Vì sao không nên ăn rau sống

Ăn rau sống như thế nào để không gây hại cho sức khỏe?

[VOH] – Rất nhiều người có thói quen ăn rau sống kèm theo các món mặn hoặc sử dụng rau sống để chế biến thành món salad hay các món ăn chay. Vậy ăn rau sống có tốt không và ai không nên ăn rau sống?

Rau sống là tên gọi chung cho các loại rau và lá ở dạng tươi sống được dùng làm món ăn kèm theo trong các bữa ăn của người Việt, thường là các loại rau có lá. Thông thường, những loại rau này có thể ăn sống hoặc ăn thông qua việc trụng chín.

1. Một số loại rau sống thường ăn

Có rất nhiều loại rau có thể dùng làm rau ăn sống [Nguồn: Internet]

Có rất nhiều loại rau có thể dùng làm rau để ăn sống. Dưới đây là một số loại rau thông dụng được dùng làm rau sống nhiều nhất:

2. Ăn rau sống có tốt không?

Rất nhiều người chỉ nghĩ đơn giản việc ăn rau sống trong các bữa ăn chỉ nhằm mục đích tăng sự ngon miệng, chống ngán khi ăn các món thịt, cá nhiều dầu mỡ, hay các món chiên, xào, nướng, quay... Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định, rau sống là món ăn rất tốt cho sức khỏe vì có thể cung cấp cho cơ thể một lượng vitamin C, A, E, chất khoáng và một số yếu tố vi lượng.

Vì thế, sự có mặt của rau sống trong các bữa ăn hàng ngày sẽ mang đến cho bạn những lợi ích sau:

2.1 Dinh dưỡng cao hơn rau đã nấu chín

Các vitamin trong rau sống thường được bảo toàn nguyên vẹn, ít bị hao hụt so với khi nấu chín. Khi ăn rau sống, bạn sẽ nhận được toàn bộ vitamin A và C có trong rau. Đây là những vitamin nhạy cảm với nhiệt độ, có nghĩa là nhiệt độ cao và thời gian nấu lâu sẽ làm suy giảm hoặc phá hủy các vitamin này.

Ngoài ra, nếu bạn nấu rau trong nước, bạn cũng sẽ mất một số vitamin tan trong nước, chẳng hạn như folate vì chúng sẽ hòa tan vào nước nấu.

2.2 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Ăn rau sống giúp bạn cải thiện được sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng giảm áp lực máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Ăn rau sống mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe [Nguồn: Internet]

Các nghiên cứu cho biết, người ăn chay ăn nhiều rau sống có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp đến 75% và nguy cơ tử vong vì bệnh tim cũng sẽ thấp hơn 42% so với người ít ăn rau sống. Ngoài ra, nghiên cứu cũng nhận định một chế độ ăn thuần chay có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu.

2.3 Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Rau sống chứa nhiều chất xơ – một chất dinh dưỡng có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và làm tăng độ nhạy của insulin. Vì thế, những người thường xuyên ăn rau sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2.

2.4 Giúp giảm cân

Có thể nói, rau sống là một món không thể thiếu trong thực đơn mỗi ngày của những ai muốn giảm cân. Rau sống chứa ít calo và nhiều vitamin có lợi cho người muốn ăn kiêng. Do đó, nếu muốn giảm cân, bạn có thể ăn rau sống thay cho các thực phẩm có năng lượng cao như thực phẩm béo, thực phẩm nhiều đường... cùng với đó là sự kết hợp với một chế độ ăn kiêng lành mạnh.

2.5 Cải thiện hệ tiêu hóa

Lượng chất xơ cao trong rau sống có thể giúp cải thiện tiêu hóa của bạn. Trong rau sống có chứa cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Chất xơ hòa tan giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột của bạn. Chất xơ không hòa tan sẽ giúp thực phẩm di chuyển nhanh hơn qua ruột, làm giảm khả năng táo bón.

2.6 Giúp tiết kiệm thời gian

Khi chế biến rau chín bạn sẽ cần nhiều thời gian vào công sức hơn. Với rau sống bạn chỉ cần ngâm rửa kỹ càng là có thể ăn được.

3. Những ai không nên ăn rau sống?

Rau sống rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể ăn được loại rau này. Một số đối tượng dưới đây nên hạn chế ăn rau sống là:

  • Người bị rối loạn tiêu hóa: Chất xơ trong rau sống có tác dụng gây khó chịu cho đường tiêu hóa như làm đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.
  • Người bị hội chứng ruột kích thích: Không nên ăn nhiều rau sống vì có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.
  • Người bị viêm đại tràng: Một số loại rau sống có chất chất xơ dạng không tan như cellulose, vì thế người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột bị tổn thương.
  • Bệnh nhân suy thận: Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.
  • Bà bầu không nên ăn rau sống: Trong thực phẩm sống luôn chứa một lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
  • Cơ thể có mùi khó chịu: Đối tượng này cũng nên hạn chế ăn rau sống, vì rau sống chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu. Những loại rau màu sậm có thể làm nước tiểu có màu.

4. Bí quyết giúp bạn ăn rau sống an toàn

Khi ăn rau sống, nếu không được sơ chế kỹ càng sẽ mang đến nhiều mầm bệnh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vì vậy, trước khi ăn bạn cần biết cách loại bỏ các yếu tố gây hại ra khỏi cơ thể.

4.1 Nhặt và rửa rau sống kỹ lưỡng

Bạn nên nhặt sạch rau rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch để đảm bảo an toàn sức khỏe. Bạn nên rửa dưới vòi nước kỹ từng lá rau nhằm loại bỏ hết các chất bẩn, trứng giun, sâu... gây hại cho sức khỏe.

Nên nhặt và rửa rau thật sạch trước khi ăn [Nguồn: Internet]

4.2 Không ngâm rau trong nước muối quá lâu

Việc ngâm rau trong nước muối quá lâu không mang lại nhiều hiệu quả trong việc làm sạch, vì nước muối chỉ có tác dụng sát khuẩn nhưng không loại bỏ hoàn toàn được hóa chất. Ngoài ra, nếu ngâm rau sống trong nước muối quá lâu với nồng độ đậm đặc, bạn có thể làm nát rau và rau bị mất chất dinh dưỡng.

Tốt nhất là bạn nên ngâm rau khoảng 15 phút trong dung dịch nước muối loãng 5%.

4.3 Nhúng rau sống qua nước sôi

Trước khi ăn rau sống, bạn có thể nhúng rau vào nước sôi một lần. Đây là cách nhằm loại bỏ tương đối vi khuẩn, hóa chất... còn sót lại trên lá rau. Nước sôi với nhiệt độ cao sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh có hại cho cơ thể, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.

4.4 Để rau sống ráo nước trước khi ăn

Bạn nên vẩy rau sống cho ráo nước khi dùng bữa. Nhiều người có thói quen để rau ướt rồi ăn, thế nhưng điều này sẽ dễ gây đau bụng, nhất là với trẻ em hoặc người có bụng dạ yếu.

Nhìn chung, rau sống là thực phẩm được rất nhiều người ưa thích, nhất là với những người ăn chay và ăn kiêng. Bạn nên mua rau tại các cửa hàng rau sạch đã được kiểm nghiệm nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, việc ăn rau sống tốt hay không sẽ do nhiều yếu tố tác động, nhưng những điều này bạn hoàn có thể xử xử lý được. Vì thế, đừng bỏ qua rau sống nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh.

Sự kiện: Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe

Các loại nộm rau sống được ưa chuộng vào những ngày nắng nóng.

Rau sống cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, là món ăn yêu thích của nhiều người. Các loại rau thường được ăn sống như xà lách, kinh giới rau mùi, rau răm, diếp cá..., đều chứa hàm lượng vitamin A,C, E dồi dào và nhiều khoáng chất cùng một số vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Nhưng đồng thời loại rau này cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe.

Nhiều người cho rằng ngoài việc nhiễm giun sán, thuốc trừ sâu... thì rau sống chẳng còn tác hại gì, do vậy chỉ cần mua đúng rau sạch, trồng hữu cơ và rửa rau đúng cách là ổn.

Thực tế, việc ăn nhiều rau sống cũng gây một số tác hại khác cho sức khỏe mà ít người biết đến.

Rau sống mang lại nhiều gia trị dinh dưỡng nhưng cũng cần phải chú ý những mặt trái không mong muốn.

Làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu

Hàm lượng vitamin K cao trong rau xà lách sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu, thậm chí dẫn đến chứng huyết khối. Do đó những người đang uống thuốc chống đông máu cần phải tránh ăn sống loại rau này.

Nguy cơ nhiễm giun sán

Đây là loại rau ăn trực tiếp mà không qua chế biến hay đun sôi nên thường chứa lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên các loại rau sống chúng ta ăn hàng ngày như xà lách, rau thơm, cải cúc, rau muống lên tới 92%, thậm chí dù được rửa sạch đến 3 lần nước thì tỷ lệ này chỉ giảm xuống 20 - 30%.

Việc rửa rau thông thường không loại bỏ hết được ký sinh trùng trên đó.

Đặc biệt, trứng giun đũa sinh sôi ở ruột non sẽ nở thành ấu trùng bám trong thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể.

Khi chúng tấn công não, tim, phổi, mắt dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, viêm não, giảm thị lực...

Gây sảy thai

Rau răm là một trong những loại rau được ưa chuộng vì nó giúp ấm bụng, tán hàn, tiêu thực. Nhưng nếu lạm dụng quá nhiều dễ sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm khả năng sinh sản…

Đặc biệt, phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, tuyệt đối không nên ăn để tránh bị mất máu và hạn chế nguy cơ tử cung co bóp dẫn đến sảy thai.

Gây nguy hiểm cho bệnh tim

Rau mùi là một trong những loại rau sống tạo hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều loại rau này sẽ gây ra tác dụng phụ như tăng sự bài tiết mật và làm tổn hại đến gan. Đồng thời, người mắc bệnh tim khi dùng rau mùi không đúng cách có thể bị giảm huyết áp đột ngột, xuất hiện triệu chứng choáng váng, bất tỉnh...

Gây rối loạn tiêu hóa

Chất xơ trong rau có tác dụng phụ gây khó chịu đường tiêu hóa như đầy hơi, chuột rút, co thắt dạ dày, tiêu chảy, giảm hấp thụ một số chất dinh dưỡng quan trọng.

Người bị hội chứng ruột kích thích ăn nhiều rau sống có thể bị đầy hơi, đau dạ dày, có cảm giác muốn đi đại tiện ngay.

Những người có hệ tiêu hóa kém không thích hợp ăn rau sống.

Viêm đại tràng

Nhiều loại rau có chứa chất xơ dạng không tan như cellulose, người bệnh viêm đại tràng không nên ăn để tránh thành ruột tổn thương.

Suy thận

Những người mắc bệnh thận nên tránh các loại rau chứa nhiều kali và photpho, vì thận không thể loại bỏ chúng theo đường tiểu.

Gây mùi cơ thể

Ăn loại rau chứa nhiều lưu huỳnh thường khiến mồ hôi có mùi khó chịu, trong khi những loại rau màu sậm có thể làm cho nước tiểu có màu.

Nguồn: //www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/an-nhieu-rau-song-tuong-tot-ai-de-van-...Nguồn: //www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/an-nhieu-rau-song-tuong-tot-ai-de-van-ruoc-benh-vao-nguoi-a326882.html

Video liên quan

Chủ Đề