Phụ nữ có thai nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Việc biết mình mang thai là một trong những khoảnh khắc đầy hạnh phúc và mong chờ trong cuộc đời của mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, sau khi thử que thử thai lên 2 vạch, có một loạt các câu hỏi và lo ngại có thể nảy sinh trong tâm trí của người phụ nữ, trong đó có việc xác định thời điểm thích hợp để đi siêu âm. Trong bài viết này, Thai Thinh Medic sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về quy trình và thời điểm nên đi siêu âm sau khi thử 2 vạch.

1. Thai nhi được mấy tuần sau khi thử que thử thai lên 2 vạch?

Khi sử dụng que thử thai và quan sát kết quả hiển thị 2 vạch, việc ước lượng tuần tuổi của thai nhi có thể trở nên dễ dàng hơn. Nếu bạn chậm kinh từ 7 đến 10 ngày và que thử thai cho kết quả dương tính, thai nhi thường đã được khoảng 5 tuần tuổi. Tuy nhiên, nếu bạn chậm kinh khoảng 15 ngày và kết quả của que thử thai là dương tính, thai nhi có thể đã bước qua tuần thứ 6.

Để đánh giá chính xác hơn tuần tuổi của thai nhi, bạn cũng có thể dựa vào thông tin về chu kỳ kinh cuối, đặc biệt nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn. Ngoài ra, thực hiện siêu âm cũng là cách để xác định tuần tuổi của thai nhi một cách chính xác và đáng tin cậy.

Phụ nữ có thai nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Khi nào nên đi siêu âm sau khi thử thai 2 vạch?

2. Thời điểm thích hợp nhất để đi siêu âm

Thời điểm thích hợp nhất để đi siêu âm sau khi thử 2 vạch là khi phụ nữ trễ kinh từ 7 đến 15 ngày. Lúc này, thai nhi đã phát triển đủ để có thể nhìn thấy qua hình ảnh siêu âm một cách rõ ràng và chính xác. Việc này giúp cung cấp thông tin chính xác nhất về tuổi thai và tình trạng phát triển của bé. Tuy nhiên, nếu kết quả thử thai không rõ ràng hoặc phụ nữ chỉ trễ kinh từ 3 đến 4 ngày, việc đi siêu âm có thể không mang lại kết quả chính xác và cần phải đợi thêm thời gian.

* Lưu ý: Nếu phụ nữ có bất kỳ triệu chứng nào đáng chú ý như đau bụng, chảy máu, hoặc từng trải qua sự mất thai trước đó, việc đi siêu âm và kiểm tra sức khỏe ngay sau khi thử 2 vạch là cực kỳ quan trọng để đảm bảo mọi điều diễn ra suôn sẻ và an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

3. 3 mốc khám thai quan trọng mẹ cần nhớ

Ngoài việc đi siêu âm sau khi thử 2 vạch, có 3 mốc thời gian quan trọng mà mẹ cần nhớ trong quá trình mang thai:

3.1. Giai đoạn thai được 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày tuổi

Lúc này, thai nhi đã thành hình và hình thành các bộ phận cơ thể. Siêu âm trong giai đoạn này có thể phát hiện các bất thường lớn của cơ thể và sàng lọc được nguy cơ mắc các bệnh bất thường về nhiễm sắc thể như hội chứng Down.

3.2. Giai đoạn thai được 18 - 22 tuần tuổi

Lúc này, thai nhi cũng khá lớn và di động được, nước ối nhiều giúp cho việc quan sát thai ở nhiều góc độ tốt hơn. Siêu âm trong giai đoạn này có thể phát hiện ra các dị tật ở những cơ quan như não, tim phổi, dạ dày, miệng - môi.

3.3. Giai đoạn thai được 30 - 32 tuần tuổi

Giai đoạn này đánh giá sự phát triển của thai nhi và phát hiện các dị tật muộn như tắc ruột, nhăn não. Có thể nói, mỗi mốc siêu âm có một mục tiêu khác nhau cần theo dõi và kiểm tra, tuy nhiên mục đích chính của quá trình siêu âm vẫn là theo dõi sự phát triển của mẹ và bé có khỏe mạnh hay không…

Phụ nữ có thai nên đi siêu âm khi nào năm 2024
Thai Thinh Medic - Địa chỉ tin cậy trong hành trình thăm khám, siêu âm thai kỳ

Đi đầu trong lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Siêu âm của Phòng khám 125 Thái Thịnh được chú trọng đầu tư hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất Thế giới, cùng đội ngũ Bác sĩ giỏi chuyên môn - giàu kinh nghiệm, Thai Thinh Medic tự hào là địa chỉ tin cậy được hàng triệu các mẹ tin tưởng lựa chọn sử dụng dịch vụ. Với nhiều tiện ích nổi bật, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn là địa chỉ uy tín để theo dõi sự phát triển của thai nhi một cách chính xác nhất.

Kết luận

Mang thai là một quá trình khó khăn và thiêng liêng. Để có thể đón bé chào đời khỏe mạnh mẹ nên chăm sóc bản thân cẩn thận và thực hiện các cuộc kiểm tra, thăm khám định kỳ để đảm bảo thai nhi vẫn đang phát triển khỏe mạnh mẹ nhé.

Khám thai là một việc làm vô cùng cần thiết đối với phụ nữ khi mang thai. Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp thai phụ biết được sự phát triển của thai nhi và được bác sĩ tư vấn cách theo dõi, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng đảm bảo sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ bầu thường được khám sức khỏe tổng quát, làm các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm…

Việc thực hiện các xét nghiệm là cần thiết giúp phát hiện sớm những bất thường ở thai nhi hoặc sức khỏe thai phụ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Phụ nữ có thai nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Khám thai đầy đủ và đúng lịch giúp đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.

2. Các mốc khám thai quan trọng cần lưu ý

Theo hướng dẫn của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trong suốt thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý các mốc khám thai quan trọng sau:

- Mốc 1 (sau chậm kinh 2 - 3 tuần): Lúc này thai được khoảng 6 - 7 tuần, mẹ bầu cần đi khám để biết đã có thai thực sự hay chưa. Ngoài ra, bác sĩ tiến hành hỏi thông tin về các thói quen có thể ảnh hưởng đến thai nhi, những lần thụ thai trước, tiền sử bệnh lý...

- Mốc 2 (thai được 11 - 13 tuần): Đây là thời điểm quan trọng cần phải siêu âm đo khoảng sáng sau gáy, xác định chính xác tuổi thai, dự kiến ngày sinh, xét nghiệm công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, đường máu, xét nghiệm Double test, tổng phân tích nước tiểu.

Sàng lọc không xâm lấn NIPS (được thực hiện từ khoảng tuần 10 đến tuần 25) có thể thực hiện ở thời điểm này để phát hiện nguy cơ dị bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Edward, Patau... với độ chính xác trên 99%.

- Mốc 3 (từ 16 - 18 tuần): Thai phụ siêu âm thường quy, đo chiều dài cổ tử cung và kênh cổ tử cung khi có chỉ định, xét nghiệm Triple test (nếu chưa làm Double test), tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 4 (từ 21 - 22 tuần): Siêu âm khảo sát hình thái thai nhi, tổng phân tích nước tiểu thường quy. Đây cũng là khoảng thời gian quan trọng trong việc tầm soát lại các dị tật bẩm sinh của thai nhi thông qua siêu âm, sàng lọc NIPS.

- Mốc 5 (từ 25 - 27 tuần): Thời điểm này mẹ cần tiêm uốn ván lần 1, siêu âm thường quy, xét nghiệm đường máu, tổng phân tích nước tiểu thường quy và làm các xét nghiệm bổ sung.

- Mốc 6 (từ 30 - 32 tuần): Mẹ tiêm uốn ván lần 2, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu thường quy.

- Mốc 7 (từ 36 - 40 tuần): Đây là thời điểm mẹ bầu cần đi đăng ký hồ sơ sinh. Mẹ bầu sẽ được khám, siêu âm đánh giá sự phát triển của thai nhi, trọng lượng thai, ngôi thai, nước ối, bánh rau; thực hiện các xét nghiệm cơ bản sản khoa và nhận tư vấn để chuẩn bị cho cuộc đẻ. Giai đoạn này mẹ bầu nên khám thai 1 tuần/lần.

- Mốc 8 (từ 40 tuần trở đi): Mẹ bầu nên thực hiện khám thai 2 ngày/lần và nhập viện sinh con khi có các dấu hiệu sắp sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ có thai nên đi siêu âm khi nào năm 2024

Siêu âm đúng thời điểm giúp khảo sát hình thái và tầm soát dị tật thai nhi. Ảnh MH

3. Mẹ bầu cần lưu ý gì khi đi khám thai?

Khi đã nắm được các mốc quan trọng cần đi khám hoặc sau lần khám thai đầu tiên các bác sĩ đều hướng dẫn và cho lịch hẹn cho lần khám sau, mẹ bầu cần ghi nhớ để đi khám đầy đủ và đúng thời điểm theo lịch hẹn của bác sĩ.

Khi đi khám thai, các mẹ bầu cần mặc trang phục rộng rãi, co giãn tốt, đi giày đế bệt, không mặc váy liền và quần áo bó sát sẽ gây khó khăn cũng như mất thời gian khi khám.

Ở 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm thai, mẹ bầu có thể được yêu cầu uống nhiều nước và không đi tiểu trước khi siêu âm. Mẹ bầu cần làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trước khi siêu âm để bác sĩ dễ dàng quan sát thai nhi hơn.

Trước khi đi khám thai, mẹ bầu không nên dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá... Nên mang theo đồ ăn vặt nếu phải chờ đợi lâu hoặc ăn sau khi xét nghiệm xong.

Nếu được chỉ định xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tuân thủ nhịn ăn theo lời dặn của bác sĩ.

Cần lưu ý: Mẹ bầu cần lưu giữ hồ sơ và kết quả xét nghiệm những lần khám thai trước và mang khi đi khám những lần sau.

Nguồn:

https://suckhoedoisong.vn/8-moc-kham-thai-quan-trong-me-bau-can-nho-de-sinh-con-an-toan-169221219155222967.htm

Khi nào nên đi siêu âm để biết có thai?

Theo các chuyên gia, bác sĩ Sản khoa, sau khi dùng que thử thai cho kết quả 2 vạch đỏ và sau khi trễ kinh được 7-15 ngày (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) thì mẹ có thể thực hiện đi siêu âm lần đầu tiên. Với những phụ nữ có vòng kinh đều thì đây là thời điểm thai nhi đã được khoảng 5-6 tuần tuổi.nullCÓ THAI MẤY TUẦN THÌ SIÊU ÂM ĐƯỢC - BV ĐKQT BẮC HÀbenhvienbacha.vn › co-thai-may-tuan-thi-sieu-am-duocnull

Bao lâu đi siêu âm mới biết có thai?

Do vậy, nếu muốn siêu âm đầu dò thai 3 tuần hay sớm hơn thì tốt nhất là thai phụ nên đợi thêm 1 đến 2 tuần nữa bởi việc siêu âm đầu dò thai 3 tuần tuổi sẽ là quá sớm và thiếu chính xác. Các trường hợp siêu âm đầu dò cũng sẽ không cho ra kết quả nhất định vào thời gian này và thậm chí có thể ảnh hưởng đến phôi thai.nullSiêu âm đầu dò có ảnh hưởng đến thai nhi? - Vinmecwww.vinmec.com › tin-tuc › sieu-am-dau-do-co-anh-huong-den-thai-nhinull

Khi nào thì siêu âm thấy phôi thai?

Thông thường, chúng ta sẽ quan sát được hình ảnh phôi thai trên siêu âm qua ngả âm đạo vào khoảng tuần thứ 5 – 6. Có một số trường hợp có thai trứng trống, siêu âm vẫn có túi thai nhưng lại không có phôi thai.nullPhôi thai là gì? Có từ tuần thứ mấy và được hình thành như thế nào?tamanhhospital.vn › co-the-nguoi › phoi-thainull

Chậm kinh 1 tuần là có thai bao lâu?

– Chậm kinh 1 tuần – thai tương đương 5 tuần tuổi. – Chậm kinh 2 tuần – thai tương đương 6 tuần tuổi. – Chậm kinh 3 tuần – thai tương đương 7 tuần tuổi. Như vậy, nếu chậm kinh một tuần thì rất có thể thai nhi của bạn đã tương đương với 5 tuần tuổi.nullGiải đáp: Chậm kinh 1 tuần thì thai được mấy tuần?benhvienthucuc.vn › cham-kinh-1-tuan-thi-thai-duoc-may-tuannull