Hướng dẫn cách viết hóa đơn điện tử

Sau thời gian thí điểm sử dụng hóa đơn điện tử, thì có lẽ trong thời gian tới sẽ có quyết định Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7 của Tổng cục hải quan. Thủ tục này đang nằm trong khuôn khổ cải cách thủ tục hành chính, bắt đầu từ tháng 11/2017 sẽ thực hiện thí điểm trao đổi thông tin, triển khai mở rộng phạm vi toàn quốc, cụ thể trên toàn ngành Hải quan. Thế nhưng, đây là một thuộc ngữ mới, các doanh nghiệp khó tránh khỏi sự bỡ ngỡ trong việc tiếp cận, cũng như chuẩn bị các thông tin tìm hiểu trước khi áp dụng cho doanh nghiệp mình. Sau đây, Quốc Luật sẽ giải thích và hướng dẫn những thủ tục cơ bản nhằm cung cấp một số thông tin cần thiết giúp Quý khách hàng có thể hiểu hơn về Hóa đơn điện tử:

1/ Hóa đơn điện tử là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 trong Thông tư số 32/2011/TT-BTC ngày 14/03/2011 của Bộ Tài Chính thì:

Hóa đơn điện tử là tập hợp thông điệp dữ liệu về bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ quản lý bằng phương tiện điện tử

Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn xuất khẩu, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: tcm, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tài quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc lế và các quy định của pháp luật có liên quan

Hóa đơn điện tử đảm bảo nguyên tắc: xác định được số hóa đơn theo nguyên tắc liên tục và trình tự thời gian, mỗi số hóa đơn đảm bảo chỉ được lập và sử dịnh một lần duy nhất.

2/ Điều kiện được công nhận của hóa đơn điện tử

  • Có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứa trong hóa đơn điện tử từ khi thông tin được tạo ra ở dạng cuối cùng là hóa đơn điện tử. Tiêu chí đánh giá tính toàn vẹn là thông tin còn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình trao đổi , lưu trữ hoặc hiển thị hóa đơn điện tử
  • Thông tin chứa trong hóa đơn điện tử có thể truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.

3/ Thủ tục phát hành hóa đơn điện tử

  • Muốn phát hành hóa đơn này, doanh nghiệp phải có quyết định áp dụng hóa đơn điện tử [ soạn thảo theo mẫu số 1, ban hành kèm thông tư 32]
  • Thông báo phát hành hóa đơn điện tử, gửi tới cơ quan quản lý, gửi lên trang thông tin điện tử của Tổng cục thuế [theo mẫu số 02 ban hành kèm thông tư 32]
  • Tiến hành ký số vào hóa đơn mẫu rồi gửi tới cơ quan quản lý thuế

4/ Hướng dẫn thực hiện hóa đơn điện tử:

a/ Lập hóa đơn điện tử:

  • Người bán hàng hóa, dịch vụ [tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử] thực hiện lập hóa đơn điện tử tại hệ thống phần mềm lập hóa đơn điện tử của người bán;
  • Người bán hàng hóa, dịch vụ [tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử] truy cập vào chương trình hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo và lập hóa đơn điện tử.

b/ Gửi hóa đơn điện tử là việc truyền dữ liệu của hóa đơn điện tử từ người bán hàng hóa, dịch vụ đến người mua hàng hóa dịch vụ:

  • Gửi trực tiếp: người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử trên phần mềm lập hóa đơn điện tử, ký điện tử hóa đơn và truyền trực tiếp đến hệ thống của người mua theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử giữa hai bên.
  • Gửi thông qua tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử: người bán hàng hóa, dịch vụ truy cập vào chương trinh hệ thống lập hóa đơn điện tử của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để khởi tạo, lập hóa đơn bằng chương trình lập hóa đơn điện tử vào hệ thống sau đó, gửi cho người mua hóa đơn điện tử có chữ ký điện tử của người bán.

c/ Xử lý đối với hóa đơn điện tử bị lập

  • Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của hai bên. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả 2 bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh [tăng, giảm] số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng,… Căn cứ vào hóa đơn điện tử điều chỉn, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm [-]

5/ Chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

a/ Nguyên tắc chuyển đổi

Người bán hàng hóa được chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một lần. Hóa đơn điện tử chuyển đổi phải đảm bảo yêu cầu quy định và có chữ ký người đại diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán

b/ Điều kiện

  • Phản ánh toàn vẹn nội dung của hóa đơn điện tử gốc
  • Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy
  • Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy

c/ Giá trị pháp ký của các hóa đơn điện tử chuyển đổi

Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toán vẹn của thông tin trên hóa đơn nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng từ điện tử

d/ Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi

Ký hiệu riêng hóa đơn chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau: dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc [ghi rõ: “ HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”]; họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi, thời gian thực hiện chuyển đổi.

Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!

094.868.2349 Zalo Email

Lưu ý: Để bảo mật thông tin của Quý Khách, khi Quý Khách "bình luận" vào bài viết với nội dung chứa số điện thoại và email, những thông tin liên hệ đó sẽ được Quốc Luật ẩn đi nhằm tránh những rắc rối phát sinh cho quý khách hàng.

Bởi: Einvoice.vn - 21/09/2019 Lượt xem: 12546 Cỡ chữ

Theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 thì hóa đơn điện tử sẽ chính thức thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy từ ngày 01/11/2020. Vì vậy, tất cả các nghiệp vụ của hóa đơn truyền thống sẽ dần được chuyển đổi sử dụng trên nền tảng số, bao gồm tạo, lập, phát hành hóa đơn. Bài viết sau sẽ hướng dẫn bạn cách lập hóa đơn điện tử trên phần mềm theo đúng Quy định.

1. Hóa đơn điện tử là gì? Lập hóa đơn điện tử là gì?

Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 119/2018/NĐ-CP: “Hóa đơn điện tử là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, ký số, ký điện tử theo quy định tại Nghị định này bằng phương tiện điện tử, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.”
Căn cứ theo Điều 16, Thông tư 39/2014/TT.BTC quy định người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động [trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất]. 
Như vậy, cũng tương tự với hình thức lập hóa đơn giấy thì đối với hình thức lập hóa đơn điện tử, người bán cũng bắt buộc phải lập hóa đơn điện tử cho người mua nhưng thực hiện trên nền tảng điện tử. Hóa đơn này phải đảm bảo đầy đủ các thông tin, yếu tố xác nhận cá nhân theo đúng quy định ban hành. 

 Lập hóa đơn điện tử theo đúng quy định của Pháp luật. 

2. Mục đích lập hóa đơn điện tử là gì?

Mục đích lập hóa đơn điện tử là bảo đảm tất cả các giao dịch giữa người mua và người bán phải được ghi lại, xử lý và thanh toán. Thông tin trên hóa đơn phải đầy đủ và ghi lại chính xác mã hàng hóa, số lượng, % thuế, % khấu trừ,… mà giao dịch thực tế đang diễn ra. 
Sau khi nhà cung cấp liệt kê các thông tin thực tế thì phải ký xác nhận thông tin đó là chính xác và gửi lại hóa đơn đó đến người mua với mục tiêu xác nhận lại thêm lần nữa. Nếu thông tin là chính xác, người mua sẽ tiến hành thanh toán giao dịch theo thỏa thuận. 
Hóa đơn điện tử có thể có cấu trúc định dạng dữ liệu dưới dạng EDI, XML hoặc dạng mẫu web dựa trên Internet. Hóa đơn sẽ được gửi cho người mua qua các phương tiện điện tử như: email, SMS...đến người mua một cách dễ dàng. 
Mặc dù các công ty có thể tự xây dựng nền tảng sử dụng hóa đơn điện tử riêng cho mình tuy nhiên điều kiện thực hiện rất khó khăn và cần vốn đầu tư lớn. Vì vậy, hầu hết các công ty đều lựa chọn bên thứ 3 - Nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử để hợp tác.

3. Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử trên phần mềm

Tùy vào từng phần mềm hóa đơn điện tử doanh nghiệp sử dụng mà giao diện lập hóa đơn điện tử có sự khác biệt, tuy nhiên về các bước thực hiện để lập hóa đơn là tương tự nhau. Bài viết sẽ lấy ví dụ các bước lập hóa đơn trên phần mềm E-Invoice của Công ty Thái Sơn. 
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm hóa đơn điện tử 

Đăng nhập vào phần mềm hóa đơn điện tử.

Hầu hết các phần mềm hóa đơn điện tử khi đăng nhập đều yêu cầu 3 thông tin cơ bản: Mã số thuế doanh nghiệp, tên đăng nhập và mật khẩu. Tên đăng nhập và mật khẩu sẽ do nhà cung cấp phần mềm cung cấp.
Bước 2: Đăng ký phát hành hóa đơn điện tử [Nếu cần]

 
Bước này phù hợp với doanh nghiệp lần đầu tiên phát hành hóa đơn điện tử, đối với các doanh nghiệp đã phát hành có thể bỏ qua, thực hiện bước tiếp theo. 
Hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử bao gồm: 

  • Quyết định sử dụng hoá đơn điện tử [ Theo Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC]
  • Thông báo phát hành hoá đơn điện tử theo Mẫu. [theo Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC]
  • Hoá đơn mẫu [do nhà phân phối giải pháp cung cấp]

Tất cả các bước lập hồ sơ phát hành hóa đơn điện tử đã được công ty Thái Sơn tối ưu, tích hợp ngay trên giao diện chính của phần mềm E-Invoice. Doanh nghiệp thực hiện lần lượt theo các bước từ trái sang phải trên màn hình. 
Bước 3: Lập hóa đơn điện tử
Sau khi doanh nghiệp nhận được quyết định sử dụng hóa đơn điện tử từ cơ quan thuế thì doanh nghiệp chính thức được sử dụng hóa đơn điện tử. 
Người sử dụng muốn lập hóa đơn điện tử thì kích chuột vào ô “Sử dụng hóa đơn” để chọn loại hình hóa đơn muốn lập. Giả sử doanh nghiệp muốn lập hóa đơn giá trị gia tăng thì chọn ô đầu tiên trên thanh lựa chọn.

Ảnh minh họa.

Màn hình sẽ hiện giao diện như ảnh. Người dùng lần lượt điền thông tin vào các ô đỏ được khoanh vùng trong ảnh. Đối với lần nhập đầu tiên thì doanh nghiệp phải nhập thông tin từng ô, tuy nhiên với những lần nhập sau thì thông tin đã được phần mềm lưu trữ, người dùng chỉ cần điền thông tin người mua hàng là các thông tin sau sẽ tự động được điền. 

 Ảnh minh họa.

Sau khi điền các thông tin cơ bản người mua và người bán, người sử dụng điền các thông tin mã hàng, tên hàng hóa & dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền, %VAT, Thuế VAT của giao dịch. 
Các thông tin này cũng được phần mềm lưu trữ nên đối với lần lập hóa đơn điện tử sau, người dùng chỉ cần nhập mã hàng là các thông tin trước đó sẽ tự động điền vào các ô còn lại. Như vậy, kế toán không tốn nhiều thời gian để nhập liệu mà chỉ cần sửa trên thông tin trước đó.
>> Có thể bạn quan tâm: Báo giá hóa đơn điện tử, Tra cứu hóa đơn điện tử.

 Ảnh minh họa.

Xong khi các ô thông tin được điền đầy đủ, kế toán chọn ô “Ghi” ở bên phải màn hình. Sau đó giao diện sẽ hỏi người dùng có muốn ký số không? Kế toán cắm token chữ ký số vào cổng usb của máy tính để thực hiện ký số. Sau khi ký số là hóa đơn có thể phát hành đến người mua. 
Bước 4: Gửi hóa đơn điện đến người mua

 Gửi hóa đơn cho người mua.

Sau khi hóa đơn đã được ký số thì người dùng có thể gửi đến người mua thông qua 2 cách: Email hoặc SMS. Kế toán chọn cách nào thì điền thông tin vào ô lựa chọn đó rồi nhấn vào ô màu đỏ như trên hình.

 Tùy chọn hình thức gửi hóa đơn điện tử.

Nếu lựa chọn gửi hóa đơn điện tử bằng SMS thì người dùng có thể thêm bước gửi SMS nhắc nhở thanh toán. Nội dung SMS sẽ do người sử dụng tự điền thông tin để gửi. 
Như vậy, chỉ với 4 bước đơn giản doanh nghiệp đã hoàn thành quy trình lập hóa đơn điện tử thành công. Phần mềm E-Invoice của Công ty Thái Sơn đã tối ưu giao diện tốt nhất cho trải nghiệm người dùng để có thể tiến hành lập, phát hành, quản lý hóa đơn điện tử dễ dàng. Để được tư vấn thêm về hóa đơn điện tử hay trải nghiệm dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, bạn vui lòng liên hệ địa chỉ sau:

CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

  • Trụ sở chính: Số 15 Đặng Thùy Trâm - Cầu Giấy - Hà Nội
  • Tel : 024.37545222
  • Fax: 024.37545223
  • Website: Einvoice.vn

Các tin tức liên quan:

    27/07/2019-24709 lượt xem

    30/09/2019-16747 lượt xem

    10/10/2019-11633 lượt xem

Video liên quan

Chủ Đề