Lạm phát tăng cao sẽ khiến giá trái phiếu có xu hướng tăng

Kênh đầu tư nào lên ngôi khi lạm phát tăng nóng

Dòng tiền trú ẩn gia tăng vào bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, phân hóa mạnh trên thị trường chứng khoán, dè dặt đổ vào vàng, tiền số, trong khi tiết kiệm ngân hàng vẫn giữ được chỗ đứng.

Trong bối cảnh lạm phát hiện nay, bất động sản được xem là kênh đầu tư ưa thích. Ảnh: Đức Thanh

Phòng thủ vào vàng hay bất động sản?

Lạm phát trên thế giới tăng mạnh cùng bão giá hàng hóa đang khiến nhà đầu tư thấp thỏm lo lắng, tìm kênh trú ẩn. Trên thế giới, nhiều nhà đầu tư rút khỏi kênh đầu tư rủi ro như tiền số, chứng khoán… và tìm đến các kênh đầu tư an toàn như vàng, trái phiếu, bảo hiểm, tiết kiệm.

Giá vàng trên thế giới đã tăng 10% từ đầu năm đến nay. Theo số liệu của Hội đồng Vàng thế giới, nhu cầu vàng vật chất đang ở mức cao nhất trong vòng 1 thập kỷ qua. Công ty Silver Bullion tại Singapore cho hay, doanh số bán vàng và bạc của công ty ông đã tăng 235% trong tuần đầu tiên sau khi Nga tấn công Ukraine và vẫn tiếp tục tăng mạnh.

Tuy vậy, ở Việt Nam, giá vàng chênh lệch quá lớn với giá thế giới, khiến nhà đầu tư vàng lỗ nặng trong giai đoạn vừa qua. Việc thiếu liên thông với thị trường thế giới khiến vàng trở thành kênh đầu tư rủi ro, không được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng.

Trong khi đó, ở Việt Nam, dòng tiền dường như ưa thích trú ẩn vào bất động sản. TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, năm 2022, dòng tiền sẽ tiếp tục tăng mạnh vào bất động sản, bất chấp lạm phát tăng, chủ yếu vẫn là thị trường đầu cơ. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư lo lắng chốt lời chứng khoán và đổ tiền sang bất động sản.

Cùng chung nhận định này, ông Phạm Anh Khôi, Tổng giám đốc Công ty Dịch vụ tài chính bất động sản [FINA] cũng cho rằng, bất động sản có mối tương quan với lạm phát, thường tăng giá theo lạm phát và được nhà đầu tư coi là kênh trú ẩn an toàn. Chưa kể, gói hỗ trợ kinh tế 350.000 tỷ đồng sắp được triển khai, trong đó có gần 114.000 tỷ đồng rót vào kết cấu hạ tầng càng hỗ trợ kênh đầu tư này tăng giá.

Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng, bất động sản chỉ tăng tương quan với lạm phát trong bối cảnh lạm phát Việt Nam tiến dần tới lạm phát mục tiêu [4%]. Nếu như lạm phát tăng vọt, vượt con số này, thì lãi suất cho vay sẽ tăng cao, từ đó tác động ngược tới thị trường bất động sản, bởi tỷ trọng vốn vay với nhà đầu tư bất động sản là khá lớn.

Một kênh đầu tư phòng thủ nữa được khá nhiều người quan tâm thời điểm này là trái phiếu doanh nghiệp. Với mức lãi suất cao gần gấp đôi lãi suất ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp đang được khá nhiều nhà đầu tư săn đón. Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam [VBMA], 2 tháng đầu năm nay, lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành ra thị trường khoảng gần 26.000 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ năm ngoái. Tuy vậy, theo các chuyên gia, nhà đầu tư nên chọn mua trái phiếu doanh nghiệp lãi suất thả nổi để hưởng lợi nhờ xu hướng tăng lãi suất, thay vì chọn trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cố định.

Chứng khoán, tiền số: Triển vọng trái ngược

Theo ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia kinh tế, trong bối cảnh lạm phát gia tăng, chứng khoán là một trong những kênh đầu tư bị ảnh hưởng tiêu cực nhất.

Với mức lãi suất cao gần gấp đôi lãi suất ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp đang được khá nhiều nhà đầu tư săn đón.

Trên thực tế, thị trường chứng khoán đã đi ngang ở mốc 1.500 điểm suốt gần 5 tháng qua và giảm mạnh đầu tuần này. Gần đây, một số ngành như dầu, than, phân đạm, cảng biển, hóa chất… kéo Chỉ số VN-Index tăng mạnh, trong khi nhiều ngành khác đã giảm rất sâu.

“Tôi cho rằng, triển vọng thị trường chứng khoán trong quý II, quý III không tốt lắm, bởi ngay cả khi chiến tranh kết thúc, thì lạm phát vẫn rất cao, các nước sẽ tăng các biện pháp thắt chặt tiền tệ. Một khi các nước thắt chặt tiền tệ [như tăng lãi suất, thu hẹp bảng cân đối tài sản…], thì thị trường tài chính toàn cầu, trong đó có Việt Nam, sẽ bị ảnh hưởng xấu”, ông Khánh nhận định.

Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, ông Phan Dũng Khánh cho rằng, nên nắm giữ những tài sản và những mã cổ phiếu thuộc các ngành nhóm phòng thủ, ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát.

Chuyên gia này cũng đưa ra lời khuyên, nhà đầu tư nên tự động hóa tài chính để tối ưu hiệu quả kinh doanh, hưởng lãi kép. Chẳng hạn, với gửi tiết kiệm, nhà đầu tư có thể tự động gửi online lấy lãi mỗi khi có khoản thu nhập nào đó ở nhiều kỳ hạn và tự động gộp lãi của các khoản với nhau để có thể nhận lãi kép. Hiện nay, trên hệ thống online của nhiều định chế tài chính đã có khá nhiều công cụ đầu tư tự động hóa cho nhà đầu tư lựa chọn.

Riêng với thị trường tiền số, ông Khánh cho rằng, thị trường này sẽ còn bị ảnh hưởng xấu trong ngắn hạn. Về cơ bản thị trường sẽ tiếp tục đi ngang, tích lũy và sẽ có triển vọng sáng sủa hơn trong trung, dài hạn. Tuy vậy, với tiền số, sẽ có những dự án bị thanh lọc, biến mất, nên nhà đầu tư cần hết sức thận trọng.

Đặc biệt, trong bối cảnh lạm phát gia tăng, thị trường tài chính toàn cầu rủi ro, các chuyên gia kinh tế khuyến nghị, nhà đầu tư không nên sử dụng đòn bẩy, vay mượn. Bên cạnh đó, cần phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định [khoảng 10%] để có thể kịp thời tận dụng các cơ hội cũng như tái cơ cấu danh mục đầu tư.

Lan Hương [dịch]   -   Thứ hai, 14/06/2021 09:23 [GMT+7]

Tâm điểm chú ý của thị trường đổ dồn vào bài phát biểu của Chủ tịch Fed - ông Jerome Powell trong tuần này. Ảnh AFP

Lạm phát cao đột ngột sẽ tác động đến thị trường chứng khoán

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư toàn cầu đang đổ dồn về cuộc họp của của Ủy ban Thị trường mở Liên bang [FOMC] - cơ quan hoạch định chính sách của Fed tổ chức vào tuần này. Câu hỏi lớn nhất lúc này: “Liệu Fed có nâng lãi suất sớm hơn dự kiến?”.

Lạm phát cao thường bị coi là tiêu cực đối với thị trường chứng khoán vì làm tăng chi phí đi vay, tăng chi phí đầu vào [nguyên vật liệu, lao động] và giảm chất lượng cuộc sống của người dân do mọi chi phí tăng.

Nhưng quan trọng nhất, nó làm giảm kỳ vọng tăng trưởng thu nhập, gây áp lực giảm giá cổ phiếu.

Giới phân tích và nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều dự đoán sẽ có một mức lạm phát nhất định mỗi năm và điều chỉnh mức lợi nhuận kỳ vọng so với mức lạm phát kỳ vọng.

Ví dụ, nếu các nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận thực khoảng 6%/ năm [bao gồm cả cổ tức] và lạm phát là 2%/năm, thì các nhà đầu tư sẽ kỳ vọng lợi nhuận khoảng 8% một năm khi lạm phát được tính vào.

Nhưng nếu lạm phát đột ngột tăng từ 2% lên 4% rất nhanh, lịch sử trên thị trường chứng khoán cho thấy thị trường tổng thể sẽ phản ứng tiêu cực.

Đó là bởi vì các nhà đầu tư sẽ yêu cầu lợi tức cao hơn để bù đắp cho rủi ro cao hơn. Thay vì lợi nhuận 8%, nhà đầu tư có thể yêu cầu lợi nhuận 10%.

Lạm phát trong thời kỳ kinh tế bùng nổ khác với lạm phát trong thời kỳ kinh tế tồi tệ.

Lạm phát và thị trường chứng khoán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ảnh TL

Để hiểu được mối quan hệ lạm phát – chứng khoán không đơn giản. Thị trường chứng khoán phản ứng tiêu cực hơn với lạm phát khi nền kinh tế đang suy thoái. Nhưng chứng khoán lại phản ứng ít hơn với lạm phát khi nền kinh tế đang trên đà mở rộng.

Khi nền kinh tế đang co lại, lợi nhuận và doanh thu thường giảm ngay cả khi không có lo ngại về lạm phát. Khi nền kinh tế đang bùng nổ, lợi nhuận cao hơn như hiện tại và nền kinh tế có thể chịu được lạm phát cao hơn.

Tác động của lạm phát tăng lên từng nhóm cổ phiếu là khác nhau

Nhóm cổ phiếu tăng trưởng có xu hướng hoạt động kém hơn khi lạm phát tăng.

Ví dụ, công ty A [nhóm cổ phiếu giá trị] kiếm được 1 đô la/năm. Sau 10 năm, công ty A kiếm được 10 đô la.

Công ty B [nhóm cổ phiếu tăng trưởng] chỉ kiếm được 10 xu vào năm thứ 1, nhưng kiếm 20 xu vào năm thứ 2, 40 xu vào năm sau đó… Sau 10 năm, công ty B kiếm được 10 đô la.

Như vậy, với nhóm cổ phiếu giá trị, mỗi năm công ty tạo ra khoảng lợi nhuận như nhau. Nhưng đối với nhóm cổ phiếu tăng trưởng, lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn trong tương lai.

Các nhà đầu tư mua cổ phiếu tăng trưởng ước tính giá trị hiện tại của dòng thu nhập tương lai sẽ là bao nhiêu. Khi lạm phát hoặc lãi suất bắt đầu tăng hơn dự kiến, nó làm giảm giá trị của nguồn thu nhập trong tương lai.

Một nguyên nhân nữa là khi trái phiếu chính phủ tăng sẽ khiến kênh đầu tư này trở nên hấp dẫn, thu hút dòng tiền hơn so với cổ phiếu.

Một lý do khác là lạm phát và lãi suất cao hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai của các công ty.

“Những cổ phiếu tăng trưởng thường hấp dẫn hơn cổ phiếu giá trị vì nhà đầu tư kì vọng lợi nhuận còn tăng hơn nữa. Nếu lạm phát gia tăng, đồng nghĩa với việc bạn phải giảm thu nhập trong tương lai”, Larry Swedroe, Giám đốc nghiên cứu của Buckingham Strategic Wealth cho biết.

Các cổ phiếu vốn hóa nhỏ - đặc biệt là cổ phiếu tăng trưởng - thường bị ảnh hưởng vì chúng nhạy cảm hơn với lãi suất.

Các cổ phiếu có cổ tức cao, cũng thường bị ảnh hưởng bởi vì các nhà đầu tư coi trái phiếu chính phủ có lợi suất cao hơn như một giải pháp thay thế ít rủi ro hơn và vì cổ tức thường không theo kịp mức lạm phát.

Lạm phát không có nghĩa là xấu

Lạm phát không phải là tất cả đều xấu. Lạm phát ở một mức nào đó có thể có lợi. Ví dụ, trong một số trường hợp, lạm phát vừa phải có thể kích thích tăng trưởng việc làm.

“Lạm phát nhẹ nói chung là tốt, vì đó là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang phát triển và các doanh nghiệp có thể tăng giá,” ông Swedroe nói.

Thậm chí có thể có một "điểm ngọt" cho lạm phát. “Thống kê lợi nhuận của S&P 500 trong 10 năm qua, kết quả cho thấy lợi nhuận thực tế cao nhất xảy ra khi lạm phát từ 2% đến 3%,” nhà phân tích đầu tư Kristina Zucchi nhận định.

Video liên quan

Chủ Đề