Kinh nghiệm làm To trưởng sản xuất

Đảm bảo chất lượng - khối lượng sản phẩm và thời gian giao hàng đúng hạn, nhiệm vụ này được đặt lên vai các Tổ trưởng sản xuất giỏi. Vì vậy nâng cao chất lượng quản lý cho các Tổ trưởng sản xuất, người trực tiếp thúc đẩy tăng năng xuất - thu nhập và tiết kiệm chi phí là khâu đột phá của quá trình phát triển đồng đều nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.Trong sản xuất của doanh nghiệp, muốn đảm bảo chất và lượng của sản phẩm theo đúng thời gian và mục tiêu đề ra cần chú ý quan tâm đến đội ngũ Tổ trưởng sản xuất. Người Tổ trưởng sản xuất giỏi sẽ giúp cho việc thúc đẩy tăng năng xuất – sản lượng và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả.Một chiến lược nhân sự hoàn hảo, không thể thiếu chương trình đào tạo Tổ trưởng sản xuất chuyên nghiệp về năng lực quản lý tổ. Tổ sản xuất là nơi tác động trực tiếp đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp - thu nhập - năng suất - chất lượng sản phẩm... Nâng cao năng suất - chất lượng và ổn định nhân sự phải bắt  đầu từ tổ sản xuất. Đó là chiến lược nhân sự có đôi chân vững chắc.Việc vận hành quy trình sản xuất tại phân xưởng (nhà máy), ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện đúng các yêu cầu của đơn hàng …đều do các Tổ trưởng đảm nhiệm. Tổ trưởng sản xuất đóng vai trò là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền quản lý sản xuất – mắt xích gần gũi trực tiếp nhất với người lao động. Do vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn và các kỹ năng quản lý tổ cho Tổ trưởng là yêu cầu cấp bách của các doanh nghiệp cần phải thực thi.Hiểu được điều này, những năm qua, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM đã phối hợp cùng các Chuyên gia, Giảng viên nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động quản lý sản xuất triển khai nhiều chương trình đào tạo, trong đó có chương trình “Tổ Trưởng Sản Xuất giỏi”. Chương trình được thiết kế dành cho các cán bộ, đội ngũ tổ trưởng,  trưởng nhóm, giám sát sản xuất và các cán bộ nghiệp vụ liên quan đến hoạt động sản xuất tham gia và đã được sự đón nhận rất nhiệt tình của các Doanh nghiệp.

Các học viên tham gia thảo luận trong chương trình đào tạo Tổ Trưởng Sản Xuất Chuyên NghiệpMục tiêu đầu tiên của khóa học được Giảng viên chia sẻ đến với Học viên là thấu hiểu được một người Tổ Trưởng Sản Xuất giỏi sẽ mang lại điều gì cho doanh nghiệp sản xuất? Để đạt được điều đó, người Tổ Trưởng Sản Xuất cần xác định rõ ràng được vai trò và nhiệm vụ của bản thân một cách cụ thể qua những hoạt động mình đang đảm nhận, từ đó nâng cao phương thức quản lý cả về chất và lượng của sản phẩm trong phạm vi tiêu hao lãng phí ở mức thấp nhất có thể.Vậy, làm sao để thực hiện được những điều này?Các Học viên đã được tham gia thảo luận, trình bày quan điểm, chính kiến cá nhân để chia sẻ những khó khăn, quan điểm thực hiện công việc và những trở ngại gặp phải từ đó đưa ra những cách thức xử lý thông minh và khoa học hơn. Bên cạnh đó, người Tổ Trưởng Sản Xuất cũng được trang bị một số quy tắc ứng xử, giải quyết với đội ngũ công nhân tại phân xưởng về các vấn đề khen ngợi, động viên, xử lý một số trường hợp sai phạm bằng khiển trách, đề nghị kỷ luật một cách khéo léo, hợp tình hợp lý đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp sản xuất và người lao động.Tham gia khóa đào tạo “Tổ Trưởng Sản Xuất Chuyên Nghiệp”, các Học viên không chỉ được nâng cao kỹ năng, kiến thức và trình độ bản thân mà thông qua đó, người Tổ trưởng sản xuất còn biết cách để hỗ trợ, truyền đạt kinh nghiệm để nâng cao hoạt động của người lao động, làm gắn bó thêm mối quan hệ giữa các bộ phận liên quan đến hoạt động sản xuất, xa hơn là gắn kết người lao động trung thành và một lòng hướng đến kết quả chung của doanh nghiệp.Anh Thái Công Tuấn chia sẻ về cảm nhận khi tham gia khóa đào tạo Tổ Trưởng Sản xuất Chuyên Nghiệp tại SAMAnh Thái Công Tuấn – Trưởng ca Công Ty Cổ Phần Giấy An Bình tham gia lớp “Tổ Trưởng Sản Xuất Chuyên Nghiệp” chia sẻ:  “Trong thời gian tham gia khóa học Tổ trưởng sản xuất, mình cảm thấy nội dung chương trình rất hay và bổ ích, trang bị cho mình nhiều kiến thức, kỹ năng để có thể vận dụng vào công việc. Giảng viên rất nhiệt tình, phương pháp giảng dạy của Thầy cũng như chia sẻ kinh nghiệm rất dễ hiểu. Cách thức phục vụ Học viên cũng rất bài bản và chuyên nghiệp”.

Show

Tổ trưởng sản xuất là người trực tiếp quản lý, giám sát và điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất trong tổ. Vậy một tổ trưởng sản xuất phải làm gì để quản lý công nhân hiệu quả? Hãy tìm hiểu điều này cùng Tuyencongnhan.vn!

Kinh nghiệm làm To trưởng sản xuất
Bạn có biết kinh nghiệm quản lý công nhân sản xuất thế nào là hiệu quả?

Vận hành quy trình sản xuất trong tổ tại phân xưởng, nhà máy; ổn định số lượng hàng hóa; nâng cao chất lượng sản phẩm; cung ứng đầy đủ và kịp thời đơn hàng theo yêu cầu của cấp trên và nhu cầu của khách hàng; giải quyết những vấn đề phát sinh (nếu có); ...đều là những công việc mà một Tổ trưởng sản xuất phải trực tiếp đảm nhiệm.

Tổ trưởng sản xuất là người hàng ngày quản lý hàng chục công nhân làm việc. Tuy nhiên, đối tượng công nhân lao động tại Việt Nam lại có đặc thù chung như: nhiều vùng miền, trình độ chưa cao và không đồng đều, nhận thức và ý thức còn thấp và khác nhau, tính bè phái và cảm tính, …Quản lý sản xuất đã khó, quản lý con người, nhất là tác phong nghề nghiệp còn khó hơn. Một người quản lý giỏi không chỉ thành công trong việc hoàn thành chỉ tiêu, thậm chí vượt mức đã nhận, mà còn phải nâng cao ý thức, nhận thức của từng công nhân vào nhận thức chung của tập thể, của công ty.

Là một người quản lý có năng lực, trách nhiệm và đạo đức, bạn phải quan tâm đến những điều sau:

+ Tố chất của người quản lý: bỏ qua những yếu tố bẩm sinh, người quản lý cần trang bị những đặc điểm như: tướng tá, giọng nói, gương mặt, tác phong, tính tình, sự hòa đồng trong mức cho phép,…thích hợp với yêu cầu công việc. Cụ thể, một quản lý đúng chuẩn là người có tác phong gọn gàng, chuẩn mực; gương mặt đủ nghiêm nghị nhưng không nhăn nhó, căng thẳng; ăn nói rõ ràng và chỉ nói vào trọng tâm; không để cảm xúc cá nhân ảnh hưởng đến công việc; sẵn sàng cười chào, dù xã giao, với công nhân; đối xử công bằng, công tư phân minh với cấp dưới, đồng thời khéo léo với cấp trên;…những điều này tạo sự tôn trọng, tin tưởng và sự thoải mái nhất định trong tổ.​

+ Kỹ năng mềm trong quản lý sản xuất: đó là kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, những kỹ năng bổ trợ cho công việc như vi tính văn phòng. Là người chịu trách nhiệm truyền đạt nhiệm vụ sản xuất, quy định, quy chế chung của cấp trên đến các công nhân trong tổ, người quản lý cần nói chính xác, rõ ràng mọi vấn đề. Bởi chỉ cần bạn nói thiếu ý hoặc không rõ ý thì hậu quả có thể sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần nói nhẹ nhàng, lịch sự, đúng chuẩn, không quát tháo, chửi mắng hay có hành vi “cậy quyền” để ra lệnh vượt ngoài khả năng và quy định cho phép. Ngoài ra, khi nội bộ xảy ra sự cố hay mâu thuẫn, cần bình tĩnh lắng nghe, nhìn nhận khách quan, không cảm tính; nắm bắt tình hình, phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp, tối ưu nhất, giải quyết tận gốc, nhanh chóng đi vào sản xuất bình thường.

Làm gì để nâng cao năng suất lao động?

Nhiệm vụ quan trọng nhất của Tổ trưởng sản xuất là phải đảm bảo hoàn thành, thậm chí vượt mức chỉ tiêu được giao, tức phải đảm bảo nâng cao năng suất lao động. Để làm được điều này, người tổ trưởng cần chú trọng:

+ Con người: kiểm soát thao tác của từng công nhân, đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình, quy định đã hướng dẫn; thường xuyên kiểm tra, phân tích đánh giá lại thao tác làm việc của công nhân tại từng công đoạn, phát hiện thao tác thừa để loại bỏ hoặc điều chỉnh lại cho phù hợp.

+ Thiết bị: nâng công suất máy, tối ưu thời gian sử dụng thiết bị; thường xuyên kiểm tra, theo dõi chất lượng hoạt động của thiết bị; kịp thời phát hiện, sửa chữa hoặc thay thế mới những thiết bị hư hỏng hoặc không đáp ứng yêu cầu.

+ Nguyên liệu: không dùng sai, dùng phí, đảm bảo dự trữ đủ cho sản xuất

+ Phương pháp: thực hiện đúng quy trình, quy định sản xuất, hạn chế/ giảm các tổn thất trong sản xuất do cài đặt, nhầm nguyên liệu, sai quy trình, tái chế, giảm tốc độ máy, không tải, máy hư,…

Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra khu vực làm việc, phát hiện và kịp thời khắc phục những điểm không phù hợp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất như cách bố trí mặt bằng, ánh sáng, nhiệt độ môi trường, phân chia công việc, đội nhóm,…đảm bảo tạo điều kiện làm việc thuận lợi, thoải mái nhất cho công nhân.

Kinh nghiệm làm To trưởng sản xuất
Ảnh nguồn Internet

Đây là vấn đề khiến không ít tổ trưởng sản xuất đau đầu. Một trong những yếu tố tác động rất lớn đến năng suất lao động là môi trường làm việc, tức tâm lý công nhân. Một môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng, công nhân được công nhận, đối xử công bằng, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, được tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành công việc,…là những điều mà mọi công nhân đều mong muốn có được. Để làm được điều này, người làm công tác quản lý sản xuất cần phải:

+ Có khả năng tạo lực hút, tức thu hút công nhân lắng nghe trong giao tiếp, truyền đạt và tán đồng.

+ Làm việc cởi mở, chủ động chia sẻ, động viên, hỗ trợ công nhân kịp thời không chỉ trong công việc mà còn trong đời sống

+ Thiết lập mục tiêu rõ ràng và tạo điều kiện để công nhân nỗ lực hoàn thành nó

+ Xem xét, đánh giá công nhân công bằng theo năng lực, kết quả công việc; không giúp đỡ người thân, không ức hiếp kẻ yếu

+ Nghiêm minh và công bằng trong vấn đề xử lý những tính huống, mâu thuẫn liên quan đến con người, xử lý đúng người đúng tội, hợp tình hợp lý, không bênh vực, không định kiến

+ Nỗ lực hết mình “đòi” quyền lợi chính đáng cho công nhân, tích cực tuyên truyền, phát động thi đua, tạo động lực để công nhân hăng say sản xuất.

Quản lý sản xuất đã khó, quản lý con người còn khó hơn. Một Tổ trưởng sản xuất thực thụ phải là người vừa có tài, tức nắm vững chuyên môn nghiệp vụ; vừa có tâm, tức được lòng mọi người nhất là công nhân lao động. Chỉ khi tất cả thành viên trong tổ đều cảm nhận được vai trò, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ chính đáng của mình thì họ mới thực sự cố gắng, nỗ lực và quyết tâm phấn đấu vì lợi ích của bản thân, của tập thể.

Xem thêm: Kinh nghiệm quản lý công nhân may chuyền trưởng cần biết

Ms. Công nhân