Tại sao laptop bị mất kết nối wifi

Ngày nay việc sử dụng Router Wifi khá là phổ biến, bạn có thể dễ dàng truy cập Internet trên các thiết bị như máy tính bảng, điện thoại thông minh và laptop. Nếu đang sử dụng máy tính, bạn có thể sử dụng kết nối mạng dây Ethernet để tạm thời khắc phục lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10.

Thường thì lỗi này xảy ra nhiều trên các dòng laptop cũ, điều này là bởi vì phần cứng đã quá cũ và bị lỗi. Trong trường hợp nếu bạn đang phải đối mặt với các lỗi tương tự trên laptop hoặc notebook mới, dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10 .

Sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10

Cách 1: Cập nhật driver Wifi mới nhất

Nguyên nhân gây ra lỗi có thể là do driver không tương thích. Vì vậy để khắc phục tình trạng driver không tương thích cũng như khắc phục lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối, giải pháp đầu tiên là cập nhật driver Wifi mới nhất.

Thực hiện theo các bước dưới đây:

- Đầu tiên sử dụng tổ hợp phím Windows + R để gọi cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập devmgmt.msc vào đó rồi nhấn Enter để mở cửa sổ Device Manager.

- Trên cửa sổ Device Manager, tìm và mở rộng mục Network Adapters.

- Kích chuột phải vào driver Wifi, chọn Update Driver Software.

- Tiếp theo chọn Search automatically for updated driver software.

- Thực hiện theo các bước hướng dẫn trên màn hình.

- Thực hiện các bước tương tự với các card mạng khác và khởi động lại máy tính của bạn.

Hoặc ngoài ra bạn có thể sử dụng driver booster để cài đặt, cập nhật hoặc sửa lỗi card mạng không dây bị lỗi. Công cụ này có thể khắc phục được lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10.

Cách 2: Chỉnh sửa Power Settings

Giải pháp thứ 2 để sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10 là chỉnh sửa Power Settings. Với laptop hoặc notebook, Windows bổ sung thêm tính năng Power Plan. Mặc dù việc tính năng tiết kiệm pin thiết bị khá là quan trọng, nhưng đôi khi tính năng này có thể gây ra các hiệu ứng xấu.

Nếu kích hoạt Battery Saver hay chế độ Balanced, hiệu suất máy tính không được nhanh như bạn mong muốn. High Performance là lựa chọn tốt nhất để tăng tốc máy tính của bạn, tuy nhiên chế độ này tiêu thụ rất nhiều năng lượng, làm giảm pin thiết bị một cách đáng kể. Nhưng nếu kích hoạt High Performance, nguy cơ gặp phải lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối là rất thấp.

Nếu không muốn kích hoạt High Performance, bạn hoàn toàn có thể vô hiệu hóa chức năng Battery Saver trong driver Wifi để sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trong Windows 10, 8 và 7.

- Đầu tiên mở cửa sổ Device Manager bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập devmgmt.msc vào đó rồi nhấn Enter.

- Tiếp theo kích đúp chuột vào card Wifi của bạn.

- Trên cửa sổ tiếp theo, mở tab Power management.

- Tại đây bạn bỏ tích tùy chọn Allow this computer to turn off this device to save power đi.

- Click chọn OK và khởi động lại máy tính của bạn.

- Từ giờ bạn không còn phải đối mặt với lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối nữa.

Cách 3: Vô hiệu hóa / kích hoạt card mạng không dây

Đây chỉ là giải pháp tạm thời để sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối, nhưng dù gì bạn cũng nên áp dụng thử, vì không tốn quá nhiều thời gian cũng như công sức để thực hiện.

- Bước đầu tiên ngắt toàn bộ kết nối Wifi trên máy tính của bạn.

- Tiếp theo nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run.

- Nhập ncpa.cpl vào đó rồi nhấn Enter.

- Trên cửa sổ xuất hiện trên màn hình, tìm và kích chuột phải vào card mạng không dây, chọn Disable.

- Tiếp theo kích chuột phải vào card mạng không dây một lần nữa, chọn Enable.

- Hầu hết laptop và notebook đều có phím chức năng để kích hoạt hoặc vô hiệu hóa kết nối không dây, bạn có thể sử dụng các phím đó để thực hiện.

- Cuối cùng kiểm tra xem lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10 còn hay không.

Cách 4: Reset TCP / IP stack

Giải pháp tiếp theo là reset lại TCP / IP Stack. Nhiều người dùng phản ánh lại rằng áp dụng cách này cũng có thể khắc phục được lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10. Những gì bạn cần làm là thực hiện theo các bước dưới đây:

- Đầu tiên nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở Power User Menu.

- Tiếp theo chọn Command Prompt [Admin].

- Trên cửa sổ Command Prompt, bạn chạy các lệnh dưới đây:

NETSH INT IP RESET C:\RESTLOG.TXT

NETSH INT TCP SET HEURISTICS DISABLED

NETSH INT TCP SET GLOBAL AUTOTUNINGLEVEL=DISABLED

NETSH INT TCP SET GLOBAL RSS=ENABLED

- Khởi động lại máy tính của bạn để hoàn tất quá trình.

- Cách này giúp khắc phục lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên laptop, notebook Windows 10.

Cách 5: Reset lại kết nối

Nếu lỗi vẫn còn, bạn có thể thử reset lại kết nối bằng cách sử dụng các lệnh hữu ích dưới đây.

- Đầu tiên mở Command Prompt dưới quyền Admin bằng cách thực hiện các bước tương tự ở trên.

- Sau đó nhập các lệnh dưới đây, sau mỗi lệnh bạn nhấn Enter:

netsh winsock reset

netsh int ip reset

ipconfig /release

ipconfig /renew

ipconfig /flushdns

- Cuối cùng kiểm tra xem lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối còn hay không.

Cách 6: Vô hiệu hóa xác thực IEEE 802.1X

Đôi khi xác thực IEEE 802.1X có thể là nguyên nhân gây ra lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows hoặc các hệ điều hành khác. Vì vậy bạn có thể thử áp dụng cách vô hiệu hóa xác thực IEEE 802.1X để khắc phục lỗi.

- Sử dụng tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh Run, sau đó nhập ncpa.cpl vào đó rồi nhấn Enter hoặc click chọn OK để mở cửa sổ Network Connections.

- Kích chuột phải vào kết nối không dây, chọn Properties.

- Tiếp theo click chọn Configured.

- TÌm và vô hiệu hóa 802.1X Authentication.

Lưu ý: nếu không tìm thấy tùy chọn này, nhưng có các tùy chọn khác tương tự, chỉ cần vô hiệu hóa tùy chọn đó đi và kiểm tra xem lỗi còn hay không.

Cách 7: Chạy Network Troubleshooter

Nếu áp dụng các cách trên mà không khả dụng, lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối vẫn còn, khi đó bạn thử chạy Network Troubleshooter để khắc phục trường hợp máy tính bị lỗi mạng, phương pháp này có thể giúp bạn khắc phục được hầu hết những trường hợp máy tính bị lỗi mạng phổ biến rất dễ dàng.

- Đầu tiên nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở cửa sổ Settings.

- Tìm và truy cập Update & Security =>Troubleshoot.

- Chạy Network AdapterInternet Connection troubleshooter để sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối.

Cách 8: Chạy Network Reset

Người dùng Windows 10 có thể chạy Network Reset để khắc phục lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối. Tùy chọn này có sẵn trên các bản build Windows 10 mới nhất.

Chỉ cần truy cập Settings =>Network & Internet =>Network Reset, sau đó click chọn Reset Now để reset lại các cài đặt liên quan đến cài đặt mạng Windows và sửa các lỗi kết nối Internet phổ biến.

Cách 9: Cách cuối cùng

Đây là cách cuối cùng để sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10 hoặc 8.x. Chỉ cần bật chế độ máy bay, sau đó chỉ bật Wifi. Điều này để vô hiệu hóa tất cả các kết nối không dây khác, chẳng hạn như Bluetooth. Cách này có thể sửa lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10 khá hiệu quả.

Trường hợp lỗi vẫn còn, bạn có thể thử chạy lệnh SFC hoặc DISM. Nếu lỗi vẫn còn ngay cả khi đã reset lại Windows, nguyên nhân có thể nằm ở phần cứng hoặc router [bộ định tuyến] của bạn, tìm hiểu cách sửa lỗi router wifi để đưa ra giải pháp khắc phục lỗi wifi tốt nhất qua đó sử dụng mạng bình thường.

Nếu đang phải đối mặt với lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10, bạn có thể thử áp dụng cách sửa lỗi trong bài viết trên của Taimienphi.vn. Chúc các bạn sẽ thành công.

Lỗi Wifi liên tục ngắt kết nối trên Windows 10 khiến cho bạn khó chịu, việc truy cập internet bị chập chờn, nhất là khi chơi game sẽ bị mất kết nối liên tục, để sửa lỗi Wifi, bạn tham khảo nội dung dưới đây.

Sửa lỗi wifi limited trên Windows 10 Cài đặt lại driver Wifi trên Windows 10 Cách sửa lỗi laptop không có Wifi, không hiển thị Wifi nào để kết nối Cách sửa lỗi laptop không bắt được wifi win 10 Sửa lỗi iPhone khóa màn hình liên tục, nóng máy, treo biểu tượng đồng hồ Cách kết nối wifi trong windows 8, 8.1 win 10

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng máy tính không thể kết nối WiFi. Làm thế nào để khắc phục vấn đề trên?

Khi máy tính không thể bắt được sóng wifi hay bạn có thể kết nối Wifi ở điểm khác nhưng lại không thể kết nối với wifi do điện thoại phát ra. Hiểu được nguyên nhân của vấn đề bạn mới có thể khắc phục được lỗi này. Sau đây Nguyễn Kim sẽ chỉ ra những nguyên nhân thường gặp như sau:

  • Chưa bật kết nối wifi hoặc đã tắt router wifi nhà mình
  • Máy tính chưa được cài đặt Driver mạng Wifi hoặc driver đã cũ, bị lỗi do virus hoặc xung đột phần mềm.
  • Do hệ thống mạng, router wifi bị lỗi hoặc không có kết nối mạng.
  • Trùng IP với các máy khác trong mạng LAN.
  • Dùng phần mềm fake IP hoặc VPN để đổi IP.
  • Máy tính bị nhiễm virus.

Ngoài ra nếu mạng nhà bạn bị lỗi, kết nối chậm có thể tham khảo thêm nguyên nhân và cách khắc phục mạng yếu, wifi chậm tại đây.

Một số dòng laptop chất lượng đang được bán tại Nguyễn Kim là:

"}" data-sheets-userformat="{"2":513,"3":{"1":0},"12":0}">

Các bước kiểm tra sự cố mạng Wifi dễ thực hiện nhất

  1. Kiểm tra xem máy tính của bạn có đang dò tìm và cố kết nối với một mạng Wifi khác không? Mặc dù thiết bị của bạn được đặt là kết nối ngay với mạng Wifi gia đình, tuy nhiên một số trường hợp máy tính lại tự động kết nối với mạng wifi khác và quên mạng còn lại. Vì vậy hãy thử kết nối lại.
  2. Mật khẩu Wifi có bị thay đổi hay không? Một số trường hợp bạn đã lưu mật khẩu nhưng mạng Wifi đã thay đổi mật khẩu cũng là nguyên nhân bạn không thể kết nối vào được Wifi.
  3. Hãy thử truy cập trang web khác hoặc sử dụng trình duyệt web khác để xác minh xem nguyên nhân không vào được có phải là do Wi-Fi của bạn hay chỉ là một trang web cụ thể.
  4. Quên thanh toán hóa đơn? Nếu chẳng may bạn quên thanh toán tiền Wifi cho nhà mạng thì họ sẽ tạm thời nhưng cung cấp dịch vụ internet.

**Tổ hợp phím để bật/tắt Wifi trên các dòng laptop:

Sau khi kiểm tra mà chưa sửa được lỗi Wifi nhà mình bạn có thể thử những cách dưới đây, có thể giúp ích được cho bạn.

Cách khắc phục để sửa lỗi máy tính không kết nối được Wifi

Khởi động lại router

Đầu tiên bạn hãy nhìn vào router/modem, nếu đèn xanh đang nhấp nháy thì mọi thứ hoạt động bình thường, ngược lại nếu xuất hiện đèn vàng/cam nghĩa là đã có lỗi xuất hiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắm cáp Ethernet [dây mạng LAN] vào router để thử truy cập Internet, nếu mọi thứ bình thường thì lỗi nằm ở phần phát WiFi trên router.

Trong trường hợp này, bạn hãy tắt nguồn router/modem và để khoảng 30 giây sau đó tiến hành bật trở lại. Đây là cách đơn giản nhất để khắc phục các lỗi không rõ nguồn gốc.

2. Điều chỉnh vị trí đặt router WiFi

Di chuyển đến gần router rồi thử kết nối lại với Wifi nhà mình, nếu bạn đến gần hơn và sử dụng được wifi chứng tỏ bạn đang gặp vấn đề về tín hiệu Wifi chứ không phải là kết nối Wifi. Trường hợp này bạn nên điều chỉnh WiFi ở vị trí phù hợp đảm bảo sự kết nối. Đồng thời để router xa vật cản, thiết bị bằng kim loại, nhà bếp, thiết bị không dây [điện thoại không dây, radio...] và những bức tường gạch dày.

 

3. Khởi động lại máy tính của bạn

Reset máy tính luôn mà một cách đơn giản để khắc phục nhiều lỗi máy tính. Khi PC, laptop không kết nối với Wifi, bạn có thể thử khởi động lại máy tính xách tay của mình và sau đó khi máy tính xách tay khởi động lại, hãy xem nó có kết nối với mạng Wi-Fi của bạn hay không.

4. Xóa mạng kết nối lại

Bước 1: Để mở danh sách mạnh Wifi đã kết nối bạn nhấn vào biểu tượng Wifi ở góc dưới bên phải màn hình.

Bước 2: Nhấn chuột phải vào mạng WiFi bạn muốn xóa và chọn Forget.

Bước 3: Kết nối lại từ đầu và kiểm tra WiFi đã kết nối được với laptop chưa.

5. Sử dụng công cụ chẩn đoán mạng

Đầu tiên, bạn hãy nhấn phải chuột vào biểu tượng mạng ở góc phải bên dưới màn hình và chọn Open Network and Sharing Center > Change adapter settings, chọn kết nối đang gặp sự cố [Ethernet hoặc WiFi].

Change adapter settings" caption="false" class="imagelazyload" data-original="//cdn.nguyenkimmall.com/images/companies/_1/Content/tin-tuc/tin-hoc/sua-loi-may-tinh-khong-the-ket-noi-wifi-02.jpg" />

Sau đó kích vào mục Diagnose this connection ở thanh menu bên trên, chờ một lát cho đến khi kết thúc quá trình sửa chữa.

6. Đặt địa chỉ IP tĩnh trong Windows 7, 8 hoặc 10

Bước 1: Nhấp chuột phải vào biểu tượng Wifi ở góc bên phải của Taskbar, sau đó chọn vào Open Network and Sharing Center.

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra bạn chọn mục Change Adapter Setting.

Bước 3: Click vào Wi-Fi hoặc Local Area Connection > chọn Properties.

Bước 4: Chọn Internet Protocol Version 4 [TCP/IPv4] rồi nhấn nút Properties.

Bước 5: Chọn “Use the following IP address” và “Use the following DNS server addresses”, sau đó thay đổi các con số như trong hình là 192.168.1.x [ với x là từ 2 -> 254].

Bước 6: Sau đó bạn nhấn vào OK ở cuối bảng để kết thúc thiết lập.

Nếu bạn tại dòng IP adress 192.168.1.96 thì giá trị 96 bạn có thể thay đổi từ 2 đến 254 miễn sao truy cập được vào mạng, tuy nhiên các bạn nên tránh các số từ 1 đến 10 và tránh cả 255 để không bị lỗi cũng như lại xảy ra lỗi máy tính không kết nối được wifi lần nữa do bị trùng.

7. Reset router

Việc thay đổi các thông số bên trong router đôi khi sẽ giúp tăng tốc độ WiFi và ngược lại. Do đó, nếu không có nhiều kiến thức về tin học, người dùng nên để mọi thứ mặc định đúng với những gì kỹ thuật viên đã thiết lập ban đầu.

Nếu đã lỡ thay đổi một số thiết lập, bạn hãy khôi phục cài đặt gốc trên router bằng cách sử dụng que chọc SIM hoặc cây tăm và nhấn vào lỗ Reset ở phía sau thiết bị, giữ khoảng 10 giây cho đến khi các đèn tín hiệu tắt hẳn. Sau đó gõ 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1 vào thanh địa chỉ trình duyệt, nhập tên đăng nhập và mật khẩu mặc định để cấu hình lại toàn bộ thông số. Nếu không rõ, bạn có thể gọi tổng đài để được hướng dẫn thêm.

- Viettel: Gọi 19008198 bấm phím số 2.

- FPT: Gọi [08] - 73008888 bấm phím số 2.

- VNPT: [08] - 800126.

8. Renew lại địa chỉ IP

Bước 1: Trên bàn phím của bạn, giữ phím logo Windows , sau đó nhấn R để hiển thị hộp Run.

Bước 2: Gõ cmd và nhấn Enter.

Hộp thoại Comman Pormpt hiện ra, các bạn nhập các dòng lệnh sau và nhấn Enter sau mỗi dòng lệnh.

net stop dhcp

net start dhcp

ipconfig / release

ipconfig / Renew

Sau khi thực hiện, hãy kết nối máy tính xách tay của bạn với Wi-Fi để xem nó có hoạt động hay không. Nếu máy tính xách tay của bạn vẫn không kết nối được với Wi-Fi, hãy thử phương pháp khác bạn nhé!

9. Reset driver Wifi 

Bước 1: Trên bàn phím, hãy giữ phím logo Windows , sau đó nhấn Pause.

Bước 2: Nhấn vào Device Manager.

Bước 3: Bấm đúp vào Network adapters. Sau đó nhấp chuột phải vào Wifi driver của bạn để chọn Uninstall device.

Bước 4: Khởi động lại máy tính xách tay của bạn. Sau khi máy tính xách tay của bạn khởi động, hãy đợi vài giây để xem nó có kết nối thành công với Wi-Fi hay không.

10. Update driver WiFi 

Driver WiFi cũ, bị hỏng hoặc bị thiếu cũng có thể ngăn máy tính kết nối với Wifi vì vật để giải quyết tình trạng trên bạn nên cập nhật WiFi driver. Có hai cách chính để thực hiện:

Update WiFi driver của bạn theo cách thủ công đó là truy cập trang web của nhà sản xuất cho card mạng không dây của bạn, như Broadcom, Realtek, Atheros và tìm kiếm trình điều khiển chính xác mới nhất đồng thời phải tương thích với hệ thống Windows của máy tính.

Nếu bạn không có thời gian có thể tìm và tải về những phần mềm tự động cập nhật Wifi. Chúng sẽ rất hữu ích đấy! Một số phần mềm cập nhật Driver uy tín có thể kể đến là: Driver Talent, Driver Booster, Drivers Easy,...

11. Quét virus toàn bộ máy tính

Thật không may nếu máy tính của bạn bị nhiễm virus và các phần mềm độc hại, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến laptop bị nóng, thậm chí không kết nối được với wifi. Bạn nên thường xuyên quét virus cho máy tính và cài đặt các phần mềm diệt virus cho máy tính uy tín và có bản quyền để đảm bảo bảo mật cho máy tính bạn nhé!

Nếu những cách trên không giúp giải quyết vấn đề, bạn hãy thử liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ [ISP] để nhờ họ kiểm tra tín hiệu đường truyền và có hướng khắc phục cụ thể. Lưu ý, nếu đang sử dụng các phần mềm VPN, bạn hãy thử vô hiệu hóa chúng và thử truy cập mạng.

Những câu hỏi thường gặp về vấn đề máy tính không bắt được Wifi

Bạn hãy thử khởi động lại máy và kết nối lại wifi. Nhiều trường hợp máy tính bạn chưa thiết lập Driver hoặc nhiễm virus bạn có thể xem bài viết trên để tham khảo cách khắc phục bạn nhé!

Được bạn nhé hoặc bạn có thể mua USB wifi để kết nối Wifi vẫn bình thường. Thông tin đến bạn.

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về những dòng laptop hiện đang có tại Nguyễn Kim, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 1800 6800 [miễn phí]

Email:

Chat: Facebook NguyenKim [nguyenkim.com] hoặc Website Nguyenkim.com

Trung tâm mua sắm Nguyễn Kim trên toàn quốc

Video liên quan

Chủ Đề