Lãi suất 13 là gì

Biên độ lãi suất là gì?

Biên độ lãi suất hay biên độ lợi nhuận là tỷ suất lợi nhuận mà các ngân hàng/tổ chức tín dụng đặt ra từ các khoản cho vay.

Biên độ lợi nhuận là căn cứ để ngân hàng đề ra mức lãi suất vay cho khách hàng và được tính theo công thức:

Biên độ lãi suất + lãi suất cơ bản = lãi suất cho vay

Ví dụ: Biên độ lãi suất của ngân hàng A là 4%, lãi suất cơ bản là 5%, thì mức lãi suất ngân hàng A cho khách hàng vay là: 9%

Trong đó, lãi suất cơ bản là mức lãi suất sàn được ngân hàng nhà nước công bố. Biên độ lãi suất của các ngân hàng thường vào khoảng 3,5% 5%/năm.

Biên độ lãi suất

Cách tính lãi suất cho vay theo biên độ lãi suất tại các ngân hàng

Tại các ngân hàng, hiện nay có 2 loại lãi suất được áp dụng là lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Trong đó, lãi suất cố định là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố, quyết định mức chuẩn cho các ngân hàng, nó không phụ thuộc vào biến động thị trường. Còn lãi suất thả nổi được các ngân hàng ấn định theo tình hình thị trường, thông thường được sử dụng để làm lãi suất cho vay. Lãi suất thả nổi sẽ có sự biến động, thay đổi định kỳ có thể là 6 tháng, 12 tháng theo biên độ lãi suất. Hiện nay, các ngân hàng sẽ ấn định lãi suất cho vay theo các công thức sau đây:

Biên độ lãi suất + lãi suất tiết kiệm 12 tháng hoặc 13 tháng = lãi suất cho vay

Ngân hàng sẽ tăng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng lên để thu hút nguồn tiền tiết kiệm và thực hiện cho vay với lãi suất cao. Công thức này được áp dụng khá phổ biến tại các ngân hàng hiện nay.

Biên độ lãi suất + lãi suất tiết kiệm cao nhất = lãi suất cho vay

Công thức này chứa đựng nhiều rủi ro cho khách hàng. Rủi ro ở đây là ngân hàng chủ động tăng lãi suất các loại kỳ hạn tiền gửi mà ít khách hàng sử dụng, như kỳ hạn dài, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang để làm cơ sở điều chỉnh lãi suất cho vay.

Biên độ lãi suất + lãi suất bình quân của nhóm Big 4 [bốn ngân hàng quốc doanh lớn] = lãi suất cho vay

Nếu vay theo công thức này thì người vay sẽ được đảm bảo hơn. Tuy nhiên công thức này rất ít được các ngân hàng lựa chọn hoặc chỉ dành riêng cho các khách hàng quan trọng hoặc vào các chương trình đặc biệt

Cách tính lãi suất cho vay theo biên độ lãi suất

Biên độ lãi suất của một số ngân hàng áp dụng hiện nay

Dưới đây là biên độ lãi suất một số ngân hàng áp dụng cụ thể:

  • Vietcombank: Biên độ lãi suất là 3,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%.
  • BIDV: Biên độ lãi suất là 4%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,15%/năm.
  • Vietinbank: Biên độ lãi suất là 3,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 36 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11%/năm.
  • Sacombank: Biên độ lãi suất là 5,5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 13,5%/năm.
  • MBBank: Biên độ lãi suất là 4,2%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 24 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 11,5%/năm.
  • SCB: Biên độ lãi suất là 5%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,7%/năm.
  • ACB: Biên độ lãi suất là 3,9%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 13 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 12,5%/năm.
  • Shinhan Bank: Biên độ lãi suất là 4%. Theo đó, lãi suất cho vay sẽ là lãi suất tiền gửi tiết kiệm 12 tháng + biên độ lãi suất, khoảng 10,5%/năm.

Lưu ý: Những thông tin về lãi suất và biên độ lãi suất sẽ thay đổi định kỳ, phụ thuộc vào chương trình ưu đãi của từng ngân hàng.

Có thể thấy, biên độ lãi suất là căn cứ để các ngân hàng quy định mức lãi suất cho khách hàng vay vốn. Biên độ lãi suất cũng có thể thay đổi theo định kỳ và mỗi ngân hàng sẽ áp dụng cách tính biên độ lãi suất khác nhau. Khách hàng nên tìm hiểu kỹ để tự tin hơn trước các quyết định về vay vốn tại ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề