Hình dàng và kích thuốc của sâu đục thân đục cành hại cây ăn quả có múi

Hiện nay sâu bệnh hại xuất hiện nhiều trên các loại cây ăn quả làm ảnh hưởng đến năng suất cũng như mẫu mã sản phẩm. Để đảm bảo năng suất cũng như giá trị thương phẩm, bà con cần nắm được các loại sâu bệnh hại trên cây ăn quả và phòng trị kịp thời.

Nước ta có khí hậu và thổ nhưỡng rất thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như nhãn, xoài, bưởi, cam, sầu riêng, chanh, mít… Cây ăn quả mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng, tuy nhiên người nông dân cũng phải đối mặt với nguy cơ sâu bệnh hại tấn công làm giảm năng suất và chất lượng quả.

Để thành công trong việc trồng cây ăn quả, bà con cần nắm được các loại sâu bệnh hại thường gặp và phòng trừ kịp thời.

Một số đối tượng sâu hại thường gặp trên cây ăn quả

Sâu đục cành

Sâu đục cành là đối tượng rất hay gặp trên cây ăn quả múi. Chúng xâm nhập được vào thân cây sẽ khoét lỗ và làm tổ trong cành khiến cành bị úa vàng sinh trưởng kém rồi dần dần héo và chết. Sâu trưởng thành đẻ trứng rải rác khắp nách lá và trên vỏ thân cây, khiến cho cây bị suy kiệt khô héo mà chết.

Sâu vẽ bùa [Phyllocnistis citrella]

Sâu vẽ bùa là một trong những loại sâu hại phổ biến trên các loại cây ăn quả khi trưởng thành có kích thước nhỏ bé, thân mảnh khảnh dài 2mm. Sâu trưởng thành hoạt động ban đêm, ban ngày đậu trong tán lá, giao phối lúc chập tối. Sâu trưởng thành cái đẻ trứng rải rác ở mặt dưới lá non, sát gân lá chính chứng nở ra sâu non, sâu non đục vào biểu bì mặt dưới lá tạo thành đường hầm ngoằn ngoèo. Sâu non chủ yếu gây hại ở lá non.

Loại sâu này thường gây hại ở tất cả các tháng trong năm, mạnh nhất là giai đoạn từ tháng 2 – 10. Sâu tấn công khiến cây quang hợp kém ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và chỗ bị sâu tấn công tạo ra môi trường để bệnh loét xâm nhập.

Rầy chổng cánh [Diaphorina citri]

Rầy chổng cánh là đối tượng gây hại thường gặp trên cây ăn quả. Rầy trưởng thành khi đậu thường chúc đầu và cánh chổng cao hơn phần đầu, chúng thường tập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, ít bay, thường bay gần. Ấu trùng di chuyển chậm chạp, chúng thường sống tập trung ở đọt và lá non.

Ấu trùng và thành trùng chích hút dinh dưỡng của lá và đọt non của cây ăn quả làm cho đọt non lụi dần, sần sùi, lá non bị hại phiến lá nhỏ và xoăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và sự ra quả. Đối tượng gây hại này thường phát sinh từ tháng 2 đến tháng 11 hàng năm với mật độ quần thể cao, thường trùng vào các đợt lộc của cây ăn quả có múi.

Bọ xít xanh [Rhynchocoris humeralis]

Bọ xít xanh rất hay gặp trên các loại cây ăn trái, thời điểm hoạt động của chúng là vào lúc sáng sớm hay chiều mát, khi trời nắng gắt chúng ẩn dưới tán lá.

Bọ xít non có đặc điểm khi mới nở dài khoảng 2-3 mm, thường sống tập trung xung quanh ổ trứng, sau đó phân tán dần để chích hút dịch trái. Cả bọ xít non và con trưởng thành đều dùng vòi để chích hút dịch trái từ khi trái còn rất nhỏ. Khu vực bị bọ xít chích có một chấm nhỏ và một quầng màu nâu. Nếu trái bị chích hút khi còn nhỏ thì trái sẽ vàng, chai và rụng sớm. Nếu trái bị gây hại khi đã lớn thì dễ bị thối rụng. Một con bọ xít có thể chích hút gây hại nhiều trái.

Câu cấu [Hypomeces squamosus và Platymycterus sieversi]

Câu cấu gây hại trên cây ăn quả hay gặp gồm hai loại là câu cấu to và câu cấu nhỏ, chúng thường gây hại trên các loại cây ăn quả có múi, xoài, nhãn, vải…

Các bệnh hại thường gặp trên cây ăn quả

Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi

Bà con có thể nhận biết qua dấu hiệu xuất hiện đốm vàng trên lá, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần. Bệnh tấn công cây ăn quả khiến cho quả nhỏ, méo mó.

Bệnh thán thư hại xoài

Bệnh thán thư rất hay gặp trên cây xoài và một số loại cây ăn quả khác. Triệu chứng: Bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá. Trên hoa, quả bà con có thể thấy các đốm màu đen, nâu làm cho hoa và quả rụng.

Bệnh mốc sương hại nhãn, vải

Bệnh thường gặp trên cây nhãn và vải. Triệu chứng nhận biết: trên quả có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.

Bệnh thối hoa nhãn, vải

Bệnh thối hoa nhãn, vải là bệnh hay gặp và tấn công cây nhãn và vải làm cho các chùm hoa có màu nâu, thối khô, cây bị bệnh có thể làm giảm tới 80-100% năng suất quả.

Bệnh loét hại cây ăn quả có múi

Đây là bệnh hay gặp trên các loại cây ăn quả có múi. Bà con có thể nhận biết những dấu hiệu ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng trong, sau lớn dần, phá vỡ biểu bì mặt lá tạo ra vết loét dạng tròn đường kính 0,2-0,8cm, màu xám nâu, các mô bị rắn lại có gờ nổi lên. Xung quanh vết loét có quầng vàng trong, sũng nước.

Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả như thế nào?

Để phòng trừ các loại sâu bệnh hại trên cây ăn quả, bà con cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

  • Sử dụng những giống tốt, có khả năng chống sâu bệnh, chọn các cành ghép có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

  • Áp dụng phương pháp thâm canh tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và nâng cao khả năng chống sâu bệnh.

  • Bảo vệ và phát huy các loài thiên địch tự nhiên, thu hút và tạo điều kiện cho chúng cư trú để phòng chống sâu bệnh.

  • Thường xuyên vệ sinh vườn, làm cỏ sạch sẽ, kịp thời thu gom lá, hoa quả rụng, cành gãy, loại bỏ những cành cây bị bệnh… để ngăn ngừa sâu bệnh phát sinh và lây lan. 

  • Hàng năm cần tiến hành quét nước vôi hoặc thuốc Boócđô vào gốc cây theo định kỳ.

  • Khi phát hiện sâu bệnh hại, bà con cần tiến hành các biện pháp loại trừ như thủ công, bắt giết sâu bọ hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết.

Phun thuốc trừ sâu bệnh cho cây ăn quả bằng máy bay không người lái

Các loại cây ăn quả có đặc điểm chung là cây cao, tán lá dày và rậm rạp. Do đó việc phun thuốc trừ sâu bằng các phương pháp truyền thống gặp nhiều khó khăn. Với sự phát triển của khoa học công nghệ, máy bay phun thuốc không người lái là giải pháp tối ưu cho bà con nông dân trong khâu phun thuốc bảo vệ thực vật.

Sử dụng máy bay phun thuốc không người lái chỉ mất 10 – 15 phút là xong diện tích 1 hecta, giúp tăng hiệu quả phòng trừ sâu bệnh, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân công, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất và chất lượng nông sản khi thu hoạch, bảo vệ sức khỏe con người và giảm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, bà con còn có thể kiểm soát được liều lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo nguyên tắc 4 đúng khi dùng thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao chất lượng quả, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường khó tính.

Tại Việt Nam, DigiDrone là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực cung cấp giải pháp máy bay phun thuốc sâu không người lái với những dòng máy bay phun thuốc hiện đại nhất hiện nay như: XAG P40, XAG P80, XAG V40. Để được tư vấn cụ thể, bà con vui lòng liên hệ DigiDrone Việt Nam theo số hotline:  0932 85 44 85.

Sâu đục thân luôn là mối nguy hại tiềm tàng đối với cây trồng. Chúng có ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng mang lại. Chính vì thế việc chủ động phòng tránh dịch bệnh bằng cách sử dụng thuốc trừ sâu đục thân là điều cần thiết.

1. Tác hại mà sâu đục thân mang lại

1.1. Sâu đục thân là gì?

Sâu đục thân chỉ những con côn trùng hoặc nhện sống ký sinh ở thân cây, cành cây. Hầu hết chúng đều là những đối tượng gây hại cho cây trồng đặc biệt là cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn trái.

Một số loại sâu đục thân phổ biến như sâu đục thân bướm hai chấm, sâu đục thân năm vạch đầu nâu, sâu đục thân lúa, sâu đục thân xoài, sâu đục thân năm vạch đầu đen, sâu đục thân bướm cú mèo. Chúng ta có thể bắt gặp sâu đục thân ở tất cả các mùa trong năm.

Để diệt trừ những loại sâu này cần sử dụng thuốc diệt sâu đục thân sớm tránh gây tổn thất cho nền nông nghiệp.

Sâu đục thân

1.2. Đặc điểm sinh lý của sâu đục thân

Con sâu đục thân trưởng thành thường sẽ chọn chồi, cành hay nhánh cây non để tấn công vì đó là những nơi còn yếu trên cây. Sau đó chúng sẽ bắt đầu đẻ những quả trứng hình bầu dục màu trắng sữa nối dài với nhau. Một con trùng có thể đẻ đến 200 quả trứng sâu trong suốt vòng đời của nó. Mất khoảng 7 ngày để từ trứng nở thành sâu non. Chúng tiếp tục sinh sống trong cây trồng bị hại cho đến khi chúng lột xác đủ khoảng 5 lần [35 ngày] thì sẽ chuyển sang giai đoạn nhộng. Từ nhộng chuyển sang con trưởng thành và rời khỏi cây trồng sẽ mất tầm 1 tuần.

1.3. Tác hại của sâu đục thân

Trong suốt quá trình sâu đục thân ký sinh trong cây trồng, chúng không ngừng mang đến rất nhiều các tác hại. Khi cây còn nhỏ, sâu đục vào nõn làm chết điểm sinh trưởng, cây trồng không thể phát triển bình thường. Khi cây lớn sâu đục lỗ vào thân tạo thành một đường hầm lớn dần theo kích thước của sâu đục thân làm cản trở quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng khiến cành bị sâu đục khô héo rồi chết dần. Cây trồng trở nên yếu ớt, khi gặp gió bão sẽ dễ dàng bị quật gãy.

Không chỉ làm hại ở thân và cành cây, sâu đục thân còn phá hoại cả hoa, trái và bắp của cây trồng. Chúng tàn phá làm chất lượng và năng suất nông sản giảm sút trầm trọng. Nếu không sử dụng thuốc trừ sâu đục thân để diệt trừ sớm loại sâu bệnh này thì người trồng cây có thể gánh chịu tổn thất nặng nề.

Sâu đục thân hại ngô

1.4. Thời điểm sâu đục thân gây hại nhiều nhất

Sâu đục thân là loài không ưa thời tiết nắng nóng nên chúng phát triển mạnh nhất là vào mùa mưa. Nhất là vào cuối mùa mưa, khi cây trồng bắt đầu mùa ra hoa, ra quả thì chúng hoạt động mạnh hơn cả. Thời điểm chúng tàn phá cây trong ngày là vào buổi sáng và ban đêm.

1.5. Những cây trồng thường bị sâu đục thân tàn phá

Các cây dễ bị sâu đục thân làm hại nhất là cây lúa, các loại cây thuộc họ có múi như cam, chanh, bưởi, quýt,.. và các loại cây cảnh như mai, đào, lộc vừng,…

2. Cách phòng trừ sâu đục thân cho cây trồng

2.1. Sử dụng thuốc trừ sâu đục thân

Trong số các biện pháp phòng trừ sâu đục thân thì việc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân là cho tác dụng nhanh và hiệu quả mang lại mạnh nhất. Thuốc có thể tác động đến sâu đục thân theo nhiều cách khác nhau.

Tác động đến đường ruột: Chúng ta phun hoặc rắc thuốc trừ sâu đục thân lên thức ăn của chúng như lá, cành cây để khi sâu ăn phải sẽ chết do bị phá hủy đường tiêu hóa.

Tác động tiếp xúc: Chúng ta có thể phun thuốc trừ sâu đục thân vào thời điểm sâu đang hoạt động mạnh như buổi sáng hoặc chiều tối để thuốc có thể tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể của sâu bệnh, sau đó ngấm vào người chúng tạo ra độc tố và giết chết sâu đục thân.

Tác động xông hơi: Thuốc trừ sâu đục thân còn có thể bốc hơi vào không khí và giết chết sâu bệnh qua con đường hô hấp của chúng.

Tác động thấm sâu: Sau khi được phun lên lá và thân cây, thuốc trừ sâu đục thân có loại sẽ ngấm sâu vào bên trong mô cây trồng và giết chết những con sâu ẩn nấp sâu trong thân cây.

Tác động lưu dẫn: Một số loại thuốc trừ sâu đục thân lưu dẫn khi được phun lên cây hoặc tưới vào gốc cây thì thuốc sẽ dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây trồng tạo thành nguồn độc cho sâu khi chúng ăn dinh dưỡng trong cây.

Tác động gây ngán: Một số loại thuốc trừ sâu đục thân có tác dụng gây ngán cho sâu, khiến chúng bỏ ăn và chết dần.

Tác động xua đuổi: Thuốc trừ sâu còn có thể gây mùi xua đuổi sâu phải đi nơi khác, không thể sống ký sinh trên cây trồng được nữa.

Thuốc trừ sâu đục thân hiệu quả

2.2. Vệ sinh vườn sạch sẽ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân thì sau khi thu hoạch mỗi mùa vụ thì bạn nên gom các bộ phận hoặc toàn bộ cây trồng chết lại và đem đi tiêu hủy vì bên trong đó có thể chứa những nầm bệnh gây hại cho cây trồng. Ngoài ra bạn nên xới đất lên để diệt sâu bệnh ẩn nấp trong đất và dọn sạch cả những loài cỏ dại mọc xung quanh. Vườn thoáng và sạch sẽ không có điều kiện cho lũ sâu phát triển.

2.3. Chọn giống cây tốt

Giống cây tốt sẽ mang các đặc điểm nổi trội bao gồm sức đề kháng khỏe, phòng tránh được các loại sâu bệnh kể cả sâu đục thân. Vì vậy công đoạn chọn giống cây cũng vô cùng quan trọng. Tốt nhất là nên dùng giống thế hệ F1 sẽ mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

2.4. Chọn phân bón tốt

Phân bón tốt không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà còn giúp cây tăng sức đề kháng, trở nên khỏe mạnh khiến sâu bệnh không có cơ hội tấn công, đẻ trứng trên cây. Vì vậy việc chọn phân bón, giống cây đều quan trọng như việc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân vậy.

3. Các loại thuốc trừ sâu đục thân có hiệu quả cao

Thuốc trừ sâu bao gồm 4 loại là thuốc trừ sâu hóa học, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ sâu thảo mộc và các chế phẩm sinh học. Do sâu đục thân thường làm hại đến các loài cây thân gỗ, cây cảnh chứ không phải rau xanh nên chúng ta có thể dùng bất cứ loại thuốc diệt sâu đục thân nào trong 4 loại đã kể trên.

Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc trừ sâu đục thân được rao bán khiến cho khách hàng khó có thể đưa ra lựa chọn cuối cùng. Để giúp bạn có thể bớt đi sự lo lắng chọn thuốc trừ sâu nào tốt, chúng tôi xin được giới thiệu đến bạn những loại thuốc trừ sâu hiện đang được sử dụng phổ biến nhất do có chất lượng tốt:

  • Thuốc trừ sâu Shieldkill 200SC
  • Thuốc trừ sâu sinh học Radiant 60SC
  • Thuốc trừ sâu Sieulitoc 500EC 
  • Chế phẩm sinh học EM-DP

Đừng quên tham khảo: Thuốc trừ sâu công dụng cao

4. Nguyên tắc sử dụng thuốc trừ sâu đục thân

4.1. Sử dụng từ khi sâu còn non

Giai đoạn sâu còn non là lúc chúng mẫn cảm với thuốc trừ sâu đục thân nhất. Vì thế bạn cần sớm sử dụng thuốc để tiêu diệt sâu bệnh khi chúng chưa làm hại quá nhiều đến cây trồng. Nếu để đến giai đoạn trưởng thành và hóa nhộng thì thuốc ảnh hưởng đến chúng sẽ ít hơn, mùa màng lúc đó cũng đã bị phá hoại quá nhiều.

Phun thuốc trừ sâu đục thân

4.2. Tuân thủ hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn sử dụng của thuốc trừ sâu đục thân sẽ có sử dụng sản phẩm vào thời điểm nào, tỉ lệ pha với nước bao nhiêu, dùng liều lượng như thế nào là đủ. Người dùng cần làm theo những hướng dẫn đó để đảm bảo mình không lạm dụng thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra việc tuân thủ hướng dẫn sử dụng sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho người dùng.

4.3. Dùng đồ bảo hộ khi phun

Thuốc trừ sâu ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe con người vì thế để đảm bảo an toàn khi phun thuốc cần mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay và mắt kính. Sau khi phun xong thì vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ và giặt đồ bảo hộ rồi đem phơi nắng.

4.4. Bảo quản thuốc trừ sâu cẩn thận

Một số loại thuốc diệt sâu đục thân sinh học, thảo mộc và các chế phẩm sinh học sẽ yêu cầu điều kiện bảo quản phức tạp hơn thuốc trừ sâu hóa học vì thế bạn nên lưu ý khi bảo quản chúng. Đặc biệt phải giữ thuốc ở nơi cao, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến thuốc trừ sâu đục thân thì mời bạn liên hệ với MY GARDEN theo thông tin sau để được hỗ trợ:

Địa chỉ:

Cơ sở 1: số 615 Vũ Tông Phan, Phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

Cơ sở 2: Số 113 đường Khương Đình, P. Thượng Đình, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

Cơ sở 3: Số 1 đường Trần Nguyên Đán, KĐT Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP Hà Nội

Cơ sở 4: Số 119/1/2 phố Hồ Đắc Di, khu tập thể quân đội Nam Đồng, Q. Đống Đa, TP Hà Nội [trong chợ Nam Đồng]

Số điện thoại: 0243 999 8190

Hotline & Zalo: 0916 818 526

Facebook: mygardenvietnam

Email:

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề