Hướng dẫn kiểm tra đánh giá môn tiếng Anh THCS

AMBIENT

ADSENSE

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

YOMEDIA

Đang xử lý...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


Số: 5333/BGDĐT-GDTrH
V/v triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh cấp trung học từ năm học 2014-2015

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2014

Kính gửi:  Các sở giáo dục và đào tạo Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện việc dạy và học ở trường phổ thông, chuyển từ việc chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] hướng dẫn thực hiện việc kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực đối với môn tiếng Anh từ năm học 2014-2015 như sau:

I. Đối tượng áp dụng

Học sinh trung học cơ sở [THCS] và học sinh trung học phổ thông [THPT] đang học tiếng Anh theo các chương trình sau: 1. Chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] môn tiếng Anh gồm chương trình cơ bản, nâng cao và chuyên sâu ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [Chương trình 7 năm]; 2. Chương trình GDPT thí điểm cấp THCS và THPT theo Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” phê duyệt tại Quyết định số 01/QĐ-BGDĐT ngày 03/1/2012 và Quyết định số 5902/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [Chương trình 10 năm]; 3. Các chương trình tiếng Anh khác đang được áp dụng trong trường phổ thông nếu có nhu cầu và điều kiện áp dụng.

II. Hình thức kiểm tra

Căn cứ Điều 7 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các hình thức đánh giá bao gồm kiểm tra bằng hỏi-đáp, kiểm tra viết, kiểm tra thực hành.

Giáo viên xây dựng nội dung, độ khó và mức độ yêu cầu năng lực của bài kiểm tra căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng năng lực đầu ra của từng khối lớp theo quy định trong chương trình của cấp học [văn bản đính kèm]. Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thông qua các hình thức khác nhau như: định lượng [cho điểm], định tính [nhận xét, xếp loại], kết hợp đánh giá của giáo viên, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá của học sinh. Các loại hình kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với phương pháp dạy và học được áp dụng trong lớp học, bao gồm kiểm tra nói [đối thoại, độc thoại], kiểm tra viết dưới dạng tích hợp các kỹ năng, kiến thức ngôn ngữ và các hình thức đánh giá khác.


1. Kiểm tra bằng hỏi-đáp  Kiểm tra bằng hỏi-đáp được dành cho kỹ năng nói. Học sinh được kiểm tra qua các hoạt động trên lớp như trả lời các câu hỏi ngắn, miêu tả tranh, kể lại truyện, thuyết trình, hùng biện, thảo luận, tranh luận, phát biểu, phỏng vấn, đóng vai, và các hoạt động ngôn ngữ phù hợp khác. Cần chú trọng tới định hướng giao tiếp và khả năng thực hiện các yêu cầu đàm thoại. Khuyến khích kiểm tra bằng hỏi-đáp tích hợp với các hoạt động luyện tập trong giờ học của học sinh.

Giáo viên có thể chọn các dạng bài Question and Answer; Picture description; Story-telling/Narrative; Guided Speech; Dialogue; Situation; Interview/Role-play; Presentation; Debate; Dicussion; Simulationvà các dạng bài phù hợp khác để đánh giá kỹ năng nói của học sinh.


2. Kiểm tra viết Bài kiểm tra viết bao gồm các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ.

a] Kỹ năng nghe


Phải sử dụng các thiết bị như đài cassette, đĩa CD, máy tính hoặc các thiết bị thu, phát âm thanh phù hợp để kiểm tra kỹ năng nghe. Không được sử dụng giáo viên đọc lời thoại/nội dung bài nghe cho học sinh. Phần nghe có tối thiểu 2 phần/bài gồm từ 8 câu hỏi với các dạng khác nhau trở lên. Giáo viên lựa chọn các dạng câu hỏi phù hợp từ những loại hình gợi ý sau: Listen and match; Listen and number; Listen and tick; Listen and complete; Listen and select the correct option; Listen and give short answers và các dạng câu hỏi phù hợp khác để kiểm tra kỹ năng nghe của học sinh.
b] Kỹ năng đọc
Có tối thiểu 2 phần/bài gồm từ 8 câu hỏi với các dạng khác nhau trở lên. Giáo viên lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp từ những loại hình gợi ý sau: Read and match; Read and number; Read and tick; Read and complete; Read and select the correct option; Read and rearrange the information; Read and find the right information; Read and summarize và các dạng câu hỏi phù hợp khác để kiểm tra kỹ năng đọc của học sinh.
c] Kỹ năng viết 
Có tối thiểu 2 phần nhỏ gồm từ 5 câu hỏi trở lên. Giáo viên lựa chọn dạng câu hỏi phù hợp từ những loại hình gợi ý sau: Complete the sentences with a word or a phrase [pictures can be used]; Arrange the words to make complete sentences; Use the provided words or phrases to write complete sentences/Transformation; Sentence completion; Use the provided words or phrases to write a complete paragraph; Use the provided words or phrases to write a short passage; Reordering; Write short passages about relevant and familiar topics; Compostion/Essay writing và các dạng câu hỏi viết phù hợp khác để kiểm tra kỹ năng viết của học sinh.
d] Kiến thức ngôn ngữ 
Năng lực ngôn ngữ của học sinh về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cách sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh được đánh giá trong phần này. Có tối thiểu 2 phần nhỏ gồm từ 8 câu hỏi trở lên với các dạng câu hỏi sau đây: Multiple choice questions – MCQs; Matching; Gap filling; Information gaps; Reordering; Word form và các dạng câu hỏi phù hợp khác.
3. Kiểm tra thực hành
Trong mỗi học kỳ, ở những trường có điều kiện, giáo viên giao cho học sinh vận dụng kiến thức trong chương trình học để phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: gia đình; sở thích; chăm sóc sức khỏe; bảo vệ môi trường; an toàn thực phẩm; an toàn giao thông; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kỹ năng sống;…Sản phẩm thực hành có thể là 01 bài viết hoặc 01 video clip do học sinh thực hiện bằng tiếng Anh; cũng có thể tổ chức trình bày sản phẩm thực hành theo hình thức “Hùng biện tiếng Anh” hoặc sử dụng các hình thức phối hợp giữa kỹ năng viết và nói như “Hồ sơ học tập”; “Nhật kí học tập”; “Dự án”; và “Bài nghiên cứu” đã được tập huấn để đánh giá kỹ năng ngôn ngữ của học sinh.

III. Các loại bài kiểm tra
1. Bài kiểm tra thường xuyên Giáo viên lựa chọn loại hình câu hỏi phù hợp để xây dựng bài kiểm tra thường xuyên cho học sinh. Bài kiểm tra thường xuyên sẽ gồm có bài kiểm tra hỏi-đáp cho kỹ năng nói và kiểm tra viết. Học sinh được kiểm tra thường xuyên thông qua hình thức hỏi-đáp [kỹ năng nói] tối thiểu 02 lần/học kỳ. Thời gian kiểm tra thường xuyên mỗi lần không quá 15 phút đối với bài viết. Các bài kiểm tra thường xuyên nhằm đánh giá từng phần kỹ năng ngôn ngữ của học sinh theo định hướng của các bài kiểm tra định kỳ.

2. Bài kiểm tra định kỳ

Bài kiểm tra định kỳ gồm kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên, kiểm tra thực hành và kiểm tra học kỳ. Bài kiểm tra viết từ 1 tiết trở lên phải có các kỹ năng nghe, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ, có ít nhất 02 dạng câu hỏi/bài tập cho mỗi kỹ năng/phần với định hướng đánh giá năng lực của học sinh. Tỷ lệ các phần trong bài kiểm tra chênh lệnh nhau không quá 5% tỷ trọng điểm. Mỗi bài kiểm tra có từ 30 đến 50 câu hỏi ở cả 4 mức độ theo tỷ lệ: 30% nhận biết, 40% thông hiểu, 20% vận dụng, 10% vận dụng cao. Kỹ năng nói của học sinh có thể được đánh giá trong cùng buổi thi hoặc khác buổi thi học kỳ với tỷ trọng điểm số của kỹ năng chiếm từ 20 đến 30% của kết quả toàn bài. Các cấp quản lý trực tiếp cần hỗ trợ các trường THCS và THPT về giám khảo thi nói để đảm bảo học sinh được kiểm tra đầy đủ. Bài kiểm tra thực hành được tính vào kết quả học tập của học sinh như một lần kiểm tra định kỳ. Một bài thực hành có thể do một học sinh hoặc một nhóm học sinh thực hiện nhưng phải có hình thức đánh giá thích hợp để cho điểm từng học sinh.

IV. Triển khai thực hiện

Những nội dung của công văn này được áp dụng từ lớp 6 và lớp 10 đối với học sinh học chương trình 7 năm trong năm học 2014-2015. Đối với học sinh học chương trình 10 năm, giáo viên sử dụng hướng dẫn tại công văn này để đánh giá học sinh ở tất cả các khối lớp. Khuyến khích áp dụng hướng dẫn ở các lớp khác nếu có điều kiện phù hợp. Những nội dung không hướng dẫn trong công văn này tiếp tục thực hiện theo những hướng dẫn trước đây của Bộ GDĐT. Giáo viên căn cứ kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, lựa chọn thời điểm phù hợp để tiến hành đánh giá học sinh. Không tổ chức đánh giá quá sớm, quá muộn hoặc quá sát nhau trong học kỳ.

Trên đây là những hướng dẫn về đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực từ năm học 2014-2015. Nhận được công văn này đề nghị các sở GDĐT triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn xin liên hệ với ông Đặng Hiệp Giang, chuyên viên Vụ Giáo dục trung học, số điện thoại: 0979099899; địa chỉ thư điện tử: để được hỗ trợ./.

Nơi nhận: – Như Kính gửi;

– Bộ trưởng [để b/cáo];

– Các Thứ trưởng;

– Thanh tra [để thực hiện];


– Cục KTKĐCLGD [để thực hiện];
– BQL Đề án NNQG2020[để thực hiện];
– Lưu: VT, Vụ GDTrH.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỊNH HƯỚNG KỸ NĂNG VÀ NĂNG LỰC ĐẦU RA CHO KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỌC SINH TRUNG HỌC
MÔN TIẾNG ANH 
[Kèm theo Công văn số             /BGDĐT-GDTrH ngày     /9/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo]

CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ – CHƯƠNG TRÌNH 10 NĂM
Lớp 6 
Hết lớp 6, học sinh có khả năng:

Hết lớp 7, học sinh có khả năng:

Hết lớp 8, học sinh có khả năng:

Hết lớp 9, học sinh có khả năng:

Video liên quan

Chủ Đề