Tại sao không có thai mà lại có sữa

Không có sữa non khi mang thai thì có sao không?

Thứ Năm ngày 02/01/2020

  • Cách kích sữa bằng máy hút sữa đơn giản các mẹ nên biết
  • Cách dùng dụng cụ hút sữa bằng tay đơn giản, hiệu quả
  • Mách bạn cách hút được nhiều sữa mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả

Không có sữa non khi mang thai có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không là điều mà rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé.

Sữa non là sữa đầu tiên mẹ bầu tiết ra để nuôi bé. Loại sữa này có sớm hay muộn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ thể của bà mẹ. Vấn đề mà nhiều mẹ khi mang thai quan tâm đó là không có sữa non khi mang thai thì có vấn đề gì không. Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời trong những thông tin sau đây.

Không có sữa non khi mang thai thì có vấn đề gì không?

Sữa non là gì?

Câu hỏi mà nhiều người quan tâm đó là sữa non là gì. Sữa non hay còn gọi là sữa đầu thường được tuyến sữa tiết ra trong khoảng 48 tiếng đầu sau khi sinh bé. Không chỉ chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng, sữa non còn có một lượng kháng thể dồi dào. Cho bé bú sữa non sau khi sinh giúp kích hoạt hệ thống tiêu hóa và bổ sung kháng thể cần thiết giúp cơ thể bé chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường như vi khuẩn hay virus.

Sữa non được hình thành trong khoảng thời gian tháng thứ 7 của thai kỳ [khoảng 24 - 28 tuần]. Dấu hiệu để nhận biết cơ thể mẹ bầu bắt đầu tiết sữa non là bầu ngực căng cứng giống hiện tượng căng sữa sau khi sinh và đầu ti xuất hiện những đốm trắng nhìn như mụn. Nếu xuất hiện những dấu hiệu này thì khoảng vài tuần sau sữa non sẽ bắt đầu rỉ ra.

Khi mang thai, sữa non tiết ra nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Khi sữa non ra nhiều, mẹ cần lưu ý vệ sinh ti đúng cách để tránh tình trạng viêm nhiễm hay kích thích tử cung quá mức dẫn đến sinh non.

Không có sữa non khi mang thai thì có vấn đề gì không?

Thường thì sữa non chỉ xuất hiện nhiều trong khoảng 48 giờ đâu sau khi sinh em bé. Do đó, nếu mẹ bầu ở tháng thứ 7 mà vẫn chưa có sữa non thì không có gì phải lo lắng vì loại sữa này chỉ được tiết nhiều ngay sau sinh do tuyến vú bị kích thích tiết nhiều sữa.

Ở tháng thứ 8, sữa non tiết ra nhiều không đồng nghĩa là dấu hiệu của sinh non. Mặt khác, ở tháng 9 lượng sữa tiết ra ít hay thậm chí là không có sữa không đồng nghĩa với việc thiếu sữa sau khi sinh con. Hiện tượng không có sữa non khi mang thai xuất hiện là do cơ thể của mẹ và còn tùy thuộc vào chế độ ăn uống trong thai kỳ. Có những thai phụ tuyến sữa hoạt động mạnh và cũng có những người đến tháng thứ 9 rồi mà vẫn chưa có sữa non là điều bình thường.

Bên cạnh đó, kích thước bầu ngực cũng không quyết định số lượng và chất lượng sữa, bởi vì mỗi người tuy có số lượng, kích thước và sự liên kết các mô mỡ khác nhau nhưng có số lượng tuyến sữa khá tương đồng với nhau. Lượng sữa non do một thai phụ tiết ra, vì thế cũng phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng.

Sữa non tiết nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu

Một số mẹ vẫn không có sữa non khi mang thai ở tháng thứ 9, vì thế đã dùng tay hoặc các loại máy để nặn sữa non. Đây là hành động nguy hiểm vì sẽ kích thích đầu vú gây co thắt âm đạo có thể dẫn đến tình trạng sinh non.

Những dấu hiệu bất thường

Tùy trạng thái cơ thể, có người có sữa non sớm, có người có muộn hay thậm chí là có người không có sữa non khi mang thai. Đây là điều hết sức bình thường xảy ra ở nhiều người. Tuy nhiên, để có thể chắc chắn mẹ nên đi thăm khám để được chỉ định xét nghiệm để loại trừ những nguyên nhân bất thường khác.

Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ

Vậy ra sữa non sớm có sao không? Có sữa non sớm có thể là cảnh báo cho những sự bất thường của cơ thể, cụ thể như sau:

  • Tháng thứ 5, 6 mà sữa non tiết ra nhiều thì đây có thể là dấu hiệu của tình trạng thai chết lưu. Mẹ bầu cần đi xét nghiệm sớm để phát hiện nguyên nhân và lấy thai ra tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của mẹ.
  • Sữa non xuất hiện sớm kết hợp với dấu hiệu xuất huyết âm đạo là dấu hiệu cho thấy nồng độ prolactin trong máu có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và chức năng của nhau thai.
  • Sữa non xuất hiện sớm kèm theo máu. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe mẹ đang gặp vấn đề, cần đi khám ngay để phát hiện nguyên nhân.

Đây chỉ là những dấu hiệu cảnh báo nên các mẹ cũng không cần quá lo lắng. Nhiều trường hợp mặc dù sữa non xuất hiện sớm nhưng sức khỏe của mẹ bầu vẫn bình thường. bà mẹ chỉ cần thường xuyên thăm khám bác sĩ để phát hiện và giải quyết những vấn đề nếu có.

Màu của sữa non như thế nào là bình thường?

Sữa non có màu gì còn tùy vào cơ địa của từng người. Sữa non thường có màu vàng, vàng nhạt, mau cam, đôi khi là trắng đục hy trong suốt. Sữa non có dạng dung dịch hơi đặc và có độ dính.

Các bác sĩ chuyên khoa xem sữa non quý như “vàng” vì giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cho cơ thể trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu chuyên khoa đã chứng minh rằng loại sữa này có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa chuyển tiếp 10 lần. Và sữa non cũng có giá trị cao hơn so với sữa trưởng thành.

Sữa non có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với sữa trường thành

Như vậy, việc không có sữa non khi mang thai không phải là một dấu hiệu bất thường. Nếu mẹ bầu gặp tình trạng này thì không cần quá lo lắng vì rất nhiều người sữa non cũng xuất hiện trễ. Tuy nhiên, nếu tiết sữa non bất thường kèm theo nhiều dấu hiệu khác, mẹ nên đi khám bác sĩ để phát hiện sớm nguyên nhân.

Uyên

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sữa mẹ
  • mẹ và bé
  • cho con bú

Làm mẹ ai cũng muốn con mình được bú sữa mẹ ngay từ những giây phút đầu đời. Cũng vì mong muốn ấy mà sau khi sinh không có sữa khiến các mẹ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang, lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu, bài viết sau sẽ giúp các mẹ tìm được lý do để biết cách gọi sữa về.

1. Lý giải khoa học hiện tượng không có sữa cho con bú

Không có sữa cho con bú được hiểu là bầu ngực của mẹ không có sữa tiết ra để cho con bú mặc dù con đã bú rất nhiều và rất lâu nhưng sữa vẫn không ra. Hiện tượng này được lý giải một cách khoa học là do sự thiếu hụt của hai hormone: Prolactin tạo sữa và Oxytocin tiết sữa.

Sau khi sinh, một số mẹ dù đã cho con bú rất nhiều nhưng vẫn không có sữa

Trong quá trình mang thai, sữa đã được sản xuất và lưu trữ dần ở các nang sữa từ bầu ngực người mẹ. Sữa sẽ tiết ra khỏi bầu ngực khi con chào đời và bú mẹ. Tuy nhiên, với những mẹ không có sữa thì tức là hai hormone này không được sản sinh hoặc sản sinh ít nên tuyến sữa trong bầu ngực mẹ không thể thực hiện hết được chức năng của mình.

Ngoài ra, một số trường hợp mất sữa ngay sau khi sinh là do chưa hoàn chỉnh cơ chế tạo sữa và quy trình tạo sữa cũng bị ảnh hưởng. Điều này chủ yếu xảy ra ở các trường hợp sinh non. Sự chào đời đổi đột ngột của em bé không theo đúng thời gian dự sinh khiến cho lượng sữa giảm sút và dần dần bị mất đi sau khi sinh.

2. Mẹ không có sữa cho con bú là do đâu

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất với trẻ trong một năm đầu đời. Vì thế khi bị mất sữa mẹ cho con, tâm lý chung của các mẹ đều là hoang mang, lo lắng, thương con,... Vậy mẹ không có sữa cho con bú là do đâu? Những tác nhân gây ra hiện tượng này chủ yếu gồm:

2.1. Mất máu quá nhiều và gặp khó khăn trong quá trình sinh nở

Nếu quá trình sinh nở của mẹ diễn ra khó khăn, mẹ phải sinh mổ, bị băng huyết, chuyển dạ kéo dài,... sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa mẹ. Đây chính là lý do làm mẹ không có sữa cho con bú sau khi sinh. Đặc biệt, nếu khi sinh mẹ bị mất máu quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến yên nên không còn khả năng kích hoạt tiết sữa.

Chuyển dạ kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không có sữa ngay sau sinh

Ngoài ra, khi sinh một số mẹ phải dùng kháng sinh, thuốc giảm đau,... cũng là nguyên nhân làm trì hoãn sự bắt đầu đầu của quá trình tiết sữa sau sinh. Một lý do nữa không thể không nhắc đến là mẹ sinh non làm cho các mô tuyến trong vú không có đủ thời gian để phát triển nên sau sinh không có sữa.

2.2. Căng thẳng trong thời gian dài

Sau khi sinh tâm lý của phụ nữ sẽ có nhiều biến đổi, nếu trải qua một quá trình sinh nở đau đớn, cuộc sống quá bận bịu, con quấy khóc đêm thường xuyên, công việc chịu áp lực nhiều,... thì sẽ khiến mẹ vô cùng căng thẳng. Chính những yếu tố ấy tác động vào làm cho cơ thể của mẹ không thể tiết sữa.

Ngoài ra, áp lực đến từ việc lo lắng không có sữa cho con bú là do đâu tạo cho người mẹ tâm lý bất an, căng thẳng. Nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho mẹ ngày càng ít sữa và thậm chí còn mất sữa vĩnh viễn.

2.3. Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố mất cân bằng có thể do vấn đề về tuyến giáp nhưng hệ lụy của nó lại chính là lượng sữa tiết ra ít hoặc sau sinh không có sữa. Mặt khác, sự phát triển của tuyến vú và khả năng sinh sản của phụ nữ liên quan mật thiết tới hormone estrogen và progesterone.

Quá trình sản xuất sữa khi mang thai chịu tác động bởi yếu tố prolactin còn quá trình chảy của dòng sữa qua ống dẫn tuyến vú lại chịu tác động của oxytocin. Nếu những hormone này thiếu đi vì một lý do nào đó thì quá trình sản xuất sữa mẹ cũng sẽ bị tác động.

2.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc thảo dược nếu dùng trước hoặc sau sinh có thể cản trở việc sản xuất sữa mẹ. Điển hình như thuốc giảm đau khi chuyển dạ làm trì hoãn việc tiết và không có sữa sau sinh; dùng thuốc tránh thai sau sinh gây ức chế hormone Prolactin sản xuất sữa; một số loại lá như bạc hà, mùi tây, kinh giới,... có thể gây ức chế việc tiết sữa.

2.5. Lối sống và môi trường

Nếu mẹ chưa biết không có sữa cho con bú là do đâu thì cũng nên xem lại chế độ dinh dưỡng và lối sống của mình. Những người mẹ duy trì chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, vận động ít, sử dụng chất kích thích,... sẽ ít hoặc thậm chí không có sữa vì những yếu tố này tác động làm cho quá trình sản xuất sữa bị ảnh hưởng.

Nên khám bác sĩ để biết được nguyên nhân chính xác không có sữa cho con bú là do đâu nếu quá 1 tuần không thấy sữa về

Ngoài ra, mẹ sống trong môi trường bị ô nhiễm nguồn nước, không khí,... thì việc sản xuất sữa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Để tránh điều này, mẹ nên hạn chế đến nơi đông người hay nơi ô nhiễm môi trường, tránh xa thực phẩm bẩn hoặc bị ôi thiu,...

2.6. Bị sót nhau thai

Nhiều trường hợp đi tìm nguyên nhân không có sữa cho con bú là do đâu một thời gian rất dài mới phát hiện ra bị sót nhau thai trong tử cung. Tình trạng này làm kích hoạt quá trình giải phóng progesterone và estrogen từ đó ngăn chặn quá trình tiết sữa sau sinh bắt đầu. Không những thế, sót nhau thai còn khiến cho người mẹ bị tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hậu và mất sữa.

2.7. Tiểu đường thai kỳ

Nếu trong quá trình mang thai người mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì sau khi sinh cũng rất dễ không có sữa cho con bú. Điều này được giải thích do Insulin được xem là một hormone quan trọng đối với quá trình sản xuất sữa mẹ. Nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì nồng độ insulin sẽ dao động và ảnh hưởng đến sự bắt khởi đầu của quá trình tiết sữa.

2.8. Một số yếu tố khác

- Mẹ sinh con khi tuổi tác đã cao thì cơ thể cũng tiết sữa chậm và ít hơn, có trường hợp còn không có sữa cho con bú.

- Cho con bú sai tư thế, sai khớp ngậm ảnh hưởng đến phản xạ tiết hormone sản xuất sữa mẹ là Prolactin đồng thời tác động xấu tới phản xạ tiết hormone bài xuất sữa mẹ. Nếu những việc này được diễn ra đúng thì mẹ sẽ không còn phải băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu nữa vì khi ấy phản xạ xuống sữa mẹ đã được kích thích rất hiệu quả rồi.

3. Gợi ý mẹ cách gọi sữa về cho bé

Thường thì ngay trong quá trình mang bầu, sữa non đã được trữ sẵn trong bầu vú mẹ và trong vòng 40 giờ - 5 ngày sau sinh, sữa mẹ sẽ về. Nếu sau sinh khoảng thời gian đó mà mẹ không thấy sữa về cho con bú thì có thể tham khảo một số biện pháp sau:

- Cho con bú hoặc vắt sữa

Cho con bú ngay sau khi sinh hoặc vắt sữa từ vài giờ đầu sau sinh sẽ kích thích cơ thể tiết sữa. Đặc biệt, nếu sữa càng lâu về thì mẹ càng nên cho con bú thường xuyên hoặc cách 1 - 2 giờ hãy vắt sữa để thúc cho sữa mẹ nhanh về hơn.

- Da kề da

Liệu pháp da kề da vừa giúp cải thiện hệ hô hấp cho trẻ vừa kích thích quá trình việc tiết sữa nhanh chóng diễn ra hơn.

- Chườm ấm và massage ngực

Massage hai bầu ngực theo chuyển động tròn từ bên trong ra đến núm vú kết hợp với việc dùng khăn mềm nhúng nước nóng rồi vắt ráo và chườm ấm bầu ngực cũng là biện pháp không nên bỏ qua. Cách làm này không chỉ giúp sữa dễ chảy ra hơn mà còn giúp cho bé nhanh chóng có được khớp ngậm đúng để sữa nhanh về.

- Bú đúng khớp ngậm và tư thế

Tìm hiểu tư thế bế bé và khớp ngậm đúng là việc mẹ nên làm khi đang băn khoăn không có sữa cho con bú là do đâu. Nếu làm đúng những thao tác này tức là mẹ đang giúp cho tuyến sữa được kích thích để nhanh về hơn. Đặc biệt, sau khi bé bú thường chưa hết sữa, nếu mẹ dùng máy hút sữa cạn hết thì sau mỗi cữ bú sữa cũng về nhiều hơn.

Mong rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã tháo gỡ được khúc mắc không có sữa cho con bú là do đâu để giúp các mẹ tìm được cách gọi sữa về cho con. Nếu đã thực hiện những biện pháp hỗ trợ trên mà không đạt hiệu quả, mẹ nên tìm đến bác sĩ sữa mẹ hoặc tổng đài 1900 56 56 56 để được bác sĩ chuyên khoa và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn chính xác.

Video liên quan

Chủ Đề