Bệnh rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi

Rối loạn tiền đình là bệnh gì?

Rối loạn tiền đình là bệnh thường xuyên xảy ra nhưng ít được biết đền và dễ nhầm lẫn. Bệnh rối loạn tiền đình là bệnh về thần kinh gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe của bệnh nhân. Nếu không được điều trị tận gốc, bệnh rối loạn tiền đình có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, khi thấy bản thân xuất hiện triệu chứng của bệnh hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

 Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình

Theo ý kiến của các chuyên gia, bệnh rối loạn tiền đình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Cụ thể:

- Rối loạn tiền đình là do người bệnh mặc chứng huyết áp thấp, tai biến hay thiếu máu, rối loạn nội tiết ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.... gây nên. Những căn bệnh này sẽ làm tắc nghẽn mạch máu và dẫn tới hội chứng nguy hiểm này.

- Căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ cũng là nguyên nhân chính gây nên chứng rối loạn tiền đình. Có thể bạn chưa biết, một trong những nguyên nhân chính gây bệnh chính là stress, khi stress cơ thể con người sẽ sản sinh ra một lượng hormone cortisol gây ra bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch... chúng làm tổn thương hệ thống thần kinh khiến đường dẫn truyền thông tin [dây thần kinh số 8] bị tổn thương làm cho hệ thống tiền đình nhận thông tin sai lệch.

- Viên tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u não cũng là nguyên nhân gây nên hội chứng tiền đình.

- Sống trong môi trường ô nhiễm, ồn ào hay sử dụng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng bị xem là nguyên nhân hình thành bệnh rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở mọi đối tượng

Bị rối loạn tiền đình thường gặp ở đối tượng nào?

Trước đây, rối loạn tiền đình gặp nhiều ở người cao tuổi, tuy nhiên vài năm trở lại đây bệnh có dấu hiệu gia tăng nhiều ở mọi lứa tuổi khác nhau, ngành nghề khác nhau làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của họ.

Một số đối tượng dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình là:

- Những người chịu áp lực của công việc luôn phải căng thẳng, mệt mỏi, người ngồi quá lâu trước máy tính

- Bị rối loạn tiền đình có thể là do bị mắc các chứng bệnh do thiếu máu như: Thiểu năng tuần hoán máu, thiếu máu sau chấn thương, sau sinh...

- Những bệnh nhân mắc các bệnh mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch cũng dễ mắc hội chứng rối loạn tiền đình.

- Nếu mắc phải một trong số các bệnh sau như: Viêm dây thần kinh, u dây thần kinh hay viêm tai giữa cũng rất dễ mắc bệnh rối loạn tiền đình.

Biểu hiện của người bị rối loạn tiền đình

- Bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt

- Nếu thấy buồn nôn hoặc nôn ói thường xuyên cũng là biểu hiện của bệnh rối loạn tiền đình

- Mất cân bằng, mất phương hướng khiến đi lại không vững

- Người bị bệnh rối loạn tiền đình thường khá nhạy cảm với ánh sáng, khó tập trung vào một điểm và có ảo giác

- Người mắc bệnh rối loạn tiền đình bị giảm thính lực tai ù hoặc luôn có cảm giác tiếng ù trong tai

- Bệnh rối loạn tiền đình khiến người bệnh khó tập trung, trí nhờ giảm và luôn có cảm giác mệt mỏi

Bị rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi?

Để xác định được bệnh rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.

Để phòng bệnh rối loạn tiền đình, bệnh nhân nên: Luyện tập thể dục mỗi ngày, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, luôn giữ thái độ sống tích cực để giảm căng thẳng, tránh lo âu.

Xem thêm:

Tôi năm nay 35 tuổi, hiện đang là nhân viên kế toán. Vì áp lực công việc quá nhiều cộng với áp lực gia đình nên đầu óc tôi thường xuyên bị căng thẳng, cứ mỗi lần căng thẳng như vậy tôi lại gặp phải một số triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, đi đứng không vững…. Nhiều lần như vậy thấy tình hình sức khoẻ không ổn nên tôi có đi khám được bác sĩ chuẩn đoán là mắc bệnh rối loạn tiền đình cho thuốc về nhà điều trị. Dùng thuốc đến nay đã được vài ngày cảm thấy bệnh cũng đỡ nhưng rồi cũng tái phát lại khiến tôi cảm thấy lo lắng không biết điều trị bệnh rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Thị Phương Thảo – Q12, TP.HCM

Chào bạn Thanh Ngân!

Tiền đình là một bộ phận quan trọng nằm tại vị trí phía sau hai bên ốc tai. Đây là một hệ thống đóng vai trò rất lớn trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể từ dáng đi cho đến các hành động khác của tứ chi, đầu và thân mình… Rối loạn tiền đình có thể hiểu nôm na là một hội chứng gây mất cân bằng cho cơ thể. Người mắc chứng rối loạn tiền đình rất hay gặp phải các triệu chứng như chóng mặt, đầu óc quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn… gây mất tập trung và làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Khá nhiều người thắc mắc việc chữa rối loạn tiền đình có lâu không?

Theo PGS. TS. BS Vũ Văn Nhị trưởng bộ môn thần kinh Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình và mức độ bệnh mà người bệnh sẽ được bác sĩ phác đồ phương pháp điều trị thích hợp.

Cũng theo đó, thời gian điều trị bệnh rối loạn tiền đình sớm hay muộn, nhanh hay chậm còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như phương pháp điều trị có chính xác không, biện pháp phòng tránh khắc phục bệnh có tốt hay không…. câu trả lời sẽ nằm ở chính người bệnh.

Bởi rối loạn tiền đình điều trị khá dễ dàng nhưng lại ít người làm được, một số trường hợp người bệnh dùng thuốc điều trị theo chỉ định bác sĩ nhưng trong quá trình sử dụng thuốc nửa chừng thì ngưng hoặc dùng thuốc chữa rối loạn tiền đình không rõ nguyên nhân gây bệnh, thuốc không theo toa thì kết quả mang lại sẽ không cao, bệnh không khắc phục tận gốc.

Song song với quá trình điều trị là chế độ sinh hoạt cũng rất quan trọng [một trong những yếu tố giúp bệnh được cải thiện hoàn toàn và sẽ không có cơ hội tái phát lại nhiều lần]. Cụ thể như sau:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều thực phẩm rau củ quả chứa nhiều vitamin nhóm B, D, C, axit folic, uống nhiều nước trong ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm, thức uống gây kích thích thần kinh như bia, rượu, cà phê., gia vị mắm muối nhiều, thức ăn cay hoặc thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ khó tiêu….
  • Thường xuyên luyện tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bài tập về mắt, đầu và cổ.
  • Hạn chế ngồi làm việc một chỗ quá lâu hoặc tư thế xoay, vặn người quá nhanh….
  • Nên giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ hạn chế căng thẳng stress kéo dài trong nhiều ngày. Cách tốt nhất bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, du lịch, mua sắm…
Ăn uống đủ chất giúp cơ thể khỏe mạnh và có “tiền vốn” để chiến đấu với chứng rối loạn tiền đình

Điều trị rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi? Riêng đối với trường hợp của bạn Thanh Ngân muốn bệnh được khắc phục hiệu quả và sớm nhất, bạn cần phải dùng thuốc điều trị theo chỉ định cả bác sĩ. Ngoài ra, trong quá trình điều trị  bạn cần phải tuân thủ theo một số yêu cầu trong chếđộ sinh hoạt mà chúng tôi vừa chia sẻ trên.

Đặc biệt là tạo cho bản thân một tâm trạng luôn vui vẻ, thoải mái, dành thời gian sắp xếp công việc hợp lí, giải quyết ổn thoả những vấn đề rắc rối của gia đình….Từ đó tình trạng căng thẳng sẽ được cải thiện, bệnh nhanh chóng khắc phục tận gốc trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần.

Điều trị rối loạn tiền đình bao lâu thì khỏi bác sĩ thông qua những gì chuyên trang chuatribenhmatngu.com chia sẻ chắc chắn sẽ giúp người bệnh có câu trả lời đúng và có hướng điều trị đạt kết quả sớm nhất. Thân chào!

CÓ THỂ BẠN ĐANG QUAN TÂM:

Nên đọc

Video liên quan

Chủ Đề