Hội đua thuyền diễn ra ở đâu

Biên tập bởi Kiều Trinh - 16/11/2021

Lễ Hội đua thuyền Đà Nẵng luôn được xem là một trong những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Hơn nữa, lễ hội này rất được khách du lịch ưa chuộng khám phá. Cùng MIA.vn tìm hiểu những thông tin thú vị về lễ hội này nhé!

Lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng được tổ chức tại quận Liên Chiểu vào tháng giêng âm lịch hàng năm. Hoạt động văn hóa này rất nổi tiếng và thu hút được một lượng lớn người dân cũng như khách du lịch đến tham gia cổ vũ. Lễ thường diễn ra vào đầu mùa xuân với ý nghĩa mong muốn một năm mới mưa thuận gió hòa để người dân có được cuộc sống no ấm. Lễ hội này còn là nơi gửi gắm những mong muốn của người dân bản địa về một năm sông rạch khai thông, thuận lợi để phát triển kinh tế.

Để tổ chức hội đua thuyền, thông thường các chủ trì của làng kêu gọi thanh niên trai tráng, lập thành những đội đua thuyền. Nếu như làng nào giành được chiến thắng trong năm đó thì cả năm sẽ gặp được nhiều may mắn, phát tài phát lộc. Lễ hội đua thuyền đã có lịch sử hàng trăm năm, gắn với sự hình thành và phát triển của làng, của xóm. Do vậy, từ lâu lễ hội này đã trở thành thông lệ đầu năm ở thành phố Đà Nẵng. 

Xem thêm: Điểm danh 6 lễ hội Đà Nẵng nên tham gia một lần trong đời

 Lễ hội đua thuyền ở  Đà Nẵng thường tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Đây cũng là thời gian lý tưởng để vi vu Đà Nẵng. Vào lúc này, không khí của mùa xuân thật mát lạnh và dễ chịu, trời đất cũng chan hòa. Do vậy, việc tham quan đi lại cũng thuận tiện hơn rất nhiều, và khi tham gia cổ vũ đua thuyền cũng sẽ phấn khởi và nồng nhiệt hơn.

Hơn nữa, nếu đi vào khoảng thời gian này, bạn có thể di chuyển đến nhiều địa điểm du lịch, danh lam thắng cảnh khác và check-in Đà Nẵng. Mùa xuân là mùa của cỏ cây, của trăm hoa khoe sắc, nắng trời dịu nhẹ, rất thích hợp cho các hoạt động du lịch, trải nghiệm. 

Từ xa xưa, đua thuyền luôn được xem là một trong những hoạt động khai xuân, mang theo nhiều mong ước của người dân về một năm mới suôn sẻ, an lành. Đặc biệt, lễ hội đua thuyền là một nghi thức quan trọng của người miền biển như một cách kết nối với đất trời để cầu mong mưa thuận gió hòa. 

Trước lễ hội một tuần, mọi người cùng nhau ngồi lại để họp bàn về cách thức tổ chức và động viên con cháu trong gia tộc tập luyện để tham gia hội thi. Bao giờ cũng thế, trước khi lễ hội chính thức diễn ra thì các bô lão trong làng và người tham gia chèo thuyền luôn đứng ở bên mũi thuyền để dâng hương, cầu nguyện. Do vậy, đây không chỉ là một hoạt động văn hóa mà còn là tín ngưỡng linh thiêng của người dân Đà Nẵng. 

Ai ai cũng bừng bừng khí thế tranh đấu, dốc hết sức mình để dành được chiến thắng. 

Các đội đua thuyền nối đuôi nhau để vượt qua chặng đua đầy cam go, gay cấn. 

Một hội thi đua thuyền thường sẽ tập hợp rất nhiều làng thi đấu với nhau. Mỗi đội đua sẽ có khoảng 30 thành viên, là những thanh niên trai tráng tuổi từ 18 - 35. Ai cũng nung nấu tinh thần quyết chiến quyết thắng, sục sôi niềm tự hào và khao khát giành giải thưởng về cho làng mình. 

Trước giờ diễn ra hội đua, người dân từ khắp nơi lần lượt nối đuôi nhau đổ về, nô nức như đi trẩy hội. Đến thời gian đã định, tiếng còi báo hiệu sẽ vang lên, những chiếc thuyền được trang trí bắt mắt sẽ lập tức lao mình liên tục. Cứ mỗi nhịp hò reo, những chiếc thuyền sẽ thi nhau vượt lên trong sự cổ vũ hăng sau của mọi người xung quanh. 

Các chàng trai làng cường tráng, khỏe mạnh, nhoài mình vươn sức chèo lái con thuyền theo nhịp đếm dứt khoát xen kẽ những tiếng thở gấp gáp. Ai nấy đều ướt sũng mình vì mồ hôi, nhưng tràn đầy khao khát khiến cho người cổ vũ thêm phần thương mến. Đến đây bạn có thể hòa mình vào không khí rộn ràng, kịch tính hấp dẫn và huyên náo của lễ hội đua thuyền. 

Những người cổ vũ cuồng nhiệt hơn bao giờ hết. 

Đôi đua với trang phục lấy cảm hứng từ quốc kỳ Việt Nam. Vừa dốc sức chèo lái con thuyền, vừa dương cao ngọn cờ tự hào của dân tộc. 

-Đây là hoạt động diễn ra ở ngoài trời cho nên bạn cần đảm bảo sức khỏe và tinh thần để có thể tham gia cổ vũ cho các đội chơi. 

-Lưu ý nên mang theo mũ nón, áo khoác, chống nắng và thường xuyên bổ sung nước, năng lượng bằng những món ăn nhẹ để có thể hoạt động suốt một ngày dài.

-Khu vực này gần sông nước nên bạn cần tìm một vị trí an toàn và giữ đúng khoảng cách để không làm ảnh hưởng đến bản thân và những người tham gia lễ hội.

-Cần tuân thủ nội quy vì xung quanh khu vực diễn ra lễ hội đua thuyền sẽ có phân chia khu vực dành cho khách du lịch đến xem. 

-Tuyệt đối không xả rác khi đi xem đua thuyền và chú ý giữ gìn vệ sinh môi trường và không phá hoại cảnh quan.

Lễ hội đua thuyền Đà Nẵng là điểm dừng chân khám phá văn hóa và bản sắc làng quê Việt ấn tượng. Đây luôn được xem là một trong những nét đẹp văn hóa được gìn giữ qua rất nhiều thế hệ. Đến khám phá lễ hội, bạn sẽ cảm nhận được không khí hòa vang, nhộn nhịp và tinh thần đoàn kết của người Việt. MIA.vn chúc cho bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời trong hành trình khám phá Đà Nẵng. 

du lịch Đà Nẵng đầu xuân bạn sẽ được hòa mình vào không khí của lễ hội đua thuyền. Lễ hội sẽ diễn ra vào tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại Quận Liên Chiểu- Đà Nẵng, với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa.

Lễ hội đua thuyền vào ngày đầu xuân để khai thông sông rạch với ước muốn cầu mong mưa thuận, gió hòa. Làng nào giành chiến thắng trong cuộc đua thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Từ xa xưa, kể cả trong những năm chiến tranh ác liệt hay thời bình, giải đua thuyền đã trở thành thông lệ trong những ngày đầu năm.

Trước lễ hội 1 tuần, bà con trong làng tụ họp để bàn chuyện chuẩn bị đua thuyền hoặc thăm hỏi, động viên con cháu tập luyện.Mỗi làng đều hình thành một đội đua toàn trai tráng ở cỡ 18-35 tuổi. Mỗi đội đua có nhiều nhất 30 người gồm lái thuyền, cầm phách, cầm tổng và dân bơi. Kinh phí lập đội thuyền do dân làng quyên góp.

Trong những thời khắc này, cả xã Hòa Hiệp dường như mất ngủ, điểm sinh hoạt ở thôn nào cũng sáng đèn, họ tụ hội về đây để cổ vũ, để bàn tán về chiến thuật, đánh giá thuyền của các làng khác. Nhưng rốt cục thì người làng nào cũng khẳng định “đò" của làng mình sẽ đoạt giải nhất.

Sáng tinh mơ ngày hội, khi các cụ bô lão trong thôn cùng trai làng khỏe mạnh nhất ra bờ sông đứng bên mũi thuyền thắp hương cầu nguyện cho một mùa mưa thuận gió hòa, thì hai bên bờ sông đã huyên náo tiếng người. Người dân từ các vùng Thủy Tú, Kim Liên, Nam Ô… đã thức dậy rất sớm để kiếm cho mình chỗ đứng xem thuận lợi nhất.

Khi lệnh xuất phát vừa đưa ra, các thuyền lập tức lao lên, hai bên bờ sông Cu Đê như vỡ òa trong tiếng hò reo và âm thanh của trống, mõ. Hàng ngàn con mắt dán chặt xuống mặt sông. Lúc đó, dòng sông Cu Đê hiền hòa bỗng sôi sục bởi hàng chục con thuyền được trang hoàng như một rừng hoa sặc sỡ cỡi trên dòng nước vùn vụt lao về phía trước.

Kết thúc cuộc thi, đội chiến thắng thì hân hoan ca hát, đội thua thì xuýt xoa tiếc nuối và quyết tâm sẽ chiến thắng vào lễ hội năm sau.

Những năm trở lại đây, quận Liên Chiểu ngày càng quan tâm duy trì hoạt động văn hóa truyền thống này trên dòng sông Cu Đê. Từ hoạt động mang tính tự phát, ngày nay chính quyền địa phương đã đứng ra tổ chức lễ hội, đồng thời mời những đội thuyền ở các địa phương khác về tham gia tranh tài, góp phần làm cho lễ hội ngày càng hào hứng, sôi nổi.

Lễ hội đua thuyền là nét đẹp độc đáo, đặc trưng riêng của người dân vùng sông nước, tạo nên một phần bản sắc văn hóa Việt mà mỗi người con đi xa ai cũng nhớ về.

Giải đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước được tổ chức trên sông Mã vào dịp đầu xuân mới.

Hằng năm, bắt đầu từ ngày mồng 2 Tết Nguyên đán, trên dòng sông Yên, con sông vốn đã gắn liền với đời sống và lao động từ bao đời nay của người dân xã Quảng Nham [huyện Quảng Xương] lại rộn ràng, sôi động với không khí của giải đua thuyền truyền thống của địa phương.

Diễn ra trong 4 ngày từ mồng 2 đến hết mồng 5 tháng giêng, giải đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham quy tụ các đội đua đến từ 13 thôn trong xã. Để chuẩn bị cho giải đấu, tất cả các đội đều có quá trình chuẩn bị chu đáo từ thuyền rồng, mái chèo, cho tới những tay chèo khỏe mạnh, lực lưỡng và khéo léo nhất. Các đội phải trải qua vòng đấu bảng, sau đó mới tới vòng đấu loại trực tiếp và chung kết.

Giải đua thuyền truyền thống xã Quảng Nham được tổ chức sôi nổi từ ngày mồng 2 đến mồng 5 Tết Nguyên đán hằng năm.

Mỗi đội đua có 21 người gồm 18 tay chèo, 1 tay lái, 1 đánh mõ và 1 tát nước. Đây là những trai tráng giỏi nghề sông nước được các thôn tuyển chọn tham gia thi đấu, mỗi lượt đấu có 4 thuyền tham gia, các đội đua 6 vòng với cự ly mỗi vòng là 200 m.

Giải đấu năm nào cũng thu hút hàng trăm người dân đứng dọc hai bờ sông Yên để theo dõi, cỗ vũ cho các thuyền đua, các tay chèo. Các đội giành thứ hạng cao đều được ban tổ chức trao giải nhưng với mỗi đội của mỗi thôn tham gia còn là dịp để khởi đầu cho một năm mới với ước vọng làm ăn mưa thuận, gió hòa, đem về ấm no hạnh phúc, và cũng là để nối tiếp truyền thống của ông cha đã để lại.

Giải đua thuyền truyền thống xã Trung Chính [Nông Cống] diễn ra trong 2 ngày mồng 2 và 3 tháng Giêng.

Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 này, người dân xã Trung Chính [Nông Cống], đặc biệt là những người con ở xa quê lại nô nức tham gia lễ hội đua thuyền truyền thống của xã. Đã trở thành thông lệ, cứ vào ngày mồng 2 và 3 Tết Nguyên đán hằng năm, lễ hội đua thuyền truyền thống đã trở thành một ngày hội văn hóa – thể thao đặc sắc được tổ chức trên dòng Lãng Giang với sự tranh tài của 8 đội đến từ các thôn, đơn vị của xã Trung Chính và xã bạn Trung Thành.

Đông đảo người dân xã Trung Chính tới theo dõi, cổ vũ cho các thuyền đua.

Trong tiếng trống hội rộn rã, tiếng reo hò cổ vũ nhiệt tình, các đội cống hiến cho khán giả những pha đua hấp dẫn, ngang sức ngang tài. Lễ hội đua thuyền là dịp người dân gần gũi nhau hơn, thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp truyền thống của dân tộc, đồng thời, gửi gắm ước nguyện mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Lễ hội đua thuyền rồng truyền thống được xã Hải Hà [Tĩnh Gia] tổ chức vào ngày mồng 4 tết nguyên đán hằng năm được xem là một hoạt động văn hóa – thể thao truyền thống rất đặc trưng của người dân địa phương vốn dĩ cả năm đã gắn bó với nghề đi biển, với sóng, với gió. 7 đội, thuộc 7 thôn trên địa bàn xã đều có đội tham gia lễ hội. Mỗi đội có 16 tay chèo là những người đàn ông trai tráng có sức khỏe, cùng những người lớn tuổi có kinh nghiệm và gắn bó lâu năm với nghề đi biển. Mỗi vòng có hai đội thi đấu, theo thể thức loại trực tiếp, sau đó Ban tổ chức chọn những đội thắng vào tranh giải nhất, nhì, ba.

Lễ hội đua thuyền rồng truyền thống xã Hải Hà với ước vọng một năm lao động, đánh bắt, sản xuất “mưa thuận, gió hòa”, “bình an, may mắn”.

Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân từ già đến trẻ, gái trai đến trên địa bàn đến tham gia cổ vũ. Khi trống lệnh nổi lên, hai thuyền đua nhau trong tiếng trống liên hồi giục giã, tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi trước khi ra khơi, khởi đầu một năm lao động, đánh bắt, sản xuất “mưa thuận, gió hòa”, “bình an, may mắn”.

Không chỉ có ở khu vực ven biển, đồng bằng, lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước cũng có những nét đặc trưng riêng và được tổ chức với quy mô cấp huyện. Được khôi phục và tổ chức trở lại từ năm 2017. Lễ hội đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước đã trở thành giải đấu quen thuộc của đồng bào các dân tộc Mường, Thái, Kinh trên địa bàn được tổ chức trên sông Mã, thuộc lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 với 9 đội đua đến từ các xã trên địa bàn huyện tham gia. Các thành viên trong các đội đua thuyền đều là người dân địa phương.

Giải đua thuyền truyền thống huyện Bá Thước được tổ chức trên dòng sông Mã hùng vĩ.

Giải đua thuyền được tổ chức vào dịp đầu năm tại huyện Bá Thước không chỉ mong muốn một năm mới may mắn, nương ruộng tốt tươi, người người bình an mà còn thể hiện sự đoàn kết của dân bản, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống...

Các cuộc đua tranh diễn ra quyết liệt, đẹp mắt trên sông Mã.

Đây cũng là hoạt động nằm trong Lễ hội Mường Khô, được tổ chức từ ngày mồng 9 tháng Giêng hằng năm và cũng là một sản phẩm thu hút khách du lịch tới khám phá văn hóa, con người Bá Thước và mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Lễ hội đua thuyền truyền thống mừng Đảng - mừng Xuân của xã Hoằng Đạt [Hoằng Hóa] được tổ chức trên hồ.

Nằm ở một huyện đồng bằng, cứ vào ngày mồng 3 Tết, xã Hoằng Đạt, huyện Hoằng Hóa tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống mừng Đảng - mừng Xuân. Đây là nét đẹp truyền thống được người dân khôi phục trong những năm gần đây vào dịp tết nguyên đán. Lễ hội là dịp để người dân địa phương rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sông nước, giao lưu, đua tài thể lực – trí lực, đồng thời cũng là để thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng, đại phương. Lễ hội không diễn ra trên sông mà tại hồ Trù Ninh. Các đội thi đấu vòng loại, chọn 2 đội có thành tích tốt nhất vào thi đấu chung kết. Sau một ngày diễn ra, Lễ hội đua thuyền xã Hoằng Đạt đã tạo không khí sôi nổi, hào hứng, thu hút đông đảo người dân trong xã, cá xã lân cận đến xem, cổ vũ.

Lễ hội đua thuyền truyền thống xã Nga Bạch.

Có từ xa xưa, lễ hội đua thuyền truyền thống xã Nga Bạch được tổ chức vào dịp đầu xuân mới. Các đội tham gia lễ hội đến từ các thông trên địa bàn. Các vận động viên được bố trí trên 1 chiếc thuyền trong đó có 1 thuyền trưởng, 1 người cầm phách mũi phía trước là người trợ giúp thuyền trưởng khi thuyền luồn thẻ, 12 người cầm dầm bơi [mỗi mạn có 6 người], 1 người gõ mõ bắt nhịp đứng ở giữa thuyền, 1 người tát nước.

Lễ hội đua thuyền được tổ chức vào dịp đầu xuân, giúp gắn kết người dân địa phương gần nhau hơn, tạo không khí thoải mái, xua tan đi những mệt nhọc của 1 năm làm việc vất vả, đồng thời sẵn sàng cho năm mới với những ước vọng tốt đẹp nhất.

Mạnh Cường

Video liên quan

Chủ Đề