Làm thế nào để liên hệ với nhà báo

Đại tá Trịnh Ngọc Quyên - giám đốc Công an tỉnh Bình Dương - tặng khen thưởng cho người dân ở TP Thủ Dầu Một đã chủ động theo dõi tin tức trên báo chí để cảnh giác, báo tin giúp bắt giữ được nhóm 4 nữ nghi phạm - Ảnh: B.S.

Giải thưởng "Làm báo cùng Tuổi Trẻ" tháng 5-2019 dành tặng bạn đọc Đ.V.T. [ngụ phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương] - một trong những bạn đọc thầm lặng như vậy. Anh là người báo tin, hỗ trợ phóng viên để có bản tin nóng "Tạm giữ ngay trong đêm 4 phụ nữ liên quan vụ xác chết trong bêtông".

Đây là bản tin được thực hiện sớm, cập nhật liên tục từng phút và thu hút lượt xem thuộc tốp nhiều nhất trên tuoitre.vn. 

Anh T. còn nhớ cảm xúc của mình vào đêm 17 rạng sáng 18-5, khi báo tin cho Tuổi Trẻ về vụ thi thể trong thùng bêtông được phát hiện tại một ngôi nhà cho thuê tại ấp 5, xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. 

Vụ án gây bàng hoàng và được bạn đọc quan tâm vì nhiều tình tiết kỳ lạ tiếp sau đó.

Thi thể hai người đàn ông, một ở trong thùng nhựa đổ đầy bêtông, một bị bỏ trong thùng nhựa dán băng keo kín mít, được người chủ nhà phát hiện khi nhóm phụ nữ bí ẩn từng thuê nhà đã bỏ đi nơi khác. 

Hành tung của nhóm phụ nữ này rất thất thường, có khi sử dụng tên giả, thường đi về trên ôtô và che bạt ngôi nhà kín mít. Những người hàng xóm và ngay cả chủ nhà cũng không nắm rõ thông tin và công việc hằng ngày của họ.

Hai ngày sau khi phát hiện vụ việc, Công an tỉnh Bình Dương phát đi thông báo tới công an các tỉnh, thành truy tìm danh tính một số người được xác định có liên quan trong vụ án. Điều bất ngờ liên tiếp xảy ra trong đêm 17-5. 

Khoảng 20h, Tuổi Trẻ cùng một số báo đăng bản tin đầu tiên về việc truy tìm danh tính của nhóm phụ nữ. Chưa tròn 4 tiếng sau, rạng sáng 18-5, nhóm 4 phụ nữ bị phát hiện khi đang trên ôtô bỏ trốn khỏi một nhà nghỉ thuộc phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Đáng lưu ý, sự việc xảy ra trong đêm và lúc đó công an chưa thể cung cấp thông tin chính thức cho báo chí.

Vừa đọc bản tin trên Tuổi Trẻ Online, dạo quanh trên mạng xã hội, anh Đ.V.T. thấy một số thông tin được cho là công an chặn xe ôtô của nhóm 4 phụ nữ. 

Chưa thể xác minh thông tin chính xác tới đâu nhưng do cảm nhận được độ nóng của sự kiện, anh T. liền báo tin cho phóng viên Tuổi Trẻ lúc này cũng đang thức để theo dõi vụ án.

Từ những đầu mối của phóng viên, sự báo tin, hỗ trợ của bạn đọc đã "truyền lửa" để Tuổi Trẻ xác minh và có bản tin, hình ảnh cập nhật ngay trong đêm. Sự theo dõi sát sao, đưa tin chính xác đã mang lại nhiều tin bài hấp dẫn phục vụ bạn đọc. 

Tính riêng trong tuần xảy ra vụ án, các tin bài về vụ "thi thể trong bêtông" luôn đạt lượng xem nhiều trên tuoitre.vn và cả báo giấy Tuổi Trẻ.

Từng làm cán bộ truyền thông của một trường đại học tại Bình Dương, anh Đ.V.T. luôn quan tâm đến thông tin thời sự và báo chí. 

Ngoài bản tin bắt 4 nữ nghi phạm gây ra vụ "thi thể trong bêtông", anh Đ.V.T. còn báo tin, hỗ trợ Tuổi Trẻ một số vụ việc nóng khác. 

Anh chia sẻ: "Tôi luôn có cảm tình và đọc báo hằng ngày. Vì vậy với những vụ việc nóng, tôi luôn nhớ và ủng hộ Tuổi Trẻ, luôn theo dõi thông tin và dư luận phản hồi sau khi tin bài được đăng".

Trao giải thưởng 'Làm báo cùng Tuổi Trẻ' cho 4 bạn đọc

BÁ SƠN

Nhà số 66 Cát Bi, phường Cát Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng [từng là nhà ở của nhà báo Vũ Thị Hải, báo Dân Việt, vừa được chuyển nhượng cho người khác vào tháng 5/2020] đã bị một người lạ mặt đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa

Bài liên quan

Thủ tướng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Mỗi nhà báo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, không để tiêu cực chi phối

Tôn vinh những khoảnh khắc báo chí đặc sắc

140 tác phẩm lọt vào vòng chung khảo Giải báo chí quốc gia

Giải báo chí toàn quốc về công tác Đoàn năm 2020

Nhân cách Hồ Chí Minh trong trái tim của một nhà báo Đức

Nhiều vụ việc phóng viên bị cản trở và hành hung

Thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy, nhiều phóng viên, nhà báo đã và đang bị cản trở, gây khó khăn khi xuống một số cơ sở, địa bàn liên hệ làm việc, nhất là liên quan đến sai phạm, tiêu cực… Có phóng viên, nhà báo còn bị hành hung dẫn tới thương tích nặng, một số khác thì bị nhắn tin đe dọa tính mạng.

Mới đây, báo Nông thôn Ngày nay đưa tin, sáng 1/6, nhà báo Vũ Thị Hải, Trưởng đại diện báo Nông thôn Ngày nay tại Hải Phòng, đã có đơn gửi Công an quận Hải An, Công an TP Hải Phòng và các cơ quan báo chí, phản ánh việc bị kẻ xấu đổ chất bẩn vào nhà để "khủng bố", đe dọa.

Theo đó, rạng sáng 31/5, tại nhà số 66 Cát Bi, phường Cát Bi, quận Hải An, TP Hải Phòng [từng là nhà ở của nhà báo Hải, vừa mới được chuyển nhượng cho người khác vào tháng 5] đã bị một người lạ mặt đổ dầu luyn pha mắm tôm vào cửa. Ngoài số chất bẩn trên, kẻ xấu còn để lại nhiều mảnh giấy trước cửa căn nhà, với nội dung đe dọa, nhục mạ phóng viên…

Trước sự việc nhà báo Vũ Thị Hải bị "khủng bố", Ban Biên tập báo Nông thôn Ngày nay đã có công văn gửi lãnh đạo UBND TP Hải Phòng, Công an TP Hải Phòng và lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, đề nghị các cơ quan này có biện pháp bảo vệ nhà báo, đồng thời điều tra kẻ chủ mưu.

Trong công văn ký ngày 1/6 gửi các cơ quan chức năng, Ban Biên tập báo Nông thôn Ngày nay đánh giá, việc nhà báo Vũ Thị Hải, Trưởng đại diện báo tại Hải Phòng bị kẻ xấu khủng bố tinh thần bằng "bom bẩn" không chỉ ảnh hưởng tới uy tín, danh dự nhà báo của cá nhân chị Hải mà còn ảnh hưởng tới tâm lý, gây bất ổn cho cuộc sống của các thành viên trong gia đình chị, cần được pháp luật bảo vệ.

Do vậy, đề nghị UBND TP Hải Phòng có ý kiến chỉ đạo cơ quan công an tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm pháp luật, chà đạp danh dự, nhân phẩm, đe dọa, cản trở hoạt động của nhà báo để xử lý nghiêm kẻ chủ mưu trước pháp luật; Có phương án phù hợp để bảo vệ an toàn cho cá nhân và gia đình chị Hải.

Không riêng trường hợp nhà báo Vũ Thị Hải bị đe dọa, khủng bố bằng “bom bẩn” mà còn nhiều trường hợp khác bị nhắn tin dọa giết cả nhà như trường hợp phóng viên của VTV sau khi làm loạt phóng sự điều tra chợ Long Biên [Hà Nội]…

Phóng viên cần làm gì để bảo đảm an toàn cho bản thân?

Chia sẻ kinh nghiệm làm báo nhiều năm, qua nhiều vị trí, đặc biệt là trong quá trình điều tra các vụ việc tiêu cực, nhà báo Phan Huy Hà, Phó Tổng Biên tập báo Nông thôn Ngày nay cho rằng: “Người ta hay nói nghề báo cũng là một nghề nguy hiểm, có lẽ chỉ sau phóng viên chiến trường, phóng viên điều tra là những người hay phải đối mặt với hiểm nguy nhiều nhất. Từ những hiểm nguy trong khi tác nghiệp cho đến cả sau khi tác nghiệp”.

Cũng theo nhà báo Phan Huy Hà, để đảm bảo an toàn cho bản thân khi làm điều tra, các phóng viên, đặc biệt là những phóng viên trẻ trước hết cần trau dồi bản lĩnh vững vàng; Nắm chắc các quy định của pháp luật để tác nghiệp đúng luật và phòng, chống đối tượng có hành vi cản trở, đe dọa, hành hung trái pháp luật.

Khi tiến hành điều tra, phóng viên cần xây dựng kế hoạch tác nghiệp cụ thể, lường trước các tình huống, báo cáo Ban Biên tập để có phương án hỗ trợ khi cần thiết. Khi đi tác nghiệp, trừ trường hợp cần giữ bí mật thì phóng viên nên liên hệ với công an, chính quyền địa phương nơi tác nghiệp; Mang theo đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật để hành nghề; Chuẩn bị kỹ các phương tiện, máy móc tác nghiệp và cả các trang thiết bị bảo hộ tác nghiệp.

Quá trình tác nghiệp, phóng viên cần năng động, linh hoạt, giữ liên lạc với tòa soạn thường xuyên. Sau tác nghiệp, khi thể hiện bài viết cần chau chuốt câu chữ vì nhiều khi, chỉ cần sai một ý, nhầm một từ là đối tượng vin vào đó khiếu nại, kiện cáo khiến bao công sức điều tra đổ sông đổ bể, thậm chí bị xử phạt.

Khi có dấu hiệu bị đe dọa, hành hung, người làm báo cần bình tĩnh xử trí đúng pháp luật, đồng thời báo cáo ngay với tòa soạn và cơ quan chức năng để được bảo vệ. Ngoài ra, phóng viên trẻ cũng cần thường xuyên rèn luyện sức khỏe, kỹ năng tự vệ để tự bảo vệ mình, khi cần có thể vượt qua những hiểm nguy cấp bách…

Nói về các quy định pháp luật bảo vệ phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp, thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường [Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội] cho biết: Luật Báo chí đã quy định về quyền của nhà báo là được hoạt động báo chí trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động báo chí ở nước ngoài theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo hộ trong hoạt động nghề nghiệp; Được khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật; Được đến các cơ quan, tổ chức để hoạt động nghiệp vụ báo chí… theo quy định tại Điều 25, Luật Báo chí. Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để phóng viên, nhà báo tác nghiệp, đưa tin, phản ánh kịp thời.

Cũng theo luật sư Đặng Văn Cường, Luật Báo chí nghiêm cấm các hành vi đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; Phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật. Do đó, bất kỳ một hành vi nào xâm phạm đến tinh thần, sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhà báo, phóng viên khi tác nghiệp đều bị xử lý theo quy định pháp luật với các quy phạm tương ứng trong Bộ luật Hình sự như: Tội cố ý gây thương tích; Tội giết người; Tội đe dọa giết người; Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; Tội hủy hoại tài sản… Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội phạm, người vi phạm sẽ bị áp dụng các chế tài xử lý theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

Video liên quan

Chủ Đề