Tại sao nói báo chí là quyền lực thứ tư của một xã hội dân chủ

Quyền lực thứ tư”

Đến nay, người ta vẫn quan niệm báo chí là “quyền lực thứ tư” trong đời sống xã hội, chỉ sau các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, hoạt động báo chí có tác động ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

Quyền lực của báo chí phát sinh khi những người thực thi nó [nhà báo] định đoạt, sở hữu, quản lý, sử dụng thông tin, nhằm đạt được một mục đích nhất định, từ đó có thể định hướng, dẫn dắt, chi phối dư luận xã hội. Quyền lực của báo chí là do nhà báo tạo ra, trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật cho phép, tùy theo bối cảnh và thiết chế nhà nước, thể chế chính trị ở mỗi quốc gia, xã hội khác nhau.

Luật Báo chí 2016 quy định: “Nhà báo được quyền khai thác, cung cấp và sử dụng thông tin trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật”. Điều này có thể hiểu, quyền năng cơ bản của các nhà báo Việt Nam được pháp luật cho phép là, phát hiện, tiếp cận, tìm hiểu, điều tra, thu thập các nguồn thông tin để phục vụ cho công việc báo chí của mình; có quyền đưa ra những nội dung thông tin mình có, sau khi thu thập, khai thác, xử lý... nhà báo có quyền thể hiện, trình bày, công bố những thông tin mình đã thu thập, xử lý… thông qua các phương tiện truyền thông phù hợp để hướng tới và đạt được mục đích nhất định.

Trách nhiệm xã hội của nhà báo cần được đề cao

Thông tin do nhà báo cung cấp khi được đăng tải trên báo chí có tính phổ cập, công khai, minh bạch… cho nên có sức ảnh hưởng, tác động lớn, lan tỏa nhanh trong đời sống xã hội. Cùng với những quyền năng cơ bản pháp luật trao cho, những yếu tố này đã góp phần xác lập vị thế quan trọng của nhà báo cũng như cơ quan báo chí trong xã hội. Với tư cách là những người tạo ra dư luận, dẫn dắt, chi phối dư luận xã hội, các nhà báo có vai trò quan trọng giữ ổn định chính trị, tạo đồng thuận xã hội, góp phần kiến tạo thể chế, thúc đẩy sự phát triển văn minh, hài hòa, tiến bộ và công bằng… xã hội.

Đảng, Nhà nước coi các nhà báo là những “chiến sỹ cách mạng” trên mặt trận tư trưởng, văn hóa. Hoàn thành được sứ mệnh, tức là nhà báo đã góp phần kiến tạo phát triển xã hội và đất nước. Vai trò, vị thế, tính chất đặc thù đã góp phần làm cho nghề báo trở thành một nghề “hot” trong xã hội bùng nổ thông tin như hiện nay. Sức hấp dẫn của “quyền lực thứ tư” đã khiến cho nhiều người, nhất là một bộ phận lớp trẻ mong muốn được dấn thân cùng nghề báo khi định hướng, lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Trách nhiệm cao cả

Vị thế xã hội của nghề báo có thể mang lại niềm vui, niềm tự hào cho những người làm báo chân chính. Nhưng làm báo không dễ như “bổ củi” mà rất gian nan, bởi tính đặc thù sáng tạo trong môi trường thực tiễn, rất nhạy cảm, đòi hỏi phải có niềm đam mê, có đủ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp.

Một đồng nghiệp ở Báo Lao động từng chia sẻ với tôi rằng: Làm báo nghiêm túc, nhất là viết mảng điều tra, chống tiêu cực, thì thực sự là... “bạc tóc”. Để phản ánh vấn đề khách quan, trung thực, chính xác, phải lăn lộn, tiếp cận, dùng đủ mọi kỹ năng, kinh nghiệm để thu thập thông tin. Khi xử lý thông tin lại trăn trở, suy nghĩ, chịu áp lực rất lớn, ngay cả khi bài đã đăng tải cũng phải cân nhắc về mức độ, liều lượng thông tin như thế nào cho phù hợp; cách chuyển tải thông tin, câu, chữ cũng phải khéo léo, mục đích đạt được phải nhân văn, làm cho xã hội tốt đẹp hơn, chứ không phải chống tiêu cực là “đạp cho đổ”. Chưa kể, khi điều tra, thu thập thông tin, nếu không tỉnh táo, bản lĩnh không vững vàng, sẽ rất dễ sa ngã, mắc vào cạm bẫy “tình-tiền”, cám dỗ vật chất, có thể rơi vào vòng lao lý.

Sau nhiều năm gắn bó với nghiệp báo, nhiều đồng nghiệp nữ tâm sự, nếu không có niềm đam mê thực sự thì đã bỏ nghề từ lâu. Đơn cử, có những vấn đề thông tin cần chuyển tải nhanh, đáp ứng yêu cầu tính thời sự, áp lực công việc rất lớn. Ngày đi thu thập thông tin, tối 9-10 giờ đêm chưa về nhà, vẫn ở tòa soạn để hoàn thành bài vở cho tờ báo kịp xuất bản hôm sau. Có khi phải đi công tác xa nhà triền miên, việc gia đình để mặc cho chồng, con tự lo. Không ít nhà báo nữ vì quá yêu nghề đã không thể sắp xếp được thời gian, và lo chu toàn công việc gia đình.

Trong bối cảnh “thế giới phẳng”, mạng xã hội dày đặc thông tin, đa chiều, hỗn độn, tốc độ lan tỏa thông tin nhanh đến mức chóng mặt, thậm chí tới những “hang cùng, ngõ hẻm” chỉ trong giây lát, nếu nhà báo không có kỹ năng, tư duy nghề nghiệp sắc bén, tỉnh táo, sáng suốt để tiếp cận, khai thác, thẩm định các nguồn tin,thì khi chuyển tải tới công chúng, tác động tới dư luận xã hội là rất khó lường.

Thông tin là yếu tố quyết định sự thành bại của phát triển, với vai trò tạo ra dư luận, dẫn dắt, chi phối dư luận xã hội, trách nhiệm của nhà báo lại càng phải cao, không chỉ dừng lại ở việc coi trọng danh dự, đạo đức nghề nghiệp, mà phải có cái tâm trong sáng, tận tụy, dấn thân, cống hiến, sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân, vượt qua những cám dỗ vật chất đời thường mới có thể hoàn thành sứ mệnh. Khi ấy, quyền lực của báo chí mới được phát huy, thông qua những câu chữ, hình ảnh khách quan, trung thực, chính xác, công bằng, nhân văn...

Nhà báo Vĩnh Trà - nguyên Trưởng Ban Thư ký biên tập, Đài Tiếng nói Việt Nam:

Chưa bao giờ nghề báo thuận lợi phát triển như ngày nay, cả về kỹ thuật lẫn nguồn thông tin, tư liệu... Điều còn lại tùy thuộc vào mức độ “dụng công” và sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm với xã hội của mỗi nhà báo khi cho ra đời một tác phẩm báo chí.

Báo chí vốn được coi là quyền lực thứ tư vì tác động trực tiếp của nó đến với đời sống xã hội. Báo chí có thể làm đổi thay nhiều việc. Và những nhà báo tài năng có thể góp phần làm xã hội biến chuyển theo chiều hướng tích cực hơn.

Nhà báo, với ngòi bút của mình, được coi là một thứ quyền lực. Nếu kèm theo tà tâm, nhà báo có thể đẩy người khác vào bước đường cùng. Nhưng trong làng báo đang tồn tại những thứ quyền lực ảo. Những thứ quyền lực được tạo nên bằng ảo tưởng và cả những suy nghĩ giản đơn về nghề báo.

"Tôi muốn nói về báo giới các anh. Tôi lo cho cái nhìn của báo chí nước ta về âm nhạc, thiếu công tâm, cực đoan và thiếu chuyên môn, trong khi họ là người góp phần định hướng thói quen nghe nhạc của công chúng.

Có những người vừa viết báo vừa kiêm luôn nhiệm vụ bảo hộ cho ca sỹ, như thế hỏi làm sao viết công tâm được? Họ luôn có thể phủ nhận thành quả của người khác, nâng người thân của mình lên. Một thực tế là nhiều nghệ sỹ không coi trọng giải thưởng vì giải thưởng thiếu công tâm, một phần trách nhiệm chính do những người làm truyền thông.

Tôi cũng rất sợ thái độ cực đoan của một số nhà báo âm nhạc, chỉ yêu một dòng nhạc, một vài ca sỹ mà phủ định tất cả phần còn lại của thế giới. Những nhà báo công tâm, có kiến thức, hiểu biết về chuyên môn âm nhạc, có thể thuyết phục cả độc giả lẫn ca sỹ, nhạc sỹ bằng bài viết của mình thực sự không nhiều...." - ca sỹ Hà Anh Tuấn phát biểu trên một tờ tạp chí đầu tháng 6.

Thực sự những phát biểu này như một cái tát mạnh vào những người đến với công việc làm báo bằng ảo tưởng danh lợi và coi nó như một công cụ để thực hiện "quyền lực ảo", để lăng xê cho một ai đó. Hà Anh Tuấn thực ra chưa đủ tư cách để nói về những điều to lớn này. Bất cứ hoạt động âm nhạc nào của Hà Anh Tuấn, anh cũng phải có sự giúp sức của những nhà báo. Việc họp báo phát hành album mới, anh cũng không đủ uy tín để trực tiếp mời các nhà báo tới dự mà phải thông qua những nhà báo có uy tín và kinh nghiệm. Hơn thế, chính Hà Anh Tuấn đã từng được hưởng lợi từ những người vừa viết báo vừa kiêm luôn nhiệm vụ bảo hộ ca sỹ.

Còn nhớ, thời điểm bắt đầu thi Sao Mai - Điểm hẹn 2006, rất nhiều nhà báo văn nghệ ở Hà Nội đã được một số người gọi điện nhờ viết bài ủng hộ cho Hà Anh Tuấn. Ai cũng tự nhận "gà của tôi đấy, nhớ ủng hộ nhé". Có người còn hết sức phẫn uất, lên án gay gắt những bài viết không có lợi cho Hà Anh Tuấn vào thời điểm Sao Mai - Điểm hẹn đi vào những vòng trong.

Rồi mỉa mai, mắng chửi những nhà báo dám viết Hà Anh Tuấn thua kém các ca sỹ khác trong cùng cuộc thi, rằng các nhà báo có "gout âm nhạc củ chuối". Đáng tiếc là không ít người trong số đó không phải là nhà báo thực sự, họ không đứng chân trực tiếp trong một tòa soạn nào. Họ chỉ làm công việc của một người thích liên quan đến người nổi tiếng và muốn được gặp ngôi sao thông qua những lời hẹn phỏng vấn.

Và khi Hà Anh Tuấn xuất hiện, họ muốn thể hiện "quyền lực vĩ đại" của mình bằng việc tụng ca và vận động người khác tụng ca. Tất nhiên, Hà Anh Tuấn chỉ là một ví dụ. Nhưng những người làm báo với tâm thế như vậy đang xuất hiện đông đảo trong đội ngũ những người viết báo văn hóa văn nghệ.

Bản chất họ không phải là những người có nhu cầu nhìn nhận những vấn đề văn hóa văn nghệ một cách nghiêm túc. Họ chỉ thích tán chuyện với ngôi sao trên báo. Từ đó họ sẽ tạo ra một thứ "quyền lực" với những ca sỹ còn non dại và thiếu kinh nghiệm lại ham hố nổi tiếng. Chính họ đã góp phần làm dày thêm thiên kiến của những nghệ sỹ chân chính về nhà báo. Và cũng chính họ đã phá vỡ mọi nguyên tắc cũng như đạo đức làm nghề, chỉ với một mong ước duy nhất, lăng xê một người nổi tiếng là bạn hay người quen của mình và từ đó cũng ăn theo ngôi sao, nhằm tạo danh tiếng cho mình. 

Quay lại những phát biểu của Hà Anh Tuấn, chuyện "nâng người của mình, đập gà người khác" là chuyện có thật. Mà nó lại xảy ra với chính một người làm nhạc sỹ kiêm nhà báo. Nhạc sỹ này thường xuyên có những cô gái, chàng trai trẻ đến nhờ làm album. Ai cũng biết để thực hiện album với nhạc sỹ thì giá sẽ ở trên trời, có thể coi là đắt nhất Sài Gòn. --PageBreak--

Nhưng với vị thế là có những tờ báo quen, có khả năng viết những bài nhận định [hơi cực đoan] về âm nhạc, nhạc sỹ kiêm nhà báo đã thực hiện một loạt những bài báo với ngôn từ óng mượt để lăng xê ca sỹ của mình. Kèm theo đó sẽ là những bài vấn đề âm nhạc, phê bình những thói tật, những điểm yếu của các ca sỹ khác.

Thực ra khen ai cũng được, chê ai cũng được, miễn là khách quan và công bằng. Nhưng nhạc sỹ kiêm nhà báo này đã làm một việc có mục đích rõ ràng trong bài toán lăng xê của mình, làm sao gà của mình nổi hơn, còn những ca sỹ "đồng dạng" với gà phải bị lên báo với rất nhiều điểm yếu.

Tất nhiên, sau hàng loạt những scandal xung quanh nghề nghiệp cũng như đời sống riêng tư và chuyện tình yêu với ca sỹ bị đem kể ra rả trên báo, nhạc sỹ đã trở nên im lặng hơn rất nhiều. Có thể anh đã hiểu quyền lực của mình cũng hữu hạn và nhạc sỹ nên làm chuyên môn âm nhạc thì hơn…

Quyền lực ảo còn thể hiện trên những trang báo đầy ngộ nhận. Có những cô cậu tuổi teen và bắt đầu học viết báo. Nhưng họ không bắt đầu từ những việc nhỏ mà lại muốn trở thành ông kễnh ngồi nhận định những vấn đề to lớn. Và thế là cảm tính tràn ngập trong bài viết. Khen vì… ca sỹ dễ thương. Ghét vì ca sỹ hát… quá kỹ thuật. Đại loại là những nhận định hàm hồ khiến cho nhiều người sống dở chết dở và cảm thấy nực cười.

Khi người biên tập dễ dãi thì các "nhà báo teen" được dịp tung hoành. Có gặp họ trong những buổi gặp gỡ ca sỹ hoặc họp fans của các ca sỹ mới thấy họ… oách cỡ nào. Họ chễm chệ, đường bệ và ban phát những cái nhìn khinh miệt vào đám đông và họ nghĩ, chính họ mới là nhân vật chính còn ca sỹ sẽ là nhân vật thứ hai, bởi họ có quyền cho ca sỹ dễ thương ở trên báo hoặc ca sỹ "hát quá kỹ thuật" trong bài báo ngay sau đó.

Như trường hợp một nhà báo teen, cách nay hai năm viết bài miệt thị công nghệ lăng xê, chê bai những ca sỹ nổi tiếng vì… lăng xê không trong sáng. Nhưng giờ thì nhà báo teen này đã im tiếng. Cay đắng hơn, nhà báo teen đã phải dùng đúng những chiêu cũ của những người mà anh ta mỉa mai để bắt đầu lăng xê cho ca sỹ của mình. Anh đã chuyển qua làm ông bầu!

Nghề báo, với sự ưu ái của xã hội, vốn rất dễ khiến người ta rơi vào sự ảo tưởng về quyền năng to lớn của mình. Trong rất nhiều sự kiện, người ta bắt gặp những "ông nhà báo" hiên ngang và huênh hoang đến mức lố bịch. Họ nghĩ mình đang thực hiện công việc của một… thiên sứ và tất cả phần còn lại của thế giới cần phải tuân theo họ.

Đến họp báo thì tỏ ra nghênh ngang, hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn. Ôm cái máy ảnh to lớn đến những sự kiện rất nhỏ để chụp những bức ảnh vừa phải về đăng blog. Nhưng nếu ai phản ứng lại liền lên mặt: "Có biết tôi là ai không? Có muốn cho một bài báo không?".  Một việc làm bất như ý của ai đó cũng khiến họ nổi xung và nạt nộ không tiếc lời. V

ề bản chất, họ không có được những kỹ năng cơ bản của nghề báo. Họ chỉ là những người ăn theo báo chí trong vai trò "hỗ trợ" nhà báo ở những khoảnh khắc nào đó. Nhưng họ cũng là người làm cho hình ảnh nhà báo trở nên ngớ ngẩn ở nhiều khoảnh khắc. Nhà báo, trước hết và sau cùng, phải là những người biết giấu mình và biết khiêm nhường. Với nhà báo, cái vĩ đại là cái mà anh sẽ tiếp cận để đưa thông tin đến với bạn đọc chứ không phải là bản thân anh. Tiếc thay, đã có không ít người làm báo trẻ coi mình trở thành trung tâm của vũ trụ.

Viết một bài báo để chỉ ra những ngộ nhận và ảo tưởng về nghề báo của người trẻ trong ngày tôn vinh các nhà báo là việc chẳng đặng đừng. Nhưng báo chí sinh ra không phải để nhà báo nói về mình, mỗi năm chỉ có một dịp để nhìn nhận lại cả cái hay và cái dở của mình và của đồng nghiệp.

Những hiện tượng trong bài báo không phải là phổ biến, nhưng nó đang có xu hướng nhiều lên. Và người viết bài báo này không nhằm mục đích giẫm đạp lên người khác để nhằm tôn vinh mình. Đã có cả những thói tật của người viết trong bài báo này, ở khi này hay khi khác hoặc thậm chí đã xuất hiện trong suy nghĩ. Dẫu có là thói tật của ai, thì xu hướng ấy cũng cần loại bỏ…

Video liên quan

Chủ Đề