Chả nhẽ là gì

Đang tải...

Đã xảy ra lỗi khi cố gắng tải phiên bản đầy đủ của trang web này. Hãy thử làm mới trang này để sửa lỗi.

* Từ đang tìm kiếm [định nghĩa từ, giải thích từ]: chả lẽ

Dưới đây là những mẫu câu có chứa từ "chả lẽ", trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt. Chúng ta có thể tham khảo những mẫu câu này để đặt câu trong tình huống cần đặt câu với từ chả lẽ, hoặc tham khảo ngữ cảnh sử dụng từ chả lẽ trong bộ từ điển Từ điển Tiếng Việt

1. chả lẽ cậu ngu thế.

2. Chả lẽ đã ngủ rồi?

3. Ra thế, lý với chả lẽ

4. Chả lẽ em không muốn biết ư?

5. Chả lẽ uống nước lã mà sống được ư?

6. chả lẽ ta không được mời 1 ly rượu sao?

7. Chả lẽ nó không phải là một bài hát chính thức à?

8. Chả lẽ lại nói tôi sẵn sàng xuất hiện vì trách nhiệm.

9. Chả lẽ anh lại có cảm giác lạc thú sai lầm từ nó?

10. Chả lẽ nó không phải là một bài hát đã hoàn thành à?

11. Ý anh là, chả lẽ lại có kiểu khám xét bất hợp pháp...

12. chúng tôi đã cứu anh chả lẽ lại bỏ rơi anh lần nữa

13. Chả lẽ tôi không biết tôi mất 25 nghìn tiền bảo an sao?

14. Chả lẽ không dành vài ngày để ở bên gia đình được à?

15. Chả lẽ anh không đi thanh minh thanh nga gì với Harmony đi à

16. Ngoài các trường cao đẳng, chả lẽ bọn mình không còn chốn dung thân nào sao?

17. Nhưng nếu chúng ta thật lòng yêu nhau thì chả lẽ Chúa không bằng lòng ư?

18. Vậy thì sao, chả lẽ tôi nên trốn chui nhủi ở khu ổ chuột như cậu?

19. Khốn thật, chả lẽ thứ mình vừa ăn hôm nay là thứ cuối cùng được ăn sao?

20. Chả lẽ Mẹ nghĩ mình cứ đi hú họa là sẽ tìm ra nhà bà phù thủy?

21. Chó chết, gã nông dân chả lẽ chỉ nói chuyện thôi cũng sẽ giết anh hay sao

22. Với tình trạng nguy cấp như này chả lẽ chúng ta cứ đợi câu trả lời của Longinus?

23. Chả lẽ cô em nàng đã bị giết bởi cũng mấy thằng cứt đái đã giết Veronica Dexter?

24. Chả lẽ hai cô gái không thể nghỉ môt lát khỏi công việc để gần nhau hơn hay sao?

25. Chả lẽ hai cô gái không thể tách rời công việc một chút để tiến lại gần nhau hơn?

26. chả lẽ tôi lại bảo bọn cậu tới cửa hàng Giorgio Armani cầm cái hộp đòi phí bảo kê?

27. - Chả lẽ chúng ăn tươi nuốt sống được cả bốn chúng ta, lại còn bốn người hầu, rồi ngựa, rồi vũ khí nữa?

28. Vì sao?Chả lẽ vì khi tôi nhảy lầu, # người ở Baltimore... gặp tai nạn xe bus mà vẫn tai qua nạn khỏ à?

29. Thôi đi mà, chả lẽ lại là một gã yếu đuối cô độc nào đó... vừa chân ướt chân dáo một mình đến Hollywood ám quẻ

TP - Trước khi quyết định một sự việc người ta thường cân nhắc mọi mặt liên quan để tìm ra cách giải quyết tốt nhất, tránh những điều rủi ro có thể. Song sự cân nhắc kín kẽ nhẽ này, nhẽ khác có khi lại đưa ta vào vòng luẩn quẩn không đáng có.

Xin dẫn ra đây một số ví dụ:

Ông bà hàng xóm nhà tôi đều ngoài bảy mươi, việc đồng áng đã nghỉ vì già yếu, nguồn thu nhập chẳng có gì đáng kể. Nhưng vì có đám giỗ trọng nên ông nhất định phải dọn cho được mươi mười lăm mâm cỗ.

Ông bảo: “Chả nhẽ quanh năm đi ăn cỗ nhà người ta, nhà mình có giỗ lại muối mặt không mời ai!”.

Ông anh họ tôi tuy còn trẻ nhưng là trưởng họ nên tháng nào cũng dăm bảy đám hiếu hỉ, ông hiểu rõ sự khó khăn của người được mời. Nhưng đến khi ông cưới vợ cho con thì cũng mở ra hàng trăm mâm tiệc,và lý giải: “Người ta mời mà mình không mời lại, người ta cười mình sẻn so quá!”.

Nhẽ này, nhẽ khác, chẳng bỏ được nhẽ nào nên người ta cứ mời đi, mời lại nhau nhân việc này, việc khác rồi năm này, năm khác. Ít ai dám đơn giản, gọn nhẹ và thiết thực. Cái lối ứng xử “chú khi này, anh khi khác” và cái lệ “trả nợ miệng” đã hằn sâu trong nếp nghĩ người Việt, cứ níu kéo mãi một số tập quán chẳng còn phù hợp với nếp sống mới.

Ngày xưa khi có chút danh vọng, làm nhà mới, dựng vợ gả chồng cho con cái người ta mới tổ chức ăn mừng. Ngày nay, việc mừng còn mở rộng ra cả các dịp. Lên cấp, lên chức, lên lương, mua sắm ô tô xe máy, trúng giải...đều “khao” và “rửa”... Chả nhẽ nhà họ làm thế, nhà mình lại không?

Không phải chỉ trong quan hệ xã hội mới ràng buộc nhau vào cái vòng “chả nhẽ” ấy mà trong một số quan hệ công tác ở chốn công quyền cũng có lối ứng xử như vậy.

Ở hội nghị “Báo cáo về dự án chuyển đổi cơ cấu trồng vật nuôi” của xã V. để xin ý kiến góp ý cho ban soạn thảo tôi thấy có cả vị kỹ sư quân giới về hưu: Tôi hỏi nhỏ một vị trong ban tổ chức: “Cụ ấy mấy chục năm quân ngũ, không thuộc tên các xứ đồng làng, chẳng bao giờ trồng cây, nuôi con...”. Thì được vị ấy trả lời: “Nhưng cụ ấy là bậc lão thành”. Còn chính cụ thì bộc bạch: “Xã mời thì mình đến dự chứ có góp ý được gì đâu!?”.

Trong nhiều hội nghị tất tật cán bộ các khối chính quyền, đoàn thể, hợp tác xã đều được mời vì lý do: “Chả nhẽ mời người này không mời người kia”. Vì thế danh sách đại biểu cứ dài ra và kinh phí cũng phình thêm. Còn hiệu quả có ai kiểm chứng được?

Đã đến lúc không nên giữ mãi cái lý “chả nhẽ” ấy mà cần nghĩ và làm theo phương châm: tinh, gọn, thiết thực và hiệu quả. 

Lại Văn Giang
Hưng Yên

Video liên quan

Chủ Đề