Bài tập xác định quan hệ pháp luật năm 2024

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được xác lập, tồn tại, phát triển hoặc chấm dứt theo quy định của các quy phạm pháp luật. Thông qua các quan hệ pháp luật, pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội. Trên thực tế, có nhiều vấn đề đặt ra xung quanh việc quan hệ pháp luật, các yếu tố cấu thành và phân loại quan hệ pháp luật. Bài viết Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về vấn đề trên. Cùng Học viện pháp chế ICA theo dõi và đón đọc nhé

Trong đời sống xã hội có nhiều mối quan hệ khác nhau, trong đó có các mối quan hệ pháp luật. Có quy định riêng đối với các quan hệ pháp luật trong từng lĩnh vực như quan hệ dân sự, quan hệ hình sự,…Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Các quan hệ xã hội này phát sinh, phát triển, tồn tại hoặc chấm dứt, theo quy định của pháp luật, các bên trong quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát triển. được pháp luật quy định và nhà nước chịu trách nhiệm thi hành.

Đặc điểm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật

Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.

Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý

Đặc điểm này là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại

Quan hệ pháp luật mang tính ý chí

Tính ý chí này đầu tiên phải kể đến là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Tiếp đó ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, bởi hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.

Quan hệ pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện và có thể cả bằng biện pháp cưỡng chế

Nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục. Tiếp đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành chính. Khi các biện pháp đó không có hiệu quả thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế.

Quan hệ pháp luật mang tính cụ thể

Bởi vì quan hệ pháp luật xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý

Bài tập xác định quan hệ pháp luật năm 2024

Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật

Chủ thể quan hệ pháp luật

– Chủ thể trong quan hệ pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có đầy đủ năng pháp luật và phù hợp để tham gia vào các quan hệ pháp luật đó đó. Để thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như các nghĩa vụ pháp lý theo quy định.

– Trong đó chủ thể là cá nhân và tổ chức sẽ có sự khác nhau, cụ thể:

  • Chủ thể là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân đó là khả năng để cho cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
  • Chủ thể là tổ chức: Đối với chủ thể là tổ chức thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi sẽ xuất hiện cùng nhau khi tổ chức đó thành lập theo quy định của pháp luật. Sẽ chấm dứt tư cách pháp lý khi bị phá sản, giải thể.

Trong một số trường hợp vì một số lý do khác nhau mà các chủ thể của quan hệ pháp luật sẽ không trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí của mình. Việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ chủ thể có thể được giao cho các cá nhân và tổ chức khác. Ví dụ như người đại diện hợp pháp của một đứa trẻ thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật thừa kế của đứa trẻ đó hay trong quan hệ người nhận ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa… Những trường hợp kể đây phải được thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Khách thể quan hệ pháp luật

– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được đó là lợi ích về vật chất hoặc tinh thần, khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

– Khách thể trong quan hệ pháp mà các bên hướng đến có thể là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất hay hành vi xử sự của con người.

Nội dung quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia trong quan hệ pháp luật. Trong đó:

  • Quyền của chủ thể tham gia: Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua việc thực hiện các hành vi trong khuôn khổ pháp luật, yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành vi nhất định.
  • Nghĩa vụ của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia phải xử sự theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về Phân tích thành phần của quan hệ pháp luật. Bài viết của chúng tôi chỉ mang tính tham khảo. Hy vọng rằng bài viết trên có ích cho bạn đọc

Câu hỏi thường gặp

Có những loại quan hệ pháp luật nào?

Quan hệ pháp luật có nhiều loại như quan hệ pháp luật dân sự, quan hệ pháp luật lao động, quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự,….