Hồ chủ tịch dạy:“học với hành phải đi đôi. học mà không hành thì vô ích. hành mà không học thì hành không trôi chảy.”em hiểu lời dạy trên như thế nào ?

1. Mở bài

Sự tương quan chặt chẽ giữa học và hành là vấn đề được nhiều người quan tâm. Học và hành có tầm quan trọng ngang nhau. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: Học để hành, học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thỉ hành không trôi chảy.

2. Thân bài

Giải thích:

Thế nào là học và hành? Tại sao học với hành phải đi đôi?

Học là tiếp thu tri thức của nhân loại thông qua hoạt động học tập ở nhà trường hoặc qua sách vở. Hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống.

Tại sao học với hành phải đi đôi?

+ Học mà không hành thì học vô ích, chỉ biết lí thuyết suông. Lí thuyết suông thì vô dụng.
+ Hành mà không học thì hành không đạt kết quả tốt vì thiếu cơ sở lý thuyết. Hành mù quáng dễ gây nguy hại.

Bình luận

Khẳng định ý kiến trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng dắn và có ý nghĩa sâu sắc.

+ Học mà không hành thì học vô ích. Lí thuyết chỉ có sức mạnh khi nó được vận dụng vào thực hành.

+ Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết, nhằm phục vụ công việc hiệu quả cao hơn, tốt hơn. Không có gì quan trọng hơn, học là để hành nhằm tạo ra những giá trị hữu ích cho chính mình và cho người khác.

+ Vì vậy, học mà không hành thì chỉ nắm lý thuyết mà không vận dụng lí thuyết đó vào thực tế khiến cho việc học trở thành vô ích vì mất thời gian, tiền của, công sức mà không mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể nào.

+ Hành mà không học thì hành không trôi chảy. Không thể làm đúng, tạo ra giá trị mà không hề biết gì về cách làm, các bước thực hiện và kết quả cần đạt tới.

+ Người chỉ làm việc [hành] theo thói quen và kinh nghiệm, không có lý thuyết [học] soi sáng thì công việc sẽ tiến triển chậm chạp, hiệu quả thấp, thậm chí là thất bại và gay ra những tổn hại lớn. Đối với những công việc đòi hỏi phải có những hiểu biết về khoa học, kĩ thuật mới thực hiện được thì nhất thiết phải học và học không ngừng.

+ Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không học tập nghiêm túc, ta sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

+ Quan niệm nêu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là quan niệm rất khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn. Giữa học và hành có mối quan hệ hết sức chặt chẽ. Học đóng vai trò chỉ đạo, soi sáng cho hành, hướng dẫn thực hành, rút ngắn thời gian mò mẫm, thử nghiệm, nâng cao chất lượng công việc. Hành giúp cho việc vận dụng, củng có, bổ sung và hoàn chỉnh lí thuyết đã học.

3. Kết bài

Học nhất định phải đi đôi với hành. Cả hai đều rất quan trọng, quyết dịnh sự thành bại của công việc. Ta không nên coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì hiệu quả học tập và lao động sản xuất mới được nâng cao. Ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam trong học tập và trong đời sống của mỗi người.[Chép mạnh :]]] ]

“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Lời dạy của  Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học của chúng ta ngày nay.

Vậy học và hành có quan hệ như thế nào? Trước hết ta cần hiểu: Học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu. Học là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết vào thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Hiểu được mối quan hệ đó là do Bác đã rút ra được kinh nghiệm trong việc học tập và vận dụng lí luận cách mạng.

Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa còn là phương pháp học tập. Một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “Học mà không hành thì vô ích”. Học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng hay gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa. “Hành” mà như thế rõ ràng là “không trôi chảy”. Đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại chỉ vì người đó “hành” mà không “học”.  

Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học tập, sự học rất mênh mông bao la, không có giới hạn, cho nên ta phải học tập không ngừng, ở lứa tuổi nào cũng phải học, học ở nhà trường, gia đình, xã hội, học thầy, học bạn, học ở mọi nơi mọi chốn, “đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đúng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa chiếu lệ, vừa học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải vừa học bài cũ vừa nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải luôn kết hợp lí thuyết với thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành. Có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy của Hồ Chủ tịch ngày càng được khẳng định tác dụng của nó trong thực tế. Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí, phương châm giáo dục của Nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía lời dạy của Người, em càng có ý thức hơn trong việc học tập của mình. Em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày một tiến bộ hơn. 


CHÚC BẠN HỌC TỐT

Học tập chỉ phát huy hiệu quả đích thực của nó nếu người học biết vận dụng nó vào trong cuộc sống thực tại, thế mới có câu nói ” Học để hành học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì học vô ích “. Anh cị hiểu sao về câu nói này, hãy viết bài nghị luận Học để hành học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì học vô ích.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

 Giới thiệu ý nghĩa và câu nói của Bác Hồ: Ngày nay trong đà phát triển của xã hội, Hồ Chủ tịch đã khẳng định về mối quan hệ giữa học với hành là không thể tách rời: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”

2. Thân bài

  • Giải thích về “học” và “hành”: Học là quá trình tiếp thu những kiến thức tích lũy trong sách vở, nắm vững những lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, tiếp nhận những king nghiệm của thế hệ đi trước
  • Khẳng định mối quan hệ giữa học với hành: Học mà không hành được là do trong khi học đã không thấu đáo, hoặc thiếu môi trường để hoạt động, có rất nhiều người tuy có học nhưng học không tới nơi tới chốn nên khi ra ngoài thực tiễng không ứng dụng được những điều đã học vào cuộc sống
  • Đưa ra cách học hiệu quả: Xác định được tầm quan trọng của việc học, chúng ta cần đi sao cho đúng hướng và vững chắc “Học để hành”, khi ta học phải hiểu học cái gì và học như thế nào, có như vậy khi hành ta mới hành chính xác được
  • Bài học rút ra: Cố gắng học nhiều thôi chưa đủ, ta cần có ý thức đúng đắn trong việc học, thái độ học tập nghiêm túc, học những cái hay và những điều bổ ích, thiết thực

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của câu nói: Học đi đôi với hành đã trở thành một nguyên lí và phương châm giáo dục của Nhà nước và là một phương pháp học tập hiệu quả của mỗi người học chúng ta.

II. Bài tham khảo

Các cụ ta từ xa xưa đến nay vẫn luôn quan niệm rằng lý thuyết hay không bằng thực hành giỏi “Trăm hay không bằng tay quen, đề cao vai trò của việc thực hành vào cuộc sống, nhưng vẫn có những kẻ học thức chỉ biết đến chữ nghĩa thánh hiền, nói thì hay nhưng làm lại dở. Ngày nay trong đà phát triển của xã hội, Hồ Chủ tịch đã khẳng định về mối quan hệ giữa học với hành là không thể tách rời: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Lời dạy đó của Bác Hồ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học tập cũng như cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trước hết ta phải hiểu học và hành là gì và chúng có mối quan hệ như thế nào. Học là quá trình tiếp thu những kiến thức tích lũy trong sách vở, nắm vững những lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, tiếp nhận những king nghiệm của thế hệ đi trước. Quá trình học giúp ta trau dồi kiến thức, mở mang trí tuệ và cập nhận trình độ hiểu biết của mình, vừa kháp phá vừa không để tụt hậu lại phía sau. Hành là thực hành, vận dụng những kiến thức, lí thuyết đã được học vào thực tiễn cuộc sống, đưa những kiến thức đã biết để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

Xem thêm:  Cảm nghĩ của em về tình bạn

Nghị luận về ý kiến Học để hành học với hành phải đi đôi Học mà không hành thì học vô ích

Có thể thấy, học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, không thể tách rời. Ta phải nắm rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp của quá trình học tập, khi đã nắm vững kiến thức nhưng không có mục đích vận dụng vào thực tiễn thì học là thừa, là vô ích vì chẳng làm được gì cả, đó là “Học mà không hành thì vô ích”. Học mà không hành được là do trong khi học đã không thấu đáo, hoặc thiếu môi trường để hoạt động, có rất nhiều người tuy có học nhưng học không tới nơi tới chốn nên khi ra ngoài thực tiễng không ứng dụng được những điều đã học vào cuộc sống. Ngược lại nếu chỉ hành mà không có học, không có lí luận và lí thuyết soi sáng cùng với những kinh nghiệm dẫn dắt thì việc thực hành sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại và sai lầm. Chẳng thiếu những trường hợp vì thiếu kiến thức, hiểu biết mà khi thực hành đã vô tình trở thành kẻ phá hoại, thất bại và gây ra hậu quả nặng nề.

Xác định được tầm quan trọng của việc học, chúng ta cần đi sao cho đúng hướng và vững chắc “Học để hành”, khi ta học phải hiểu học cái gì và học như thế nào, có như vậy khi hành ta mới hành chính xác được. Những cái mà ta cần học rất bao la vô tận, nó là không giới hạn vì vậy ta phải không ngừng học tập, tìm hiểu và tích lũy kiến thức. Ta có thể học ở mọi nơi chứ không riêng gì trên trường lớp, học trong cuộc sống hàng ngày, học ở bạn và học ở mọi nơi “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của tác giả Nguyễn Khuyến

Cố gắng học nhiều thôi chưa đủ, ta cần có ý thức đúng đắn trong việc học, thái độ học tập nghiêm túc, học những cái hay và những điều bổ ích, thiết thực. Đặc biệt thế hệ học sinh chúng ta khi học ở trên trường lớp cần nghiêm túc hơn nữa trong học tập, học ra học, chơi ra chơi, không học theo kiểu qua loa cho chiếu lệ. Trong giờ học phải chú ý nghe thầy cô giảng, ghi chép bài đầy đủ, vừa học bài cũ vừa nghiên cứu bài mới. Học theo kiểu chuyên sâu chứ không nên học vẹt, không chỉ học lí thuyết xuông mà cần phải kết hợp lí thuyết với thực hành. Vận dụng những điều hay, kiến thức mà thầy cô dạy vào cuộc sống, có như vậy học mới đáng học và hiệu quả học tập mới được nâng cao.

Ngày nay, lời dạy ấy của Bác Hồ ngày càng được khẳng định giá trị của nó trong thực tế cuộc sống của chúng ta. Học đi đôi với hành đã trở thành một nguyên lí và phương châm giáo dục của Nhà nước và là một phương pháp học tập hiệu quả của mỗi người học chúng ta. Để việc học thực sự có hiệu quả và ý nghĩa thì chúng ta cần gắn liền học với hành, không thể tách rời hai hoạt động ấy.

Video liên quan

Chủ Đề