Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

Chấn thương trong cầu lông là điều đáng tiếc không ai muốn với hậu quả nghiêm trọng. Tùy vào mức độ nghiêm trọng nghiêm trọng của chấn thương mà hậu quả theo sau nặng - nhẹ. Nhưng hầu hết đều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sức khỏe, tinh thần người của người chơi cũng như gia đình. Vì vậy, việc phòng tránh chấn thương trong cầu lông và một việc vô cùng quan trọng. Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Có nhiều người chơi cầu lông dù mới tham gia chơi hay chơi đã lâu chắc chắn đều có thắc mắc "Làm thế nào để giảm chấn thương trong cầu lông ? Chơi cầu lông có nguy hiểm không ?" vv. Để giải đáp cho vấn đề đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những cách phòng tránh chấn thương trong cầu lông.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

  1. Nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong cầu lông.

Đa phần nguyên nhân dẫn đến chấn thương trong cầu lông là do không khởi động kỹ và đầy đủ các khớp, cơ trước khi vào sân. Ỷ y vào thể trạng bản thân, chủ quan cho rằng "phông cầu nhẹ vài cái là nóng người ngay". Đây là nhận định rất sai lầm dẫn đến nguy cơ mắc chấn thương cao hơn.  Ngoài ra còn do người chơi thực hiện sai động tác, kỹ thuật chưa đúng tư thế, dẫn đến mất cân bằng giữa phối hợp các cơ, khớp trong cơ thể.  Điều kiện ngoại cảnh cũng là một yếu tố quan trọng. Điển hình như: - Sân ướt, sàn trơn, thảm bị trầy tróc. - Giày cầu lông không đảm bảo chất lượng, đế quá cao, đế quá mỏng, không có độ bám sàn, quá lỏng, quá chặt. Hoặc đi giày thời trang, không phải giày thể thao chuyên dụng. - Quần áo không phù hợp, có những chi tiết dư thừa, lượm thượm,  - Ánh sáng quá chói, quá yếu, đánh cầu bên ngoài trong môi trường thời tiết,... - Sử dụng vợt kém chất lượng, vợt không hợp công năng với lối chơi khiến tay chịu áp lực, dễ chấn thương tay, ... Nguy cơ dẫn đến chấn thương trong cầu lông tuy nhiều và hậu quả nguy hiểm, khôn lường nhưng không phải không có phòng tránh. Hãy trang bị thật nhiều kiến thức và ý thức, trách nhiệm bảo vệ sức khỏe, bảo vệ thân thể.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

2. Biện pháp phòng tránh chấn thương trong cầu lông. 

Có thể kể đến những biện pháp phòng tránh những chấn thương trong cầu lông như sau:  - Khởi động thật kĩ tất cả các nhóm cơ, khớp từ chân, hông, tay, vai đến cổ trước khi vào sân. Điều này giúp các cơ được làm nóng, độ giãn cơ phù hợp và dần thích ứng với hoạt động. 

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Thực hiện các bài tập, động tác thả lỏng, giãn cơ sau khi chơi cầu lông để các cơ được nghỉ ngơi đúng quy trình vận động. Điều này góp phần làm giảm các trường hợp chuột rút, xổ cơ, ghim người sau khi chơi cầu lông.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Dùng vợt chất lượng tốt. Ngày nay vợt chất lượng tốt giá thành rẻ  và đến từ thương hiệu nổi tiếng với mẫu mã đẹp được sản xuất rất nhiều. Vì vậy hãy đầu tư thích đáng cho một cây vợt tốt để giảm chấn thương cho tay.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông
- Dùng vợt có sức căng phù hợp để giảm áp lực lên tay và vai. 

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Chơi cầu lông trên mặt sân tiêu chuẩn. Mặt sân đảm bảo đủ các yếu tố chống trơn trượt, phẳng, không vật cản, độ ma sát phù hợp. Khuyến khích các bạn chơi các sân có thảm cầu lông chuyên dụng.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Dùng các thiết bị phòng tránh chấn thương chuyên dụng như bó gối, băng khủy tay, băng cổ chân để tăng độ ổn định và chắc chắn cho các cơ, khớp.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông
- Không luyện tập quá mức dẫn đến cơ thể không được nghỉ ngơi, các cơ khớp bị giảm chức năng. 

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Có chế độ dinh dưỡng, kế hoạch tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Hạn chế nạp quá nhiều chất béo, chất có cồn, chất kích thích trước và sau quá trình chơi. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, sự tập trung, khả năng phán đoán, di chuyển của người chơi.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Không tắm liền sau khi chơi cầu lông tránh chai cơ, cảm, nhiễm lạnh. - Trang phục cầu lông phù hợp, thoải mái, gọn gàng không vướng víu.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Đi giày cầu lông vừa chân với chất lượng tốt để bảo vệ chân.

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

- Tập luyện di chuyển đúng kỹ thuật ở các tư thế để giảm nguy có chấn thương ở cổ chân, đầu gối. vv

Hướng dẫn chấn thương khi chơi cầu lông

Vừa rồi là bài viết về "Cách phòng tránh chấn thương trong cầu lông". Mặc dù bạn đã thực hiện nhiều biện pháp giảm chấn thương nhưng chúng ta không thể nói trước được điều gì nhịp đội mỗi trận đấu là khác nhau với cường độ vận động và thể trạng người chơi khác nhau. Tuy nhiên, thực hiện những biện pháp phòng tránh chấn thương trong cầu lông giúp giảm thấp nhất nguy cơ dính chấn thương của bạn. Mong rằng các bạn luôn giữ được sức khỏe, tinh thần và niềm đam mê cầu lông cho bản thân. Chúc các bạn thành công. Xem thêm: NHỮNG CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TRONG CẦU LÔNG