Hộ khẩu thường trú là ở đâu

Việc làm Công chức - Viên chức

Địa chỉ thường trú là địa chỉ mà chủ thể đăng ký với trụ sở, tổ chức, các cơ quan có thẩm quyền. Là địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú, hoặc là địa chỉ nơi là việc hoặc địa chỉ mà cá nhân đó đăng ký với doanh nghiệp để làm địa chỉ liên lạc.

Đây cũng là địa chỉ mà bạn bạn ghi vào trong mẫu CV xin việc hoàn chỉnh khi ứng tuyển vào bất cứ vị trí nào để nhà tuyển dụng có thể liên lạc lại với bạn.

Việc làm Luật - Pháp lý

Đối với một người từ nhỏ tới lớn chỉ sống tại một khu vực thì đơn giản rồi, khi đó địa chỉ thường trú của người này chính là nơi họ đang sinh sống một cách ổn định, hợp pháp theo đúng với quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam.

Nhưng, đối với những người có sự di chuyển nơi ở liên tục thì cần phải xác định địa chỉ thường trú. Các bạn cần xác định được rằng, địa chỉ thường trú là nơi mà công dân sinh sống thường xuyên và ổn định, không xác định thời hạn tại một chỗ ở nhất định nào đó và nơi đó đã được đăng ký thường trú. Mỗi công dân chỉ có thể đăng ký hộ khẩu thường trú ở một nơi.

>>> Tại các cơ quan hành chính tuyển dụng cán bộ công chức hàng năm chuyên trách về các thủ tục hành chính này. Bạn có thể tham gia thi tuyển để có được công việc ổn định và có cơ hội phát triển cao hơn nữa tại các cơ quan nhà nước nếu bạn có đủ năng lực.

Việc làm KD bất động sản

Phân biệt địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú

Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú. Vậy, giữa địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú thì có sự khác nhau như thế nào?

Theo Quy định tại Khoản 1 Điều 12 của Luật cư trú được ban hành năm 2006, Luật sửa đổi và bổ sung vào năm 2013 về nơi cư trú của công dân: “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú”.

Như thế, địa chỉ thường trú chính là nơi mà công dân sinh sống một cách thường xuyên và ổn định, không xác định thời hạn cụ thể tại một địa điểm nhất định và là nơi thường trú. Còn nơi tạm trú chính là nơi mà công dân đã sinh sống ngoài nơi đã đăng ký thường trú và đây là nơi đã đăng ký tạm trú, có sổ tạm trú. Cư trú gồm thường trú và tạm trú. Do đó địa chỉ cư trú là dùng để chỉ chung cho địa chỉ nơi bạn sinh sống.

Chúng ta có thể phân biệt Địa chỉ thường trú và địa chỉ tạm trú cụ thể như sau:

+ Địa chỉ thường trú

Địa chỉ thường trú chính là nơi mà bạn và gia đình bạn, người thân của bạn cư trú một cách thường xuyên, ổn định và có thể làm việc tại nơi thường trú đó mà không bị giới hạn về mặt thời gian. Người cư trú phải có trách nhiệm khai báo để công tác quản lý trở nên dễ dàng hơn.

Điều kiện để được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương thì ngoài việc các bạn phải có chỗ ở nhất định một cách hợp pháp tại thành phố này thì người đó phải có thêm điều kiện đó là thường xuyên tạm trú tại thành phố đó từ ít nhất là một năm. Hoặc là được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho phép nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của họ theo đúng với quy định của pháp luật.

Đối với các trường hợp ở nhà thuê, mượn thì diện tích thuê hoặc mượn của nhà đó cần phải được ghi rõ ràng trong hợp đồng giữa bên cho mượn, cho thuê và bên thuê, mượn.

Đối với người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam thì sẽ được cấp thẻ thường trú và cho phép được cư trú tại Việt Nam vô thời hạn.

+ Địa chỉ tạm trú

Địa chỉ tạm trú là nơi mà bạn cư trú ngoài khu vực thường trú. Tạm trú có nghĩa là cư trú tạm thời tại địa điểm đang sinh sống và bị giới hạn về thời gian.

Đối với những trường hợp thuê, mượn hoặc là ở nhờ thì khi đăng ký tạm trú tại khu vực đang sống cần phải có ý kiến đống ý đăng ký tạm trú của chính người cho thuê, cho ở nhờ, cho mượn, ý kiến đồng ý này cần phải được cho nhập vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

Xem thêm: Đi tìm câu trả lời chính xác, đầy đủ cho điều tra viên là gì?

Địa chỉ thường trú trên CMND có gì khác so với trên sổ hộ khẩu?

Địa chi thường trú được ghi trên Chứng minh thư nhân dân là địa chỉ cũ:

  • Chứng minh nhân dân đã hết hạn sử dụng.
  • Chứng minh nhân dân bị hòng không sử dụng được.
  • Có sự thay đổi về họ, tên, chữ đệm hoặc Ngày/tháng/năm sinh.
  • Thay đổi hộ khẩu thường trú phạm vi ngoài tỉnh thành mà bạn sinh ra và lớn lên.
  • Thay đổi các đặc điểm nhận dạng.

Địa chỉ được ghi trên sổ hộ khẩu là địa chỉ chính xác về nơi mà các bạn sinh sống, dược sinh ra và ổn định tại khu vực đăng ký địa chỉ thường trú. Theo Quy định tại Điều 24 của Luật cư trú thì: “Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Do đó, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn đều phải sử dụng địa chỉ thường trú đã được đăng ký trong sổ hộ khẩu”.


Xem thêm: Biển thủ là gì? Phân tích các hình thức, đặc điểm của biển thủ

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu được địa chỉ thường trú là gì và những thông tin quan trọng mà các bạn cần nắm được về địa chỉ thường trú theo quy định của pháp luật. 

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý.
  • 2. Luật sư trả lời.
  • 3. Địa chỉ đăng ký thường trú là gì?
  • 4. Địa chỉ thường trú thì ghi theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân hay ghi theo sổ hộ khẩu.
  • 5. Những địa điểm không được đăng ký thường trú khi Luật cư trú mới có hiệu lực [1/7/2021].
  • 6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.

Câu hỏi: Thưa Luật Minh Khuê tôi quê gốc ở Bến Trê, vào năm 2016 tôi có mua một miếng đấ rồi cất nhà [xây nhà] ở trong Bình Dương. Vào năm 2017 tôi có làm thủ tục đăng ký và nhập hộ khẩu ở Bình Dương nhưng thông tin trong chứng minh thư nhân dân của tôi thì vẫn chưa đi làm lại, địa chỉ vẫn còn thường trú tại Bến Tre. Hiện tại tôi có mua một lô đất khác tại Bình Dương, vậy giờ tôi muốn làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dứng tên tôi có được không hay bây giờ tôi cần phải làm thủ tục đổi giấy chứng minh thư nhân dân sang địa chỉ tại Bình Dương. Nếu hiện tại tôi làm được thủ tục thì sau này có rắc rối gì không thưa Luật sư.
Rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn công ty!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý.

Luật cư trú năm 2020.

Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/2/1999 của Chính phủ về chứng thư nhân dân.

Nghị định số 170/2007/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh thư nhân dân.

Nghị định số 106/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh thư nhân dân.

2. Luật sư trả lời.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về chứng minh nhân dân quy định những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:

- Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;

- Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;

- Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Thay đổi đặc điểm nhận dạng.

= > Như vậy: Đối với trường hợp của bạn là thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh bởi vậy bạn cần phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân.

Trong trường hợp Địa chỉ thường trú trên chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu có địa chỉ khác nhau thì bạn cần phải khai thông tin theo thông tin trên sổ hộ khẩu, Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân,Do đó, khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào, bạn đều phải sử dụng địa chỉ thường trú đã được đăng ký trong sổ hộ khẩu.

Kết luận: Đối với trường hợp của bạn cần phải cấp đổi lại Chứng minh nhân dân trước khi làm thủ tục đăng ký sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Địa chỉ đăng ký thường trú là gì?

Trong rất nhiều những hồ sơ và giấy tờ, cũng như các giao dịch mua bán tài sản phải đăng ký quyền tại cơ quan Nhà nước, người dân buộc phải khai báo địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú. Căn cứ theo Luật cư trú cũ [Luật năm 2006] thì nơi thường trú [địa chỉ thường trú] là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ nhất định và đã làm thủ tục đăng ký thường trú.

Tuy nhiên Luật cư trú năm 2020 [bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2021] thay thế cho luật cư trú cũ thì có quy định nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

=> Như vậy điều quan trọng nhất khi xác định địa chỉ đăng ký thường trú của một người là việc người đó đã thực hiện thủ tục đăng ký thường trú chưa. Nếu một người sinh sống ổn định, lâu dài tại một địa điểm nhưng không làm thủ tục đăng ký thường trú tại địa điểm đó thì người đó cũng không được coi là có địa chủ đăng ký thường trú tại nơi đó.

4. Địa chỉ thường trú thì ghi theo chứng minh nhân dân/căn cước công dân hay ghi theo sổ hộ khẩu.

Luật cư trú cũ [Luật năm 2006] có quy định sổ hộ khẩu được caaos cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân [Điều 24].

"Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc".

Thông thường địa chỉ đăng ký thường trú ghi tren chứng minh thư nhân dân hay căn cước công dân và địa chỉ thường trú ghi trên sổ hộ khẩu là giống nhau. Tuy nhiên cũng có những trường hợp đặc biệt, ngoại lệ, khi người dân có thay đổi nhiều nơi đăng ký hộ khẩu thường trú nhưng lại không làm thủ tục thay đổi chứng minh nhân dân/căn cước công dân [Đối với căn cước công dân thì thay đổi nơi đăng ký thường trú không bắt buộc phải đổi căn cước công dân; đối với chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân]. Khi xảy ra trường hợp nêu trên thì thông tin ghi trên chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân và thông tin ghi trên sổ hộ khẩu sẽ có sự khác biệt.

Căn cứ theo những điều đã nêu trên thì địa chỉ thường trú của công dân sẽ được xác định theo sổ hộ khẩu của công dân chứ không xác định theo thông tin ghi trên chứng minh thư nhân hay ghi trên căn cước công dân. Tuy nhiên từ ngày 1/7/2021 [thời điểm Luật cư trú năm 2020 bắt đầu có hiệu lực thi hành] thì Bộ công an sẽ không làm thủ tục cấp mới sổ hộ khẩu. Vì vậy kểtừ thời điểm này thay vì xác định địa chỉ thường trú theo sổ hộ khẩu thì người dân sẽ xác định hộ khẩu thường trú theo hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.

5. Những địa điểm không được đăng ký thường trú khi Luật cư trú mới có hiệu lực [1/7/2021].

Từ 01/7/2021 tới đây, khi Luật cư trú năm 2020 có hiệu lực, việc đăng kí địa chỉ thường trú bị “siết” chặt hơn so với trước. Cụ thể, có đến 05 địa điểm dù người dân đã sinh sống lâu dài, thường xuyên, ổn định cũng không thể đăng ký thường trú tại đó, gồm:

- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật

- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật

- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Được quy định tại Điều 23 Luật cư trú năm 2020 cụ thể như sau:

"Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới

1. Chỗ ở nằmtrong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.

2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếmtrái phép hoặc chỗ ở xâydựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.

3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗtrợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.

4. Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

5. Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền".

6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý dân cư.

Luật căn cước công dân định nghĩa: "Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân".

Nội dung thông tin được thu thập, cập nhật gồm: Họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình bản kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp; họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ, quan hệ với chủ hộ; ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

Thông tin của công dân được thu thập, cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư từ tàng thư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu hộ tịch và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác qua việc xử lý chuẩn hóa dữ liệu sẵn có về dân cư.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Trân trọng./.

Ms. Bùi Nhung - Chuyên viên pháp lý Công ty Luật TNHH Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề