Hướng dẫn sử dụng máy giặt Informational, Transactional

Hiện nay, các doanh nghiệp có phát sinh các chứng từ, tài liệu mang tiếng nước ngoài khá nhiều. Không ít các bạn kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thuế cho rằng: mọi tài liệu, chứng từ kế toán tiếng nước ngoài, đều cần dịch sang tiếng Việt. Thực tế, pháp luật hiện nay quy định như thế nào về vấn đề này? EDUBELIFE xin có đôi dòng chia sẻ với các bạn nhé! Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật kế toán Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán 2015 1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.” Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán 5. Các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài khi sử dụng để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính ở Việt Nam phải được dịch các nội dung chủ yếu quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật kế toán ra tiếng Việt (*) Đơn vị kế toán phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và đầy đủ của nội dung chứng từ kế toán được dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt. Bản chứng từ kế toán dịch ra tiếng Việt phải đính kèm với bản chính bằng tiếng nước ngoài. Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” (*) Căn cứ khoản 1 Điều 16 Luật kế toán 2015 Điều 16. Nội dung chứng từ kế toán 1. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
  2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
  3. Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
  4. Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán; đ) Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
  5. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
  6. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán. KẾT LUẬN Như vậy, KHÔNG PHẢI mọi tài liệu, chứng từ kế toán tiếng nước ngoài, đều cần dịch sang tiếng Việt. Đặc biệt, với “ Các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài như các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác của đơn vị kế toán không bắt buộc phải dịch ra tiếng Việt trừ khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

EDUBELIFE xin chân thành các Giám đốc doanh nghiệp, các bạn kế toán đã quan tâm, nghiên cứu!

Theo Thông tư số 38/2013/TT-NHNN, các chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài phát sinh nhiều lần và có nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính giống nhau phải dịch sang tiếng Việt đối với bản chứng từ đầu hoặc mẫu chứng từ (nếu có), từ bản sau trở đi thì chỉ bắt buộc dịch sang tiếng Việt các nội dung chủ yếu của chứng từ theo quy định của Luật Kế toán về nội dung chứng từ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có thể tự dịch hoặc thuê tổ chức, cá nhân dịch chứng từ và Thủ trưởng đơn vị thuộc cơ quan này chịu trách nhiệm về tính chính xác giữa bản dịch và chứng từ gốc.

Về cách viết chữ số trên chứng từ kế toán, Thông tư quy định, Sở Giao dịch được sử dụng cách viết chữ số theo thông lệ quốc tế trên chứng từ thanh toán quốc tế.

Sở Giao dịch phải thực hiện chuyển đổi cách viết chữ số theo thông lệ quốc tế sang cách viết chữ số theo quy định của Luật Kế toán để đảm bảo tính chính xác khi ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Đồng thời, Sở Giao dịch lập danh mục các loại chứng từ được chuyển đổi cách viết chữ số theo thông lệ quốc tế để phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu tại đơn vị.

Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể về việc lưu trữ, hủy và tiêu hủy chứng từ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước; trách nhiệm cụ thể của các đơn vị liên quan.

Ngày 05/04/2016

Theo thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài Chính sửa đổi một số quy định về chế độ kế toán doanh nghiệp, các chứng từ kế toán ghi bằng tiếng nước ngoài đều phải dịch sang Tiếng Việt khi hạch toán vào sổ kế toán.

Thông tư này quy định rõ phải dịch toàn bộ nội dung của chứng từ kế toán nếu những chứng từ này phát sinh ít hoặc phát sinh nhiều nhưng nội dung không giống nhau. Những chứng từ phát sinh nhiều lần, có nội dung giống nhau thì bản dịch đầu phải là dịch toàn bộ, từ bản thứ hai trở đi chỉ dịch những nội dung chủ yếu như: Tên chứng từ, tên đơn vị và cá nhân lập, tên đơn vị và cá nhân nhận nội dung kinh tế của chứng từ, chức danh của người ký trên chứng từ… Người dịch phải ký, ghi rõ họ tên và chịu trách nhiệm về nội dung dịch ra tiếng Việt.

Tuy nhiên, các tài liệu kèm theo chứng từ kế toán như: Các loại hợp đồng, hồ sơ kèm theo chứng từ thanh toán, hồ sơ dự án đầu tư, báo cáo quyết toán và các tài liệu liên quan khác không phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lần này, Bộ Tài chính cũng sửa đổi nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái. Theo đó, tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ được xác định: Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi) là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa DN và ngân hàng thương mại…

Các quy định này sẽ được áp dụng cho năm tài chính 2016 và các DN được lựa chọn áp dụng tỷ giá hối đoái cho Báo cáo tài chính năm 2015.