Hà Nội thành phố Móng Cái bao nhiêu km?

Cao tốc Hà Nội - Móng Cái là tuyến đường có tốc mức đầu tư hơn 82.000 tỷ đồng [khoảng 4 tỷ USD] có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế, kết nối giao thương, tăng cường du lịch giữa 3 tỉnh, thành phố phát triển khu vực đông Bắc bộ là Hà Nội - Hải Phòng và Quảng Ninh. Tuyến đường dài 270km, được xây dựng trong 14 năm với nhiều đoạn thành phần. Trong ảnh là nút giao giữa đường vành đai 3 với đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, điểm đầu tiên của tuyến đường đặc biệt này.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được khởi công năm 2008 và thông xe năm 2015. Tuyến cao tốc dài 105,5 km có tổng mức đầu tư 45.500 tỷ đồng [khoảng 2 tỷ USD]. Đây là đường cao tốc loại A và là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Toàn tuyến có chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m với 6 làn xe chạy theo tốc độ thiết kế lên tới 120 km/giờ.

Đây là công trình trọng điểm quốc gia với vốn đầu tư nước ngoài và lấy các công trình xung quanh dự án như các khu công nghiệp, khu đô thị để hồi vốn. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng thì tổ chức thu phí, sau đó giao lại nhà nước quản lý. Sau khi hoàn thành, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã giúp thời gian di chuyển giữa 2 thành phố lớn nhất miền Bắc xuống còn hơn một giờ.

Từ tháng 9/2018, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được kết nối với cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 24,6km, rộng 25m, 4 làn xe, 2 làn khẩn cấp, vận tốc tối đa 100km/h. Đây là tuyến đường có tổng mức đầu tư 13.700 tỷ đồng.

Điểm nhấn của tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng là cầu Bạch Đằng với tổng mức đầu tư 7.760 tỷ đồng. Cầu có tổng chiều dài gần 5 km, trong đó 3 km là cầu chính và 1,9 km là đường dẫn. Cầu có kết câu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, chịu được động đất cấp 8.

Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn được khởi công vào tháng 9/2015 và khánh thành vào ngày 31/12/2018. Tổng mức đầu tư khoảng 12.000 tỷ đồng, theo hình thức BOT. Cao tốc dài gần 60 km, điểm đầu tại quốc lộ 18A thuộc phường Đại Yên, TP Hạ Long, điểm cuối giao với đường trục chính vào sân bay Vân Đồn. Trong ảnh là đoạn cao tốc đi qua thành phố Cẩm Phả.

Tuy chỉ dài 60 km nhưng tuyến đường này được coi là kỳ tích trong xây dựng công trình giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Địa hình rừng núi vô cùng hiểm trở. Khi thi công, trời mưa nhiều nên thường xảy ra sự cố sạt lở. Trong ảnh là cầu Cẩm Hải nối thành phố Cẩm Phả với Vân Đồn.

Sau khi khánh thành, đoạn cao tốc này giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Vân Đồn chỉ còn hơn 2 giờ, thay vì hơn 5 giờ như trước kia. Cùng với Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, đoạn cao tốc này được kỳ vọng sẽ góp phần khai phá một Vân Đồn đầy tiềm năng, nhưng còn sơ khai.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được khởi công ngày 3/4/2019 và khánh thành tháng 9/2022. Tuyến đường dài 80,23 km. Tổng vốn là 11.195 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án tiếp nối với cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và điểm cuối nối với đường dẫn cầu Bắc Luân II tại TP Móng Cái, giáp biên giới với Trung Quốc.

Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được xây dựng với 2 tuyến nhỏ. Tuyến Vân Đồn – Tiên Yên dài 16,8 km được triển khai theo hình thức đầu tư công. Tuyến Tiên Yên - Móng Cái dài 63,26 km triển khai theo hình thức đối tác công tư [PPP], hợp đồng BOT. Tổng mức đầu tư 9.113 tỷ đồng.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là một trong những tuyến đường sở hữu nhiều cây cầu vượt biển, vượt sông suối nhất cả nước với 35 cây cầu trên tuyến chính, tương đương tổng chiều dài hơn 7,9km.

Sau khi khánh thành vào tháng 9/2022, toàn bộ tuyến đường từ Hà Nội đến Móng Cái đã thông suốt, giúp người dân di chuyển chỉ trong hơn 3 giờ. Điều này tạo điều kiện cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Móng Cái thuận tiện hơn, thu hút khách du lịch đến với vùng địa đầu tổ quốc. Ngay sau khi thông xe, hàng nghìn người dân đã kéo đến Móng Cái vui chơi, tắm biển.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, hiện 22 gói thầu trên toàn tuyến đang tập trung đẩy nhanh tiến độ.

Theo ông Vũ Văn Khánh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ninh, dự kiến trong tháng 4/2022, tỉnh Quảng Ninh sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác toàn bộ tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái [Quảng Ninh] dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 4/2022. Ảnh: Dân trí

Tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái có chiều dài hơn 80 km, gồm 4 làn xe, vận tốc tối đa 120 km/h, được triển khai trên địa bàn của các huyện: Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái.

Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 11.195 tỷ đồng, được chia làm 2 dự án độc lập là đoạn cao tốc Vân Đồn - Tiên Yên sử dụng vốn ngân sách nhà nước; đoạn Tiên Yên - Móng Cái được đầu tư theo hình thức đối tác công tư, hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao [BOT], do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Vân Đồn do Tập đoàn Sun Group làm chủ đầu tư.

Sau khi tuyến cao tốc hoàn thành, Quảng Ninh sẽ trở thành tỉnh sở hữu đường cao tốc xuyên tỉnh dài nhất Việt Nam hiện nay, khoảng 200km, tạo thành tuyến cao tốc ven biển duy nhất kết nối trực tiếp, đồng bộ tới cả 3 khu kinh tế gồm khu kinh tế ven biển Quảng Yên, khu kinh tế Vân Đồn và khu kinh tế Cửa khẩu Móng Cái.

Tuyến cao tốc cũng kết nối với các tuyến cao tốc dài nhất nước ta là Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Cửa khẩu quốc tế Móng Cái chỉ còn khoảng 3 giờ so với 6 giờ trước đây.

Việc hoàn thành đoạn tuyến cao tốc Vân Đồn - Móng Cái được đánh giá sẽ giúp các khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh có sự phát triển vượt bậc, tạo sức mạnh lan tỏa và là động lực giúp khu vực miền Đông của Quảng Ninh tăng trưởng nhanh hơn, kéo gần khoảng cách về kinh tế - xã hội với các địa phương có tốc độ phát triển cao như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái...

Để đảm bảo tiến độ thi công, tỉnh Quảng Ninh đã phát động nhiều chiến dịch thi đua lao động như: chiến dịch "30 ngày đêm" hoàn thành giải phóng mặt bằng, 500 ngày đêm hoàn thành dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; phát động đợt thi đua cao điểm "100 ngày đêm hoàn thành 3 công trình động lực" gồm Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, Đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả và Dự án cầu Cửa Lục 1…

Đây cũng là tuyến cao tốc giữ nhiều "kỷ lục" như: tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh nhất từ trước tới nay - chỉ đúng 15 ngày thần tốc đã hoàn thành giải phóng mặt bằng toàn tuyến dài 80 km.

Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái sở hữu nhiều cây cầu vượt biển, vượt sông suối nhất với 32 cây cầu trên toàn tuyến; trong đó, có cầu Vân Tiên - cầu dài nhất tỉnh Quảng Ninh hiện nay, chỉ thi công xong chưa đầy 1 năm.

Bạn đang đọc bài viết 2 tháng nữa, từ Hà Nội đi Móng Cái chỉ mất khoảng 3 giờ tại chuyên mục Kinh tế của Báo Nông Nghiệp Việt Nam. Mọi thông tin góp ý và chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam xin vui lòng gửi về hòm thư hoặc số điện thoại, zalo: 0369024447.

Cụ Lý Hà Nội Móng Cái bao nhiêu km?

Ví dụ như Hà Nội đến thành phố Cẩm Phả là 180km, Hà Nội đến Hòn Gai là 151km, Hà Nội tới Đông Triều là 85km, Hà Nội đến Móng Cái khoảng 327km, Hà Nội đến Hạ Long có khoảng cách từ 130km đến 170km.

Hà Nội Móng Cái đường cao tốc bao nhiêu km?

Tuyến cao tốc dài 105,5 km có tổng mức đầu tư 45.500 tỷ đồng [khoảng 2 tỷ USD]. Đây là đường cao tốc loại A và là đường cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế.

Thành phố Nam Định cách Hà Nội bao nhiêu km?

Quãng đường từ thủ đô Hà Nội đến thành phố Nam Định có chiều dài khoảng 86km. Tổng thời gian di chuyển là 1h30 phút đối với ô tô và 2h đối với đi xe gắn máy. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 quãng đường sau để đến với Nam Định: Hành khách vào cao tốc nối cầu Thanh Trì đến Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Từ Hà Nội đi trả cô bao nhiêu km?

Khoảng cách từ Hà Nội đi Trà Cổ vào khoảng hơn 300 km. Trà Cổ là một trong những bãi biển đẹp nhất ở khu vực miền Bắc với mực nước khá cạn được nhiều du khách chọn làm điểm đến trong kỳ nghỉ.

Chủ Đề