Khai báo y tế địa phương ở đâu

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, việc khai báo với y tế phường rất cần thiết, đặc biệt là đối với những trường hợp lớn tuổi và có bệnh lý nền.

F0 ngại khai báo, hệ lụy khôn lường

Cách đây không lâu, ngày 28-1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM [HCDC] đã đưa ra cảnh báo đối với người dân thông qua trường hợp một bệnh nhân 65 tuổi tử vong do tự điều trị COVID-19 tại nhà mà không khai báo y tế phường.

Giữa tháng 2-2022, chị T.T. [25 tuổi, TP Thủ Đức] phát hiện mình dương tính COVID-19, tuy nhiên chị không khai báo với trạm y tế vì nghĩ mình sẽ nhanh khỏi khi đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin.

Ông Hồ Văn Tiên - tổ 20, khu phố 2, phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức - cho biết trên địa bàn phường vừa qua có một số trường hợp mắc COVID-19 nhưng không khai báo với y tế địa phương. Những người này khi hết bệnh mới cho biết mình đã nhiễm trước đó. Họ chủ yếu là những người lớn tuổi, không khai báo vì sợ bị cách ly tập trung và không được chăm sóc y tế.

"Khu phố chúng tôi thành lập một tổ y tế lưu động bao gồm 6 người gồm có tổ dân phố, nhân viên y tế, cán bộ phường... tập hợp để hỗ trợ F0. Khi có trường hợp nào sốt, ho, khó thở thì người khai báo chỉ cần chụp CMND và báo địa chỉ, chúng tôi sẽ trực tiếp xuống hỗ trợ test nhanh, tư vấn, điều trị. Trong quá trình điều trị bệnh nhân, nếu có biểu hiện khó thở thì chúng tôi sẽ cấp tốc mang bình oxy xuống, sơ cứu bệnh nhân và chuyển viện kịp thời. Những trường hợp lớn tuổi, có bệnh nền không khai báo thực sự rất nguy hiểm", ông Tiên cho biết.

Linh động xử lý ca nhiễm

Bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Hòa- phó trưởng Trạm y tế phường 3, quận Phú Nhuận, TP.HCM - cho biết số ca F0 tại phường gia tăng, trạm luôn linh động trong việc tiếp nhận và xử lý ca nhiễm. "Người dân có thể khai báo trực tiếp qua số đường dây nóng của trạm, trạm lưu động hoặc số của trưởng trạm mà trước đó đã được cung cấp cho tổ dân phố thông tin rộng rãi đến người dân. Trạm sẽ cử nhân viên y tế đến trực tiếp để kiểm tra tình trạng bệnh và cấp phát thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế", BS Hà chia sẻ.

Theo PGS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], trước tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp và khó lường như hiện nay thì việc khai báo y tế khi nhiễm bệnh vẫn cần thiết. "Hiện nay chúng ta đang áp dụng trạng thái bình thường mới và thích ứng an toàn với dịch bệnh nhưng vẫn cần thống kê số ca nhiễm ở từng địa phương để có thể xác định ổ dịch, tránh làm nguồn lây nhiễm trong cộng đồng. Đồng thời, việc khai báo sẽ giúp người bệnh được hướng dẫn, tư vấn và điều trị phù hợp, được theo dõi sức khỏe để phòng những trường hợp chuyển nặng được điều chuyển kịp thời", ông Phu chia sẻ.

Một chuyên gia dịch tễ cũng cho rằng việc bệnh nhân F0 khai báo là vô cùng quan trọng. "Thường trong một gia đình có F0 thì các thành viên còn lại có nguy cơ nhiễm rất cao. Khai báo bệnh giúp y tế có thể theo dõi sức khỏe kể cả các F1, nhất là với gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ", vị chuyên gia này nói. Ngoài ra, các chuyên gia lưu ý khai báo bệnh còn giúp ngành y tế có các biện pháp ứng phó kịp thời với xu hướng dịch, tránh gây quá tải, áp lực lên hệ thống y tế. Tuy nhiên, người bệnh cũng nên thận trọng khi tự thực hiện các xét nghiệm nhanh tại nhà bởi nếu thực hiện không đúng phương pháp thì có thể cho kết quả sai. Nếu nghi ngờ kết quả, có thể nhờ nhân viên y tế kiểm tra lại.

Khi nào nhân viên y tế đến nhà?

Tại TP.HCM, các trường hợp nhiễm COVID-19 bắt buộc phải khai báo với địa phương. Khi trạm y tế tiếp nhận thông tin khai báo có người mắc COVID-19, nhân viên y tế sẽ xuống trực tiếp nơi cư trú kiểm tra, thăm khám tình trạng bệnh, xem xét điều kiện cách ly, điều trị cho bệnh nhân. Sau đó, trạm y tế sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, cấp phát thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; bệnh nhân hoàn thành cách ly khi có kết quả xét nghiệm âm tính.

Nên ứng dụng công nghệ trong khai báo F0

Trong khi đó, nhiều nơi không bắt buộc người dân ra trạm y tế để khai báo mà có thể khai báo online. Các giấy tờ xác nhận điều trị tại nhà, hoàn thành cách ly y tế cũng được chuyển qua thư điện tử hoặc chuyển qua cán bộ tổ dân phố, Đoàn thanh niên.

Theo ông Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế], việc khai báo y tế là cần thiết để thống kê những ca nhiễm COVID-19 hiện nay.

Tuy nhiên, việc khai báo nên thực hiện qua các phần mềm, không cần quá hành chính tạo phiền hà cho người dân. "Đã là thời đại 4.0 rồi, chúng ta có phần mềm PC-COVID, những F0 có thể khai báo ở phần mềm này. Việc cần là người dân phải khai báo trung thực.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều người cần giấy xác nhận F0, hoàn thành cách ly để nộp cho công ty, cơ quan. Với những người này cần có những quy định riêng nhưng phải đồng bộ, tránh mỗi nơi một kiểu. Bộ Y tế nên có những hướng dẫn để thống nhất việc này", ông Nga chia sẻ.

Đồng quan điểm, ông Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng [Bộ Y tế] - cho rằng cần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc khai báo để tránh lây nhiễm, tránh phiền phức cho người dân.

Việc công nhận F0 thực hiện theo quy định của Bộ Y tế. Theo quy định của Bộ Y tế, người dân có thể được xác định là F0 khi thực hiện xét nghiệm nhanh COVID-19 và được nhân viên y tế giám sát gián tiếp thông qua các phương tiện từ xa.

DƯƠNG LIỄU

Bộ Y tế yêu cầu không dùng thuốc Molnupiravir với F0 chưa có triệu chứng

THU HIẾN - CẨM NƯƠNG

Việc khai báo y tế, ngoài 4 cách khai báo thực hiện online trên các trang web như tokhaiyte.vn, antoancovid.vn, app Vietnam Health Declaration, ứng dụng NCOVI, trên hành trình về quê ăn Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, bạn có thể gặp thường xuyên việc khai báo trực tiếp tại các trạm y tế phường, xã.

Sáng 6.2: Không ghi nhận ca mắc Covid-19, 3 bệnh nhân tại Điện Biên đã âm tính

Khâu khai báo trực tiếp tại các trạm y tế phường, xã cũng rất nhanh gọn, đơn giản và cần thiết.

"Biện pháp đầu tiên và quan trọng nhất là phải đeo khẩu trang khi đi lại trên các phương tiện công cộng, ở nơi đông người. Sau đó là rửa tay, sát khuẩn, giữ khoảng cách an toàn. Khi về tới địa phương, cần khai báo y tế để được theo dõi", Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lưu ý.

Cụ thể, ngay khi về đến các địa phương, nếu các bạn không về từ vùng dịch [theo công bố của Bộ Y tế], nơi bị phong tỏa, hay đi qua những khu vực đang bị phong tỏa, các bạn cần đến ngay các trạm y tế để khai báo.

Tại các trạm y tế phường, xã, các bạn sẽ được cán bộ y tế địa phương cung cấp tờ khai y tế [mỗi người một tờ khai, cha mẹ có thể khai hộ con cái] trong đó chủ yếu thu thập các thông tin về tên tuổi, địa chỉ, năm sinh, nơi lưu trú, nơi đến, nơi đi, số điện thoại liên lạc... Các cán bộ y tế phường, xã sẽ yêu cầu bạn cung cấp đầy đủ về nghề nghiệp cũng như các yếu tố sức khỏe, thông tin di chuyển trong vòng 14 ngày...

Các thông tin khai báo cũng được yêu cầu chi tiết về hành trình cụ thể khi bạn rời nơi xuất phát cho đến lúc bạn về tới nhà ăn Tết. Các cán bộ y tế phường, xã sẽ hỏi thêm bạn vài chi tiết nếu trong bản kê khai lịch trình di chuyển còn thiếu, để bạn bổ sung ngay tại chỗ.

Nếu bạn về từ những địa phương có phát hiện ca nhiễm Covid-19 [nhưng không phải trong vùng dịch, không trực tiếp đến từ các điểm phát hiện có ca nhiễm], bạn sẽ được hướng dẫn kê khai kỹ lưỡng hơn về lịch trình di chuyển trong vòng 14 ngày. Tuy nhiên, bạn không nên quá lo lắng vì các cán bộ y tế sẽ chỉ dặn dò bạn một vài điểm cần lưu ý, sau đó bạn sẽ ra về, và các cán bộ y tế sẽ giữ liên lạc với bạn.

Tổng hợp dịch Covid-19 ngày 5.2: Hà Giang, Điện Biên xuất hiện lây nhiễm cộng đồng

Nếu bạn về từ những địa phương "vẫn đang ổn", bạn chỉ cần hoàn tất thông tin khai báo y tế, và nhẹ nhàng trở về nhà, vui cái Tết cùng gia đình, với lời dặn dò được nhắc đi nhắc lại: Nhớ 5K nhé!

Tin liên quan

Được hưởng chế độ ốm đau, mức hưởng bằng 75% mức đóng bảo hiểm xã hội

Cụ thể, Khoản 1 Điều 100 của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành quy định, để được hưởng chế độ ốm đau, người lao động điều trị bệnh tại nhà phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trong đó, theo điểm a khoản 1 Điều 20 của Thông tư 56/2017/TT-BYT, Giấy này do cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp.

Điều 20. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

1. Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a] Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Hiện nay, chưa có hướng dẫn thống nhất về việc trường hợp F0 điều trị tại nhà thì xin Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội ở đâu, mà mỗi địa phương lại có hướng dẫn khác nhau.

Ví dụ, TP Hồ Chí Minh đã có hướng dẫn về việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại Công văn 9000/SYT-NVY. Theo đó, Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố Thủ Đức, Trạm y tế phường, xã, thị trấn chăm sóc và quản lý F0 tại nhà sẽ cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Việc khai báo với trạm y tế là cần thiết. Ảnh minh họa: baochinhphu.vn

- Thế nhưng, ở nhiều địa phương khác, trạm y tế chỉ cấp Giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà, sau đó người lao động cần nộp Giấy này cho Trung tâm y tế huyện để cấp Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

- Khi đã có được Giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, người lao động nộp lại cho công ty để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau, với mức hưởng bằng 75% mức đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Không khai báo y tế, sẽ mất tiền phạt?

Không chỉ bị mất khoản tiền trợ cấp theo chế độ ốm đau, người mắc Covid-19 điều trị tại nhà không khai báo y tế còn phải đối mặt với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, theo điểm a khoản 3 Điều 7 về Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, người có hành vi "che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mặc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A" sẽ bị xử phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

Trong đó, Quyết định 219/QĐ-BYT của Bộ Y tế đã quy định Covid-19 được liệt kê là một trong những bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Điều 7. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

b] Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

c] Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.

Như vậy, người nhiễm Covid-19 che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời tình trạng bệnh với Trạm y tế nơi đang sinh sống sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng.

* Tóm lại, trong mọi trường hợp, F0 điều trị tại nhà vẫn cần phải khai báo với Trạm y tế để có được Giấy xác nhận hoàn thành điều trị Covid-19, hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và hưởng tiền trợ cấp ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Nếu không khai báo, người lao động sẽ không được cấp Giấy và sẽ đánh mất quyền lợi này.

Cùng với đó, việc khai báo với trạm y tế cũng là cần thiết để người dân được hướng dẫn về cách thức cách ly, điều trị.

HẰNG PHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề