Tại sao không được khen con nít

Ít ai ngờ tới lời khen "Con thông minh lắm" mà hầu như ông bố bà mẹ nào cũng dùng khi con đạt kết quả cao hay làm việc gì đó tốt lại có ảnh hưởng tai hại đến nhường này.

Ảnh minh họa

Khi trẻ đạt điểm số cao, khi trẻ vẽ được bức tranh đẹp hay thậm chí chỉ là khi trẻ có một hành động đáng yêu, khác lạ và lém lỉnh, nhiều bậc cha mẹ cũng thường xuyên khen: "Con thông minh quá!", nhưng vấn đề ở chỗ, đây có thể là điều tệ hại nhất mà bạn nói với con.

Theo một số chuyên gia tâm lý Đại học Trinity ở Ireland, việc thường xuyên khen con thông minh sẽ khiến bộ não của trẻ hình thành nên một dạng thức, thông minh là điều mình vốn có và không cần phải quá nỗ lực học hành hay làm việc. Điều này sẽ đi ngược lại những gì cha mẹ mong muốn, con cái cần phải có động lực để luôn cố gắng trong cuộc sống nhiều hơn.

Việc khen trẻ thông minh từ khi còn bé sẽ ảnh hưởng nhiều đến việc yêu thích tìm tòi, phát triển khả năng tiềm ẩn. Những em bé tự nhận biết mình là người "thông minh" như thế nào sẽ tự khắc có sự phản kháng trong việc không cần cố gắng ở mọi việc. Vô hình chung sẽ tạo cho trẻ sự lười biếng, ỷ lại vào cha mẹ.

Theo các chuyên gia, đây chính là hệ quả của việc cha mẹ khen bé "thông minh" quá sớm khiến cho trẻ mất đi tính kiên nhẫn, ham học hỏi. Đôi khi khiến trẻ trở nên dễ chán nản, bỏ cuộc nếu phải đối mặt các vấn đề khó.

Jo Boaler, một giáo sư Toán đến từ Đại học Stanford cho biết những kiểu suy nghĩ như vậy thường sẽ kéo dài cho đến khi trẻ trưởng thành và gây tác hại lớn, nhất đối với những bé gái có kết quả cao.

Lý do là gì? Theo bà, đó đơn giản là bởi vì "những trẻ em gái thường bị xã hội nói rằng chúng sẽ không học giỏi được Toán và những môn khoa học như con trai. Và điều đó đồng nghĩa với việc những bé gái sẽ có thể tránh thử thách bản thân ở môn Toán và những môn khoa học hơn và việc e ngại mắc lỗi đó sẽ dẫn đến học hỏi cũng như tiến bộ bị giảm sút".

Trong một bộ phim truyền hình của Mỹ, một trùm băng đảng Mexico có nói một câu đáng suy nghĩ, đó là "quà cáp tạo ra nô lệ". Một đứa trẻ được khen nhiều, được tung hô nhiều, có thể sẽ thành tự mãn, hoặc hình thành thói quen "làm việc đó là để được khen thưởng" chứ không phải làm vì một lý tưởng nào khác. Và lời khen tặng lúc đó đối với chúng sẽ trở nên "tất yếu", không còn quý nữa.

Vậy nên khen con thế nào?

Thường thì ai cũng nghĩ khen là dễ, nhưng không hẳn là như vậy. Thường đứa trẻ luôn thích được khen hơn là bị chê, ngay cả người lớn cũng vậy. Nhưng để một lời khen mang lại lợi ích cho sự phát triển của đứa trẻ thì cha mẹ phải cực kỳ khéo léo.

Chắc chắn một lời khen sẽ rất lợi, nếu phù hợp với hành động, sự việc liên quan, đúng với hành vi, kết quả và đúng mức. Nhưng thế nào là đúng, thế nào là phù hợp và thế nào là đúng mức?

Đúng với hành vi là khi có cố gắng vượt qua khả năng cũng như yêu cầu bình thường với chúng. Đứa trẻ 3 tuổi tự xúc cơm ăn rất đáng khen, kể cả khi nó làm đổ hơn nửa bát cơm ra bàn. Nhưng nếu đã 4 tuổi thì đó là yêu cầu tối thiểu phải biết, không có gì để khen cả.

Khen ngợi dựa trên sự nỗ lực của con. Thay vì khen "thông minh" thì cha mẹ có thể khen bé: "Tốt lắm, đó là phần thưởng cho sự cố gắng của con đấy". Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra rằng việc chăm chỉ, cố gắng phấn đấu sẽ tạo ra phần thưởng và những lời khen.

Gắn lời khen với những việc mà trẻ đã làm được. Ví dụ như: "Tóc con đẹp quá, là do con tự chải đúng không?" hay như "Con đạt điểm 10 Toán à? Tuyệt quá, mẹ tin là việc con chăm chỉ học sẽ mang lại kết quả cao mà".

Lời khen phải đúng mực, phù hợp. Nếu trẻ làm được một việc đơn giản như đưa đồ giúp mẹ hay sắp xếp đồ chơi, bạn có thể đưa ra lời khen như một lời khen: "Cảm ơn con, con biết giúp mẹ vậy là rất ngoan". Còn khi trẻ thực hiện được những việc khó hơn, có được những thành công lớn thì lời khen và thái độ khen ngợi của bạn cũng nên chân thành và phù hợp để động viên trẻ kịp thời.

Nhớ cho trẻ biết lý do trẻ được khen. Khi phê bình, chê trách luôn cần phải có lý do rõ ràng, nhưng lời khen cũng không thể khen bừa được. Bạn hãy giải thích cho trẻ về việc trẻ làm tốt để được khen, nếu không trẻ sẽ không hiểu được vì sao mình được khen và sẽ không biết cách để phát huy những yếu tố tích cực đó.

Cha mẹ phải nhớ: không được so sánh. Dù là khen hay chê, chúng ta cũng không nên so sánh con trẻ với người khác. Khen con vì điều con nỗ lực, điều con làm tốt, không phải vì con làm tốt hơn bạn hàng xóm.

Giáo sư Boaler khuyên bố mẹ không nên chỉ khen mỗi khi con làm tốt mà ngay cả khi con làm không tốt hay bị điểm thấp, bố mẹ nên thể hiện sự thông cảm đối với con và trò chuyện với con vì như thế sẽ giúp con biết học từ những sai lầm. Bà giải thích: "Khi chúng ta cho con biết được rằng mắc lỗi không có gì là xấu và rằng những người thành công là những người không ngại mắc lỗi, nó có thể thay đổi cả cách nghĩ và quỹ đạo học tập và làm việc của trẻ".

Nguyễn Phương [theo dantri.com.vn]

Trẻ càng nhỏ càng được mọi người xung quanh vui vẻ, động viên, càng vui thì càng cố gắng tiến về phía trước. Tuy nhiên, khi lên 3 tuổi, trẻ sẽ dần có thể hiểu được ý nghĩa của từ ngữ và trở nên nhạy cảm hơn với ý đồ và cảm xúc đằng sau nét mặt của người khác. Vì vậy, lời khen cũng cần phải cẩn thận một chút.

Vậy kiểu khen nào có tác dụng tiêu cực?

Ngoài giờ lên lớp trẻ em Nhật Bản học thêm những bộ môn nào?

#1. Khen một cách mơ hồ

Ví dụ trẻ là một người không thích ăn cà chua nhưng hôm nay đã ăn hết cà chua. Lúc này hoặc cha mẹ bé khen “giỏi quá” hoặc “lúc nào con cũng để cà chua lại, không nhắc sẽ không ăn, vậy mà hôm nay đã ăn hết rồi, con đã rất cố gắng”. Cách khen cụ thể số 2 là cái nên được chọn.

Khi ba mẹ chỉ khen một cách mơ hồ sẽ không làm cho trẻ hiểu được vì sao mình được khen, mình đã làm gì tốt… Do đó, thay vì khen một cách mơ hồ hãy cụ thể lời khen của bạn dành cho bé.

#2. Chỉ khen ngợi kết quả và tài năng

Việc cha mẹ hoặc người lớn chỉ nhìn vào tài năng hoặc thành quả như điểm số mà trẻ đạt được để khen là một cách khen tiêu cực khác.

Đó là bởi vì kết quả và tài năng không phải lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát của đứa trẻ. Không phải lúc nào trẻ cũng có thể giành chiến thắng hoặc ghi được 100 điểm. Đến khi trẻ không dành được những thành tích như vậy trẻ sẽ cảm thấy muốn tránh né thử thách, sợ thất bại.

Sự nỗ lực tới cùng của con bạn trong quá trình thực hiện là điều mà con trẻ có thể kiểm soát. Do đó hãy dành cho con những lời khuyên về những điều này.

#3. Khen ngợi cả những điều quá dễ dàng

Khi con làm được một điều gì đó nhỏ mà không cần quá nhiều sức lực, nếu như được khen, trẻ cũng có thể không vui. Bởi vì chúng sẽ nghĩ rằng “có phải người lớn nghĩ mình chỉ làm được những điều như vậy không?”

Trong các nghiên cứu gần đây, nhận được quá nhiều lời khen được cho là tạo ra “sự tự ái”. Hãy khen ngợi khi trẻ đã vượt qua được điều gì đó đủ khó hơn so với năng lực của trẻ.

#4. Khen ngợi khi con trẻ đã đam mê điều gì đó

Bạn không cần phải liên tục khen ngợi những gì mà con bạn đã thích và đam mê với chúng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiếp tục được khen, trẻ có thể mất hứng thú với niềm đam mê đó. Người ta giải thích rằng điều này là do hành động được thúc đẩy bởi niềm đam mê nảy sinh từ bên trong khi được kết hợp với “phần thưởng” từ bên ngoài – lời khen sẽ làm cho sự tò mò và niềm vui khám phá ban đầu bị giảm đi.

Nếu con bạn hứng thú và đam mê một thứ gì đó, thay vì liên tục khen hãy thỉnh thoảng khen ngợi và vui vẻ lắng nghe.

#5. So sánh với người khác khi khen

“Thật tuyệt vời khi con đã thắng được bạn ABC!” Đặc biệt, một đứa trẻ ghét thua cuộc sẽ được “đốt cháy” ngọn lửa động lực ngay lập tức khi được so sánh với những người xung quanh. Tuy nhiên, về lâu dài, nó không phải là một phương pháp hiệu quả.

Thế giới thắng thua là thứ lặp đi lặp lại. Không phải lúc nào con bạn cũng có thể giành chiến thắng, và cho dù bạn có thắng bao nhiêu đi chăng nữa thì con bạn cũng cần phải vươn lên. Nếu chiến thắng người khác là nguồn động lực, động lực sẽ mất khi thua cuộc.

Hãy so sánh với chính con bạn trong quá khứ. “Hai tháng trước, con mới bơi được đoạn ngắn mà nay đã được một đoạn dài như vậy rồi, con mẹ giỏi quá!”

Vẻ mặt tự hào của các em nhỏ rạng ngời khi được bố, mẹ yêu quý khen ngợi. Tuy nhiên chúng ta cần muốn lưu ý đến cách khen ngợi để con được phát triển sự tự tin và động lực một cách mạnh mẽ.

5 câu nói của cha mẹ làm con trẻ căng thẳng

Mua nhà ở Nhật Bản: Ưu điểm của căn hộ với gia đình có con nhỏ

Tổng hợp LOCOBEE

Trẻ con luôn cần những lời động viên từ bố và mẹ khi hoàn thành được tốt một công việc nào đó. Tuy nhiên, việc quá lạm dụng những lời khen về lâu về dài sẽ đem lại những hệ lụy không mong muốn cho những đứa con của họ.Để tôi kể cho bạn nghe về câu chuyện của tôi và cậu con trai 5 tuổi của mình. Cậu bé được tặng một bộ làm vườn mini và vô cùng hào hứng mày mò làm theo hướng dẫn, chăm sóc chậu cây và đặt chúng ở nơi có ánh nắng mặt trời.  

Một hôm, nó bất chợt chạy vào phòng và hét lên “Mẹ ơi! Nhìn này! Cây cải non con chăm sóc đã mọc lên rồi”. Như một bản năng sẵn có, tôi định bật ra cụm từ “Giỏi lắm!” nhưng may mắn thay, tôi đã kịp dừng lại.

Ngắm nhìn cậu con trai bé bỏng của tôi trong niềm vui thích với thành quả mà nó đạt được, tôi cảm thấy lời khen của mình thật thừa thãi. Thay vì vậy, tôi đến bên con và hỏi con cảm thấy thế nào thì thằng bé đáp:“Con rất tự hào về sản phẩm của mình”.

Sau câu chuyện của tôi với con trai, tôi tìm hiểu trên mạng và đọc được bài báo của Alfie Kohn, tác giả cuốn “Làm cha mẹ vô điều kiện” [Unconditional Parenting] viết về lý do nên ngừng khen trẻ con “Giỏi lắm”.

Ông viết rằng, lời khen ấy không chú trọng tới nhu cầu cảm xúc của trẻ em mà chỉ là phản xạ tức thời của người lớn. Hơn thế việc ấy khiến trẻ mất đi sự hào hứng với công việc chúng đang làm bởi mục đích là phần thưởng chứ không phải quá trình thực hiện. Về lâu dài, trẻ trở nên bớt tự tin vào bản thân và phụ thuộc vào sự đánh giá nhiều hơn từ bên ngoài.

Theo một nghiên cứu của Mary Budd Rowe tại Đại học Florida, những sinh viên quá quen với những lời khen ngợi từ giáo viên sẽ có xu hướng quá cẩn thẩn và không dám mạo hiểm thử thách bản thân theo đuổi những thứ sáng tạo, mạo và dễ bỏ cuộc khi gặp khó khăn trở ngại.

Tôi đã làm thế nào để hạn chế khen con "Giỏi lắm"?

Tôi chú ý kiểm soát những lời khen của tôi hơn.

Tôi muốn các con có chính kiến riêng, tự do sáng tạo, có thể mắc sai lầm nhưng không bỏ cuộc. Tôi muốn gây dựng sự tự lập của con.

Khen ngợi đúng cách, đúng mức là thứ mà tôi đang làm.

Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau, đúng là như vậy nhưng như một câu danh ngôn đã từng nói “Kẻ khen ta là kẻ thù của ta”, điều này cũng áp dụng khi dạy dỗ con cái.

Video liên quan

Chủ Đề