Mới sinh bao lâu thì được gội đầu

Sau sinh bao lâu thì được gội đầu?

Quan niệm xưa cho rằng, phụ nữ sau sinh phải kiêng tắm gội ít nhất 1 tháng, với nhiều gia đình phải kiêng tắm gội ít nhất 3 tháng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học hiện đại cho rằng đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm.

Sau quá trình vượt cạn, mẹ ra rất nhiều mồ hôi, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ dẫn đến bí bách, mùi khó chịu, ngứa ngáy. Đây là cơ hội lý thưởng để vi khuản sinh sôi gây nhiều bệnh lý nguy hiểm. Ở da đầu, nếu không được gội sạch sẽ sẽ dễ bị nấm da đầu, ngứa ngáy, khó chịu

Bởi vậy, sản phụ sau sinh nếu cảm thấy người khỏe khắn, đi lại vận động nhẹ nhàng thì có thể gội đầu khoảng 3 – 4 ngày sau sinh thường. Còn đối với người sinh mổ thì nên gội đầu sau 6 – 7 ngày. Sản phụ có thể được gội đầu thoải mái, song nên gội bằng nước ấm.

Tuy nhiên các bác sĩ cũng khuyến nghị sản phụ không nên gội đầu bằng các loại dầu công nghiệp như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Tốt nhất nên gội đầu bằng các loại thảo dược thiên nhiên như:

- Bồ kết: dùng bồ kết giúp giảm rụng tóc, ngăn ngừa gầu. Bồ kết còn giúp kích thích quá trình mọc tóc nhanh hơn, loại trừ nấm da đầu, thích hợp sử dụng cho phụ nữ sau sinh.

- Tinh dầu bưởi: sử dụng tinh dầu bưởi để gội đầu sẽ giúp kích thích mọc tóc, nuôi dưỡng nang tóc, giúp tóc bóng mượt và khỏe đẹp hơn. Tinh dầu bưởi không chứa chất độc hại, rất tốt cho sức khỏe sản phụ sau sinh.

Cách gội đầu an toàn cho phụ nữ sau sinh

Phụ nữ sau sinh sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn, chân tóc yếu, dễ gãy rụng. Hơn nữa, gội đầu không đúng cách còn có thể gây đau đầu hoặc khiến mẹ bị cảm. Vậy nên, cần hết sức cẩn thận. Cách gội đầu an toàn cho phụ nữ sau sinh như sau:

Gội đầu với nước:

- Mẹ cần làm ướt tóc bằng nước ấm, không nên lấy nước quá nóng vì sẽ khiến tóc dễ bị xơ rối, rụng tóc. Không nên dùng lược chải lúc tóc còn ướt khiến tóc bị yếu.

- Nên sử dụng các loại dầu gội từ thiên nhiên.

- Khi gội cần massage nhẹ nhàng khắp da đầu, giúp thư giãn cho tóc luôn chắc khỏe.

- Sau dó xả lại bằng dầu xả và nước sạch. Chú ý không dùng móng tay cào da đầu sẽ khiến da bị tổn thương

- Sau khi gội xong lau khô bằng khăn mềm, hạn chế sấy tóc.

Cách gội đầu khô:

- Lựa chọn loại dầu gội khô có thành phần thảo dược.

- Đổ dầu gội ra tay rồi xoa nhẹ lên tóc, hoặc xịt trực tiếp lên tóc.

- Massage nhẹ nhàng để tạo bọt, làm sạch bụi bẩn.

- Dùng khăn sạch lau tóc và đầu, không phải gội bằng nước.

Theo các chuyên gia, thời điểm gội đầu lý tưởng để gội đầu là từ 9 – 10h sáng hoặc gội đầu vào buổi xế trưa, xế chiều. Nên gội đầu bằng nước ấm, gội nhanh, gội trong phòng kín gió. Sau khi gội, không được để tóc ướt mà phải lau khô hoặc sấy khô. Không được để tóc ướt đi ngủ.

Sau sinh bao lâu thì có thể gội đầu?

Điều này được đánh giá dựa trên sự hồi phục của chính người mẹ. Với mẹ sinh thường, nếu sức khỏe của bạn đã phục hồi, bạn có thể gội sạch đầu sau 3-4 ngày sau khi sinh, tuy nhiên khi gội không nên cúi người xuống quá sớm.

Đối với mẹ sinh mổ, vết mổ sẽ bị kích ứng nếu bạn cúi xuống quá lâu trong thời gian gội. Nếu vết mổ của bạn đã khô, không gặp vấn đề gì, bạn có thể gội đầu 14 ngày sau khi sinh. Sau lần gội đầu đó, bạn không nên gội đầu quá thường xuyên mà chỉ nên gội đầu 1-2 lần mỗi tuần. Nếu có điều kiện ở nhà và có ghế để gội đầu, bạn cũng có thể gội đầu trước tùy theo tình hình.

Kiêng gội đầu quá lâu: lợi bất cập hại

Chúng ta đều biết rằng, phụ nữ sẽ đổ mồ hôi rất nhiều trong và sau khi sinh, đặc biệt là vào mùa hè. Tóc và da đầu là những bộ phận dễ nhiễm bụi, vi khuẩn nhất trên cơ thể. Kiêng gội đầu quá lâu sẽ biến da đầu của bạn thành mảnh đất màu mỡ để vi khuẩn và nấm sinh sôi. Các bà mẹ sau khi sinh thường có sức đề kháng kém, kiêng gội đầu quá lâu, gãi ngứa xước da, dễ gây nhiễm trùng.

Cần chú ý điều gì khi gội đầu trong thời gian ở cữ?

Giữ ấm

Đây là điều quan trọng nhất, bởi vì trong thời gian ở cữ, khí và huyết của hậu sinh đều yếu, thể trạng tương đối kém. Nếu chẳng may bị cảm lạnh thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình phục hồi toàn diện của cơ thể, vì vậy bạn phải thực hiện tốt việc giữ ấm khi gội đầu. Nhiệt độ nước và nhiệt độ phòng phải thích hợp.

Nhiệt độ nước không nên quá cao hoặc quá thấp và cần được duy trì ở mức 37-45 °C. Nhiệt độ nước quá nóng sẽ gây kích ứng da đầu, nhiệt độ nước quá lạnh sẽ khiến các bà mẹ dễ bị cảm lạnh. Sau khi gội, dùng khăn lau khô tóc hoặc dùng máy sấy tóc càng sớm càng tốt.

Không nên cúi người quá lâu

Không nên gội đầu quá lâu, không nên cúi người quá lâu, không chỉ làm chèn ép vết thương mà còn dễ gây chóng mặt, thậm chí té ngã. Nếu cảm thấy sức khỏe còn yếu, sản phụ nên nhờ người thân giúp đỡ trong lần gội đầu đầu tiên để tránh bị trượt chân.

Ngoài ra, rụng tóc sau sinh là vấn đề mà bà mẹ nào cũng phải đối mặt. Mẹ sữa chú ý nên sử dụng lược gỗ hoặc lược sừng để giúp giảm rụng tóc, giảm kích ứng da đầu. Sau khi gội đầu, bạn nên uống một tách trà gừng để tránh bị cảm lạnh.

Dương Huyền [Theo Công lý & xã hội]

Nguồn: //conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/sau-sinh-bao-lau-co-the-goi-dau-khong-som-khong-muon-day-la-thoi-diem-tot-nhat-113003.html

Các quan niệm của các bà, các mẹ ngày xưa thường bắt phụ nữ sau sinh không được tắm gội đầu trong thời gian ở cữ tức là khoảng 40 ngày sau sinh. Bởi nếu gội đầu nhiều sẽ bị rụng tóc, sau này sẽ thường xuyên bị đau đầu. Tuy nhiên, đây chỉ là các quan niệm từ kinh nghiệm dân gian, không có bằng chứng khoa học nào! Thông thường, các chị em sẽ rụng 40-100 sợi tóc một ngày nhưng với phụ nữ sau khi sinh từ 4 ~ 20 tuần thì số lượng tóc rụng tương đối nhiều, từ 120-140 sợi.

Đây là hiện tượng rụng tóc thời kỳ ngưng hoạt động. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em sau sinh, hoàn toàn không phải do gội đầu. Mặc dù lượng tóc rụng khá nhiều nhưng không thể dụng đến hơn 1 nửa số tóc bạn có được.

Sau khi sinh, nếu để lâu không gội đầu sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào nang lông, làm tóc rụng nhiều hơn. Còn với các chị em gọi đầu thường xuyên, vì khả năng trao đổi chất rất cao, mồ hôi ra nhiều nên sẽ giúp cho sự tuần hoàn máu da đầu được thuận tiện. Bởi vậy, đừng vì những quan niệm cổ hủ mà không gội đầu hoàn toàn trong thời gian ở cữ nhé! Như vậy sẽ rất nguy hiểm cho cả mẹ và con đó! Nhưng:

Sau khi sinh bao lâu được gội đầu?

Sinh nở là một việc chỉ có phụ nữ mới chịu đựng được. Chị em phải tốn rất nhiều năng lượng, và phải gắng sức thật nhiều để sinh em bé ra. Sau khi sinh, cơ thể người mẹ sẽ có rất nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội thật sạch sẽ. Đặc biệt là vào mùa hè, trời náng nóng, mồ hôi ra nhiều, càng làm cho vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn. Thông thường thì, cứ sau khi sinh khoảng 3 hoặc 4 ngày là các mẹ có thể tắm và gội đầu được rồi.

Xem thêm  Dùng gen nịt bụng để có vòng eo con kiến sau sinh

Tuy nhiên, cách gội đầu như thế nào sau sinh như thế nào, chị em cần phải chú ý nhé! Nguyên tắc đầu tiên là tắm nhanh, thời gian tắm không nên lâu quá, từ 5 đến 10 phút là vừa đủ. Nguyên tắc thứ 2 là tắm “dội”, dùng vòi sen hoặc gáo nước để dội từ trên xuống dưới chứ không nên tắm bồn hoặc ngồi trong chậu nhé!

Gội đầu sau khi sinh bằng gì?

– Gội khô: Các mẹ nếu bị các bà quản lý chặt quá, không cho gội đầu bình thường thì các chị có thể dùng dầu gội khô để cứu cánh cho mái tóc đỡ bết và dính hoặc ngứa chịu hết nổi nhé. Dùng loại dầu gội khô, đổ ra tay và xoa lên tóc rồi massage khắp da đầu tạo bọt, sau đó dùng khăn sạch lau lại đầu một cách nhẹ nhàng và cẩn thận nhé!

– Gội nước: Nguyên tắc đầu tiên là nước gội phải ấm, gội thật nhanh rồi sau đó sấy tóc ngay cho khô. Nếu không đươc gội đầu bằng dầu gội khô thì tốt nhất, chị em nên đun một nồi nước lá bồ kết thật lớn để làm sạch da đầu sau khi sinh nhé!

Một điều cần lưu ý đó là các mẹ phải gội đầu ở nơi kín gió, dùng nước ấm, kể cả mùa đông hay mùa hè, khi xong phải lau khô thật nhanh, và tốt nhất là nên dùng máy sấy tóc cho nhanh khô nhé! Đồng thời, các mẹ không nên tắm và gội cùng lúc. Nên tắm vào lúc 9 – 10 giờ sáng và rồi gội đầu vào buổi trưa hoặc xế trưa để tránh phải tiếp xúc lâu với nước. Bởi có thể khiến các chị em bị chóng mặt và té ngã vì vẫn động nhiều.

Có thể mẹ đã nghe nhiều những lời khuyên từ ông bà cha mẹ “phụ nữ sau sinh rất yếu ớt tuyệt đối kiêng tắm trong vòng 1 tháng”. Nhiều gia đình hiện nay vẫ đang áp dụng theo, một số khác lại phản đối kịch liệt. Như vậy, sau sinh bao lâu mẹ có thể tắm gội được? cùng Home Care tìm hiểu các mẹ nhé

Theo các bác sĩ, việc kiêng tắm gội thực sự không cần thiết, thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phục hồi của cơ thể người mẹ.Việc tắm rửa cũng giúp vùng kín được sạch sẽ, giảm nguy cơ viêm nhiễm và giúp bạn cảm thấy thoải mái tinh thần, lưu thông máu tốt hơn.

Tùy thuộc vào việc mẹ sanh thường hay sanh mổ, hoặc có biến chứng gì khi sanh hay không. Hãy hỏi bác sĩ để quyết định xem mẹ bao lâu có thể tắm gội được?

Đối với mẹ sinh thường

Mẹ không cần kiêng cữ quá lâu, sau sinh khoảng 2 ngày mẹ có thể tắm gội nhẹ nhàng bằng nước ấm nhưng phải tắm gội nhanh chóng.Mẹ nên tắm dưới vòi hoa sen, bởi sau sinh vùng âm đạo và đáy chậu sẽ bị đau, đứng tắm dưới vòi hoa sen là cách lý tưởng để giảm bớt đau nhức.

Chú ý vệ sinh vùng kín bằng nước ấm sạch, không nhất thiết sử dụng dung dịch sát khuẩn, nên vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần mỗi ngày hoặc nhiều hơn nếu cần.

Các mũi khâu âm đạo sẽ tự tiêu trong vòng 2 tuần, sau 6 tuần cơ quan sinh dục sẽ trở lại trạng thái bình thường. Khi âm đạo có dấu hiệu sưng phù hề, đau nhiều hơn, mẹ hãy đi thăm khám lại nhé.

Đối với các mẹ sinh mổ

Thể trạng cơ thể khỏe và vết mổ khô là mẹ có thể tắm gội được rồi. Vệ sinh cơ thể nhẹ nhàng và thay quần áo mỗi ngày là việc cần thiết.

Trong mọi trường hợp, vết môt mất 3 tuần để có thể lành. Mẹ hoàn toàn có thể tắm dưới vòi hoa sen nhẹ nhàng, thấm khô vết mổ và cơ thể bằng khăn sạch.

Không được tự ý bôi bất cứ loại kem nào lên vết mổ, mẹ hãy chờ cho đến khi lành hẳn. Nếu mẹ bị đau và sưng quanh vùng vết mổ, hãy đến thăm khám ngay vì có khả năng vết mổ của bạn đã bị nhiễm trùng. Các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, sưng, đỏ, chảy mủ và bung chỉ.

Sản dịch sau sinh

Ngay sau khi sinh con, dù là mẹ sinh thường hay sinh mổ, đều xuất hiện sản dịch [máu chảy ra từ âm đạo như thể bạn đang có kinh nguyệt]. Sản dịch là sự bong tróc lớp nội mạc tử cung. Ngay sau khi sinh, sản dịch sẽ ra nhiều và có màu đỏ tươi.

Sau đó lượng máu sẽ giảm dần và sáng màu hơn, từ đỏ sang đỏ hồng và sau đó là vàng hoặc trắng. Sản dịch có thể kéo dài đến 6 tuần. Mẹ có thể dùng băng vệ sinh để thấm hút.

Phục hồi ngay sau sinh

Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ thì điều quan trọng nhất lúc này là mẹ nghỉ ngơi và dành thời gian cho em bé. Hãy nhớ rằng để chăm sóc em bé, trước tiên mẹ cần chăm sóc bản thân thật khỏe thật tốt. Vì vậy, mẹ hãy chú ý có lối sống lành mạnh và khoa học để chăm sóc tốt sức khỏe cho bản thân và bé yêu của mình.

Để được tư vấn miễn phí và giữ gói trải nghiệm dịch vụ tại nhà, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

HOME CARE – HỆ THỐNG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ TẠI NHÀ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Hotline: 1900 0387 | 0973.871.376 | 096 213 15 15

Trụ sở chính: Liên Cơ, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Cơ sở 2: Đường Ái Mộ, P. Bồ Đề, Q. Long Biên, Hà Nội

Cơ sở 3: Đường Văn Cao, Y Na, Khu hồ Ngọc lân, P. Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh

Cơ sở 4: Tòa B Chung cư Lideco, TP Hạ Long, Quảng Ninh.

Cơ sở 5: KĐT Trung Nghĩa – Hoà Minh – Liên Chiểu – Đà Nẵng.

Cơ sở 6: Chung cư Hoàng Huy, đường Máng Nước, X. An Đồng, H. An Dương, Hải Phòng.

Cơ sở 7: Đường Nguyễn Tông Quai, Tổ 23, phường Trần Lãm, TP. Thái Bình.

Cơ sở 8: Đường Phạm Hồng Thái, phường Vinh Tân, TP.Vinh, T. Nghệ An.

Cơ sở 9: Chung cư Prosper, 22/14 Phan Văn Hớn, P.Tân Thới Nhất, Quận 12, TP. Hồ Chí Minh.

Cơ sở 10: Centana Thủ Thiêm, 36A Mai Chí Thọ, Phường An Phú , Quận 2, Hồ Chí Minh

Cơ sở 11: Đường An Dương Vương, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

XEM THÊM BÀI VIẾT :

=> Quy trình dịch vụ chăm sóc sức khỏe sau sinh mẹ bầu Home Care 

=> Mẹ sau sinh bao lâu thì hết sản dịch

Video liên quan

Chủ Đề