Bài tập cho người tim đập nhanh

Học cách hít thở khoa học không chỉ tốt cho hệ hô hấp mà còn giúp nâng cao sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra bài tập thở tốt cho tim mạch phù hợp nhất với mình nhé!

Tập thở tốt cho tim mạch như thế nào?

Oxy là một trong những nguồn thiết yếu cần cung cấp cho cơ thể để duy trì sự sống. Oxy được được đưa vào cơ thể thông qua quá trình hô hấp, từ ngoài môi trường vào đến phổi, đi vào máu và được tim co bóp đưa đi khắp các tế bào trong cơ thể.

Tập hít thở đúng cách sẽ giúp giảm tình trạng đánh trống ngực, giảm hồi hộp tim, điều hòa và ổn định nhịp tim. Những phương pháp này tuy không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nhưng lại mang đến hiệu quả lớn và lâu dài thông qua việc hình thành thói quen hít thở đúng cách.

Tập thở tốt cho tim mạch - một phương pháp rèn luyện sức khỏe đơn giản

Các bài tập thở giúp ích cho tim mạch

Dưới đây là một số bài tập hít thở đơn giản tốt cho tim mạch mà bạn có thể thực hiện tại nhà một cách đơn giản mà không cần quá nhiều dụng cụ hỗ trợ nào khác.

Hít thở sâu

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy nếu nhịp thở ra của bạn gấp 2 lần nhịp hít vào sẽ giúp hỗ trợ bệnh tăng huyết áp, làm dịu hệ thống thần kinh và làm giảm nhịp tim.

Bài tập hít thở sâu rất đơn giản, là bài tập thở tốt cho tim mạch mà bạn có thể thực hiện hoàn toàn tại nhà.

Cách thực hiện: Trong lúc hít vào, đếm từ 1 đến 2. Sau đó thở ra để đẩy hết không khí ra ngoài trong khi đang đếm từ 1 đến 4.

Nếu lặp lại nhiều lần, cơ thể sẽ tự hình thành thói quen, không cần phải đếm nữa mà chỉ tập trung cảm nhận sự thay đổi của hơi thở.

Thở ra chậm

Như tên gọi, bài tập này yêu cầu bạn giữ thời gian thở ra dài hơn so với khi hít vào. Bài tập này phù hợp với những bệnh nhân mắc chứng rối loạn nhịp tim và hạ huyết áp.

Cách thực hiện: Hít vào bằng mũi trong khi đếm đến 4 và thở ra bằng miệng trong khi đếm đến 6. Thở ra một cách nhẹ nhàng và chậm rãi hết mức có thể.

Hít thở chậm - bài tập thở tốt cho tim mạch

Đếm từng hơi thở

Đây là một bài tập thở tốt cho tim và rất dễ thực hành. Nó được tạo ra trên nguyên tắc khi bạn tập trung vào những con số, bạn sẽ bỏ quên những căng thẳng đang tồn tại. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy thư giãn và bình tĩnh hơn sau khi thực hiện bài tập này.

Cách thực hiện: Nhẩm và đếm hơi thở sau mỗi lần thở ra. Ví dụ: Bạn hít vào và thở ra lần 1, bạn đếm 1. Bạn hít vào và thở ra lần 2, bạn đếm 2.

Cứ lặp đi lặp lại như thế cho đến khi cảm thấy nhịp tim ổn định, không còn đánh trống ngực và tinh thần bình tĩnh hơn.

Ngân nga nhịp thở

Đây là một bài tập phù hợp cho những người có tiền sử bệnh tim đập nhanh.

Cách thực hiện: Nhắm mắt và che tai lại bằng tay. Trong khi hít thở từ từ bằng mũi thì đồng thời tạo ra các âm thanh ngân nga trong đầu.

Thực hiện khoảng 5 đến 10 lần, bạn sẽ có thể cảm nhận được nhịp tim của mình dần ổn định trở lại.

Bài tập Yoga trái núi

Yoga là một trong những phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề về tim mạch cũng như tuần hoàn máu trong cơ thể thông qua việc hít thở. Hít thở có thể xem là linh hồn của yoga.

Tư thế Yoga trái núi vừa tốt cho tim mạch, vừa giúp cải thiện quá trình lưu thông máu và các chất trong cơ thể, rèn luyện sức khỏe tinh thần hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Đứng thẳng, hai chân để sát nhau.

  • Hai tay duỗi dọc cơ thể một cách thoải mái.

  • Siết cơ đùi, giữ cho đầu gối và chân thẳng.

  • Hít thở đều để giữ thăng bằng.

  • Hít thở đều trong 3 đến 5 nhịp thở.

Yoga kết hợp với hít thở rất tốt cho sức khỏe tim mạch

Bài tập Yoga cây cầu

Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy Yoga tốt cho tim mạch như thế nào. Tư thế Yoga cây cầu sẽ giúp hỗ trợ hệ tim mạch, kích thích các cơ quan tại bụng, phổi và tuyến giáp.

Cách thực hiện: 

  • Nằm ngửa, đặt hai tay đặt xuôi dọc theo thân người.

  • Co gối lại, giữ khoảng cách 2 bàn chân rộng bằng vai.

  • Hít sâu vào, nâng hông lên. Nhấn bàn chân xuống sàn, giữ đầu gối và hông sao cho tạo thành một đường thẳng.

  • Giữ tư thế trong vòng 3 đến 5 nhịp thở rồi lặp lại.

Tư thế ngồi cơ bản

Đây là một tư thế vô cùng đơn giản để tập hít thở cho tim mạch. Bạn chỉ cần ngồi một cách thoải mái trên sàn nhà, sân thượng, ban công yên tĩnh hay thậm chí ngoài công viên, dưới bóng cây, bên bờ hồ,... để thực hiện bài tập này.

Cách thực hiện: Ngồi khoanh chân lại trên mặt phẳng. Giữ lưng và cột sống thẳng, hai vai thả lỏng. Nhắm mắt lại và bắt đầu hít thở sâu, đều.

Tư thế cúi người

Tư thế này sẽ giúp hệ tim mạch ổn định, hỗ trợ điều trị hen suyễn, cao huyết áp, viêm xoang và nhiều bệnh lý khác. Ngoài ra, bài tập này còn giúp tăng sức mạnh cơ bắp một cách hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Đứng thẳng, hai tay giơ cao hơn đầu và song song nhau.

  • Duỗi toàn cơ thể hướng lên trên, hai vai thư giãn.

  • Thở ra và khom người về phía trước, cổ hướng xuống sàn để kéo giãn xương sống. Ấn mạnh lòng bàn chân xuống sàn.

  • Ép sát nửa thân trên vào hai chân trong khi hai bàn tay đặt xuống sàn. Nếu thấy khó khăn để thực hiện thì tay có thể chạm mắt cá chân.

  • Kéo giãn chân, vẫn giữ thẳng chân theo từng nhịp thở, thở đều và chậm.

  • Giữ tư thế này trong 3 đến 5 nhịp thở. Sau đó hít vào, cong đầu gối, rướn người về tư thế ban đầu.

Trên đây là một số bài tập thở cơ bản tốt cho tim mạch. Nếu kiên trì tập theo và kết hợp với việc chọn ăn những thực phẩm tốt cho tim, chắc chắn bạn sẽ có một trái tim vô cùng khỏe mạnh. Mong rằng bạn đã tìm thấy bài tập phù hợp nhất với mình.

Trà My

Nguồn: Tổng hợp

Nếu tim của bạn đang đập quá nhanh, hãy thử làm theo một số cách gợi ý trong bài viết này để giúp làm giảm và ổn định nhịp tim một cách nhanh chóng, đặc biệt bạn có thể thực hiện tại nhà.

Tim đập nhanh là dấu hiệu của các bệnh tim mạch, bệnh phổi, rối loạn thần kinh tim hoặc dấu hiệu sinh lý của cơ thể, nó thường đi kèm với cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực khó thở. Nếu đây chỉ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể như vừa vận động mạnh hay căng thẳng, hồi hộp, thì hoàn toàn không phải điều trị. Tuy nhiên, khi trái tim của bạn đập nhanh một cách thường xuyên bất kể là khi hoạt động mạnh hay nghỉ ngơi thì rất có thể bạn đã mắc chứng rối loạn nhịp tim.

Nhịp tim nhanh được định nghĩa là tình trạng tim đập lớn hơn 100 nhịp/phút. Khi tim đập nhanh không đồng nghĩa với việc máu tống ra khỏi tim nhiều hơn bình thường, mà nó làm cho cơn co bóp của các buồng tim diễn ra quá ngắn khiến máu bị ứ tại tim, trong khi máu đi nuôi cơ thể quá nghèo nàn. Quá trình này diễn ra lâu dài có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như huyết khối, đột quỵ, suy tim, thậm chí là ngừng tim.

Chính vì các lý do trên, tim đập nhanh buộc phải điều trị. Song song với việc tuân thủ sử dụng thuốc, bạn có thể áp dụng thêm 9 cách giúp ngừng tim đập nhanh dưới đây để giúp kiểm soát nhịp tim tốt hơn.

Cân bằng điện giải giúp hạn chế nhịp tim nhanh

Tim hoạt động co bóp được cũng nhờ vào xung điện tim được tạo ra từ sự chênh lệch điện tích của 4 loại ion quan trọng trong tế bào là K+, Ca2+, Na+, Mg2+. Vì một lý do nào đó, điện tích của các Ion này bị thay đổi có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

Chính bởi vậy, cách tốt nhất để hạn chế nhịp tim nhanh là đảm bảo cho nồng độ các ion này luôn cân bằng và ổn định. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy, các hoạt chất sinh học tự nhiên có mặt trong một số thảo dược truyền thống như Khổ Sâm có khả năng điều hòa nồng độ của các ion điện giải tại màng tế bào cơ tim, nhờ đó giúp ổn định điện thế trong tim, làm giảm đáng kể tần suất và mức độ của các cơn rối loạn nhịp. Thảo dược này được đánh giá là một liệu pháp tự nhiên an toàn và hiệu quả cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, giúp ổn định nhịp tim và ngăn ngừa các biến chứng của bệnh.

Để tìm hiểu về giải pháp hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim an toàn, hiệu quả từ thảo dược Khổ sâm, bạn hãy gọi điện thoại tới số 1800.646.408 [miễn cước].

Bên cạnh đó, một chế độ ăn uống khoa học bổ sung đầy đủ các chất điện giải thiết yếu cho cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng giúp duy trì nhịp tim ổn định. Một số gợi ý về các loại thực phẩm giàu ion mà bạn nên biết:

- Đối với Kali: Các loại trái cây như táo, chuối, cam hay sữa, bánh mì…

- Đối với Canxi: Quả hạnh nhân, bột yến mạch hoặc bổ sung từ sữa, đậu hũ…

- Đối với Natri: Natri có nhiều trong các loại thịt, sản phẩm tử sữa hoặc các loại bánh mì…

- Đối với Magie: Nguồn magie dồi dào nhất là từ các loại hạt hoặc ngũ cốc…

Phòng ngừa tim đập nhanh nhờ bổ sung thực phẩm tốt cho tim mạch.

Cách giảm tim đập nhanh bằng chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học không những giúp ổn định nhịp tim mà còn giúp cơ thể phòng ngừa được rất nhiều bệnh tật khác. Ngoài những loại thực phẩm cung cấp chất điện giải nên bổ sung như ở trên, bạn cũng cần tránh những thức ăn không có lợi cho sức khỏe như rượu, bia, thuốc lá, nước uống có ga, thực phẩm giàu caffeine…

Cung cấp đủ nước giúp ổn định nhịp tim

Có tới 70% cấu tạo cơ thể người là nước, vì vậy nước rất quan trọng đối với sức khỏe. Nước chính là dung môi cho các chất hoạt động, không đủ nước rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng đánh trống ngực nhẹ, do mất cân bằng điện giải. Chính vì vậy, bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp bạn duy trì được nhịp đập trái tim ổn định. Ngoài phần nước cơ thể hấp thu từ thức ăn, mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít, tương đương 5 – 7 ly nước.

Thuốc giúp làm giảm nhịp tim nhanh hiệu quả

Bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc do bác sỹ kê đơn nếu là nhịp tim nhanh bệnh lý để làm giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng như đột quỵ, huyết khối… Một số nhóm thuốc chính thường được các bác sỹ lựa chọn là thuốc chống loạn nhịp tim [Cordarone], thuốc chẹn kênh calci [Adalat], thuốc chẹn beta [Sectral], thuốc chống đông [Aspirin]… Tuy nhiên bạn cũng không nên đặt quá nhiều niềm tin vào thuốc điều trị, do một số trường hợp thuốc có thể gây tác dụng phụ làm nặng hơn tình trạng rối loạn nhịp tim.

Có một giải pháp giúp bạn ổn định nhịp tim tự nhiên, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh hiệu quả nhờ tác dụng tương tự với thuốc chẹn beta giao cảm. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 1800.646.408 [miễn cước] để tư vấn về giải pháp này.

Cách giảm nhịp tim tự nhiên: Nghiệm pháp Valsalva

Valsalva là kỹ thuật tây y thường dùng trong các trường hợp chẩn đoán hay điều trị rối loạn nhịp tim. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai, hít vào sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh [nhưng không cho ra hơi]. Nghiệm pháp này ban đầu có thể làm tim đập nhanh nhưng sau đó nhịp tim sẽ được giảm xuống từ từ. Để an toàn, bạn nên được tiến hành dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa và nó cũng không được khuyến khích ở những người có nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Ho mạnh giúp nhịp tim nhanh chóng trở lại bình thường

Ho là phản ứng tự nhiên của cơ thể, nhằm tạo áp lực đẩy vật lạ ra ngoài qua đường hô hấp. Nhưng bạn có biết ho có thể giúp nhịp tim trở lại bình thường? Đó là trong trường hợp tim đập nhanh do hồi hộp một cơn ho mạnh sẽ tạo áp lực lên lồng ngực làm bạn dễ chịu hơn.

Làm chậm nhịp tim khi rửa mặt bằng nước lạnh

Tát nước lạnh lên mặt làm co giãn mạch máu và gián tiếp giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy mà góp phần ổn định nhịp tim. Hành động tát nước lạnh vào mặt được xem là việc gây sốc thần kinh bằng cơ học, giúp hoạt động của não bộ trở lại tỉnh táo bình thường hơn.

Giảm tim đập nhanh bằng cách thư giãn

Khi rối loạn nhịp tim nhanh là trở thành bệnh lý thì hiện tượng trống ngực có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, kể cả khi đang ngủ. Làm người bệnh có xu hướng giật mình và hồi hộp nhiều hơn nữa. Do vậy, tốt nhất bạn nên ngồi thư giãn, tập hít thở thường xuyên, như vậy có thể giảm được phần nhiều triệu chứng hồi hộp của tim đập nhanh.

Thư giãn – một cách giúp giảm căng thẳng và ổn định nhịp tim

Tập thể dục đều đặn giúp duy trì nhịp đập trái tim

Nhiều quan niệm cho rằng khi tim đập nhanh là đang làm việc quá sức vì vậy không nên tập thể dục vận động khiến tim làm việc mệt hơn. Quan niệm này hoàn toàn sai lệch, vì trái tim cũng như cơ bắp vậy, tập thể dục đều đặn thường xuyên sẽ giúp cho cơ bắp khỏe mạnh. Đây được xem là giải pháp hàng đầu để phòng ngừa không chỉ bệnh tim mạch mà còn giúp tăng cường sức khỏe phòng chống các bệnh cơ hội khác.

Đôi khi tim đập nhanh lại chỉ là hiện tượng hết sức bình thường và xảy ra ở người không hề có bệnh lý gì về tim, chỉ cần vận dụng tốt một vài cách trên để ổn định nhịp tim, bạn sẽ giảm được lo lắng căng thẳng và cải được hiện tượng đánh trống ngực gây khó chịu. Tuy nhiên nếu rối loạn nhịp tim diễn ra trong thời gian dài, bạn hãy tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Theo nguồn: //www.mdjunction.com

BTV Lan Anh

Video liên quan

Chủ Đề