phố Đà Nẵng.

  • Học viện chính trị khu vực IV [Tây Nam Bộ]. Trụ sở: Thành phố Cần Thơ.

  • Viện Triết học

  • Viện Kinh tế chính trị học

  • Viện Kinh tế

  • Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học

  • Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng

  • Viện Lịch sử Đảng

  • Viện Xây dựng Đảng

  • Viện Chính trị học

  • Viện Nhà nước và Pháp luật

  • Viện Văn hóa và phát triển

  • Viện Quan hệ Quốc tế

  • Viện Nghiên cứu quyền con người

  • Viện Xã hội học

  • Viện Nghiên cứu tôn giáo, tín ngưỡng

  • Viện Lãnh đạo học và Chính sách công

  • Viện Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý

  • Viện Thông tin khoa học

  • Tạp chí Lý luận chính trị

  • Nhà xuất bản Lý luận chính trị

  • Huân chương Sao vàng

  • Huân chương Hồ Chí Minh

  • Huân chương Itxala Hạng Nhất của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

  • Anh hùng Lao động

Nguồn ảnh: //tuyensinhgiaoduc.vn/sau-dai-hoc_g796.aspx

Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh tuyển sinh 2020

Các ngành Học viện tuyển sinh bao gồm: Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Kinh tế chính trị, Quản lý kinh tế, Kinh tế phát triển, Xã hội học, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Chính trị học, Hồ Chí Minh học, Tôn giáo học, Văn hóa học, Quan hệ quốc tế, Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật, Chính sách công, Pháp luật về quyền con người, Lãnh đạo học.

Học viện đào tạo theo hình thức đào tạo chính quy, hệ tập trung 18 tháng và hệ không tập trung 24 tháng. Thời gian tuyển sinh dự kiến vào tháng 5/2020.

Thí sinh sẽ dự thi 3 môn cơ sở, cơ bản và ngoại ngữ.

Thí sinh sẽ dự thi 3 môn cơ sở, cơ bản và ngoại ngữ. Những người có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ.

Ngoài ra, những người có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD-ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao được ủy ban bằng cấp kỹ sư cộng nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng; đối tượng có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hay có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tối thiểu từ bậc 3/6 trở lên,… cũng sẽ được miễn thi môn ngoại ngữ.

Người dự thi phải đáp ứng điều kiện là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cử đi học. Các trường hợp khác do Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh quyết định. Thí sinh phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi.

Người có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành gần, chuyên ngành khác với chuyên ngành dự thi phải có chứng chỉ học bổ sung kiến thức do Học viện cấp trước khi dự thi.

Người có bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải được Cục Quản lý chất lượng – Bộ GD-ĐT cấp giấy công nhận.

Thời gian nhận hồ sơ dự thi từ 10/1/2020 đến 10/4/2020.

Địa chỉ trường

Trụ sở chính:135 Đường Nguyễn Phong Sắc, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 04 7564434 - 04 8361039

Fax:04 8361194

E-mail:

Địa chỉ Website:www.npa.org.vn; www.hcma.vn

Video liên quan

Chủ Đề