Học như thế nào để trở thành người công dân toàn cầu

TPO - Tại Talkshow “Tăng cường Kết nối Á - Âu: Góc nhìn và vai trò, đóng góp của thanh niên”, các khách mời cho rằng, các bạn trẻ Việt Nam cần sự chủ động, tự giác bổ sung các kiến thức, kỹ năng hội nhập quốc tế; biết tận dụng cơ hội từ các hoạt động, cơ chế hợp tác quốc tế để phát triển bản thân, tự tin bước ra thế giới.

Ngày 11/3, tại Hà Nội, T.Ư Đoàn và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức Hội nghị thông tin chuyên đề đối ngoại quý I năm 2022 - Talkshow “Tăng cường Kết nối Á - Âu: Góc nhìn và Vai trò, đóng góp của thanh niên”. Dự chương trình có anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến trên fanpage Cổng thông tin T.Ư Đoàn và ứng dụng "Thanh niên Việt Nam".

Chương trình diễn ra theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Xuân Tùng

Tại chương trình, đoàn viên, thanh niên từ nhiều điểm cầu đã có cơ hội tìm hiểu về ASEM qua 3 chuyên đề “Thực trạng và triển vọng hợp tác kết nối Á – Âu”, “Vai trò của ASEM” và “Thanh niên và các tổ chức thanh niên trong việc tham gia vào hợp tác thanh niên khu vực Á-Âu”.

Các khách mời đều đánh giá cao vai trò quan trọng của thanh niên trong việc quyết định sự thành công của hội nhập quốc tế nói chung và hợp tác ASEM; chia sẻ những yếu tố cần thiết để người trẻ Việt Nam tự tin tham gia giao lưu, hội nhập quốc tế.

Chia sẻ tại chương trình, chị Trần Hoài Minh - Phó Trưởng Ban Quốc tế T.Ư Đoàn nhấn mạnh yếu tố đầu tiên là ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh; tiếp đến năng lực hội nhập quốc tế.

Chị Trần Hoài Minh chia sẻ tại chương trình. Ảnh: Xuân Tùng

"Hiện nay, đặc biệt với thế hệ gen Z, ngoài học tốt ở trường cần có các kỹ năng khác mới có thể cạnh tranh được với thanh niên quốc tế và phát triển bản thân như: kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, năng lực hội nhập. Có hội nhập được thì mới tiếp cận thông tin, kiến thức, công nghệ từ thế giới để quay lại đóng góp cho đất nước", chị Minh nói.

Đặc biệt, chị Minh đề cao sự chủ động, ý thức tự giác bổ sung kiến thức, kỹ năng phát triển bản thân của thanh niên bên cạnh các chương trình, đề án hỗ trợ của T.Ư Đoàn hay các cơ quan, bộ ngành.

Anh Đào Sơn Anh - Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam.

Từ những trải nghiệm bản thân, anh Đào Sơn Anh, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Học viện Ngoại giao Việt Nam đã khái quát việc tham gia các chương trình giao lưu, hợp tác quốc tế, trong đó có hợp tác Á - Âu mang đến cơ hội cho các bạn trẻ bằng ba từ: Tiếp cận, trao đổi và thực hành.

Theo anh Sơn Anh, khi có cơ hội cần tiếp cận với góc nhìn, kỹ năng mềm từ các bạn trẻ quốc tế để hoàn thiện bản thân, áp dụng vào cuộc sống, học tập và môi trường đang hoạt động. Cơ hội thực hành để tăng cường chuyên môn, kỹ năng để có thêm sức cạnh tranh như việc làm, giáo dục... cho thanh niên, sinh viên.

Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn cho rằng, là công dân toàn cầu thì các bạn trẻ Việt Nam cần phải chứng minh được bản sắc của mình trong cộng đồng quốc tế. Ảnh: Xuân Tùng

Còn theo TS Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, các bạn trẻ cần hiểu về thế mạnh bản thân, hoài bão, khả năng cống hiến và biết cách làm nổi bật bản sắc trong cộng đồng quốc tế.

Đồng thời, các bạn trẻ cần quan tâm, tìm hiểu các xu thế phát triển để đặt mình đúng dòng chảy của thế giới; cũng như tận dụng được cơ hội, sự hỗ trợ từ các diễn đàn, cơ chế hợp tác đa phương, song phương để phát triển bản thân.

Theo bà Hồng, cộng đồng là nơi chúng ta sinh sống, học tập đến cộng đồng quốc gia, cộng đồng khu vực, rộng hơn là cộng đồng toàn cầu. Ảnh: Xuân Tùng

Từ góc nhìn của mình, bà Luyện Minh Hồng - Trợ lý Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương, Bộ Ngoại giao cho rằng, những người trẻ cần hình thành tư duy cộng đồng, làm và nghĩ đến cái chung, vì lợi ích chung.

Bên cạnh đó, các bạn trẻ cần bổ sung kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội, nghệ thuật, đặc biệt kiến thức về Việt Nam để khi bước ra môi trường quốc tế, sẽ tự tin giao lưu, hội nhập.

Bà Hồng chia sẻ thêm những nghiên cứu về các kỹ năng cần có trong thời đại số để trang bị, bao gồm: Năng lực giải quyết vấn đề trên nền tảng khoa học công nghệ; kỹ năng tư duy sáng tạo; kỹ năng học tập suốt đời; kỹ năng thích nghi, trách nhiệm với cá nhân và xã hội.

ASEM được chính thức thành lập vào tháng 3/1996. Qua 25 năm từ khi tham gia sáng lập ASEM, Việt Nam luôn là thành viên tích cực, năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM.

Đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam tại ASEM bao gồm tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 [năm 2004], 5 Hội nghị Bộ trưởng về lĩnh vực kinh tế [2001], công nghệ - thông tin [2006], ngoại giao [2009], giáo dục [2009], lao động [2012], triển khai nhiều sáng kiến trong các lĩnh vực chuyên ngành thuộc ưu tiên của ASEM.

Việt Nam cũng tham gia đề xuất, thúc đẩy 2 lần mở rộng thành viên ASEM , cùng các thành viên thông qua nhiều văn kiện và quyết định quan trọng mang tính định hướng trong tiến trình hợp tác ASEM.

Đến nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất của Diễn đàn, đề xuất 29 sáng kiến và đồng bảo trợ 31 sáng kiến về những lĩnh vực thiết thực với địa phương, doanh nghiệp và người dân.

Hà Nội thành lập tổ chức Đoàn tại khu chung cư

TT-Huế ra quân tháng Thanh niên và phát động thi đua cao điểm

Xuân Tùng

Cụm từ “Công dân toàn cầu” hẳn không còn xa lạ với thế hệ 2000 ngày nay. Thậm chí, “Công dân toàn cầu” đã trở thành từ khóa hot không kém trên các trang mạng xã hội và kênh tin tức với tần suất tìm kiếm cao. 

Kỹ năng công dân toàn cầu là gì?

Kỹ năng toàn cầu, kiến thức là cái biết, còn kỹ năng là khả năng ứng dụng và thực hành. Hiện nay, kỹ năng được chia ra làm hai nhóm kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm, cách thức sống, làm việc và học tập trong môi trường toàn cầu.

Về khả năng biết, học sinh Việt Nam rất giỏi biết. Kết quả khảo sát PISA do OECD thực hiện trong nhiều năm đều công bố năng lực về khoa học, toán học của học sinh Việt Nam ở mức TOP 10 tới 20 trên thế giới. Tuy nhiên theo khảo sát của Diễn đàn kinh tế thế giới [World Economic Forum] thì xếp hạng về các kỹ năng của sinh viên đại học và người đi làm đáp ứng yêu cầu công việc thì lại thuộc TOP thấp nhất hiện nay. Xếp hạng của Việt Nam ở mức trên 110, đây là mức thấp hơn so với Lào và Campuchia, những nước được đánh giá là kém phát triển hơn chúng ta. Điều này cho thấy giữa “biết” và “kỹ năng cần thiết” có một khoảng cách xa như thế nào. 

Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm như tranh biện, tư duy mở và độc lập và làm việc nhóm đều là những “vũ khí” giúp người trẻ không chỉ làm việc trong các tập đoàn Đa quốc gia, mà còn mở rộng mối quan hệ với các bạn bè trên thế giới. 

Xem thêm: 

Người trẻ có thể rèn luyện mình để trở thành Công dân toàn cầu ở đâu?

Với tầm nhìn trở thành một đơn vị giáo dục mang môi trường học Quốc tế đến sinh viên, Swinburne Việt Nam chú trọng xây dựng nền tảng kỹ năng xã hội bao gồm: Giao tiếp tiếng Anh, tư duy biện luận, làm việc nhóm, khả năng chủ động và độc lập cho sinh viên.

Bên cạnh các chương trình đào tạo chuyên ngành được chuyển giao và giám sát bởi ĐH Công nghệ Swinburne [Australia], Swinburne Việt Nam tạo ra một không gian đậm văn hóa và bản sắc Úc mang tên “Little Australia”. Đây là nơi các sinh viên Swinburne được giao tiếp và học tập tiếng Anh với người bản xứ, tham gia các cuộc thi Debate với nhiều chủ đề và rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân. 

Khi chia sẻ về chương trình đào tạo Công dân toàn cầu “Little Australia”, thầy Hoàng Việt Hà – Hiệu trưởng nhà trường nhấn mạnh: “Môi trường học Quốc tế đúng nghĩa là môi trường tạo ra cơ hội cho sinh viên được sống, học tập và trải nghiệm để hòa nhập với thế giới”. 

                                                        Môi trường Quốc tế tại Swinburne Việt Nam

Nguyen Le

Theo bảng xếp hạng mới công bố của QS University World Ranking 2023, Swinburne đã “leo” 25 hạng để giành…

Vừa qua, các sinh viên Swinburne Việt Nam đã có dịp trải nghiệm ngoại khoá tại Cần Giờ - mảnh…

Vừa qua, trong buổi khai giảng của Swinburne Việt Nam, cựu đại sứ Mỹ Pete Peterson đã tham dự và…

Kỹ năng quan trọng trong TK 21 cồm những kỹ năng nào?  Chúng ta thường nghe các nhà giáo dục…

"Kỹ năng thế kỷ 21" được các chuyên gia, nhà giáo dục nhắc đến rất nhiều như một điều kiện…

Vừa qua, Hội đồng trường tại Swinburne University of Technology [Australia] đã thông qua việc nếu sinh viên đạt được…

Video liên quan

Chủ Đề