Hiệp định tương trợ tư pháp của asean có hiệu lực đối với bao nhiêu quốc gia asean?

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát về hiệp định tương trợ tư pháp.
  • 2. Quan điểm chỉ đạo trong quá trình xây dựng luật tương trợ tư pháp.
  • 3. Bố cục và nội dung của Luật tương trợ tư pháp
  • 3.1 Bố cục của Luật tương trợ tư pháp
  • 3.2 Điểm mới của Luật tương trợ tư pháp

Thông thường, Hiệp định tương trợ tư pháp là Điều ước quốc tế song phương chuyên về hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước kết ước trong lĩnh vực dân sự và hình sự. Tuy vậy cũng có không ít trường hợp hiệp định tương trợ tư pháp chỉ được ký kết nhằm hợp tác giữa các nước trong một lĩnh vực hoạt động nhỏ của hoạt động tư pháp.

1. Khái quát về hiệp định tương trợ tư pháp.

Hiệp định tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế chuyên môn được kí kết nhằm thiết lập các nguyên tắc, quy chuẩn, quy phạm pháp luật hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước trong giải quyết các vấn đề tư pháp. Thông thường, Hiệp định tương trợ tư pháp là điều ước quốc tế song phương chuyên về hợp tác giữa các cơ quan tư pháp các nước kết ước trong lĩnh vực dân sự và hình sự. Tuy vậy, cũng có không ít trường hợp hiệp định tương trợ tư pháp chỉ được kí kết nhằm hợp tác giữa các nước trong một lĩnh vực nhỏ của hoạt động tư pháp.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã kí nhiều hiệp định tương trợ tư pháp với các nước. Các hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự [kể cả hôn nhân, gia đình] đã được Việt Nam kí với Cộng hoà dâri chủ Đức [năm 1980, đã hết hiệu lực], Liên Xô [năm 1981, đã hết hiệu lực]. Tiệp Khắc năm 1982, nay được Cộng hoà Séc và Xiôvakia cùng kế thừa, Cuba [năm 4984], Hungãfl [năm 1985], Bungari [năm 1986], Ba Lan [năm 1993], Lào [năm 1998], Liên bang Nga fnăm 1998], Trun9 Quốc [năm 1998], Ucraina [năm 2000], Mông Cổ [năm 2000], Bêlarut [năm 2000], Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự đã được kí giữa Việt Nam và Pháp năm 1999. Một Hiệp định tương trợ tư pháp nhiều bên về các vấn đề hình sự đã được kí giữa Việt Nam và các nước ASEAN năm 2004.

Các hiệp định tương trợ tư pháp được kí cơ bản có nội dung tương tự nhau, thừa nhận chế độ bảo hộ pháp lí cho công dân và tổ chức các nước liên quan thiết lập cơ quan đầu mối trong tương trợ tư pháp là Bộ Tư pháp và Viện kiểm sát tối cao [về các vấn đề hình sự], xác định thẩm quyền tố tụng của các cơ quan tư pháp các nước liên quan và pháp luật cần áp dụng để giải quyết các vấn đề tư pháp cụ thể, quy định về cách thức lập hồ sơ uỷ thác, thực hiện các uỷ thác và các hoạt động tố tụng riêng biệt khác.

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự , hôn nhân và gia đình, hình sự giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước ngoài ?

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự , hôn nhân và gia đình, hình sự giữa nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và nước ngoài là điều ước quốc tế song phương nhằm mục đích phát triển quan hệ, tăng cường và hoàn thiện sự hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong lĩnh vực quan hệ pháp lí và bảo hộ các quyền, lợi ích chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam trong quan hệ với công dân và pháp nhân các nước kí kết [Xt. Hiệp định tương trợ tư pháp].

2. Quan điểm chỉ đạo trong quá trình xây dựng luật tương trợ tư pháp.

Việc xây dựng và áp dụng Luật tương trợ tư pháp năm 2007 được dựa trên các quan điểm chỉ đạo cụ thể như sau:

- Thứ nhất: Luật thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, mục tiêu, chính sách của Nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tương trợ tư pháp theo phương châm Việt Nam sẵn sàng là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế trên cơ sở tôn trọng sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi. Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân; bảo đảm quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân.

- Thứ hai: Luật tiếp tục phát triển các nguyên tắc và quy định trong tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và hình sự được quy định trong các Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, phù hợp với Hiến pháp và pháp luật của Việt Nam. Việc chấp nhận các nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp không được trái với pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại Điều 3 và Điều 4 Luật tương trợ tư pháp, cụ thể Điều 3 của luật quy định: "Tương trợ tư pháp được thực hiện theo quy định của Luật này; trường hợp Luật này không có quy định thì áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Bộ luật tố tụng hình sự và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan". Việc áp dụng luật nước ngoài chỉ được thực hiện theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Điều 4 của Luật này cũng quy định: "Đối với trường hợp Việt Nam và nước ngoài chưa có Điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại, nhưng không được trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với các tập quán quốc tế".

- Thứ ba: Luật này được xây dựng trên cơ sở thực tiễn các hiệp định mà hai bên và nhiều bên về tương trợ tư pháp mà Việt Nam là thành viên; nội luật hóa các quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tiếp thu những quy định của Liên hợp quốc và của các tổ chức quốc tế về tương trợ tư pháp, kinh nghiệm xử lý các vấn đề về tương trợ tư pháp của các quốc gia trên thế giới, góp phần thực hiện các yêu cầu về tương trợ tư pháp một cách nhanh chóng, hợp lý và có hiệu quả; góp phần bảo vệ lợi ích của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; bảo vệ quyền cơ bản của công dân Việt Nam; bảo vệ, phát huy quyền con người.

- Thứ tư: Luật này phát triển các quy định vẫn còn giá trị trong các văn bản của các Bộ, ngành về lĩnh vực tương trợ tư pháp quốc tế, tiếp tục quy định cụ thể về các trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn thực hiện và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong thực hiện việc tương trợ tư pháp, bảo đảm phát huy hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động tương trợ tư pháp, đáp ứng các yêu cầu của tiến trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp của nước ta.

3. Bố cục và nội dung của Luật tương trợ tư pháp

3.1 Bố cục của Luật tương trợ tư pháp

Luật tương trợ tư pháp gồm 7 Chương với 72 Điều và bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008 gồm các nội dung cụ thể như sau:

- Chương I: Những quy định chung. Chương này gồm 9 Điều [từ Điều 1 đến Điều 9 của Luật]. Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; áp dụng pháp luật; nguyên tắc tương trợ tư pháp; ngôn ngữ trong tương trợ tư pháp; ủy thác tư pháp và hình thức thực hiện tương trợ tư pháp; hợp pháp hóa lãnh sự và việc công nhận giấy tờ, tài liệu ủy thác tư pháp.

- Chương II: Tương trợ tư pháp về dân sự. Chương này gồm 7 điều [từ Điều 10 đến Điều 16]. Chương này quy định về: phạm vi tương trợ tư pháp về dân sự; hồ sơ uỷ thác tư pháp về dân sự; văn bản uỷ thác tư pháp về dân sự; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự; thủ tục yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về dân sự; thủ tục tiếp nhận và xử lý uỷ thác tư pháp về dân sự của nước ngoài; chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự.

- Chương III: Tương trợ tư pháp về hình sự. Chương này gồm 15 điều [từ Điều 17 đến Điều 31]. Chương này quy định về phạm vi tương trợ tư pháp về hình sự; hồ sơ uỷ thác tư pháp về hình sự; văn bản uỷ thác tư pháp về hình sự; yêu cầu nước ngoài tương trợ tư pháp về hình sự; từ chối hoặc hoãn thực hiện uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài; thủ tục uỷ thác tư pháp về hình sự cho nước ngoài; thủ tục tiếp nhận và xử lý uỷ thác tư pháp về hình sự của nước ngoài; tống đạt giấy triệu tập người làm chứng, người giám định; dẫn giải người đang chấp hành hình phạt tù để cung cấp chứng cứ; cung cấp thông tin; việc sử dụng thông tin, chứng cứ trong tương trợ tư pháp về hình sự; yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự, giao nộp hồ sơ, vật chứng của vụ án cho nước ngoài; xử lý yêu cầu của nước ngoài về truy cứu trách nhiệm hình sự công dân Việt Nam tại Việt Nam; thực hiện uỷ thác tư pháp của nước ngoài về điều tra đối với công dân nước ngoài tại Việt Nam; chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về hình sự.

- Chương IV: Dẫn độ. Chương này gồm 17 điều [từ Điều 32 đến Điều 48]. Chương này quy định các vấn đề về: Dẫn độ để truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án; trường hợp bị dẫn độ; không truy cứu trách nhiệm hình sự, dẫn độ cho nước thứ ba; từ chối dẫn độ cho nước ngoài; hồ sơ yêu cầu dẫn độ; văn bản yêu cầu dẫn độ và tài liệu kèm theo; tiếp nhận yêu cầu dẫn độ; xem xét yêu cầu dẫn độ của nhiều nước đối với một người; quyết định dẫn độ; các biện pháp ngăn chặn để dẫn độ; thi hành quyết định dẫn độ; áp giải người bị dẫn độ; hoãn thi hành quyết định dẫn độ và dẫn độ tạm thời; dẫn độ lại; chuyển giao đồ vật, vật chứng liên quan đến vụ án; quá cảnh; chi phí về dẫn độ.

- Chương V: Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Chương này gồm 12 điều [từ Điều 49 đến Điều 60]. Chương này quy định về các vấn đề như: Căn cứ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; điều kiện tiếp nhận, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; từ chối chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; hồ sơ yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; văn bản yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và tài liệu kèm theo; tiếp nhận yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam cho người nước ngoài; thẩm quyền quyết định tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam; thi hành quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù; tiếp tục chấp hành hình phạt tù tại Việt Nam;áp giải người bị chuyển giao;chi phí về chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.

- Chương VI: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong hoạt động tương trợ tư pháp. Chương này gồm 10 điều [từ Điều 61 đến Điều 70] quy định về: trách nhiệm của Chính phủ trong hoạt động tương trợ tư pháp và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước như: Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cơ quan điều tra.

- Chương VII: Điều khoản thi hành [Điều 71] quy định về ngày có hiệu lực của Luật tương trợ tư pháp.

3.2 Điểm mới của Luật tương trợ tư pháp

Luật tương trợ tư pháp có một số điểm mới liên quan đến thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định dẫn độ [Điều 40] và thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù [Điều 55]. Theo quy định của Luật, thẩm quyền quyết định dẫn độ và quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù được giao cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Đặc biệt, về trình tự, thủ tục xem xét và ra quyết định dẫn độ và quyết định chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù là một thủ tục mới chưa được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo quy định của Luật tương trợ tư pháp thì thủ tục xem xét yêu cầu dẫn độ và xem xét chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù đều được tiến hành tại phiên họp do Hội đồng gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm chủ tọa và có sự có mặt của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Việc giao Tòa án nhân dân cấp tỉnh ra quyết định dẫn độ phù hợp với thực tiễn Việt Nam; thông lệ và pháp luật quốc tế. Theo đó, Tòa án là cơ quan xem xét, đánh giá cơ sở pháp lý của việc dẫn độ và nghe các bên liên quan phát biểu một cách công minh nhất. Việc giao tòa án sẽ đảm bảo tốt nhất cho người bị dẫn độ có quyền tự bảo vệ mình trước yêu cầu dẫn độ của nước ngoài.

Cũng theo quy định của Luật tương trợ tư pháp thì trình tự, thủ tục và thời gian xem xét quyết định được tiến hành như sau: Bộ Công an tiếp nhận hồ sơ yêu cầu dẫn độ. Trong 10 ngày, sau khi nhận hồ sơ do Bộ Công an chuyển đến, tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền phải thụ lý, thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong 4 tháng, tùy từng trường hợp, tòa án xem xét ra quyết định dẫn độ hoặc đình chỉ. Khi phía nước ngoài rút lại yêu cầu dẫn độ hoặc người bị yêu cầu dẫn độ bỏ trốn ra nước ngoài..., tòa án trả hồ sơ về Bộ Công an.

Luật Minh Khuê [Sưu tầm]

Video liên quan

Chủ Đề