Làm thế nào để học tốt môn lịch sử năm 2024

Học tốt và chinh phục bộ môn Lịch sử & Địa lý là nỗi băn khoăn của không ít học sinh hiện nay. Thường chịu định kiến là những môn học có tính chất "học thuộc" và khá khô khan, Lịch sử & Địa lý gây khá nhiều khó khăn cho học sinh trong quá trình ôn luyện và tìm ra phương pháp học hiệu quả.

Thấu hiểu được tâm lý đó, LVT Education sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết để chinh phục và "xử gọn" hai bộ môn đặc biệt này nhé!

1. Hệ thống hóa kiến thức thành chủ đề

Phương pháp học theo chủ đề giúp bạn có thể nắm rõ được nội dung cốt lõi của từng phần trong bài học. Bạn có thể phân chia bài học thành các phần Lịch sử Việt Nam và Lịch sử Thế giới. Trong phần Lịch sử Việt Nam, các bạn có thể chia nhỏ tiếp tục các chủ đề nhỏ như: Liên Xô và các nước Đông Âu sau CTTG2, Á – Phi – Mỹ La Tinh từ 1945 đến nay, Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc,...

Còn đối với Địa Lý, các bạn có thể chia nhỏ kiến thức thành các chủ đề như: vùng biển Việt Nam, đặc điểm địa hình Việt Nam,…

Cách học theo chủ đề giúp hệ thống hóa kiến thức, tránh rơi vào tình trạng ghi nhớ máy móc các sự kiện, nội dung rời rạc, tản mác. Học tập theo chủ đề đối với bộ môn Lịch sử và Địa Lý sẽ giúp các bạn có động cơ học tập rõ ràng, làm chủ được quá trình học tập, phát huy tính tích cực và sự sáng tạo trong quá trình ôn luyện.

Làm thế nào để học tốt môn lịch sử năm 2024

Địa lý và cách tiếp cận môn học này hiệu quả đang dần trở thành mối quan tâm hàng đầu của các giáo viên hiện nay.

2. Kết hợp bảng biểu, sơ đồ, hình ảnh, video minh họa

Sử dụng sơ đồ, biểu đồ hoặc bản dạng giúp bạn thấy được mối quan hệ giữa các sự kiện, nhân vật và khái niệm quan trọng. Từ đó, bạn có một hồ sơ thông tin để ghi nhớ nhanh chóng và hiệu quả.

Nhiều "tiền bối" là những học sinh chuyên Sử - Địa, học sinh đạt giải cao Kỳ thi Học sinh Giỏi chia sẻ rằng các bạn có thể tham khảo các tài liệu bên ngoài, không chỉ gói gọn các kiến thức trong sách giáo khoa và xem những video sự kiện lịch sử để dễ dàng ghi nhớ hơn mà không cần đầu tư quá nhiều thời gian vào học thuộc.

Khi đó, chúng ta sẽ có thêm thời gian để nghiên cứu, liên tưởng nội dung lịch sử thêm sống động. Bên cạnh đó, các bạn nên vẽ sơ đồ tư duy, ghi lại các mốc thời gian của sự kiện và các ý chính một cách ngắn gọn để kiến thức được đọng lại lâu và có chiều sâu hơn.

3. Lập kế hoạch học tập chi tiết

Thiết kế và tạo lập lịch ôn tập giúp học sinh thiết lập thói quen học tập đều đặn. Việc dành thời gian cố định mỗi ngày hoặc hàng tuần cho việc ôn tập sẽ giúp bạn duy trì động lực và tránh việc bỏ lỡ việc học.

Các sĩ tử có thể liệt kê các chủ đề, sau đó phân chia thời gian một cách hợp lý cho từng nội dung. Điều này một mặt tránh được việc bỏ sót bất kỳ nội dung nào, mặt khác giúp bạn không bị áp lực về việc ôn tập đồng loạt nhiều thông tin một cách quá tải.

Ngoài ra, sau khi học bài xong cần dành thời gian để kiểm tra và hệ thống hóa lại kiến thức bài học. Đây là bước vô cùng quan trọng giúp quá trình ghi nhớ diễn ra chính xác. Đặc biệt, cần ôn lại thông tin sau một khoảng thời gian nhất định.

Làm thế nào để học tốt môn lịch sử năm 2024

Lịch sử dự kiến trở thành môn học bắt buộc tại Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2024.

4. Ôn luyện và tham gia thi thử

Một trong những phương pháp hiệu quả để kiểm tra học lực thực tế và để xem liệu phương pháp học của mình đã phù hợp hay chưa chính là tham dự các Kỳ thi thử, nhằm mục đích cọ sát trực tiếp với cấu trúc đề thi thật. Kỳ thi thử từ các trường THPT hoặc các trung tâm giáo dục uy tín sẽ là cơ hội tốt để học sinh kiểm tra năng lực và làm quen với áp lực phòng thi.