Tòa án căn cứ vào pháp luật để ra một bản án là gì?

Đối với những vụ án dân sự hay hình sự, hành chính…quyền và lợi ích của bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan chỉ được được thực thi khi có “bản án” của Tòa án nhân dân ban hành và có hiệu lực. Khi đó, cơ quan thi hành án sẽ thực hiện các thủ tục đúng thẩm quyền để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên. Vậy, bản án là gì? Sự khác nhau giữa bản án và quyết định của Tòa án? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật tố tụng hình sự 2015;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

1. Bản án là gì?

Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng có và quan trọng nhất của Tòa án. Chỉ Tòa án mới có thẩm quyền ban hành bản án theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng. Theo đó, tác giả đưa ra khái niệm về bản án như sau: “Bản án là Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.”

Như vậy, bản án chính là một văn bản có giá trị pháp lý cao nhất và cuối cùng trong một vụ án được đưa ra xét xử. Nội dung của văn bản này chính là ghi nhận phán quyết của Tòa án nhân dân sau khi xét xử một vụ án. Bản án sẽ tổng hợp tất cả các quá trình, diễn biến, nội dung của vụ án sau đó đưa ra phán quyết cuối cùng và bắt buộc các bên phải thực hiện theo, trường hợp không thực hiện sẽ có cơ quan thi hành án cưỡng chế thực hiện.

2. Bản án tiếng Anh là gì?

Bản án tiếng Anh là Verdict

Một số thuật ngữ tiếng Anh khác có liên quan:

Bản án Verdict
Quyết định Decision
Tòa án Court
Thời hiệu Statute
Hiệu lực Entry into force
Vụ án Case

3. Quyết định của Tòa án là gì?

Quyết định là một trong các văn bản được nhà nước quy định chặt chẽ về thẩm quyền ban hành cũng như trình tự, hình thức của văn bản này. Từ những nội dung trong văn bản này mà sẽ có những biện pháp, cách giải quyết… trong thực tế. Đây là một loại văn bản có tính chất đặc biệt vừa là văn bản quy phạm pháp luật vừa là văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

Quyết định được dùng để đưa ra những biện pháp, thể chế, các quy định  nhằm thực hiện các chủ chương, chính sách của Đảng và nhà nước hoặc dùng để giải quyết công việc hàng ngày của cá nhân có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức. Văn bản này được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền.

– Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp luật

Theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, những chủ thể có thẩm quyền ban hành Quyết định là:

Xem thêm: Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam

Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính Phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bộ trưởng; thủ trưởng cơ quan ngang bộ; tổng kiểm toán nhà nước; uỷ ban nhân dân các cấp;

– Quyết định có tính chất là văn bản áp dụng pháp luật

Có thể kể đến như: Chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp; thủ trưởng các cơ quan nhà nước khác, các đơn vị sự nghiệp của nhà ước; cá nhân có thẩm quyền…

4. Sự khác nhau giữa bản án và quyết định của Tòa án

Tiêu chí Bản án Quyết định
Khái niệm Bản án là Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án. Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án Quyết định là loại văn bản thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bỏi người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhân danh người ký hoặc nhân danh cơ quan, tổ chức đó.
Bản chất Bản án thì có thể có chia theo từng lĩnh vực nhưng nhìn chung đều sẽ có giá trị pháp lý. Cụ thể bản án dân sự, hình sự, hành chính… Quyết định được chia thành 2 trường hợp như sau:

–       Là văn bản áp dụng pháp luật thường gọi là văn bản cá biệt do cơ quan và cá nhân có thẩm quyền ban hành để giải quyết công việc hàng ngày của mình. Ví dụ như: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định hoãn phiên tòa, Quyết định tuyên bố một người mất tích…

–       Là văn bản công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Ví dụ như tranh chấp, Tòa án tuyên bố hòa giải thành, ly hôn thì sẽ có Quyết định công nhận thuận tình ly hôn hoặc quyết định hòa giải thành…

Cơ quan ban hành Chỉ có duy nhất một cơ quan ban hành đó chính là Tòa án nhân dân các cấp. Ngoài ra, không có bất kỳ cơ quan nào có thẩm quyền ban hành bản án. Việc ban hành bản án phải đúng theo trình tự, thủ tục tố tụng. Tùy thuộc vào mục đích của ban hành Quyết định mà sẽ có các cơ quan ban hành khác nhau. Cụ thể Quyết định được ban hành cá biệt thì sẽ do người đứng đầu cơ quan ban hành, hoặc trong ly hôn thì đối với Quyết định công nhận hòa giải thành hay Quyết định công nhận thuận tình ly hôn thì sẽ do người có thẩm quyền trong Tòa án ban hành…

5. Hiệu lực của bản án, quyết định

Hiện nay, pháp luật nước ta đã có quy định cụ thể về thời gian có hiệu lực của các bản án hoặc quyết định.

Thứ nhất, đối với bản án, quyết định sơ thẩm trong Bộ luật tố tụng hình sự 2015

Căn cứ theo Điều 28 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định như sau:

“1. Bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2.Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn, nghĩa vụ của mình, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ thi hãnh bản án, quyết định của toà án”.

Xem thêm: Biên bản hòa giải thành có hiệu lực như bản án của Tòa án không?

Bản án, quyết định của toà án là văn bản tố tụng khác nhau do toà án ban hành trong quá trình giải quyết vụ án. Bản án của tào án quyết đinh việc bị cáo có tội hay không có tội, hình phạt và các biện pháp tư pháp khác.

Theo quy định của BLTTHS thì khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự, toà án ra bản án, quyết định. Khi xét lại bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm toà án ra quyết định. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án, toà án còn ra các quyết định khác như quyết định đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án…

Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết hạn kháng cáo, kháng nghị. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Quyết định của hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cá nhân, cơ quan và tổ chức hữu quan phải chấp hành bản án và quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật. Trường hợp không tự nguyện chấp hành thì sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng.

Ngoài ra, Điều 343 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định bản án, quyết định và những phần của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

Thứ hai, bản án, quyết định sơ thẩm theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015

“Điều 19. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án

1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.

2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Xem thêm: Trích lục bản án là gì? Trích lục bản án, bản án, quyết định của Tòa án

3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án.”

Nguyên tắc đảm bảo có hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án sẽ được thực hiện theo Điều 19 của Bộ luât tố tụng dân sự 2015, mọi cơ quan tổ chức liên quan sẽ phải thực hiện, làm việc theo nguyên tắc trên.

Ngoài ra, khoản 2, Điều 282 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.”

Đối với bản án sơ thẩm nếu không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo kháng nghị. Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày Tòa án cấp sơ thẩm tuyên án. Đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Ngoài ra, để xác định được bản án, quyết định có hiệu lực khi nào thì cần xem xét đến thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.

Như vậy, sau 30 ngày kể từ ngày tuyên án, nếu bản án không bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án có hiệu lực pháp luật. Khi bản án có hiệu lực pháp luật sẽ được yêu cầu thực hiện nội dung bản án đã tuyên. Ngoài ra, có một số bản án sẽ có hiệu lực ngay mặc dù có thể bị kháng cáo, khiếu nại, kháng nghị, kiến nghị.

Đối với bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Xem thêm: Loại đất nào được cấp sổ đỏ? Cấp sổ đỏ theo bản án của Tòa án?

Video liên quan

Chủ Đề