Cách ngăn không cho máy tính sleep

Ngày nay, chế độ ngủ Sleep [hoặc ngủ đông Hibernate] ngày càng được nhiều người sử dụng để tắt máy hơn thay vì tùy chọn tắt máy [Shut Down] truyền thống.

Tại sao lại như vậy? Trước hết, Shut Down mất rất nhiều thời gian để hoàn tất [tắt máy hoàn toàn]. Khi chọn Shut Down, người dùng phải chờ một khoảng thời gian khá lâu để máy khởi động xong xuôi rồi mới sử dụng được. Những hệ thống sử dụng ổ cứng HDD hoặc cấu hình thấp có lẽ sẽ quen thuộc với cảnh ngộ này.

Từ những lý do trên, Sleep [hoặc Hibernate] là lựa chọn thay thế Shut Down được rất nhiều người sử dụng trong thời điểm hiện nay. Những chiếc máy tính mới [kể cả laptop, tablet hay máy tính để bàn] chạy Windows, Android, Mac, Linux, Chrome OS,… đều được thiết kế để tối ưu cho các lệnh Sleep hoặc Hibernate, vì vậy bạn sẽ không phải lo lắng nếu sử dụng chúng thay cho Shut Down.

Tại sao Sleep và Hibernate trở thành lựa chọn "số 1"?

Nếu sử dụng máy tính trong nhiều thời điểm khác nhau trong cùng một ngày, bạn sẽ thấy Shut Down thực sự rất bất tiện. Trước hết, bạn sẽ phải lưu hết mọi công việc hiện tại trước khi tắt máy. Sau khi máy khởi động xong, bạn lại phải tự tay mình mở lại file hoặc chương trình còn đang thực hiện để tiếp tục công việc [nếu nó còn đang dở dang].

Mặt khác, Sleep [hoặc Hibernate] giữ nguyên tất cả các chương trình và công việc hiện tại của bạn. Khi sử dụng xong, chỉ việc đóng nắp laptop [hoặc bật Sleep, Hibernate thủ công trên máy để bàn]. Như vậy, bạn sẽ không phải lo lắng về việc phải đóng các ứng dụng hoặc lưu lại các file tài liệu đang dở nữa.

Khi muốn tiếp tục công việc, chỉ cần nhấn nút nguồn rồi chờ cho máy "ngủ dậy", khôi phục lại toàn bộ trạng thái lúc trước khi tắt. Trong khi chỉ cần chờ vài giây để "ngủ dậy" khi chọn Sleep, bạn sẽ phải chờ vài chục giây nếu sử dụng Hibernate. Sau khi máy "dậy" xong, bạn có thể tiếp tục thực hiện công việc của mình mà không cần mở lại tất cả mọi thứ như khi chọn Shut Down nữa.

Vậy thì Sleep và Hibernate hoạt động ra sao?

Giống như tên gọi của nó, Sleep đưa máy tính về trạng thái "ngủ", tức là vẫn hoạt động nhưng lượng điện [hoặc pin] tiêu thụ rất ít. Tất cả công việc của bạn sẽ được lưu vào bộ nhớ RAM, do đó máy tính vẫn cần cung cấp một lượng điện nhỏ để RAM hoạt động. Khi nhấn nút nguồn, máy sẽ mở lên chỉ trong tích tắc và bạn có thể tiếp tục công việc của mình.

Mặt khác, Hibernate lưu lại các công việc của bạn vào ổ cứng rồi tắt nguồn máy hoàn toàn chứ không để bật nguồn như Sleep. Vì vậy bạn có thể sử dụng Hibernate để thay thế hoàn toàn cho Shut Down bởi máy tính sẽ không phải tiêu thụ bất kỳ lượng điện nào nếu sử dụng tùy chọn này. Khi nhấn nút nguồn, dữ liệu trong ổ cứng sẽ được máy chuyển sang RAM và bạn có thể tiếp tục công việc khi màn hình bật lên.

Dù thời gian hồi phục có lâu hơn Sleep, nhưng trong đa số trường hợp đều nhanh hơn đáng kể so với Shut Down. Thời gian khởi động nếu chọn Hibernate còn phụ thuộc vào tốc độ của ổ cứng, nếu dùng SSD thì khoảng thời gian đó là rất nhanh, chỉ trong khoảng 10-20 giây.

Cách kích hoạt Sleep hoặc Hibernate

Một số mẫu máy Windows mới hiện nay đều được thiết lập sẵn để tự động Sleep sau một thời gian không sử dụng, và một lúc sau sẽ chuyển sang Hibernate. Còn hầu hết laptop các loại đều sẽ tự động Sleep khi được đóng nắp và tự ngủ dậy khi người dùng mở nắp máy.

Bạn vẫn có thể tùy chỉnh khoảng thời gian mà máy sẽ tự Sleep sau một lúc không sử dụng bằng cách vàoControl Panel -> Power Options -> Change When the Computer Sleep để tùy chỉnh các thiết lập mà bạn ưa thích. Bạn cũng có thể thiết lập để máy tự Sleep [hoặc Hibernate] khi nhấn nút nguồn bằng cách vào Control Panel -> Power Options -> Choose What The Power Button Does để thiết lập theo ý thích. Song, nếu thích dùng Hibernate thì bạn sẽ phải kích hoạt trước tính năng này.

Cách kích hoạt Hibernate trên Windows 8/Windows 10:

- Bước 1:  + Trên Windows 8: Nhấn Ctrl+I -> Control Panel -> Power Options  + Trên Windows 10: Nhấn Ctrl+I -> System -> Power & Sleep -> Additional power settings  + Cách bổ sung: Nhấn Ctrl+R -> nhập powercfg.cpl - Bước 2: Chọn Choose what the power buttons down -> Change settings that are currently unavailable - Bước 3: Đánh dấu chọn Hibernate ở mục Shutdown settings - Bước 4: Chọn Save changes

Đừng lo lắng về lượng điện tiêu thụ

Có lẽ nhược điểm duy nhất nếu sử dụng Sleep chính là máy sẽ tiêu thụ một lượng điện nhất định trong suốt quá trình lúc máy không được sử dụng. Tuy nhiên, lượng điện tiêu thụ này cực kỳ thấp và bạn cũng không cần quá lo lắng về hóa đơn tiền điện hằng tháng.

Tương tự, nếu dùng pin trên laptop thì Sleep cũng sẽ tiêu thụ một lượng pin nhất định. Tuy nhiên, do luôn được thiết kế để tự Sleep sau vài giờ nên bạn cũng không phải lo lắng việc nó sẽ tiêu thụ pin đến hết thì thôi. Nếu so với máy tính để bàn thì Sleep trên laptop mang đến bạn rất nhiều sự thuật tiện.

Dù thế nào, nếu vẫn lo lắng về vấn đề tiêu thụ năng lượng của Sleep thì Hibernate sẽ là sự lựa chọn thay thế phù hợp dành cho bạn.

Lỗi lầm cũng không thành vấn đề

Một số người nghĩ rằng nên khởi động lại Windows hoàn toàn để các tính năng được hoạt động đúng trở lại, nhưng trường hợp đó là rất ít gặp. Tất nhiên, bạn vẫn sẽ phải khởi động lại Windows trong trường hợp bắt buộc [cài đặt một bản cập nhật, driver hay phần mềm nào đó]. Ngoài các trường hợp trên, không nhất thiết phải Shut Down máy hằng ngày. Còn nếu máy của bạn phải khởi động lại nhiều lần thì bạn nên xem lại vì nó đã có một số vấn đề.

Một số mẫu máy đời cũ có thể không hoạt động tốt với Sleep hoặc Hibernate, vấn đề đó đến từ phần cứng. Trong trường hợp này, có lẽ Shut Down sẽ phù hợp với bạn hơn.

Bên cạnh đó, các hệ thống Linux cũng không hoạt động tốt với Sleep hoặc Hibernate, đó cũng là lý do tùy chọn Hibernate bị vô hiệu hóa mặc định trên Ubuntu. Song, nếu hệ thống của bạn được nhà sản xuất hỗ trợ tốt cho Linux thì bạn vẫn có thể an tâm dùng Sleep hoặc Hibernate như bình thường.

Kết luận

Như vậy, có thể khẳng định Shut Down chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp bất khả kháng hoặc cho những chiếc máy đời cũ, còn Sleep hoặc Hibernate chính là lựa chọn tối ưu, thuận tiện nhất mà chúng tôi khuyên bạn đọc nên sử dụng cho chiếc máy tính của mình.

Nguồn:vnreview

Chế độ Sleep là cách giúp cho máy của bạn tạm thời nghỉ ngơi và khởi động lại nhanh, giúp bạn tiếp tục làm việc mà không phải khởi động lại. Thế nhưng đôi khi chế độ này khiến cho máy của gặp nhiều khó khăn, nhất là đang làm việc đột nhiên máy làm việc với Sleep. Vì vậy Hoàng Hà PC muốn chỉ bạn cách tắt chế độ Sleep win 10. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng công cụ hữu ích này qua bài viết dưới đây!

Cách tắt chế độ sleep trong win 10 với Windows Settings

Để thực hiện việc tắt chế độ Sleep Win 10, các bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Trước hết bạn cần mở giao diện Windows Settings Win 10. Bạn chỉ cần vào menu Start → chọn Settings [có biểu tượng bánh răng]. Để mở nhanh, bạn nhấn chọn phím Windows +I.

Bước 2: Tại cửa sổ Windows Setting, các bạn chọn System để cài đặt hệ thống.

Bước 3: Một giao diện mới hiện ra, tại cột bên trái màn hình các bạn chọn chế độ mục Power & Sleep.

Bước 4: Lúc này xuất hiện tùy chọn mới ở mục Sleep.

Laptop xuất hiện 2 tùy chọn ở mục Sleep:

- On battery Power, PC goes to sleep after: Khi dùng pin, máy tính sẽ tự động chuyển sang chế độ ngủ sau khoảng thời gian ...

- When plugged in, PC goes to sleep after: Khi cắm điện, máy tính sẽ tự động chuyển sang chế độ sau khoảng thời gian ...

Cùng với đó là những khoảng thời gian tương ứng ở dưới mỗi tùy chọn để bạn thay đổi theo ý muốn. Nếu muốn tắt chế độ Sleep Win 10, chọn Never cho mỗi tùy chọn. Bạn cũng có thể lựa chọn thay đổi khoảng thời gian mà bạn muốn máy tính chuyển sang chế độ Sleep. Lựa chọn khoảng thời gian phù hợp là thời gian ngắn hơn đối với chế độ sử dụng pin và dài hơn đối với khi cắm điện.

Ở trên PC xuất hiện 1 tùy chọn ở mục Sleep:

- Tại mục "When plugged in, PC goes to sleep after" các bạn chọn chế độ "Never" để tắt chế độ Sleep trên windows 10 nhé !

Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng PC, bạn sẽ không thấy được cả hai tùy chọn như trên. PC sẽ không có chế độ sử dụng pin [Battery Power]. Đối với laptop hoặc máy tính mới sẽ có cả 2 như hướng dẫn ở trên.

Tắt chế độ sleep win 10 bằng Power Options

Một cách khác để tắt chế độ Sleep win 10Hoàng Hà PC muốn hướng dẫn cho các bạn đó chính là bằng Power Options. Đối với cách này, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Bạn mở Power & Sleep: thao tác thực hiện theo như ba bước đầu tiên của việc tắt chế độ Sleep win 10 bằng Windows Settings.

Bước 2: Trong mục Related Settings bạn chọn Additional Power Settings.

Bước 3: Cửa sổ Power Options xuất hiện. Bạn chọn Change when the computer sleeps.

Bước 4:Trong cửa sổ Edit Plan Settings vừa xuất hiện.

Đối Với Laptop bạn cũng sẽ thấy:

- Hai mục On Battery [dùng pin] và Plugged In [cắm nguồn điện] trong mục Put the computer to sleep.

Trạng thái mặc định cho hai tùy chọn là Never. Nếu muốn cài đặt lại thời gian chuyển sang chế độ sleep cho máy tính, bạn cũng có thể tùy chỉnh.

Đối với máy tính để bàn PC

- Các bạn chọn "Never" trong mục "Put the computer to sleep"

Bước 5: Bạn nhấp chọn Save changes để lưu lại những thiết lập mới vừa thay đổi. Như vậy là bạn đã có thể thực hiện việc tắt chế độ Sleep win 10 rồi!

Dùng Shortcut để tắt chế độ sleep trong win 10

Một trong những cách nhanh chóng để tắt chế độ Sleep Win 10 là dùng shortcut. Dưới đây là một số cách dùng shortcut đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

Sử dụng shortcut menu Power User

Bản chất của phương pháp này chính là sử dụng một chuỗi phím nhanh. Ưu điểm của cách này đó chính là bạn có thể sử dụng nó trên nhiều loại ứng dụng và hoạt động không cần các thiết lập nào.

Bạn chỉ cần nhấn giữ tổ hợp phím Windows + X để mở Power User. Bạn nhấn chọn phím U và cuối cùng là phím S. Như vậy là máy tính của bạn đã bước vào trạng thái Sleep một cách dễ dàng và nhanh chóng rồi. Hoặc nếu muốn đưa máy tính vào trạng thái ngủ đông thì bạn chỉ cần chọn phím H thay cho phím S.

Dùng phím tắt chế độ Sleep Alt+F4

Thông thường, tổ hợp phím Alt + F4 có chức năng đóng cửa sổ đang dùng hiện tại. Tuy nhiên một chức năng khác mà có thể bạn chưa biết đó chính là làm phím tắt cho chế độ Sleep Win 10.

Thao tác thực hiện khá đơn giản. Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + D. Sau đó, nhấn Alt + F4 để mở hộp thoại Shutdown Windows. Tại mục What do you want the computer to do? và sẽ có những tùy chọn bên dưới. Trạng thái mặc định tùy thuộc mỗi hệ thống sẽ hiển thị Sleep hay Shutdown. Để tắt chế độ Sleep win 10, bạn chọn Sleep và nhấn OK. Hoặc cũng có thể chọn các tùy chọn khác và nhấn OK.

Tạo shortcut riêng

Tuy thao tác này phức tạp hơn những cách ở trên nhưng bạn chỉ cần thiết lập một lần để có thể sử dụng nó, tiết kiệm được khá nhiều thời gian về sau. Bạn thực hiện theo trình tự dưới đây:

Bước 1: Tại Desktop, bạn kích chuột phải, thực hiện lệnh NewShortcut.

Bước 2: Tại cửa sổ Create Shortcut bạn nhập lệnh Rundll32.exepowrprof.dll,SetSuspendState 0,1,0 rồi bấm Next.

Bước 3: Bạn đặt lại tên Sleep cho file này và bấm Finish để kết thúc.

Lúc này một shortcut được tạo ra trên màn hình nền. Khi muốn sử dụng bạn chỉ cần nháy đúp chuột vào file này là xong.

Lưu ý: Bạn cũng có thể tạo shortcut để tắt máy hay khởi động lại, … tương tự với các lệnh khác như:

- Shutdown: Shutdown.exe -s -t 00.

- Restart: Shutdown.exe -r -t 00.

- Lock: Rundll32.exe User32.dll,LockWorkStation.

Hi vọng rằng bài này mang tới cho bạn nhiều cách để có thể tắt chế độ Sleep Win 10 để tránh bị gặp các trường hợp máy tự động rơi vào trạng thái sleep. Chúc các bạn thực hiện thành công!

Xem thêm: Máy tính - PC Workstation cấu hình cao nhất năm 2021 sử dụng trong các lĩnh vực chơi game, đồ họa, render video, kiến trúc, làm phim 3D

Video liên quan

Chủ Đề