Dạy học có phải là hàng hóa không năm 2024

VOV.VN -Hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục là hàng hóa được sử dụng cho dạy học và nghiên cứu khoa học của người dạy và người học…

Bộ GD-ĐT vừa công bố Thông tư ban hành Tiêu chí để xác định hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

Thông tư quy định về các tiêu chí để xác định hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

Dạy học có phải là hàng hóa không năm 2024
Bộ GD-ĐT ban hành tiêu chí xác định hàng hóa phục vụ cho giáo dục (ảnh minh họa)

Theo đó, hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục là hàng hóa được sử dụng cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy, học và nghiên cứu khoa học của người dạy và người học trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; bao gồm thiết bị, máy móc, vật liệu, dụng cụ, hóa chất, đồ dùng, đồ chơi, sách, học liệu, chương trình giáo dục đào tạo, giáo trình, tạp chí, dây chuyền công nghệ và các hàng hóa khác.

Học liệu là các phương tiện vật chất lưu giữ, mang hoặc phản ánh nội dung học tập. Học liệu có thể sử dụng dưới dạng truyền thống (tranh ảnh, ảnh dạng thẻ) và học liệu điện tử. Học liệu điện tử là các tài liệu học tập được số hóa theo một kiến trúc định dạng và kịch bản nhất định, được lưu trữ trên các thiết bị điện tử như CD, USB, máy tính, mạng máy tính nhằm phục vụ cho việc dạy và học. Dạng thức số hóa có thể là văn bản (text), slide, bảng dữ liệu, âm thanh, hình ảnh, video, phần mềm máy tính và hỗn hợp các dạng thức nói trên.

Tiêu chí xác định hàng hóa chuyên dùng phục vụ cho giáo dục

Hàng hóa được gọi là hàng hóa chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau: Hàng hóa tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các quy định khác có liên quan.

Hàng hóa có cấu tạo, công năng sử dụng, nội dung đặc thù, chỉ được sử dụng trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Hàng hóa thuộc danh mục thiết bị dạy học cho các cấp học mầm non, phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc nằm trong danh mục mua sắm, đấu thầu thuộc dự án đầu tư cho giáo dục đào tạo đã được phê duyệt theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.

Hàng hóa đảm bảo tính sư phạm, phù hợp với mục tiêu, chương trình ở các cấp học, trình độ đào tạo; đảm bảo mục tiêu của nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.

Hàng hóa phù hợp với xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới./.

Hơn 250 đại biểu gồm các nhà nghiên cứu GD, nhà khoa học, cán bộ quản lý GD trong nước, các chuyên gia giáo dục đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore…, một số giảng viên, chuyên gia người Việt ở nước ngoài đã tham dự diễn đàn.

Phát biểu khai mạc, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm, đồng thời là phó chủ tịch HĐQGGD, đánh giá GD ĐH VN đang đứng trước ba vấn đề cần phải cấp bách nghiên cứu và giải quyết.

Đó là: giải quyết mối quan hệ giữa qui mô và chất lượng trong điều kiện giới hạn về nguồn lực, yêu cầu đa dạng hóa các loại hình đào tạo đối đầu với những yêu cầu về chuẩn mực, liên thông và hội nhập, yêu cầu về phát huy tính tự chủ của các nhà trường giằng co với nếp quản lý tập trung tồn tại từ nhiều năm nay.

Hàng hóa không được thừa nhận

Nhằm tăng tính cạnh tranh và thu hút giảng viên, sinh viên có chất lượng cao, tăng cường đổi mới, nghiên cứu và phát triển Singapore thành một trung tâm giáo dục hàng đầu, Chính phủ Singapore đã đề xướng một kế hoạch thu hút 10 trường ĐH tầm cỡ thế giới. Hiện nhiều trường ĐH hàng đầu của Mỹ như MIT, ĐH John Hopkins… đã thành lập trung tâm đào tạo tại Singapore. Nhưng chúng tôi tập trung trước tiên không phải vào việc mở cửa tiếp cận với các trường ĐH nước ngoài, mà biến mình trở thành trung tâm của các dịch vụ giáo dục chất lượng. Kể từ những năm 1980, nhiều trường ĐH nước ngoài khác đã liên kết với các cơ sở đào tạo của Singapore để thực hiện các chương trình liên kết đào tạo và cấp bằng.

Trong năm 2004, nhịp độ cải cách GD ĐH của Singapore tăng lên cùng với tuyên bố của chính phủ trao nhiều quyền hơn cho các trường ĐH trong việc quyết định các qui định tuyển chọn, đề ra mức học phí và sử dụng nguồn đầu tư của chính phủ. Các trường ĐH của Singapore đã và đang trở thành những trường ĐH quốc tế với gần một nửa số người học bậc sau ĐH là người nước ngoài, và SV theo học các trường ĐH Singapore ngày càng được tham gia nhiều hơn vào các chương trình đào tạo, thực tập tại các trường ĐH liên kết ở nhiều quốc gia khác như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc…

GS S.Gopinathan (Viện Giáo dục quốc gia thuộc Trường ĐH Công nghệ Nanyang)

Theo PGS.TS Trần Quốc Toản, một trong những thách thức lớn nhất của GD ĐH VN hiện nay là mâu thuẫn giữa nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân với khả năng đáp ứng hạn chế của hệ thống GD ĐH. Chẳng hạn tỉ lệ chọi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2004 đã đạt hơn 8,5/chỗ học.

Ông Toản cho rằng trong xu thế toàn cầu hóa nói chung và trong GD nói riêng, vai trò của Nhà nước trong đầu tư cho GD sẽ giảm, GD ĐH có xu thế không còn là dịch vụ công chỉ do Nhà nước cung cấp.

GDĐH VN không nằm ngoài xu thế này nếu muốn giải quyết những khó khăn, bất cập hiện nay và phát triển để hội nhập được với nền GD ĐH khu vực và quốc tế. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu GD nước ngoài tham dự hội thảo đồng tình với quan điểm này và cho biết đó cũng là xu hướng gần như tất yếu, đã diễn ra trong quá trình đổi mới GD ĐH ở một số quốc gia đang phát triển.

GS Phạm Phụ nhận xét từ năm 1990 GD ĐH VN đã có bước phát triển khá ấn tượng để tạo ra một “khuôn mặt mới”: qui mô SV có tốc độ tăng bình quân 13%/ năm, từng bước chuyển thành nền GD ĐH cho số đông có tính chất đại chúng. Hệ thống được đa dạng hóa: cho phép mở trường ĐH ngoài công lập, liên kết đào tạo với nước ngoài, mở chi nhánh của ĐH nước ngoài ở VN... Và VN cũng đã chuyển từ chính sách xem GD ĐH là một phúc lợi công miễn phí, được hoàn toàn bao cấp từ phía Nhà nước sang chế độ thu học phí. Tuy nhiên, “bước phát triển” mới chỉ dừng ở đó.

Theo GS Phạm Phụ, trước xu thế toàn cầu hóa, thế giới đã không còn coi GD ĐH là một loại hàng hóa công, mà chuyển sang quan niệm GD ĐH là một nền công nghiệp dịch vụ, là xuất nhập khẩu, trong đó cũng có sự cạnh tranh, hướng đến khách hàng…

Nếu đối chiếu với quan niệm mới này, “hiện VN chẳng những có một khoảng cách lớn với thế giới mà còn có một khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn”- GS Phạm Phụ nhận định. Vì trong khi ở VN, GD nói chung và GD ĐH nói riêng không được xem là hàng hóa thì trên thực tiễn lại có nhiều dịch vụ GD ĐH đang được trao đổi có tính chất kinh doanh, “xuất nhập khẩu” (ví dụ như liên kết đào tạo, du học…).

GS Phạm Phụ cho rằng: “Điều này đang tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa những cơ sở GD có khống chế học phí và cơ sở GD không có khống chế học phí, giữa GD ĐH VN và nước ngoài, và cũng tạo nên những vùng “mờ” để một số người lợi dụng kinh doanh GD ĐH”.

Loay hoay trường ngoài công lập

Được coi là một thách thức đối với cải cách GD ĐH ở VN, vấn đề ĐH ngoài công lập (NCL) đã được đặt ra ngay ở một trong số các phiên họp đầu tiên của diễn đàn. GS Phạm Phụ nhận xét chúng ta đã có hơn 10 năm phát triển trường ĐH NCL nhưng tính chất vì lợi nhuận hay không của nhóm trường này đến nay vẫn còn chưa rõ.

Còn GS.TS Đào Trọng Thi, giám đốc ĐHQG Hà Nội, lại có nhận xét: VN có một đặc điểm khác thường so với hệ thống GD ĐH ở nhiều nước khác, đặc biệt là các nước phát triển, đó là ở các nước không có sự phân biệt đáng kể về chất lượng đào tạo giữa trường ĐH công lập và tư thục, thậm chí những trường ĐH có chất lượng và uy tín hàng đầu lại là trường tư. Còn ở VN, các trường ĐH công vẫn có chất lượng đào tạo cao hơn so với trường NCL…

Những nhận xét này cho thấy thực tế dù đã hình thành được 16 năm (bắt đầu từ năm 1988 với sự ra đời của Trường ĐH dân lập Thăng Long) nhưng cơ chế, hiệu quả hoạt động hệ thống trường ĐH dân lập dường như vẫn chưa bước ra khỏi giai đoạn “thí điểm”. Trong đó, cơ quan quản lý nhà nước vẫn đang lúng túng trong việc xác định cho trường NCL một mô hình hoạt động phù hợp.

Đứng từ góc độ người trong cuộc, GS Hoàng Xuân Sính, chủ tịch hội đồng quản trị Trường ĐH dân lập Thăng Long, cho rằng học phí là nguồn thu chính và gần như duy nhất, nhưng các trường NCL bị khống chế chỉ được thu tối đa dưới 5 triệu đồng/năm/SV, mức thu thực tế của các trường còn thấp hơn, dẫn đến các khó khăn khác như cơ sở vật chất thiếu thốn, nghèo nàn, đội ngũ giảng viên cơ hữu hạn chế…, khiến trường NCL mất điểm cạnh tranh so với trường công.

Với thực tế hiện nay ngân sách nhà nước cáng đáng cho các trường ĐH công lập còn thiếu hụt, việc dành đầu tư cho các trường ĐH NCL sẽ là một việc quá sức và không khả thi. Mặt khác, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề diễn đàn, một quan chức Bộ GD-ĐT cho rằng điều kiện xã hội và mức sống của người dân cũng chưa thể đáp ứng được để có thể cho phép các trường NCL thu học phí ở mức thỏa mãn được nhu cầu kinh phí. Giải pháp nào cho các trường NCL của VN?

Bà Sính kiến nghị: để phát triển mô hình trường ĐH NCL, nếu Chính phủ không giúp đỡ về tài chính thì cũng phải cho “nó” một cơ chế hợp lý, trong đó các ràng buộc mà Nhà nước ấn định phải tương thích, không gây mâu thuẫn. Các SV học ĐH NCL phải được hưởng quyền lợi như trường công lập, ví dụ như được tiếp tục học lên bậc cao hơn theo các qui định như đối với người tốt nghiệp trường công. Các quĩ học bổng du học nước ngoài cũng cần được phân phối cho SV trường NCL khi họ thỏa mãn các yêu cầu tuyển chọn.

Bà Sính cũng đề nghị “công tác thanh tra về quản lý cũng như chương trình đào tạo phải được Bộ GD-ĐT làm thường xuyên, trường nào đạt chuẩn hay chưa đạt chuẩn phải công bố rõ ràng để người dân biết khi bỏ tiền cho con em đi học”.

Ông Trần Quốc Toản cũng đề xuất: “Nhà nước xem xét thành lập quĩ phát triển GD, các trường NCL cũng được tham gia vay vốn với lãi suất ưu đãi để xây dựng cơ sở vật chất. Các trường NCL được tham gia các đề án phát triển GD của Nhà nước và địa phương, ví dụ như Quĩ nâng cao chất lượng của dự án GD ĐH”.