Lễ hội đua thuyền ở đâu

Lễ hội đua thuyền ở đâu
Lễ hội đua thuyền ở đâu
Lễ hội đua thuyền ở đâu

Lễ hội đua thuyền là một nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam, nó không chỉ biểu trưng nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện tinh thần thể thao, tinh thần đoàn kết của người dân đất Việt. Cho đến nay, các lễ hội đua thuyền ở Việt Nam vẫn được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, là một dịp vui để cho mọi người dân tụ hội đua thuyền, hò reo cổ vũ.

Nếu các bạn muốn thử sức với những trải nghiệm mới mẻ này mà chưa biết lễ hội đua thuyền ở đâu vui nhất, trong bài viết này, Check in Vietnam sẽ gợi ý hai lễ hội đua thuyền lớn tại Việt Nam: lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang (Quảng Bình) và lễ hội đua thuyền Đà Nẵng.

Lễ hội đua thuyền truyền sống trên sông Kiến Giang, Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình là hoạt động được tổ chức hằng năm trên quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ngày trước, lễ hội đua thuyền truyền thống Lệ Thủy được tổ chức với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu với hình ảnh tượng trưng là các chàng trai, cô gái trẻ góp sức đương đầu với mưa giông bão lũ, chế ngự thiên nhiên. 

Tương truyền rằng hàng năm sông Kiến Giang thường khô cạn nước vào mùa hè nhưng đến tháng 8 có mưa, nước sông lại dâng đầy, ruộng đồng có nước tưới tiêu sản xuất. Nước về đem lại chim muông, tôm cá, quét hết sâu bọ, bồi đắp phù sa cho đồng bằng. Vì vậy, đối với người dân Lệ Thủy đây là một dịp rất vui trong năm; họ tổ chức đua thuyền ăn mừng, trổ tài trổ sức và cầu cho một mùa mưa thuận gió hòa trong năm tới.

Lễ hội đua thuyền ở đâu
Đặc sắc Lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang

Hiện nay, nền văn minh lúa nước không còn dấu ấn đậm nét như thời trước, lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang vẫn được tổ chức đều đặn vào ngày 2/9 hàng năm thể hiện niềm tự hào văn hóa địa phương cũng như tinh thần thể thao, tinh thần thượng võ, đoàn kết của người dân Quảng Bình.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, người dân nơi đây bắt đầu tổ chức kết hợp “ăn Tết Độc Lập” và “Lễ hội đua thuyền” quy mô cấp huyện, biến đây trở thành dịp đặc biệt thứ hai trong năm chỉ sau Tết Nguyên Đán. Nhân dịp này, người dân vừa ghi nhớ công ơn Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời nhớ về cội nguồn cha ông đất Lệ Thủy đã xây dựng nét đẹp văn hóa đua thuyền.

Mỗi năm vào dịp 2/9, sông Kiến Giang lại nô nức tiếng trống, tiếng reo hò, cổ vũ cho những màn đua tranh quyết liệt trên khúc sông. Không chỉ người dân vùng này mà những người dân nơi khác cũng tụ lại đây để háo hức xem đua thuyền từ tờ mờ sáng. Quãng đường đua dài tầm 24km (thuyền nam) và 18km (thuyền nữ), xuất phát từ ngã ba Mũi Viết (Thượng Phong).

Theo hành trình của chặng đua, niềm phấn khích lan tới từng thôn xóm hai bên bờ sông Kiến Giang với vô vàn cơ hoa cổ vũ, tiếng tường thuật trận đua trên loa phát thanh trong xóm - tất cả tạo nên không khí hân hoan, tự hào của Tết Độc lập.

Hiện nay, lễ hội đua thuyền trên sông Kiến Giang đã được xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nếu muốn trải nghiệm không khí đặc sắc này, 2/9 năm nay hãy ghé thăm Quảng Bình ngay nhé!

Lễ hội đua thuyền ở đâu
Người dân cổ vũ các thuyền đua trên sông Kiến Giang

Cách Quảng Bình không xa, Đà Nẵng cũng là nơi tổ chức lễ hội đua thuyền lớn hàng năm. Nằm trong khuôn khổ lễ hội Đà Nẵng, lễ hội đua thuyền tại đây thường được tổ chức trên sông Hàn - địa điểm du lịch đã quá nổi tiếng cùng với tiếng tăm của du lịch Đà Nẵng.

Khác với vẻ hiện đại thường ngày của cảnh quan sông Hàn, cứ mỗi dịp tháng Giêng âm lịch tại lễ hội đua thuyền, sông Hàn lại khoác lên mình màu sắc truyền thống sông nước đậm nét. Mỗi năm tại lễ hội, có khoảng 20 đội thuyền đua với những chiếc thuyền rồng sặc sỡ nhiều màu sắc được chuẩn bị kỹ lưỡng ra trận. 

Tương truyền thuở xa xưa, lễ hội đua thuyền là lễ hội khai xuân của người Đà Nẵng với ước mong mưa thuận gió hòa, trời yên biển lặng để ngư dân an tâm ra khơi trở về. Trước lễ hội, bà con họp bàn nhau, khuyến khích thanh niên trẻ tuổi đại diện làng đi đua thuyền. Làng nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó chắc chắn sẽ may mắn phát tài. 

Lễ hội đua thuyền ở đâu
Đoàn thuyền đua đi qua cầu sông Hàn

Người dân khắp vùng xôn xao bàn tán về lễ hội, các trưởng lão cùng các trai tráng đứng bên mũi thuyền thắp hương cầu nguyện. Đến khoảnh khắc đã định, sau khi tiếng còi vang lên, những chiếc thuyền rực rỡ chứa toàn trai tráng ra trận trong tiếng đếm nhịp chèo và tiếng hò reo cổ vũ của người dân.

Kết thúc cuộc đua, dù thắng thua như thế nào, người dân Đà Nẵng vẫn rất vui mừng ăn chơi, giao lưu cùng nhau. Cho đến nay, không khí ấy vẫn được giữ trọn vẹn trong các lễ hội đua thuyền mỗi dịp tháng Giêng được chính quyền địa phương chú trọng phát huy, giữ gìn. Tận mắt chứng kiến lễ hội, bạn sẽ cảm nhận thật sống động nét đẹp văn hóa phi vật thể của người Đà Nẵng với tính nhân văn sâu sắc - tinh thần đoàn kết và khát vọng vươn lên trong cuộc sống. 

Lễ hội đua thuyền ở đâu
Đoàn thuyền đua đi qua cầu Rồng Đà Nẵng   

Trên đây là những dấu ấn văn hóa của hai lễ hội đua thuyền ở Việt Nam. Mong rằng bài viết có thể khơi gợi niềm đam mê, hứng thú của các bạn đối với nét đẹp văn hóa tinh thần sâu sắc của lễ hội đua thuyền.

(Nguồn: Tổng hợp)

  • cùng chủ đề
  • cùng địa danh
  • bình luận

Các lễ hội đua thuyền truyền thống được tổ chức vào dịp Tết Nguyên đán ở xứ Thanh không chỉ tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi, cầu mong cho một năm làm ăn, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mà còn góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa của dân tộc.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Giải đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước được tổ chức trên sông Mã vào dịp đầu xuân mới.

Hằng năm, bắt đầu từ ngày mồng 2 Tết Nguyên đán, trên dòng sông Yên, con sông vốn đã gắn liền với đời sống và lao động từ bao đời nay của người dân xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương) lại rộn ràng, sôi động với không khí của giải đua thuyền truyền thống của địa phương.

Diễn ra trong 4 ngày từ mồng 2 đến hết mồng 5 tháng giêng, giải đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham quy tụ các đội đua đến từ 13 thôn trong xã. Để chuẩn bị cho giải đấu, tất cả các đội đều có quá trình chuẩn bị chu đáo từ thuyền rồng, mái chèo, cho tới những tay chèo khỏe mạnh, lực lưỡng và khéo léo nhất. Các đội phải trải qua vòng đấu bảng, sau đó mới tới vòng đấu loại trực tiếp và chung kết.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Giải đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham được tổ chức sôi nổi từ ngày mồng 2 đến mồng 5 Tết Nguyên đán hằng năm.

Mỗi đội đua có 21 người gồm 18 tay chèo, 1 tay lái, 1 đánh mõ và 1 tát nước. Đây là những trai tráng giỏi nghề sông nước được các thôn tuyển chọn tham gia thi đấu, mỗi lượt đấu có 4 thuyền tham gia, các đội đua 6 vòng với cự ly mỗi vòng là 200 m.

Giải đấu năm nào cũng thu hút hàng trăm người dân đứng dọc hai bờ sông Yên để theo dõi, cỗ vũ cho các thuyền đua, các tay chèo. Các đội giành thứ hạng cao đều được ban tổ chức trao giải nhưng với mỗi đội của mỗi thôn tham gia còn là dịp để khởi đầu cho một năm mới với ước vọng làm ăn mưa thuận, gió hòa, đem về ấm no hạnh phúc, và cũng là để nối tiếp truyền thống của ông cha đã để lại.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Giải đua thuyền truyền thống xã Trung Chính (Nông Cống) diễn ra trong 2 ngày mồng 2 và 3 tháng Giêng.

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 này, người dân xã Trung Chính (Nông Cống), đặc biệt là những người con ở xa quê lại nô nức tham gia lễ hội đua thuyền truyền thống của xã. Đã trở thành thông lệ, cứ vào ngày mồng 2 và 3 Tết Nguyên đán hằng năm, lễ hội đua thuyền truyền thống đã trở thành một ngày hội văn hóa – thể thao đặc sắc được tổ chức trên dòng Lãng Giang với sự tranh tài của 8 đội đến từ các thôn, đơn vị của xã Trung Chính và xã bạn Trung Thành.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Đông đảo người dân xã Trung Chính tới theo dõi, cổ vũ cho các thuyền đua.

Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng reo hò cổ vũ nhiệt tình, các đội cống hiến cho khán giả những pha đua hấp dẫn, ngang sức ngang tài. Lễ hội đua thuyền là dịp người dân gần gũi nhau hơn, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp truyền thống của dân tộc, đồng thời, gửi gắm ước nguyện mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội đua thuyền rồng truyền thống được xã Hải Hà (Tĩnh Gia) tổ chức vào ngày mồng 4 tết nguyên đán hằng năm được xem là một hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống rất đặc trưng của người dân địa phương vốn dĩ cả năm đã gắn bó với nghề đi biển, với sóng, với gió. 7 đội, thuộc 7 thôn trên địa bàn xã đều có đội tham gia lễ hội. Mỗi đội có 16 tay chèo là những người đàn ông trai tráng có sức khỏe, cùng những người lớn tuổi có kinh nghiệm và gắn bó lâu năm với nghề đi biển. Mỗi vòng có hai đội thi đấu, theo thể thức loại trực tiếp, sau đó Ban tổ chức chọn những đội thắng vào tranh giải nhất, nhì, ba.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Lễ hội đua thuyền rồng truyền thống xã Hải Hà với ước vọng một năm lao động, đánh bắt, sản xuất “mưa thuận, gió hòa”, “bình an, may mắn”.

Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân từ già đến trẻ, gái trai đến trên địa bàn đến tham gia cổ vũ. Khi trống lệnh nổi lên, hai thuyền đua nhau trong tiếng trống liên hồi giục giã, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trước khi ra khơi, khởi đầu một năm lao động, đánh bắt, sản xuất “mưa thuận, gió hòa”, “bình an, may mắn”.

Không chỉ có ở khu vực ven biển, đồng bằng, lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước cũng có những nét đặc trưng riêng và được tổ chức với quy mô cấp huyện. Được khôi phục và tổ chức trở lại từ năm 2017. Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước đã trở thành giải đấu quen thuộc của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Kinh trên địa bàn được tổ chức trên sông Mã, thuộc lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 với 9 đội đua đến từ các xã trên địa bàn huyện tham gia. Các thành viên trong các đội đua thuyền đều là người dân địa phương.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Giải đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước được tổ chức trên dòng sông Mã hùng vĩ.

Giải đua thuyền được tổ chức vào dịp đầu năm tại huyện Bá Thước không chỉ mong muốn một năm mới may mắn, nương ruộng tốt tươi, người người bình an mà còn thể hiện sự đoàn kết của dân bản, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống...

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Các cuộc đua tranh diễn ra quyết liệt, đẹp mắt trên sông Mã.

Đây cũng là hoạt động nằm trong Lễ hội Mường Khô, được tổ chức từ ngày mồng 9 tháng Giêng hằng năm và cũng là một sản phẩm thu hút khách du lịch tới khám phá văn hóa, con người Bá Thước và mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Lễ hội đua thuyền truyền thống mừng Đảng - mừng Xuân của xã Hoằng Đạt (Hoằng Hóa) được tổ chức trên hồ.

Nằm ở một huyện đồng bằng, cứ vào ngày mồng 3 Tết, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống mừng Đảng - mừng Xuân. Đây là nét đẹp truyền thống được người dân khôi phục trong những năm gần đây vào dịp tết nguyên đán. Lễ hội là dịp để người dân địa phương rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sông nước, giao lưu, đua tài thể lực – trí lực, đồng thời cũng là để thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng, đại phương. Lễ hội không diễn ra trên sông mà tại hồ Trù Ninh. Các đội thi đấu vòng loại, chọn 2 đội có thành tích tốt nhất vào thi đấu chung kết. Sau một ngày diễn ra, Lễ hội đua thuyền xã Hoằng Đạt đã tạo không khí sôi nổi, hào hứng, thu hút đông đảo người dân trong xã, cá xã lân cận đến xem, cổ vũ.

Lễ hội đua thuyền ở đâu

Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Nga Bạch.

Có từ xa xưa, lễ hội đua thuyền truyền thống xã Nga Bạch được tổ chức vào dịp đầu xuân mới. Các đội tham gia lễ hội đến từ các thông trên địa bàn. Các vận động viên được bố trí trên 1 chiếc thuyền trong đó có 1 thuyền trưởng, 1 người cầm phách mũi phía trước là người trợ giúp thuyền trưởng khi thuyền luồn thẻ, 12 người cầm dầm bơi (mỗi mạn có 6 người), 1 người gõ mõ bắt nhịp đứng ở giữa thuyền, 1 người tát nước.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào dịp đầu xuân, giúp gắn kết người dân địa phương gần nhau hơn, tạo không khí thoải mái, xua tan đi những mệt nhọc của 1 năm làm việc vất vả, đồng thời sẵn sàng cho năm mới với những ước vọng tốt đẹp nhất.

Mạnh Cường