Công nghệ đa phương tiện học ở đâu

1. Mã ngành: 7329001
2. Khối lượng chương trình: 150 tín chỉ [không bao gồm Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và Kỹ năng mềm]
3. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021: 85
4. Điểm trúng tuyển năm 2020: 23,8
5. Tổ hợp xét tuyển: Toán – Lý – Hóa [A00] hoặc Toán – Lý – Anh [A01] hoặc Toán – Văn – Anh [D01]Ngành Công nghệ đa phương tiện có 2 chuyên ngành:– Phát triển ứng dụng đa phương tiện– Thiết kế đồ họa Đa phương tiện

Không xét tuyển theo chuyên ngành, khi vào học sinh viên tự chọn chuyên ngành

Giới thiệu ngành Công nghệ đa phương tiện

Sự khác biệt giữa ngành Công nghệ đa phương tiện và ngành Truyền thông đa phương tiện

Thông báo tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2021

Chương trình đào tạo

Chương trình khung đại học ngành Công nghệ đa phương tiện

© 2018 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh

Khoa Công nghệ thông tin
Mã chuyên ngành: 7480201_1
Thời gian đào tạo: 4,5 năm
Văn bằng: Kỹ sư
Tổ hợp môn xét tuyển 01: A00: Toán, Vật lý, Hóa học
Tổ hợp môn xét tuyển 02: A01: Toán, Vật lý, Anh văn
Tổ hợp môn xét tuyển 03: D01: Toán, Ngữ văn, Anh văn
Tổ hợp môn xét tuyển 04: D07: Toán, Hóa, Anh văn 

Nếu bạn đam mê công nghệ; Phát huy Năng khiếu về thẩm mỹ, tạo hình; Đam mê ứng dụng CNTT vào cuộc sống thì Công nghệ đa phương tiện chính là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn!

Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện là gì?

Đa phương tiện là lĩnh vực liên quan đến máy tính điều khiển tích hợp văn bản, đồ họa, bản vẽ, hình ảnh tĩnh và chuyển động [Video], âm thanh và bất kỳ phương tiện nào khác trong đó mọi loại thông tin đều có thể được biểu diễn, lưu trữ, truyền đi và được xử lý kỹ thuật số.

Công nghệ đa phương tiện có sự giao thoa kiến thức của nhiều lĩnh vực như Công nghệ thông tin, Mỹ thuật, Truyền thông.

Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện là ngành học ứng dụng Công nghệ thông tin trong việc sáng tạo, thiết kế và phát triển những sản phẩm, dịch vụ đa phương tiện, tương tác trong các lĩnh vực truyền thông [quảng cáo, truyền hình…], kinh doanh [marketing, thương mại điện tử…], giáo dục [đào tạo trực tuyến, thực tế ảo…], giải trí [trò chơi điện tử, phim và âm nhạc…].     

Học chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện tại HAU có gì hay?

Chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện được đào tạo bởi 2 khoa Công nghệ thông tin và Nội thất & Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành công nghệ đa phương tiện với những điểm sáng định hướng đào tạo:

Tham khảo các chương trình chuẩn đào tạo kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin, chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện của Mỹ, Nhật Bản, Anh, Úc, Ấn Độ, Singapore… 

+ Chương trình đào tạo tiên tiến, liên tục được cập nhật, đáp ứng với xu thế hiện đại, nhu cầu nguồn nhân lực mới trong ngành đa phương tiện trong và ngoài nước.

+ Chương trình đào tạo cung cấp kiến thức nền tảng của Công nghệ thông tin, Thiết kế đồ họa, thương mại điện tử, thiết kế nội dung số, đồ họa đa phương tiện, lập trình phát triển sản phẩm đa phương tiện.

+ Thế mạnh về Tin học ứng dụng trong thị trường rộng lớn của ngành Xây dựng và Mỹ thuật ứng dụng;

+ Học thực tế sáng tạo đa phương tiện, truyền đạt nền tảng mỹ thuật ứng dụng thông qua các bài tập / đồ án của các thầy cô Khoa Nội thất và Mỹ thuật công nghiệp.

+ Lợi thế trong việc triển khai các ứng dụng tin học trong chuyên ngành Xây dựng, Kiến trúc, Quy hoạch, Thiết kế đồ hoạ, Điêu khắc và các ngành mỹ thuật khác.

+ Nội dung thực hành đa dạng, số giờ thực hành chiếm gần 40% nội dung toàn khóa. Các môn tự chọn phong phú, hướng tới kỹ năng rèn luyện nghề nghiệp cho sinh viên. 

+ Đào tạo song hành cùng doanh nghiệp, đảm bảo chất lượng và nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trung tâm triển lãm nghệ thuật ứng dụng Art Gallery tại Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội vừa khai trương Triển lãm đầu tiên Chào Xuân Tân Sửu 2021

Học chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện ra trường làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ đa phương tiện có khả năng thực hiện công việc với tư cách như một chuyên viên trong lĩnh vực Công nghệ đa phương tiện, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu và ứng dụng Công nghệ thông tin của xã hội. 

Các vị trí công tác có thể đảm nhận:

+ Kỹ sư thiết kế và phát triển phần mềm [game, Web, ứng dụng di động…];

+ Trưởng nhóm phát triển phần mềm đa phương tiện;

+ Chuyên viên thiết kế, tư vấn trong các công ty, các xưởng thiết kế, công ty quảng cáo, marketing, truyền hình, game, công ty truyền thông và tổ chức sự kiện, các toà soạn, cơ quan truyền hình, báo chí;

+ Chuyên gia hiệu ứng hình ảnh, giám đốc sáng tạo;

+ Chuyên viên các loại hình sản phẩm sử dụng đồ hoạ tĩnh động 2D, 3D;

+ Quản lý dự án phần mềm đa phương tiện;

+ Chuyên viên thiết kế và xử lý nội dung số;

+ Giảng dạy trong các đơn vị trong lĩnh vực phát triển nội dung số;

Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu và phát triển ngành Công nghệ thông tin trong tương lai. Bên cạnh đó, sinh viên có thể tiếp tục học tập lên các bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ trong lĩnh vực CNTT và các lĩnh vực liên quan.

Sinh viên tốt nghiệp Công nghệ đa phương tiện có dễ xin việc không?

Theo Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 24.000 người trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo. Tuy nhiên, số lượng học viên đăng ký ngành mỗi năm theo thống kê chỉ khoảng 5.000 – 6.000/năm.

Ngày 20/12/2019 Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành “Sách trắng về Công nghệ thông tin – Truyền thông Việt nam 2019”, tài liệu này cung cấp các thông tin, số liệu chính thức về ngành CNTT-TT trong đó có các thông tin cụ thể về thị trường lao động và nhu cầu nhân lực ngành công nghiệp CNTT, mức lương bình quân lĩnh vực công nghiệp CNTT:

Những phân tích trình bày ở trên cho thấy nhu cầu đối với nhân lực ngành công nghệ đa phương tiện của Việt Nam là rất lớn, liên tục tăng qua các năm, đã đẩy các thách thức về nguồn nhân lực cho ngành Công nghệ thông tin – Công nghệ đa phương tiện đã đến mức cấp bách. Tạo ra thị trường rộng mở cho sinh viên ngành Công nghệ đa phương tiện.

Tìm hiểu thêm Vì sao Công nghệ thông tin và Công nghệ đa phương tiện luôn là top ngành nghề được yêu thích?

Chúng tôi hoan nghênh và chào đón bạn trở thành thành viên  HAU! 

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội – Nơi kiến tạo tương lai!

3 Kết quả.

  • Chương trình
  • Trường

1.1 Về kiến thức

Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức cụ thể sau:

[1] Kiến thức giáo dục đại cương: Sinh viên được trang bị các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn.

[2] Kiến thức cơ sở ngành và ngành: Sinh viên được trang bị những kiến thức nền tảng của ngành học Công nghệ Đa phương tiện bao gồm:

Các môn học liên quan đến kỹ thuật dựng hình: Kỹ thuật nhiếp ảnh, Kỹ thuật quay phim, Dựng Audio & Video phi tuyến, Thiết kế tương tác đa phương tiện, Kịch bản đa phương tiện.

Các môn học liên quan đến thiết kế: Cơ sở tạo hình, Mỹ thuật cơ bản, Luật xa gần, Thiết kế đồ họa cơ bản, Thiết kế Website, Thiết kế ứng dụng trên đầu cuối di động, Thiết kế đồ họa đa phương tiện, Thiết kế tương tác đa phương tiện, Kịch bản đa phương tiện.

Các môn học liên quan đến phát triển ứng dụng: Phân tích thiết kế kiến trúc phần mềm ĐPT, Lập trình hướng đối tượng, Cơ sở dữ liệu, Đồ họa máy tính, Kiến trúc máy tính và hệ điều hành, Ngôn ngữ lập trình Java.

Các môn học bổ trợ: Nhập môn đa phương tiện, Tổ chức sản xuất sản phẩm đa phương tiện, Bản quyền số.

[3] Kiến thức chuyên ngành: Sinh viên sẽ lựa chọn chuyên sâu hướng học tập và nghiên cứu trong phần chuyên ngành, gồm: [1] Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện, [2] Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện.

Phần kiến thức chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện trang bị cho sinh viên kiến thức liên quan đến phân tích, xử lý và tích hợp các tài nguyên đa phương tiện. Từ đó sinh viên có thể phát triển các phần mềm ứng dụng đa phương tiện tương tác như Web, Game, ứng dụng thực tại ảo; tạo kỹ xảo âm thanh và hình ảnh trong các lĩnh vực điện ảnh, truyền hình có sử dụng các tài nguyên đa phương tiện.

Phần kiến thức chuyên ngành Thiết kế Đa phương tiện trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu bao gồm: Nguyên lý và phương pháp thiết kế hình động 2D&3D, Thiết kế UI, Layout [dàn trang], đồ họa chữ trong một số lĩnh vực: Game, thiết bị di động, xuất bản điện tử, tư duy thiết kế và đồ họa chuyển động [motion design].

1.2 Về Kỹ năng

a] Chuyên ngành Phát triển ứng dụng đa phương tiện:

[4] Quản lý các dự án phát triển phần mềm ứng dụng đa phương tiện;

[5] Thiết kế và phát triển các sản phẩm phần mềm đa phương tiện tương tác bao gồm:

- Các hệ thống Website;

- Game;

- Các ứng dụng trên đầu cuối di động;

- Các ứng dụng thực tại ảo;

- Hệ thống thương mại điện tử.

b] Chuyên ngành Thiết kế đa phương tiện:

[4] Có các kỹ năng thiết kế:

- Thiết kế nhận diện thương hiệu số;

- Thiết kế các loại hình nội dung số trên các nền tảng mạng và các loại hình dịch vụ khác nhau;

- Thiết kế giao diện website;

- Thiết kế giao diện ứng dụng trên thiết bị di động;

- Thiết kế đồ họa game;

- Thiết kế các loại hình sản phẩm sử dụng đồ họa tĩnh và động 2D và 3D;

- Thiết kế kĩ xảo đa phương tiện.

1.3 Về Kỹ năng mềm

[6] Có kỹ năng giao tiếp và thuyết trình tốt thể hiện qua việc trình bày rõ ràng, tự tin và thuyết phục các vấn đề liên quan đến chuyên môn và các vấn đề kinh tế xã hội;

[7] Có kỹ năng làm việc nhóm, biết thành lập và tổ chức tốt công việc theo nhóm;

[8] Có các kỹ năng cá nhân và phẩm chất nghề nghiệp trong việc giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, lập kế hoạch và tổ chức công việc;

[9] Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích và làm việc hiệu quả trong nhóm [đa ngành], hội nhập được trong môi trường quốc tế.

1.4 Về Năng lực tự chủ và trách nhiệm

[10] Có thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, chủ động sáng tạo, có ý thức và năng lực hợp tác trong công việc;

[11] Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

[12] Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề nghiệp vụ và kỹ thuật phức tạp về công nghệ tài chính;

[13] Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể và đánh giá, cải tiến các hoạt động chuyên môn.

1.5 Về Hành vi đạo đức

[14] Có phẩm chất đạo đức tốt, tính kỷ luật cao, biết làm việc tập thể theo nhóm, theo dự án, say mê khoa học và luôn tự rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn;

[15] Hiểu biết về các giá trị đạo đức và nghề nghiệp, ý thức về những vấn đề đương đại, hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, môi trường, xã hội toàn cầu và trong bối cảnh riêng của đất nước;

[16] Ý thức được sự cần thiết phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, có năng lực chuyên môn và khả năng ngoại ngữ để tự học suốt đời.

1.6 Về Ngoại ngữ [Tiếng Anh]

[17] Đạt trình độ tiếng Anh 450 điểm TOEIC quốc tế hoặc tương đương;

[18] Có khả năng sử dụng tiếng Anh phục vụ học tập, nghiên cứu, hoà nhập nhanh với cộng đồng công nghệ thông tin khu vực và quốc tế sau khi ra trường.

[19] Có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt trong các hoạt động liên quan đến nghề nghiệp được đào tạo.

1.7 Về Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

- Có thể trở thành các lập trình viên, phát triển ứng dụng, thiết kế và triển khai các ứng dụng và sản phẩm đa phương tiện.

- Có thể tự tạo lập doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội kinh doanh các sản phẩm đa phương tiện.

- Có thể trở thành cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về lĩnh vực đa phương tiện tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo;

- Có thể tiếp tục học tiếp lên trình độ Sau đại học trong nước hoặc ở nước ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề