Hệ thống lãnh thổ du lịch việt nam là gì năm 2024

                                          

3. Hệ thống lãnh thổ du lịch là gì?

                      
Hệ thống lãnh thổ du lịch
                      
Theo I.I.Pirojnik (1985): “ Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống kinh tế - xã hội bao gồm các yếu tố có quan hệ t ương hỗ với nhau như các luồng khách du lịch, tổng thể tự nhiên và văn hóa, lịch sử, cơ sở vật chất – kỷ thuật, nhân viên phục vụ và cơ quan điều hành. Hệ thống lãnh thổ du lịch nh ư một thành tạo toàn vẹn về chức năng  và lãnh thổ, có hàng loạt các chức năng chính là phục hồi và tái sản xuất sức khỏe và khả năng lao động, thể lực và tinh thần của con ng ười (du khách). Về phương diện này, hệ thống lãnh thổ t ương đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất, đồng thời với các hệ thống giao thông và các hệ thống định cư”.
                      
Theo Ngô Tất Hổ (1998) cấu tạo của hệ thống lãnh thổ  bao gồm 4 phân hệ: phân hệ - Thị trường nguồn khách -  thị trường bản địa, thị trường quốc nội, thị trường quốc tế.
                      
Phân hệ quá cảnh:  hạ tầng giao thông, dịch vụ lữ hành, thông tin liên lạc, quản lý điểm đến.
                      
 Phân hệ điểm đến : vật hấp dẫn ( cảnh quan, hoạt động, sự kiện du lịch), cơ sở hạ tầng,  dịch vụ ( cảnh quan có sẵn, cảnh quan dự tạo)
                      
 Phân hệ hỗ trợ:  chính sách pháp luật, môi trường bảo về, nguồn nhân lực Trong số đó, phân hệ thị trường nguồn khách, phân hệ quá cảnh, phân hệ điểm du lịch lại hợp thành một hệ thống bên trong có kết cấu chặt chẽ. Ngoài ra còn có các yếu tố chính sách, môi trường, nhân lực hợp thành một hệ thống hỗ trợ. Trong phân hệ hỗ trợ này, Chính phủ là một đơn vị đặc biệt quan trọng. Ngoài ra cơ cấu đào tạo cũng là một nhân tố bộ phận quan trọng.
                      
Như vậy, xét về tổng thể hai quan niệm trên có nhiều điểm tương đồng .
                      
Thứ nhất, về mặt cấu trúc:
                      

  • Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống gồm nhiều thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có thể coi các điều kiện và nhân tố du lịch trong sự thống nhất của chúng là một hệ thống mở phức tạp gồm có cấu trúc bên trong và cấu trúc bên ngoài. Cấu trúc bên trong gồm các nhân tố hoạt động với sự tác động qua lại với nhau. Còn cấu trúc bên ngoài gồm các mối liên hệ với điều kiện phát sinh và với các hệ thống khác (tự nhiên, kinh tế, xã hội).
                          

Thứ hai, về mặt hệ thống

                      

  • Hệ thống lãnh thổ du lịch được cấu thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất, nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân hệ khách du lịch; tổng thể tự nhiên; lịch sử, văn hóa; cơ sở vật chất – kỷ thuật du lịch; cán bộ phục vụ và bộ phận điều khiển.
                          

-  Phân hệ khách du lịch

                      

  • Phân hệ tổng thể tự nhiên, lịch sử - văn hóa
                          
  • Phân hệ cơ sở vật chất – kỷ thuật du lịch.
  • Phân hệ cán bộ nhân viên phục vụ.
  • Bộ phận điều khiển 

Các vùng du lịch Việt Nam là tiêu chí phân vùng trên cơ sở tuyến hay điểm du lịch và dựa trên sự liên kết những điểm tương đồng hay các điểm du lịch. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 chia ra 7 vùng du lịch thay vì 3 vùng như chiến lược đến năm 2010, các vùng du lịch gồm: Trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, vùng Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng Tây Nam Bộ.

"Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 30/12/2011

Các tiêu chí phân vùng du lịch (Việt Nam)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Loại hình sản phẩm du lịch độc đáo.
  • Điều kiện môi trường tự nhiên về du lịch.
  • Điều kiện môi trường nhân văn, đặc biệt là các di sản văn hóa, lịch sử, các lễ hội truyền thống.
  • Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị hóa và mức thu nhập bình quân đầu người.
  • Điều kiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, đặc biệt là hệ thống khách sạn, nhà hàng, tổ chức vui chơi giải trí, đi lại, thông tin liên lạc.

“Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ngày 22/1/2013 xác định rõ Việt Nam có 7 vùng du lịch với các trọng điểm phát triển du lịch như sau:

Vùng trung du và miền núi phía Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Bao gồm 14 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn và Bắc Giang. Vùng này có 5 trọng điểm du lịch là:

  1. Sơn La - Điện Biên: gắn với Mộc Châu, hồ Sơn La, cửa khẩu quốc tế Tây Trang, di tích lịch sử Điện Biên Phủ và Mường Phăng.
  2. Lào Cai gắn với cửa khẩu quốc tế Lào Cai, khu nghỉ mát Sa Pa, Phan Xi Phăng và vườn quốc gia Hoàng Liên.
  3. Phú Thọ gắn với lễ hội Đền Hùng và hệ thống di tích thời đại Hùng Vương, du lịch hồ Thác Bà.
  4. Thái Nguyên - Lạng Sơn gắn với hồ Núi Cốc, di tích ATK Định Hóa, Tân Trào, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng, khu nghỉ mát Mẫu Sơn.
  5. Hà Giang gắn với công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, cảnh quan Mèo Vạc, Mã Pí Lèng, Na Hang…

Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm Thủ đô Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng và Quảng Ninh, gồm 3 trọng điểm du lịch là:

  1. Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan tự nhiên vùng phụ cận.
  2. Quảng Ninh - Hải Phòng gắn với cảnh quan biển đảo Đông Bắc đặc biệt là Hạ Long - Cát Bà, Vân Đồn, Đồ Sơn.
  3. Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc Phương, Tam Chúc - Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận.

Vùng Bắc Trung Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  1. Thanh Hóa và phụ cận gắn với điểm du lịch quốc gia Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, Bến En và đô thị du lịch Sầm Sơn.
  2. Nam Nghệ An - Bắc Hà Tĩnh gắn với Cửa Lò, Kim Liên, Đồng Lộc, cửa khẩu Cầu Treo, núi Hồng - sông Lam, Xuân Thành…
  3. Quảng Bình - Quảng Trị gắn với Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, cửa khẩu Lao Bảo và hệ thống di tích chiến tranh chống Mỹ.
  4. Thừa Thiên Huế

Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Vùng này có 3 địa bàn trọng điểm du lịch là:

  1. Đà Nẵng - Quảng Nam gắn với Sơn Trà, Hải Vân, Hội An, Mỹ Sơn…
  2. Bình Định - Phú Yên - Khánh Hòa gắn với các bãi biển Phương Mai, Đầm Ô Loan, vịnh Nha Trang, Cam Ranh…
  3. Bình Thuận gắn với biển Mũi Né, đảo Phú Quý…

Vùng Tây Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch là:

  1. Thành phố Đà Lạt gắn với hồ Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng.
  2. Đắk Lắk gắn với vườn quốc gia Yokđôn và không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
  3. Gia Lai - Kon Tum gắn với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, Măng Đen, Yaly.

Vùng Đông Nam Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh. Vùng này có 3 trọng điểm du lịch:

  1. Thành phố Hồ Chí Minh gắn với khu rừng sác Cần Giờ và hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành.
  2. Tây Ninh gắn với cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, núi bà Đen, hồ Dầu Tiếng.
  3. Thành phố Vũng Tàu gắn với Long Hải, Phước Hải, Côn Đảo.

Đồng bằng sông Cửu Long[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang và TP. Cần Thơ. Vùng này có 4 trọng điểm du lịch: