Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

Trước những yêu cầu kinh tế xã hội và sự đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp trong thời kỳ hiện nay, quản lý và hạch toán hàng tồn kho trở nên ngày càng quan trọng. Bài viết này Kaike sẽ giới thiệu về cách thực hiện kế toán hàng tồn kho một cách hiệu quả.

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

1.1 Tổng quát quy trình kế toán hàng tồn kho

Bước 1: Thu nhận chứng từ

Bước 2: Xử lý chứng từ

Bước 3: Ghi sổ kế toán

Bước 4: Rà soát lại số liệu kế toán

1.2 Tiến trình chuyển hóa hình thái của hàng tồn kho

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

1.3 Chứng từ sử dụng

Chứng từ nhập kho:

  • Vật tư mua ngoài: Hóa đơn đầu vào, biên bản bàn giao, phiếu bảo hành, bảng kê mua hàng…
  • Vật tư tự sản xuất: Phiếu nhập kho; biên bản nghiệm thu, phiếu kế toán tổng hợp,…

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

Chứng từ xuất kho:

  • Phiếu xuất kho, lệnh điều động nội bộ…
  • Hóa đơn đầu ra

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

1.4 Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho

Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Lưu ý: Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì hàng tồn kho phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV).

1.5 Các phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho. Đó là: phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kiểm kê định kỳ.

Để hiểu rõ và phân biệt được sự khác biệt của hai phương pháp hạch toán này, các bạn tham khảo bảng so sánh dưới đây:

Phương pháp kê khai thường xuyên

Phương pháp kiểm kê định kỳ

1. Nội dung

– Theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống.

– Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho

– Giá trị hàng xuất có thể tính được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ.

– Không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục;

– Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh nhập – xuất trong kỳ;

– Giá trị hàng xuất trong kỳ tới cuối kỳ mới tính toán được

Việc tính giá trị hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ.

2. Chứng từ sử dụng

– Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.

– Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá.

Tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên, tuy nhiên đến cuối kỳ kế toán mới nhận chứng từ nhập xuất hàng hóa từ thủ kho, kiểm tra và phân loại chứng từ theo từng loại, ghi giá hạch toán.

3. Cách hạch toán

Mọi tình hình biến động tăng giảm (nhập kho, xuất kho) và số hiện có của vật tư, hàng hóa đều được phản ánh trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho (TK151, 152, 153, 154, 156, 157)

Ví dụ: Khi mua hàng hóa về nhập kho

Nợ TK 156

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111/112/331…

Mọi tình hình biến động của vật tư, hàng hóa (nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hóa mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (TK 611: “Mua hàng”)

Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ)

Ví dụ: Khi mua hàng hóa

Nợ TK 611

Nợ TK 1331 (nếu có)

Có TK 111/112/331

Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê:

Nợ TK 156

Có TK 611

4. Ưu điểm

– Có thể xác định đánh giá về số lượng và giá trị hàng tồn kho vào từng thời điểm khác nhau nếu doanh nghiệp có nhu cầu kiểm tra.

– Nắm bắt, quản lý hàng tồn kho thường xuyên, liên tục, góp phần điều chỉnh nhanh chóng, kịp thời tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

– Giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý

– Giảm khối lượng ghi chép

– Giảm bớt sự cồng kềnh của việc ghi chép vào sổ

5. Đối tượng

áp dụng

Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp,…) và các đơn vị kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao,…

Phương pháp kiểm kê định kỳ áp dụng với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách…Ví dụ: Các doanh nghiệp sản xuất may mặc với nhiều nguyên phụ liệu (như: kim, chỉ, khuy áo,…), hay các cửa hàng bán lẻ…

Lưu ý: Trong một doanh nghiệp, chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc Phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

1.6 Các phương pháp tính giá xuất kho của Hàng tồn kho

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC thì có 3 phương pháp tính giá xuất kho, cụ thể như sau:

1.6.1. Phương pháp bình quân gia quyền

Theo giá bình quân gia quyền cuối kỳ (tháng) (giá bình quân cả kỳ dự trữ)

Đơn giá xuất kho lần thứ I =Trị giá vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + trị giá vật tư hàng hóa nhập trước lần thứ i / Số lượng vật tư hàng hóa tồn đầu kỳ + Số lượng vật tư, HH nhập trước lần xuất thứ i

Theo phương pháp này, đến cuối kỳ mới tính trị giá vốn của hàng xuất kho trong kỳ.

  • Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ.
  • Nhược điểm: Độ chính xác không cao, công việc tính toán bị dồn nhiều vào cuối tháng, chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

Theo giá bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập (bình quân thời điểm)

Sau mỗi lần nhập sản phẩm, vật tư, hàng hoá, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Giá đơn vị bình quân được tính theo công thức sau:

  • Ưu điểm: khắc phục được những hạn chế của phương pháp trên.
  • Nhược điểm: việc tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức. Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có ít chủng loại hàng tồn kho, có lưu lượng nhập xuất ít và phù hợp với các đơn vị có sử dụng phần mềm kế toán hạch toán hàng tồn kho.

1.6.2. Phương pháp tính theo giá đích danh

Hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính giá xuất.

  • Ưu điểm: Đảm bảo chính xác cao nhất.
  • Nhược điểm: Chỉ áp dụng được cho các doanh nghiệp có ít mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và nhận diện dễ dàng

1.6.3. Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (FIFO)

Hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ.

  • Ưu điểm: xác định được giá vốn kịp thời.
  • Nhược điểm: Doanh thu hiện tại có thể không phù hợp với giá vốn hiện tại tính bởi theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã nhập trước trong khi có thể thực tế hàng xuất ra là hàng mới nhập… Đồng thời, nếu số lượng, chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến khối lượng công việc tăng lên nhiều.

1.6.4. Phương pháp giá bán lẻ

  • Căn cứ theo thông tư 200/2014/TT-BTC có bổ sung thêm một phương pháp xác định hàng tồn kho đó là: Phương pháp giá bán lẻ.
  • Ba phương pháp tính giá xuất kho nêu trên áp dụng cho tất cả các loại hàng tồn kho. Riêng đối với hàng hóa thì có thể áp dụng thêm phương pháp giá bán lẻ để xác định giá trị hàng tồn kho.
  • Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ (ví dụ: các đơn vị kinh doanh siêu thị,…) để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.

Phương pháp ước tính hàng tồn kho theo giá bán lẻ tính toán giá trị hàng tồn kho cuối kỳ bằng cách tính tổng giá trị của hàng hóa có sẵn để bán, bao gồm hàng tồn kho đầu kỳ và bất kì giao dịch mua hàng tồn kho mới nào.

Tổng doanh số trong kỳ được trừ vào hàng có sẵn để bán. Số dư sau đó được nhân với tỷ lệ giá vốn trên giá bán lẻ (hoặc tỉ lệ phần trăm mà hàng hóa được markup từ giá mua buôn so với giá bán lẻ của họ).

\>> Sở hữu ngay phần mềm kế toán chỉ từ 167.000đ/THÁNG

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

1.7 Ghi sổ kế toán

Tài khoản sử dụng:

  • TK 151: Hàng mua đang đi đường
  • TK 152: Nguyên vật liệu
  • TK 153: Công cụ, dụng cụ đã học ở bài Kế toán tài sản cố định
  • TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
  • TK 155: Thành phẩm
  • TK 156: Hàng hóa
  • TK 157: Hàng gửi đi bán
  • TK 158: Hàng hóa kho bảo thuế

1.8 Sổ sách kế toán Hàng tồn kho

Sổ nhật ký mua hàng:

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

Sổ tổng hợp công nợ phải trả:

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

2. Kiểm soát rủi ro hàng tồn kho

2.1 Tại sao phải kiểm soát rủi ro hàng tồn kho?

Hàng tồn kho là một trong những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro nhất đối với doanh nghiệp

Kiểm soát rủi ro hàng tồn kho thông qua kiểm kê hàng tồn kho.

Kiểm kê là ghi nhận hàng tồn kho thực tế và đối chiếu với sổ sách. Kiểm kê hàng tồn kho liên tục, thường xuyên để phát hiện xem có sự chênh lệch hàng tồn kho giữa thực tế và sổ sách hay không? Qua đó, tìm ra nguyên nhân hàng tồn kho tăng, giảm,… giúp kế toán đưa ra được phương án xử lý kịp thời và quản lý hàng tồn kho hiệu quả. Ngoài ra, kiểm kê còn nhằm mục đích xác định tình trạng chất lượng của hàng tồn kho để có phương án xử lý hàng kém chất lượng và bị hư hỏng.

2.2 Quy trình kiểm kê

Hàng tồn kho tài khoản bao nhiêu năm 2024

2.3 Xử lý chênh lệch kiểm kê hàng tồn kho

TH1: Kiểm kê phát hiện thừa

TH2: Kiểm kê phát hiện thiếu

1. Khi chưa rõ nguyên nhân, chờ xử lý

Nợ TK 151,152,153,155,156: (theo giá trị hợp lý)

Có TK 3381 – Phải trả, phải nộp khác

Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý

Có TK 151, 152,153,155,156

2. Khi có quyết định xử lý

Nợ TK 3381 – Phải trả, phải nộp khác

Có TK 411, 441, 338, 642, 711

Nợ TK 111, 1388, 334, 632, 811

Có TK 1381: Tài sản thiếu chờ xử lý

2.4 Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, xử lý hàng tồn kho hết giá trị

Nguyên tắc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

  • Vào thời điểm lập Báo cáo tài chính, khi có đầy đủ bằng chứng về sự giảm giá của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc hàng tồn kho, Doanh nghiệp phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho; ghi Có TK 2294 đồng thời ghi giảm TK 632 giá vốn hàng bán
  • Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ SXKD bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc bán chúng.

Xử lý hàng tồn kho hết giá trị:

Theo thông tư 96/2015/TT-BTC: Hàng tồn kho bị hư hỏng do sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Hồ sơ bao gồm:

  • Biên bản kiểm kê giá trị hàng hư hỏng do doanh nghiệp lập (chi tiết, cụ thể)
  • Hồ sơ bồi thường thiệt hại, quy trách nhiệm (nếu có)
  • Hồ sơ hủy đi kèm.

Việc hiểu rõ về khái niệm, phân loại, lý do lưu trữ, phạm vi, và nhiệm vụ kế toán hàng tồn kho là quan trọng để doanh nghiệp có thể quản lý và hạch toán hàng tồn kho một cách hiệu quả.

Hàng tồn kho gồm những tài khoản gì?

Theo quy định tại Thông tư số 90/2021/TT-BTC, kế toán hàng tồn kho được ghi nhận trên các tài khoản 151, 152, 153, 154, 155, 157 theo nguyên tắc giá gốc. Cụ thể như sau: - Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường.

155 156 là tài khoản gì?

Những thông tin khác về tài khoản loại 1 – tài sản ngắn hạn.

Nó 154 có 156 là gì?

Nợ Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. Có Tài khoản 156 – Hàng hóa (1561).

Tài khoản 151 trong kế toán là gì?

- Tài khoản 151 dùng để phản ánh trị giá của các loại hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.