Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là gì năm 2024

- Với việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội đã hoàn thành một trong những nhiệm vụ lập pháp quan trọng hàng đầu của nhiệm kỳ Khóa XV. Xin ông cho biết những điểm mới, đột phá của đạo luật đặc biệt quan trọng này?

- Nếu liệt kê một cách chi ly từng điều khoản thì sẽ thấy có hàng trăm điểm mới tại Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua. Từ quá trình tham gia nghiên cứu cùng cơ quan thẩm tra dự án Luật này, tôi nhận thấy, Luật Đất đai có 5 nhóm nội dung mới:

Hiệu quả môi trường trong sử dụng đất là gì năm 2024

Một là, nhóm quy định nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, trong đó có thể kể đến quy định về mở rộng quyền sử dụng đất với công dân Việt Nam, chính sách đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số...

Hai là, nhóm quy định về tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp. Điều 79 về thu hồi đất phục vụ xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã được thiết kế mới để thể chế hóa đầy đủ Điều 54 của Hiến pháp. Luật cũng có các quy định liên quan đến cơ chế thỏa thuận về đất, chuyển mục đích sử dụng đất của những người đang có đất; mở rộng quỹ đất khi đưa ra khái niệm về các dự án hoạt động đầu tư có hoạt động lấn biển; quy định về quỹ đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, tức là tạo điều kiện tiếp cận đất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; về nguồn lực đất đai thực hiện các chính sách xã hội như xây dựng nhà ở xã hội…

Ba là, nhóm quy định để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, Luật đã giới hạn lại, thu hẹp lại trường hợp phải xin phép cơ quan có thẩm quyền khi thực hiện chuyển nhượng đất sử dụng kết hợp đa mục đích. Đồng thời, đưa ra các quy định điều chỉnh đối với việc nhận chuyển đổi đất nông nghiệp để tăng cơ hội tích tụ đất để sản xuất quy mô lớn; với trường hợp người nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp nếu không trực tiếp sản xuất và nhận quá hạn mức thì sẽ buộc phải thành lập doanh nghiệp, có những phương án sản xuất kinh doanh để thúc đẩy hoạt động này.

Bốn là, nhóm quy định về tài chính đất đai với triết lý quan trọng là đã tách bạch định giá đất và chính sách hỗ trợ miễn, giảm về đất; đồng thời, có quy định để ổn định tiền thuê đất đối với doanh nghiệp.

Năm là, nhóm quy định về nâng cao hiệu quả, hiệu lực về quản lý nhà nước, tại Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều quy định về cải cách, cắt giảm bớt cái thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ví dụ như đất nông nghiệp hết thời hạn sẽ được tự động gia hạn mà không phải làm các thủ tục hành chính. Việc nhận chuyển nhượng dự án bất động sản cũng được cải cách rất nhiều thủ tục hành chính liên quan đến các luật khác nhau. Có cơ chế để mọi người, các bên có liên quan tiếp cận một cách dễ dàng hơn, đầy đủ hơn các thông tin, dữ liệu về đất đai, phục vụ cho đời sống, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Có cơ chế huy động, tạo thuận lợi hơn cho việc huy động sự tham gia của người dân, các định chế chính trị - xã hội giám sát việc thực thi, cũng như xây dựng các chính sách về quản lý, sử dụng đất đai.

- Sau khi Quốc hội thông qua Luật, Chính phủ cần ban hành những nghị định nào để triển khai thi hành đồng bộ Luật Đất đai (sửa đổi) trên thực tiễn, thưa ông?

- Khi trình Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ cũng đã gửi kèm theo các dự thảo Nghị định để hướng dẫn chi tiết thi hành. Thống kê sơ bộ cho thấy, có khoảng 65 điều, khoản giao Chính phủ quy định chi tiết. Chính phủ sẽ phải ban hành Nghị định hướng dẫn các điều, khoản này. Nhưng, có thể thấy, số lượng dự thảo cơ quan soạn thảo gửi kèm theo hồ sơ dự án Luật chỉ là dự kiến, vì trong quá trình thi hành, số lượng Nghị định hướng dẫn có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Quan trọng nhất là nội dung hướng dẫn phải đầy đủ, có thể sử dụng một Nghị định hướng dẫn nhiều điều, khoản của Luật.

Cùng với việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), Quốc hội cũng đã yêu cầu Chính phủ sớm có kế hoạch cụ thể triển khai thi hành luật. Theo tôi, Chính phủ cần xác định cơ quan nào làm đầu mối chủ trì tham mưu soạn thảo các nghị định hướng dẫn thi hành Luật; có những dự thảo nghị định cơ quan chủ trì tham mưu soạn thảo vẫn là Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng một số dự thảo nghị định khác sẽ phải giao cho cơ quan khác như Bộ Tài chính.

Nỗ lực cao nhất bảo đảm chất lượng luật, đáp ứng mong đợi của Nhân dân

- Với tỷ lệ đại biểu Quốc hội thông qua lên tới gần 90% cho thấy sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật rất khó, rất đồ sộ và rất phức tạp này. Ông có thể chia sẻ những khó khăn, thách thức của cơ quan thẩm tra trong quá trình thẩm tra, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật này?

- Khi tiến hành tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội thông qua, Ủy ban Kinh tế có ba thách thức đan xen. Thứ nhất, yêu cầu, đòi hỏi của Quốc hội, của cử tri, đặc biệt của Lãnh đạo Quốc hội, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất cao. Thứ hai, một đòi hỏi khác đặt ra là phải tiếp thu, giải trình kỹ lưỡng tất cả các ý kiến góp ý về dự thảo Luật. Thứ ba, thách thức về thời gian bởi Luật Đất đai (sửa đổi) rất đồ sộ, có tới 260 điều, đôi khi để nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của một đại biểu Quốc hội sẽ phải đọc, thảo luận có khi phải mất cả nửa buổi. Chưa kể, từ việc tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội đến việc thiết kế ra phương án kỹ thuật khả thi lại là một thách thức khác.

Trong bối cảnh đó, Ủy ban Kinh tế không có cách nào khác là phải tăng cường nhân lực, nhân sự và tăng thời gian làm việc của mình. Chúng tôi đã xác định, trong một thời gian vật lý không đổi, số lượng, nội dung của dự thảo Luật cũng gần như không thay đổi, Ủy ban Kinh tế buộc phải nỗ lực hơn rất nhiều để bảo đảm một dự luật có chất lượng tốt nhất, đáp ứng tốt nhất những kỳ vọng của cử tri.

Quan hệ đất đai có tính chất rất đặc biệt so với các quan hệ kinh tế - xã hội khác, vì luôn tồn tại lợi ích của ba bên Nhà nước, người sử dụng đất và một người khác muốn tiếp cận đất. Đôi khi những lợi ích này không đồng nhất. Do vậy, khi đặt ra quy định, nếu đề cao lợi ích của một nhóm đối tượng thì các đối tượng khác sẽ bị thiệt hại. Trong kinh nghiệm của tôi, là một người tham gia rất nhiều đạo luật, thì Luật Đất đai là đạo luật khó nhất và phải giải quyết một câu chuyện rất khó là cân bằng lợi ích của các bên.

- Thay đổi về đăng ký đất đai là một trong các nội dung mới của Luật Đất đai (sửa đổi) được nhiều người quan tâm, đặc biệt về cấp giấy chứng nhận cho trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất. Những điểm mới của Luật về nội dung này như thế nào, thưa ông?

- Tại Điều 138, Luật Đất đai (sửa đổi) đã quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các đất không có giấy tờ và không thuộc các trường hợp vi phạm về pháp luật đất đai đến trước ngày 1.7.2014. Đây là một nội dung được cử tri và người dân quan tâm. Nhưng, tại Điều 138 chỉ quy định một số nguyên tắc cơ bản và giao cho Chính phủ quy định chi tiết. Với tính chất của Luật Đất đai, tôi cho rằng, không thể quy định chi tiết hơn được ở trong luật, thực tiễn cũng rất đa dạng nên phải giao Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết từng trường hợp theo hướng làm rõ thời điểm nào, hồ sơ, giấy tờ ra sao, điều kiện cấp ra sao, trình tự, thủ tục thế nào…