Giáo an kỹ năng sống xác định giá trị

TUẦN 01                                 KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ : KĨ NĂNG ĐẢM NHẬN TRÁCH NHIỆM

I.MỤC TIÊU:

- Qua chủ đề này các em biết được tác dụng của việc hoàn thành trách nhiệm của mình được giao .

- Giúp học sinh biết vận dụng vào cuộc sống kĩ năng đảm nhận trách nhiệm của mình .

II.ĐỒ DÙNG:

-         Vở ôn tập hè.

-         Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS  đọc truyện “ Góp sách thư viện”

- HS thảo luận nhóm 2 .

+Từ suy nghĩ nào Đạt nảy ra tưởng quyên góp sách cho thư viện?

+ Để hoàn thành công việc quyên góp sách,Đạt phải làm những việc gì? Phải nhờ những ai ?

- Đại diện các nhóm trình bày .

- GV theo dõi , tổng kết .

*Hoạt động 2: Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ thực tế

- Theo em , việc làm của bạn Đạt có y nghĩa như thế nào ?

- HS trả lời

- HS khác bổ sung ,nhận xét .

- GV kết luận .

- Cho HS liên hệ thực tế đối với thư viện của trường mình.

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

Nhận xét giờ học.

                                 ……………………………………………………..

TUẦN 02                                  KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ : KĨ NĂNG XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

I.MỤC TIÊU:

- Qua chủ đề này các em hiểu : Để có tình bạn đẹp cần có sự thân thiện , gần gũi.

- Giúp học sinh biết: Giá trị của tình bạn và biết trân trọng tình bạn ngay từ thuở ấu thơ.

II.ĐỒ DÙNG:

-         Vở ôn tập hè.

-         Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS  đọc truyện “Giá trị của tình bạn

- HS thảo luận nhóm đôi,trả lời câu hỏi vào phiếu học tập .

+Tại sao Kiên lại giận Hiếu ?

+Em nghĩ gì về hành động gấp máy bay và phi xuống sân trường của Hiếu?

- Đại diện các nhóm trình bày .

- GV theo dõi , tổng kết .

*Hoạt động 2: Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ thực tế

+ Em rút ra bài học gie từ tình bạn giữa Hiếu và Kiên?

 +Theo em , để có tình bạn đẹp chúng ta cần làm gì ?

- HS trả lời

- HS khác bổ sung ,nhận xét .

- GV kết luận .

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

Nhận xét giờ học.

                                 ……………………………………………………..

TUẦN 03                                  KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ : KIỂM SOÁT CẢM XÚC

I.MỤC TIÊU:

- Qua chủ đề này các em hiểu : Cần phải biết giữ bình tĩnh khi có việc sảy ra.

- Giúp học sinh  biết: Bình tĩnh đem lại sự sáng suốt và ứng xử khôn ngoan.

II.ĐỒ DÙNG:

-         Vở ôn tập hè.

-         Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS  đọc truyện “ Giữ bình tĩnh”

- HS thảo luận nhóm đôi,trả lời câu hỏi vào phiếu học tập .

+Trong câu truyện trên , những ai không giữ được bình tĩnh?

+ Cô giáo chủ nhiệm đã làm gì khiến Trang và Vi bình tĩnh trở lại ?

- Đại diện các nhóm trình bày .

- GV theo dõi , tổng kết .

*Hoạt động 2: Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ thực tế

+ Theo em , việc không giữ được bình tĩnh sẽ gây ra hậu quả như thế nào?

+ Khi gặp phải những tình huống khó chịu , em thường làm thế nào để giữ được bình tĩnh.

- HS trả lời

- HS khác bổ sung ,nhận xét .

- GV kết luận .

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

Nhận xét giờ học.

                                 ……………………………………………………..


TUẦN 04                                  KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ : TÌM KIẾM VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN

I.MỤC TIÊU:

- Qua chủ đề này các em hiểu : Cần phải biết giữ bình tĩnh khi có việc sảy ra.

- Giúp học sinh  biết: Bình tĩnh đem lại sự sáng suốt và ứng xử khôn ngoan.

II.ĐỒ DÙNG:

-         Vở ôn tập hè.

-         Phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

*Hoạt động 1: Hướng dẫn HS  đọc truyện “ Giữ bình tĩnh”

- HS thảo luận nhóm đôi,trả lời câu hỏi vào phiếu học tập .

+Trong câu truyện trên , những ai không giữ được bình tĩnh?

+ Cô giáo chủ nhiệm đã làm gì khiến Trang và Vi bình tĩnh trở lại ?

- Đại diện các nhóm trình bày .

- GV theo dõi , tổng kết .

*Hoạt động 2: Rút ra bài học kinh nghiệm và liên hệ thực tế

+ Theo em , việc không giữ được bình tĩnh sẽ gây ra hậu quả như thế nào?

+ Khi gặp phải những tình huống khó chịu , em thường làm thế nào để giữ được bình tĩnh.

- HS trả lời

- HS khác bổ sung ,nhận xét .

- GV kết luận .

IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:

Nhận xét giờ học.

                                 ……………………………………………………..

GIÁ TRỊ SỐNG- KỸ NĂNG SỐNG

Mục lục

1       Cơ sở lý luận. 3

1.1         Giáo dục giá trị 3

1.1.3      Nội dung giáo dục giá trị 4

1.1.4      Các con đường giáo dục giá trị 5

1.2         Giáo dục kỹ năng sống. 5

2       Định hướng giá trị của nhà trường. 8

2.1       Tám giá trị cốt lõi của MIS. 8

2.2        Năm năng lực chung và tám năng lực chuyên môn. 16

2.2         06 phẩm chất công dân toàn cầu. 31

3       Khung chương trình giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống. 33

3.1         Khung chương trình cho học sinh mầm non [5- 6 tuổi] 34

3.2         Khung chương trình cho học sinh Tiểu học. 40

3.3         Khung chương trình cho học sinh Trung học cơ sở.. 80

3.4         Khung chương trình cho học sinh Trung học phổ thông. 121

1  Cơ sở lý luận

+ Giá trị là những điều có ý nghĩa, có ích, đáng quý, được mong đợi đối với xã hội, tập thể và cá nhân phản ánh trong hoạt động, trong mối quan hệ xã hội, có ảnh hưởng và chi phối đến nhận thức, tình cảm, hành vi của con người, tạo động lực thúc đẩy con người sống theo một xu hướng nhất định và làm căn cứ để đánh giá những sự vật, sự việc khác là có ích và đáng quý đối với bản thân.

+ Hệ giá trị là một tổ hợp giá trị khác nhau được sắp xếp, hệ thống lại theo những nguyên tắc nhất định thành một tập hợp mang tính toàn vẹn, hệ thống, thực hiện các chức năng đặc thù trong việc đánh giá con người theo những phương thức vận hành nhất định của giá trị.

+ Thang giá trị [thước đo giá trị]: là một tổ hợp giá trị, một hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự ưu tiên nhất định.

+ Chuẩn mực giá trị trong hệ thống giá trị được sắp xếp theo một trật tự nhất định, một thứ tự ưu tiên. Có những giá trị giữ vị trí cốt lỗi, chuẩn mực chung cho nhiều người, chiếm vị trí ở bậc cao hoặc then chốt được coi là giá trị chuẩn.

            + Giáo dục giá trị: là quá trình nhà giáo dục tổ chức, hướng dẫn, điều khiển người được giáo dục giúp họ nhận thức, có thái độ trân trọng và tích cực thể hiện những giá trị của bản thân với người khác và với cộng đồng.

1.1.2 Nhiệm vụ giáo dục giá trị trong nhà trường

Mục đích và nhiệm vụ của giáo dục giá trị đòi hỏi phải làm cho hệ thống giá trị xã hội mong đợi chuyển vào thành hệ giá trị trong mỗi công dân nhất là đối với học sinh, sinh viên, làm cho nhân cách của họ có giá trị cao trước xã hội, đáp ứng yêu cầu mà xã hội đòi hỏi trong hiện tại và tương lai.

+ Nhận thức được các giá trị tích cực trong cuộc sống, ý thức sâu sắc về giá trị cá thể gắn bó chặt chẽ với giá trị cộng đồng xã hội, từ đó nhận ra thế nào là hướng đúng giá trị mình tạo ra.

+ Hình thành và phát triển hệ giá trị của mỗi người do bản thân tạo ra thông qua hoạt động và giao tiếp của chính mình với sự hỗ trợ của giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội.

+ Thái độ yêu quý, trân trọng các giá trị tích cực.

+ Có hành động thực tiễn thể hiện giá trị của bản thân trong cuộc sống, học tập, thể hiện sự quan tâm gắn bó với công việc, sự nghiệp của cá nhân và trách nhiệm với xã hội.

+ Biết đánh giá giá trị của người khác, của cộng đồng xã hội đặc biệt là tự đánh giá bản thân mình.

1.1.3 Nội dung giáo dục giá trị

+ Những giá trị phổ quát mang tính toàn cầu.

Năm 1995, chương trình quốc tế chia sẻ giá trị làm cho thế giới tốt đẹp hơn được khởi xướng bởi UNESCO. Năm 1996, hơn 20 nhà giáo dục trên khắp châu lục đã mời tham gia hội thảo. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra 12 giá trị cơ bản: hòa bình, tôn trọng, yêu thương, khoan dung, trung thực, khiêm tốn, hợp tác, hạnh phúc, trách nhiệm, giản dị, tự do, đoàn kết.

+ Những giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam: lòng yêu nước, đoàn kết chia sẻ, lao động cần cù, sáng tạo; lạc quan yêu đời; lòng yêu thương, quý trọng con người, sống có tình nghĩa, tôn sư trọng đạo…

+ Những giá trị trong xã hội hiện đại như: Tự do, dân chủ, bình đẳng/ Giá trị gia đình/Giá trị bản thân/Giá trị nghề nghiệp….

Có rất nhiều giá trị cần phải giáo dục cho chọ sinh song nhà giáo dục cần lựa chọn những giá trị cơ bản vừa đáp ứng được yêu cầu của xã hội vừa phù hợp với đối tượng giáo dục, lựa chọn các giá trị đó cần căn cứ vào các yếu tố sau:

  • Mục đích giáo dục
  • Nội dung giáo dục cần có sự kết hợp giữa giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và giá trị hiện đại.
  • Đặc điểm của đối tượng giáo dục: tâm lý, lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính…
  • Đặt giá trị đó trong một tổng thể có hệ thống, cân đối, hài hòa.

1.1.4 Các con đường giáo dục giá trị

Giáo dục giá trị hiệu quả cần phải tổ chức cho học sinh được trải nghiệm và tham gia các hoạt động với hình thức đa dạng, phong phú như:

+ Thông qua giảng dạy các môn học trong nhà trường: hình thức trực tiếp là thông qua môn học về giáo dục giá trị. Hình thức gián tiếp là thông qua việc lồng ghép và tích hợp với các môn học tự nhiên và xã hội như: Ngữ Văn, Sử, Giáo dục công dân, Toán, Lý, Hóa….

+ Thông qua môi trường sư phạm: Môi trường sư phạm bao gồm: môi trường văn hóa vật chất; môi trường tâm lí – xã hội; quan hệ sư phạm.

  • Môi trường văn hóa vật chất: Từ trường, lớp, thư viện, phòng thí nghiệm đến cảnh quan trong nhà trường đều tác động đến nhận thức, thái độ, hành vi của mỗi người.
  • Môi trường tâm lí – xã hội: Nội quy, quy chế, cách thức quản lý, điều hành, xử lí các mối quan hệ giữa mọi người với nhau trong nhà trường, bầu không khí tâm lí của tập thể, dư luận nhón…đều có tác động mạnh đến sự định hướng và đánh giá các giá trị của học sinh.
  • Quan hệ sư phạm: Người giáo viên không chỉ là người giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo mà còn là tấm gương về nhân cách sống đúng với các giá trị tích cực để tác động đến học sinh.

+ Thông qua môi trường văn hóa – xã hội: như phong tục tập quán, nếp sống của cộng đồng, nhóm xã hội; các phương tiện thông tin đại chúng; các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước…

+ Thông qua quá trình tự học, tự giáo dục, tự nghiên cứu. học sinh được trải nghiệm và thể hiện các giá trị của bản thân.

1.2 Giáo dục kỹ năng sống

1.2.1 Khái niệm

            Có nhiều quan điểm về kĩ năng sống.

            Theo Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp quốc [UNESCO], kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.

            Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO]: kỹ năng sống là những kỹ năng mang tính tâm lí xã hội và kĩ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.

            + Kĩ năng sống có thể hiểu là năng lực của con người [nhận thức, thái độ, hành vi] giúp con người thích ứng và giải quyết các tình huống khác nhau của môi trường xung quanh.

            + Giáo dục kỹ năng sống là quá trình nhà giáo dục tác động nhằm hình thành cho học sinh cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở đó giúp cho học sinh có kiến thức, thái độ và kĩ năng thích hợp.

1.2.2 Những nhiệm vụ của giáo dục kĩ năng sống

+ Giúp học sinh nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của kỹ năng sống cần thiết giúp con người thích ứng với cuộc sống hiện đại, có nhiều biến đổi.

+ Thay đổi hành vi của học sinh theo hướng tích cực đối với bản thân, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các vấn đề của cuộc sống.

+  Ý thức xây dựng một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và cho xã hội.

  • Nội dung giáo dục kỹ năng sống

Cũng như sự đa dạng trong quan niệm về kĩ năng sống, đã có nhiều cách phân loại kĩ năng sống.

  • Theo Tổ chức Y tế thế giới: Kỹ năng sống gồm 3 nhòm

+ Kỹ năng nhận thức: Tư duy phê phán, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề, tự nhận thức, xác định giá trị…

+ Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: kiểm soát cảm xúc, tự điều chỉnh…

+ Kỹ năng xã hội: giao tiếp, thương thuyết….

– Theo UNESCO, ngoài 3 nhóm kỹ năng trên thì còn có một số kỹ năng trong đời sống xã hội như:

+ Vệ sinh, sức khỏe, dinh dưỡng

+ Giới, giới tính, sức khỏe sinh sản

+Hòa bình, giải quyết xung đột

+ Gia đình và cộng đồng

+ Bảo vệ thiên nhiên

……

  • Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc [UNICEF]

+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Kỹ năng tự nhận thức, Lòng tự trọng, Kiên định, Đương đầu với cảm xúc, đương đầu với căng thẳng.

+ Kỹ năng nhận biết và sống với người khác: Kỹ năng quan hệ – tương tác liên nhân cách; cảm thông – thấu cảm; Đứng trước những áp lực tiêu cực, Thương lượng; Giao tiếp hiệu quả.

+ Kỹ năng ra quyết định: Tư duy phê phán; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.

            Hiện nay, giáo dục kỹ năng sống thường tập trung vào những kỹ năng cốt lõi như:

+ Kỹ năng tự nhận thức

+ Kỹ năng thấu cảm

+ Kỹ năng tự đánh giá

+ Kỹ năng quản lý cảm xúc

+ Kỹ năng quản lý thời gian

+ Kỹ năng lắng nghe tích cực

+ Kỹ năng tư duy tích cực

+ Kỹ năng thích ứng

+ Kỹ năng giao tiếp

+ Kỹ năng làm việc nhóm

+ Kỹ năng ra quyết định

+ Kỹ năng xác định mục tiêu

+ Kỹ năng giải quyết xung đột

+ Kỹ năng làm việc độc lập

+ Kỹ năng ứng phó với căng thẳng

+ Kỹ năng tự bảo vệ

+ Kỹ năng học tập suốt đời

  • Các con đường giáo dục kỹ năng sống

+ Thông qua dạy học môn kỹ năng sống độc lập được xây dựng. Môn học cần được xây dựng theo cách tiếp cận: Phương pháp cùng tham gia; phương pháp hướng vào người học; phương pháp tiếp cận hoạt động. Từ đó sử dụng các phương pháp dạy học đa dạng như: thảo luận nhóm, trò chơi, động não, tình huống,…

+ Thông qua việc tích hợp, lồng ghép các môn học khác như Toán, Văn, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân….

+ Thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp với các hoạt động đa dạng như hoạt động chính trị, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, hoạt động học tập, hoạt động vui chơi giải trí dưới nhiều hình thức đa dạng như tổ chức các cuộc thi, trò chơi, hoạt động trải nghiệm….

2 Định hướng giá trị của nhà trường

Tôn trọng- Yêu thương- Kỷ cương- Trách nhiệm- Trung thực- Nỗ lực- Hợp tác- Sáng tạo

Những biểu hiện của các giá trị cốt lõi

Giá trịCấp Tiểu họcCấp THCSCấp THPT
Tôn trọng [kính trọng, thừa nhận, bảo vệ,…]–       Tôn trọng bản thân: chăm sóc và giữ cơ thể sách sẽ; bảo vệ cơ thể khỏi các tình huống nguy hiểm; chăm sóc cơ thể khi bị ốm, đau; có chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng hợp lý để có cơ thể khỏe đẹp

–       Tôn trọng ông bà, cha mẹ và người thân trong gia đình

–       Tôn trọng không gian riêng của mỗi thành viên trong gia đình

–       Tôn trọng người lớn tuổi và những người bạn trong xã hội

–       Tôn trọng sự khác biệt của bạn bè trong lớp, trong trường về cách ăn mặc, tính cách và hoàn cảnh gia đình

–       Không phân biệt đối xử, chia rẽ, đố kỵ với bạn bè

–       Tha thứ cho hành vi và lỗi của bạn

–       Tôn trọng đồ dùng của cá nhân và đồ dùng của người khác

–       Tôn trọng, bảo vệ đồ dùng trong nhà trường

–         Tôn trọng bản thân: chăm sóc và xây dựng hình ảnh bản thân tốt đẹp.

–         Biết tôn trọng mọi người, tôn trọng kết quả của lao động

–         Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác

–         Tôn trọng sự đa dạng giữa các vùng miền, các dân tộc

–         Tôn trọng, lắng nghe, không phán xét ý kiến hay quan điểm của người khác

–         Tôn trọng các không gian riêng của cá nhân, không gây phiền nhiễu, gây rối tới người khác

–         Tôn trọng lẽ phải

–         Tôn trọng, bảo vệ đồ dùng nơi công cộng

–         Tôn trọng, chấp hành pháp luật

–      Tôn trọng bản thân:  biết chăm sóc và bảo vệ bản thân khỏi tình huống nguy hiểm; biết nói “không” với các chất kích thích, chất độc hại…

–      Tôn trọng bạn bè, những người xung quanh; lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác…

–      Tôn trọng truyền thống và giá trị cốt lõi của dân tộc

–      Tôn trọng các luật pháp, luật lệ, phong tục, tập quán.

–      Tôn trọng phụ nữ

–      Tôn trọng sự khác biệt về cá tính, lựa chọn nghề nghiệp hoàn cảnh sống, sự đa dạng văn hóa của cá nhân, cộng đồng, dân tộc

–      Tôn trọng sự khác biệt về giới tính, đối xử công bằng giữa các giới

1.      Yêu thương [tình yêu, sự bao dung, đùm bọc]–     Tự chăm sóc cơ thể để có cơ thể khỏe đẹp.

–     Bảo vệ bản thân khỏi các tình huống nguy hiểm hoặc khiến cơ thể bị thương

–     Yêu quý, quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

–     Yêu thương, giúp đỡ bạn bè, thầy cô và người khác

–     Nhường nhịn và giúp đỡ bạn bè và em nhỏ

–     Biết chia sẻ với các bạn bè có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật và các bạn vùng sâu vùng xa…

–     Giữ gìn, bảo vệ đồ dùng; chăm sóc cây cối, vật nuôi…

–         Quý trọng, yêu mến mọi người xung quanh

–         Giúp đỡ gia đình, bạn bè, thầy cô

–         Hỗ trợ, sẻ chia với các bạn gặp khó khăn

–         Lên án cái xấu, cái ác; tích cực tham gia ngăn chặn các hành vi bạo lực, đố kỵ, bênh vực người yếu thế, người khuyết tật

–         Tham gia các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, hoạt đồng từ thiện, nhân đạo

–         Lên án những hành vi bạo hành động vật, gây tác động xấu tới các loài vật quý hiếm…

–     Quan tâm, giúp đỡ, tạo dựng mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp với bạn bè, thầy cô, gia đình và cộng đồng

–     Ý thức tích cực chủ động cùng mọi người phòng chống các hành vi bạo lực, bắt nạt người yếu thế, các hành vi tiêu cực khác

–     Tích cực, chủ động cùng mọi người tham gia từ thiện, nhân đạo và bảo vệ môi trường sống

–     Thiết lập, xây dựng các dự án tuyên truyền, lan tỏa yêu thương tới mọi người xung quanh

2.      Kỷ cương [kỷ luật, luật lệ, quy tắc]–         Hiểu được các nội quy của trường học đối với học sinh

–         Thực hiện các quy tắc lớp học về nề nếp và học tập

–         Tự giác xây dựng và thực hiện kế hoạch sinh hoạt, thời gian biểu cho bản thân

–     Nhận thức đúng và chấp hành các nội quy trường học, quyền và nghĩa vụ của học sinh

–     Có hành vi ứng xử phù hợp, có văn hóa

–     Cùng tham gia xây dựng và chấp hành đúng các kỷ luật lớp học

–         Có ý thức tự giác trong việc thực hiện nội quy nhà trường

–         Chấp hành và vận động bạn bè thực hiện tốt nội quy, quy chế, quy định của nhà trường

–         Xây dựng kỷ cương nề nếp học tập và hoạt động trong trường và ngoài xã hội

–         Cư xử có văn hóa với mọi người

3.      Trách nhiệm [trọng trách, chức trách, nhiệm vụ]–         Có ý thức trách nhiệm với bản thân: Giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe, sinh hoạt nề nếp, chăm chỉ học tập, hoàn thành các nhiệm vụ được giao…

–         Có trách nhiệm với gia đình, giữ gìn đồ đạc, đồ chơi

–         Có trách nhiệm bảo vệ đồ dùng cá nhân và các đồ dùng trong lớp

–         Giữ gìn vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh, nhà ăn, sân chơi…

–         Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống…

–         Chấp hành các nội quy, quy định của lớp, trường, thực hiện trách nhiệm trong học tập

–         Bảo vệ, giữ gìn môi trường xung quanh, bảo vệ vật nuôi…

–         Có thói quen chăm sóc sức khỏe cho bản thân, xây dựng hình ảnh bản thân tốt đẹp

–         Thực hiện đúng nội quy, quy định của trường, lớp, học bài và làm bài tập đầy đủ hàng ngày

–         Hỗ trợ, giúp đỡ, thực hiện các công việc trong gia đình

–         Thừa nhận, chấp nhận và chịu trách nhiệm với hành vi của bản thân

–         Có ý thức tiết kiệm thời gian, tiền bạc chi tiêu cho cá nhân, gia đình

–         Nhắc nhở, phê phán các hành vi phá hoại tài sản chung ở lớp, trường

–         Quan tâm, tham gia các hoạt động của trường, lớp, các công việc của trường, lớp

–         Thực hiện các nội quy nơi công cộng

–         Nhắc nhở, vận động bạn bè thực hiện đúng nội quy, quy định của trường, lớp và nơi công cộng

–         Lên án các hành vi tiêu cực, thiếu văn hóa, phá hoại môi trường, bạo hành vật nuôi…

–         Sống hòa hợp với môi trường

–       Tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ bản thân

–       Tích cực hoàn thiện bản thân, xây dựng hình ảnh bản thân tốt đẹp

–       Tự giác, chủ động tuân thủ, chấp hành các nội quy quy định của trường, lớp và nơi công cộng

–       Có kế hoạch chi tiêu hợp lý, sử dụng đồng tiền đúng mục đích, tiết kiệm

–       Chịu trách nhiệm về lời nói, việc làm của bản thân

–       Làm tròn bổn phận trong gia đình, xác định vai trò và trách nhiệm của bản thân trong gia đình, trong các mối quan hệ trong gia đình

–       Bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung, xây dựng và góp phần làm đẹp môi trường sống xung quanh

–       Tham gia các hoạt động công ích, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng

–       Chấp hành và vận động mọi người chấp hành luật pháp

–       Đấu tranh với các hành vi xâm hại tài nguyên môi trường, lên án các hành vi xấu và hành vi phá hoại

4.      Trung thực [thật thà, ngay thẳng, sự đáng tin, thành thật, lương thiện, thái độ nghiêm chỉnh]–         Thật thà trong học tập, sinh hoạt và lao động

–         Không nói dối, luôn giữ lời hứa với mọi người

–         Sẵn sàng nhận lỗi và sửa chữa

–         Luôn xin phép, hỏi ý kiến khi sử dụng đồ của người khác

–         Trung thực với bạn bè, thầy cô và với gia đình

–         Thực hiện nói đi đôi với làm

–         Nghiêm khắc, trung thực nhận lỗi, khuyết điểm của bản thân và chịu trách nhiệm về lời nói, hành vi của bản thân

–         Bảo vệ sự thật, tôn trọng lẽ phải

–         Phê phán các hành vi thiếu trung thực trong học tập và đời sống

–         Trung thực trong các mối quan hệ của cá nhân, thành thật chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới mọi người xung quanh.

–       Nhận thức và hành động theo lẽ phải

–       Có ý thức tham gia, vận động mọi người đấu tranh với các hành vi tiêu cực, thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc sống

–       Sẵn sàng bảo vệ lễ phải, đấu tranh bảo vệ người tốt, điều tốt

–       Xây dựng các mối quan hệ của cá nhân dựa trên lòng tin, sự trung thực, sự tin tưởng để tạo sự gắn kết bền chặt và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, bền vững

5.      Nỗ lực [cố gắng, sự ráng sức]–         Nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, công việc của bản thân

–         Cố gắng nâng cao kết quả học tập của bản thân từng ngày

–         Cố gắng thực hiện đúng nội quy, quy định của lớp, trường

–         Cố gắng xây dựng và hoàn thiện hình ảnh bản thân trong học tập, trong các hoạt động và trong cuộc sống

–         Cố gắng không ngừng trong học tập, tìm kiếm và trau dồi, rèn rũa bản thân

–         Nỗ lực, cố gắng chăm chỉ để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nâng cao thành tích của bản thân

–         Cố gắng đương đầu và vượt qua các thử thác, áp lực trong cuộc sống

–         Cố gắng tìm kiếm các điểm mạnh của bản thân để tiếp tục phát huy và khắc phục, sử đổi các điểm còn hạn chế

–         Nỗ lực tu dưỡng đạo đức cho bản thân

–         Cố gắng trở thành tấm gương sáng về học tập, đạo đức

–         Cố gắng xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp, sống tốt, sống đẹp, sống lương thiện và giúp đỡ mọi người xung quanh

–         Cố gắng vượt qua những khó khăn, căng thẳng, áp lực của cuộc sống

–         Nỗ lực khắc phục, cải thiện hạn chế của bản thân, phát huy điểm mạnh

–         Cố gắng, nỗ lực theo đuổi đam mê, tìm kiếm các giải pháp để giải quyết các vấn đề xảy ra

–         Cố gắng, kiên trì và kiên định thực hiện những mục tiêu, những mong muốn của bản thân để xây dựng tương lai tốt đẹp

6.      Hợp tác [sự phối hợp, sự chung sức, sự cộng tác]–         Giúp đỡ, hỗ trợ bạn bè các công việc trong lớp, các công việc của trường

–         Xây dựng các nhóm học tập, hỗ trợ bạn trong học tập

–         Giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn

–         Giúp đỡ gia đình và những người xung quanh tùy vào khả năng của bản thân

–         Hỗ trợ, trợ giúp bạn trong học tập

–         Đoàn kết, yêu thương bạn bè, giúp đỡ bạn bè lúc hoạn nạn, khó khăn

–         Thực hiện một số công việc trong gia đình, cùng góp phần xây dựng gia đình bền vững và phát triển

–         Tích cực tham gia các hoạt động nhóm, hoạt động chung, hoạt động tập thể để mỗi người phát huy điểm mạnh của bản thân

–         Xây dựng các nhóm hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn

–         Tích cực, chủ động hợp tác và tìm kiếm sự hợp tác của bạn bè và những người xung quanh để mang lại hiệu quả cao

–         Lắng nghe, chia sẻ và phát huy điểm mạnh của mỗi cá nhân trong các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể

–         Biết cách tổ chức nhóm và hợp tác nhóm khi làm nhiệm vụ

–         Tạo sự đoàn kết, kết nối trong tập thể, cộng đồng

–         Hợp tác quốc tế đa phương

7.      Sáng tạo [tạo ra, tạo nên, tạo thành, sáng tác]–         Tìm ra cái mới, khám phá về thế giới xung quanh

–         Tự tin đưa ra quan điểm, suy nghĩ, ý kiến của bản thân kể cả khi không cùng ý kiến với số đông

–         Suy nghĩ linh hoạt và độc đáo, lỹ giải được các hiện tượng, các sự việc trong cuộc sống

–         Tham gia các hoạt động nghệ thuật hoặc hoạt động sáng tạo phù hợp

–         Đưa ra các lập luận, đánh giá và cách giải thích, phản biện cho các tình huống hay các vấn đề cần giải quyết

–         Đánh giá và nhận thức đầy đủ về khả năng của bản thân

–         Phân tích, tổng hợp, so sánh đưa ra các giải pháp phù hợp đạt hiệu quả

–         Thể hiện quan điểm của cá nhân về các vấn đề của cuộc sống

–         Tích cực tham gia các cuộc thi phát huy sự sáng tạo của cá nhân

–         Tìm hiểu các nghiên cứu, vấn đề mới trên thế giới

–         Thay đổi tư duy, thay đổi hành vi để đạt được thành công trong tương lai

–         Thể hiện quan điểm của cá nhân, có cách nhìn nhận độc đáo về các tình huống, vấn đề trong đời sống, có chính kiến của riêng mình

–         Tích cực sáng tạo trong các hoạt động học tập và các hoạt động sống khác

–         Xác định các thông tin ý tưởng mới, đưa ra các ý kiến đóng góp để xây dựng trường, lớp và xã hội tiến bộ

–         Tích cực tham gia các cuộc thi sáng tạo và vận động bạn bè cùng tham gia

–         Tìm kiếm, chia sẻ các phát hiện mới, những thành tựu mới về khoa học…

2.2 Năm năng lực chung và tám năng lực chuyên môn

“Tư duy phản biện- Tự học- Tự chủ- Giải quyết vấn đề- Sáng tạo- Giao tiếp hợp tác- Hoàn thiện bản thân”

Năng lựcCấp Tiểu họcCấp THCSCấp THPT
1.      Năng lực tự chủ và tự học
1.1 Tự lực– Tự làm việc của cá nhân ở nhà, ở trường theo sự phân công, hướng dẫn

– Tự xây dựng kế hoạch và thời gian biểu cho bản thân

– Tự giác hoàn thành nhiệm vụ của bản thân

– Tìm cách giải quyết các vấn đề đơn giản, mâu thuẫn nhỏ của bản thân

– Biết chủ động, tích cực làm những công việc trong cuộc sống

– Tự giác hoàn thành tốt nhiệm vụ của bản thân trong học tập

– Phản đối, phê bình hành vi lười biếng, chống đối, ỷ lại, dựa dẫm

– Tự giải quyết các vấn đề của bản thân trong học tập, các mối quan hệ

– Tự giác, tự chủ trong thực hiện các công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống

– Tự nhận diện những khó khăn cần phải đương đầu để lên kế hoạch thực hiện

– Tự khác phục và vượt qua khó khăn, thử thách của bản thân, cân bằng cảm xúc…

1.2 Tự khẳng định mình và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng của bản thân– Hiểu về quyền và nghĩa vụ của bản thân

– Tự nhận thức về bản thân rõ ràng

– Nói ra ý kiến của cá nhân

– Cố gắng đạt được các thành tựu trong học tập, trong các lĩnh vực sở trường, trong cuộc sống…

– Hiểu về quyền, nhu cầu cá nhân

– Nhận diện nhu cầu chính đáng và không chính đáng

– Thể hiện suy nghĩ, quan điểm hợp lý của bản thân

– Lên tiếng để đòi hỏi quyền lợi hợp lý của cá nhân

– Tự khẳng định bản thân thông qua hoạt động học tập và các hoạt động khác cở lớp, trường

– Biết khẳng định quyền và nghĩa vụ cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật

– Lên án các hành vi gây ảnh hưởng tới quyền và nhu cầu chính đang của con người

– Đòi hỏi sự công bằng, bình đẳng trong việc thực hiện quyền con người

– Tuyên truyền về việc bảo vệ quyền và nhu cầu chính đáng của bản thân

– Huy động, vận động các cá nhân tực khẳng định bản thân trong cuộc sống

1.3 Tự kiểm soát thái độ, tình cảm, hành vi của bản thân– Nhận biết và bày tỏ được cảm xúc, hành vi, thái độ phù hợp với tình huống và đối tượng giao tiếp

– Nhận diện các hành vi chưa phù hợp và điều chỉnh lại các hành vi trong các tình huống khác nhau

– Kiểm soát, điều chỉnh, cân bằng cảm xúc của cá nhân

– Nhận biết tình cảm, cảm xúc chân thực đến hành vi đúng

– Biết làm chủ cảm xúc, tình cảm và hành vi của bản thân

– Nhận thức đúng các hành vi và hậu quả của các hành vi đó

– Thực hiện hành vi đúng, thay đổi hành vi không phù hợp, tự giám sát hành vi của cá nhân

– Phân loại, đánh giá được những ưu điểm và hạn chế về tình cảm, cảm xúc của bản thân

– Có thái độ sống tự tin, lạc quan, tích cực, biết chấp nhận

– Biết điều chỉnh, kiểm soát, tự quản lý bản thân

1.4 Tự học, tự hoàn thiện bản thân– Tự ý thức, tự học và làm theo tấm gương người tốt, việc tốt

– Nhận ra những thiếu sót của bản thân trong học tập để sửa chữa

– Có ý thức học hỏi hành vi tốt của bạn bè, thầy cô và cha mẹ

– Cố gắng thay đổi bản thân để trở thành tấm gương tốt cho bạn bè, mọi người xung quanh học tập

– Tự xác định mục tiêu học tập để phấn đấu

– Tạo thói quen tự học, tìm kiếm và chọn lọc thông tin phù hợp, chính xác

– Biết rèn luyện bản thân, khắc phục mặt yếu để tiến bộ

– Xây dựng hệ giá trị phù hợp với văn hóa đạo đức cho bản thân và thực hiện theo hệ giá trị đó

– Biết đưa ra mục tiêu học tập theo từng năm học, kỳ học và môn học

– Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, sử dụng thời gian hợp lý để đạt được mục tiêu học tập và rèn luyện

– Tự đánh giá, tự phê bình, khắc phục sai sót, hạn chế của bản thân

– Tu dưỡng, rèn luyện các giá trị đạo đức công dân

1.5 Tự định hướng nghề nghiệp– Bộc lộ sở thích, năng khiếu, khả năng của cá nhân

– Trình bày được một số nghề nghiệp của cha mẹ và người thân trong gia đình

– Biết được sở thích, khả năng và hoài bão của bản thân

– Hiểu được các hoạt động kinh tế trong xã hội

– Hiểu về nghề nghiệp, những nhóm nghề trong xã hội, và những nghề có tiềm năng

– Nhận thức được cá tính, sở thích và giá trị của bản thân

– Hiểu biết các thông tin về phân công lao động và thị trường lao động

– Xác định được nghề phù hợp với ước mơ, năng lực, sở trường và điều kiện của gia đình và bản thân

2.      Năng lực giao tiếp và hợp tác
2.1 Xác định mục đích, phương tiện, thái độ giao tiếp– Nhận biết ý nghĩa giao tiếp trong cuộc sống

– Hiểu và tiếp nhận được các thông tin thông qua các kênh khác nhau: ngôn ngữ viết, tranh ảnh, ngôn ngữ nói…

– Bước đầu biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, cử chỉ để trình bày thông tin, ý tưởng

– Tập trung chú ý nghe thông tin khi đang trò chuyện, nhận biết cảm xúc, thái độ của người giao tiếp

–         Xác định mục tiêu, ý nghĩa giao tiếp và vai trò của việc xác định mục tiêu trước khi giao tiếp

–         Hiểu được nội dung, phương thức giao tiếp và sử dụng phương thức giao tiếp hiểu quả

–         Biết sử dụng ngôn ngữ, hành vi, thái độ giao tiếp để trình bày ý tưởng, ý muốn của bản thân

–         Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm đối tượng giao tiếp

–         Xác định rõ mục đích giao tiếp phù hợp với đối tượng giao tiếp, ngữ cảnh giao tiếp

–         Lượng hóa những thuận lợi hay khó khăn để đạt được mục đích trên

–         Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ, thái độ, biểu cảm phù hợp để thảo luận, lập luận, tranh biện đánh giá trong giao tiếp

–         Chủ động giao tiếp, quản lý cảm xúc, hành vi và thái độ khi giao tiếp với người khác

2.2 Xác lập phát triển các quan hệ xã hội điều chỉnh và giải quyết mâu thuẫn– Biết cách kết bạn, lựa chọn bạn

– Tôn trọng sự khác biệt của bạn, biết nhường nhịn, chia sẻ, thuyết phục bạn, khuyên nhủ bạn làm điều tốt

–         Biết duy trì và phát triển các mối quân hệ: bạn bè, gia đình và bới người khác

–         Nhận diện sự khác biệt trong các mối quan hệ

–         Biết cách xử lý, giả quyết các vấn đề xảy ra

–         Nhận biết và thấu hiểu được suy nghĩ, tâm tư, tình cảm và thái độ của người khác

–         Xác định đúng nguyên nhân các mâu thuẫn trong quan hệ và biết các hóa giải…

2.3 Xác định mục đích và phương thức giao tiếp– Tạo thói quen trao đổi giúp đỡ nhau trong học tập

– Tổ chức các nhóm học tập, thảo luận nhóm về 1 vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên

– Biết chủ động đề xuất hợp tác khi làm nhiệm vụ

– Biết xác định những công việc có khả năng hoàn thành tốt bằng hợp tác làm việc theo nhóm

– Biết phân công công việ ckhi hợp tác làm việc theo nhóm

– Biết lựa chọn hình thức làm việc nhóm phù hợp với quy mô nhiệm vụ

2.4 Xác định nhu cầu và khả năng của nguồn hợp tác– Lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với bản thân

– Biết điểm mạnh của từng cá nhân để giao nhiệm vụ phù hợp

– Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm

– Nêu rõ nguyện vọng, khả năng của từng thành viên trong nhóm để có phương án tổ chức hợp tác

– Biết cách tổ chức, phân chia công việc hợp lý theo khả năng của thành viên

– Đánh giá, lượng giá năng lực và hiệu quả công việc của mỗi thành viên để điều chỉnh phương án hợp lý

2.5 Các phương thức hợp tác– Căn cứ nhiệm vụ, công việc để lựa chọn phương thức hợp tác phù hợp: 2 người, 3 người hay nhóm lớn–       Hợp tác theo nhóm được phân công hay nhóm tự chọn

–       Huy động nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực, thảo luận xác định vấn đề và phân chia công việc theo nhóm hay cá nhân

–         Hợp tác trong lớp

–         Hợp tác với các lớp khác

–         Hợp tác với các nguồn lực khác: khác trường, các nhóm hoặc cộng đồng ngoài xã hội

–         Hợp tác đa phương

2.6 Đánh giá hoạt động tương tác– Xác định được hiệu quả hợp tác

– Tự nhận xét ưu điểm và thiếu sót của mỗi thành viên theo hướng dẫn của giáo viên

– Đánh giá hiệu quả của mỗi thành viên, ưu điểm hạn chế

– Rút ra các bài học trong việc hợp tác

– Đánh giá sản phẩm hoạt động và hiệu quả công việc của từng thành viên

– Phân tích những vấn đề trong hợp tác và đưa ra cách thức cần thay đổi để nâng cao hiệu quả hợp tác

2.7 Hợp tác và hội nhập quốc tế– Có hiểu biết ban đầu về một số nước trong khu vực, các nước láng giềng– Có hiểu biết cơ bản về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước, tổ chức quốc tế

– Biết tham gia một số hoạt động hội nhập quốc tế

– Có hiểu biết cơ bản về hợp tác quốc tế

– Chủ động, tự tin trong giao tiếp với bạn bè quốc tế

– Chủ động, tích cực tham gia hội nhập quốc tế

3.      Kỹ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo
3.1 Phát hiện và làm rõ vấn đề– Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra được các vấn đề đơn giản– Xác định và làm rõ vấn đề

– Phát hiện và nêu được các tình huống có vấn đề trong học tập

– Phân tích chi tiết các tình huông strong học tập

– nêu được tình huống có vấn đề cần xử lý trong học tập và trong cuộc sống

3.2 Nhận ra ý tưởng mới– Biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới của bản thân từ nguồn tài liệu dưới sự hướng dẫn của giaso viên– Biết xác định, làm rõ thông tin, phân tích, tóm tắt các thông tin liên quan từ nguồn khác– Xác định rõ các thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác

– Phân tích, đnáh giá, so sánh, tổng hợp độ chính khác và tin cậy của các ý tưởng mới

3.3 Hình thành và triển khai ý tưởng– Căn cứ vào các thông tin đã thu nhận, hình thành ý tưởng mới và dự đoán các kết quả– Phát hiện yếu tố mới, tích cực trong ý kiến của người khác

– Hình thành ý tưởng, đề xuất cải tiến, phân tích đánh giá để đạt kết quả tốt hơn

– Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và cuộc sống

– Hình thành tư duy tích cực

– Chắt lọc, đánh giá ý tưởng của người khác

3.4 Đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề– Nêu được cách thức giải quyết vấn đề đơn giản dưới sự hướng dẫn của giáo viên– Đề xuất các giải pháp và phân tích hiệu quả của các giải pháp đó dựa trên các thông tin đã thu nhận– Biết thu thập, chắt lọc thông tin liên quan tới vấn đề

– Đề xuất, phân tích, đánh giá và lựa chọn giải pháp phù hợp

3.5 Tư duy độc lập, sáng tạo– Tích cực đưa ra ý kiến của cá nhân

– Lập luận, đặt câu hỏi phản biện ý kiến của người khác

– Điều chỉnh lại suy nghĩ hợp lý khi nhận ra sai sót

– Biết đặt câu hỏi khác nhau liên quan tới các sự vật, hiện tượng

– Chú ý lắng nghe tiếp nhận thông tin, chọn lọc các thông tin thu được

– Đánh giá vấn đề theo ý tưởng riêng của mình

– Biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị

– Nhìn nhận thông tin đa chiều, thiết lập mối liên hệ giữa các thông tin

– Lắng nghe, chấp nhận, không thành kiến khi xem xét vấn đề

– Suy nghĩ, xem xét đánh giá lại vấn đề

4.      Tư duy phản biện–         Nhận diện những ý kiến khác nhau về 1 vấn đề đơn giản

–         Trình bày suy nghĩ, quan điểm và ý kiến của bản thân

–         Giải thích quan điểm của bản thân

–         Phân tích điểm chưa hợp lý trong quan điểm của bản thân

–         Nhận biết sự mâu thuẫn giữa các ý kiến khác nhau

–         Đưa ra ý kiến của riêng mình

–         Biết lắng nghe ý kiến của người khác

–         Tranh luận, đưa ra lý lẽ, lập luận chứng minh quan điểm của bản thân và rút ra bài học

–         Chứng minh, đưa ra các dẫn chứng thuyết phục về quan điểm của cá nhân về vấn đề đặt ra

–         Phát triển tranh luận, phản đối

–         Hình thành quan điểm cá nhân phù hợp

–         Hình thành thói quen tư duy phản biện

5.      Tự hoàn thiện bản thân–        Xác định các hành vi phù hợp với đạo đức và văn hóa Việt Nam để biết cách hành xử phù hợp

–        Ra sức học tập để nâng cao trình độ của bản thân, khẳng định bản thân

–         Tích cực hoàn thiện nhân cách của bản thân thông qua việc học và làm theo người tốt việc tốt

–         Tích cực trau dồi, rèn giũa bản thân

–         Hình thành lý tưởng sống, quan điểm sống và giá trị song phù hợp

–         Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MInh

08 Năng lực chuyên môn
1.      Thông minh ngôn ngữ và ngoại ngữ
1.1 Sử dụng Tiếng Việt– Biết đọc trôi chảy và hiểu nội dung bài học ngắn

– Bước đầu biết tìm tòi, mở rộng phạm vi đọc

– Biết và viết đúng chính tả và ngữ pháp, viết được bài văn ngắn

– Biết nõi rõ ràng, mạch lạc, kể được các câu chuyện ngắn đơn giản về các chủ đề quen thuộc phù hợp với lứa tuổi

– Hiểu chi tiết các bài đọc dài vừa phải, phù hợp với lứa tuổi

– Biết phản hồi một cách hiệu quả

– Biết viết đúng cá kiểu loại văn bản về các chủ đề được học

– Biết tóm tắt và trình bày lưu loát

– Có vốn từ vựng tương đối phong phú

– Sử dụng từ ngữ, kiểu câu tương đối linh hoạt và phong phú

– Biết nghe, hiểu nội dung chính; tích cực phản hồi

– Hiểu được các văn bản phức tạp trong chương trình học và đời sống

– Biết viết đúng và sáng tạo các kiểu loại văn bản phức tạp về học tập và đời sống

– Biết trình bày quan điểm và nhận xét quan điểm của người khác, bảo vệ quan điểm đúng

– Biết chắt lọc các thông tin chính, thông tinh quan trọng, bổ ích, phục vụ cuộc sống

1.2 Sử dụng ngoại ngữ– Biết nghê, hiểu trong giao tiếp thông thường– Đạt trình độ Tiếng Anh B1 PET for School tương đương– Đạt trình độ TTeensg Anh B2, IELTS 4.5- 5.5 trình độ tương đương tốt nghiệp đại học chuyên ngữ
2.      Năng lực tính toán, logic
2.1 Hiểu biết kiến thức Toán phổ thông cơ bản– Có kiến thức, kỹ năng toán học

– Thực hiện được các phép tính cơ bản

– Nhận biết được các đại lượng thông dụng, đơn vị đo lường

– Nhận diện các hình học và biết thống kê cơ bản

– Năng lực lắp ráp Robot từ các tấm ghép hình học; tìm hiểu các bộ môn thiết kế 3D

– Có kiến thức cơ bản về số và hệ thống số, về ngôn ngữ và ký hiệu đại số, hàm số

– Biết thực hiện các phép tính trong học tập và cuộc sống

– Có kiến thức cơ bản về hình học và biết sử dụng chúng để mô tả các đối tượng thế giới xung quanh

– Hiểu về đô lường và ước lượng trong tính toán

– Biết biểu diễn và phân tích xác suất thống kê

– Biết sử dụng thành thạo các phép tính và công cụ tính toán

– Có kiến thức cơ bản về đại số

– Hiểu một cách có hệ thống các hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo hàm

– Biết phân tích để tính toán diện tích hình phẳng và thể tích hình trong không gian

– Có kiến thức về hình học và biết ứng dụng vào thực tế

– Hiểu về thống kê và xác suất thống kê

2.2 Biết cách vận dụng, sử dụng các công cụ tính toán tư duy logic trong học tập và cuộc sống– Thực hiện được các thao tác tư duy ở mức đơn giản

– Làm quen với lập luận logic

– Biết tính toán, ước lượng, sử dụng toán học giải quyết các vấn đề đơn giản

– Bước đầu biết sử dụng toán học và ngôn ngữ để tiếp nhận và biểu đạt các ý tưởng toán học

– Làm quen với máy tính và công nghệ thông tin

–         Biết thực hiện thành thạo các thao tác tư duy

–         Biết lập luận và suy luận hợp lý khi giải quyết các vấn đề

–         Biết sử dụng máy tính trong trường học, biết cách tìm kiếm thông tin hỗ trợ học tập

–         Làm quen với Robot, lắp và lập trình Robot với thuật toán

–         Thiết kế 3D và đạt độ chính xác trong thiết kế

–   Biết thực hiện thành thạo các thao tác tư duy

–   Biết phương pháp lập luận hợp lý để giải quyết vấn đề

–   Biết sử dụng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa toán học và các môn học khác cũng như giữa toán học và cuộc sống

–   Biết sử dụng hiệu quả máy tính và phần mềm học tập và ứng dụng phục vụ cuộc sống

–   Lập trình Robot công nghiệp và tự động hóa, thiết kế in 3D

3.      Năng lực về tin học- STEAM- Robots
3.1 Ngôn ngữ tin học– Thực hiện được các thao tác cơ bản trên máy để hỗ trọc học tập và giải trí

– Nhận biết thông tin, biết bảo vệ sức khỏe bản thân khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số

– Biết bảo vệ sức khỏe bản thân khi sử dụng thiết bị kỹ thuật số

– Biết sử dụng các thiết bị và phần mềm thông dụng để phục cụ học tập và cuộc sống

– Biết tổ chức và lưu trữ giữ liệu

– Sử dụng và phối hợp được các thiết bị và phần mềm thông dụng để học tập và phục vụ cuộc sống

– Biết tổ chức và lưu trữ dữ liệu an toàn

– Biết sử dụng an toàn công nghệ, an toàn mạng

3.2 STEAM– Đạt chuẩn và thi cấp chứng chủ IC3, Spark hoặc chứng chỉ Microsoft

– Tham dự các cuộc thi công nghệ thông tin trong nước và quốc tế

– Đạt chuẩn và thi chứng chỉ MOS
– Tham gia các cuộc thi sự sáng tạo khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin– Hình thành các kiến thức nền tảng tạo tiền đề thi vào trường chuyên
– Tham dự các cuộc thi liên quan tới tin học hoặc công nghệ thông tin

– Tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia các sân chơi: khoa học kỹ thuật, VISEF, SEP…

3.3 Robots– Robotics play 600 PETS làm quen với làm việc nhóm

– Lắp ráp Robot, quan sát và tìm hiểu chuyển động của Robots

– Robotics play 700 OLLBOT

– Lắp ráp Robot, lập trình cho các Robot

– Tổ chức các minigame

– Sáng tạo mô hình Robot riêng biệt

– Robotics công nghiệp

– Lắp ráp, chế tạo lập trình Robot

– Thiết kế Robot

– Sáng tạo mô hình Robot chuyên nghiệp

4.      Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội
4.1 Năng lực tìm hiểu tự nhiên– Có kiến thức cơ bản về sự đa dạng của thế giới tự nhiên xung quanh và về sự cần thiết bản vệ môi trường, ứng phó với những thay đổi về khí hậu, thiên nhiên

– Biết tác động của thiên nhiên tới con người và cách phòng tránh

– Biết quan sát, khám phá và đặt câu hỏi về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên

– Đặt câu hỏi về những vấn đề xung quanh cuộc sống trong quá trình học tập

– Hiểu biết về sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động và biến đổi của thế giới tự nhiên; các chủ đề khoa học về vật chất, vật sống, năng lượng, trái đất và bầu trời

– Biết cách thu thập, lưu trữ, phân tích và xử lý thông tin

– Có kỹ năng tìm tòi, khám phá một số sự vật, thực hiện thí nghiệm khoa học

– Bước đầu biết cách phân tích, so sánh rút ra các dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên

– Tìm hiểu các kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội, ngành nghề trong xã hội…

– Thu thập, lưu trữ phân tích thông tin theo ý tưởng cá nhân

– Hình thành kỹ năng tìm tòi, kkhasm phá sự vật, hiện tượng theo tiến trình cụ thể: đặt vấn đề, xử lý vấn đề và trình bày kết quả

– Biết cách sử dụng bằng chứng khoa học lý giải các luận đề, luận điểm để rút ra kinh nghiệm

4.2 Năng lực tìm hiểu xã hội– Nhận biết một số khái niệm cơ bản của khoa học xã hội như cá nhân, tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nước, quốc tế

– Phân biệt tốt- xấu, đúng- sai, tích cực- tiêu cực, chung- riêng…

– Quan tâm tới các vấn đề chung như: Tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, bản vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm

– Hiểu biết được về xã hội loài người

– Hiểu được thế nào là nhà nước, dân tộc, pháp luật, quy ước xã hội, đảng phái, phong trào…

– Hiểu cơ bản về quan hệ sản xuất và quan hệ xã hội

– Hiểu những tri thực thuộc khoa học xã hội: lịch sử, địa lý, văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng, chính trị, kinh tế, đạo đức, pháp luật, tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng…

– Hiểu quy luật tiến hóa của lịch sử loài người và các giá trị nhân văn, giao lưu giữa các nền văn hóa

– Hiểu được tính đa dạng, phong phú trong đời sống xã hội, văn minh nhân loại

– Hiểu các đối tượng khoa học xã hội như phân hóa xã hội, khác biệt xã hội, xung đột xã hội

– Hiểu về các đặc điểm dân cư, lao động, việc làm- giàu nghèo, xung đột lợi ích

– Hiểu quy luật tiến hóa lịch sử nhân loại, lịch sử các nền văn minh, nền văn hóa và giao lưu văn hóa

– Hiểu về quy luật cho quá trình dựng nước, giữ nước của các dân tộc Việt Nam

– Hiểu quy luật quan hệ giữa xã hội và tự nhiên

– Phát triển bền vững

5.      Năng lực công nghệ
5.1 Thiết kế– Nhận biết được đồ vật tự nhiên và đồ vật do con người tạo ra

– Tự làm được một số đồ vật đơn giản

– Nêu được các vấn đề cần giải quyết để đáp ứng nhu cầu xã hội trong bối cảnh cụ thể

– Tạo được sản phẩm có ý tưởng mới

– Nhận thức được vai trò và tầm quan trong của thiết kế

– Sử dụng được một số công cụ trong hỗ trợ thiết kế

5.2 Sử dụng– Thực hiện một số thao tác kỹ thuật đơn giản với dụng cụ kỹ thuật trong gia đình

– Biết các tình huống nguy hiểm trong sử dụng thiết ở gia đình avf nhà trường

– Hiểu tài liệu hướng dẫn cho phần lớn các thiết bị trong gia đình

– Biết cách giữ an toàn và xử lý tai nạn

– Biểu diễn được các sản phẩm hay ý tưởng thiết kế bằng ngôn ngữ nghệ thuật

– Khái quát được nguyên tắc sử dụng một số sản phẩm kỹ thuật an toàn và hiệu quả

– Sử dụng các bản vẽ kỹ thuật trong giao tiếp về sản phẩm, dịch vụ, kỹ thuật và công nghệ…

– Dùng được các phần mềm đồ họa

6.      Năng lực vận động thể chất
6.1 Hài hòa với môi trườngNhận ra yếu tố có lợi và có hại cho cuộc sốngHiểu cơ sở khoa học của chế độ tập luyệnĐiều chỉnh chế độ sinh hoạt và luyện tập phù hợp với bản thân
6.2 Vận động trong cuộc sốngBiết các kỹ năng đơn giản về vận động hàng ngàyTự giác tập TDTT, lựa chọn môn thể thao phù hợp với bản thânĐánh giá được thể chất, sức khỏe, có thói quen rèn luyện thân thể, tập luyện TDTT
6.3 Tố chất thể lựcHình thành các kỹ năng vận động cơ bản, các tố chất thể lựcBiết đánh giá và thực hành vận động và thể lực của bản thânĐánh giá vẻ đẹp thể chất và năng khiếu thể thao phù hợp, nỗ lực vươn tới đỉnh cao rèn luyện
6.4 Hoạt động thể dục thể thao hàng ngàyTạo thói quen sinh hoạt phù hợp và tập thể dục hàng ngàyBiến tập luyện TDTT thành nhu cầu của cá nhânRèn luyện TDTT, duy trì sức khỏe của bản thân, sẵn sàng bảo về tổ quốcPage | 10
7.      Năng lực thẩm mỹ [Nhận biết các yếu tố]–         Nhận biết được một số yếu tố thẩm mỹ trong cuộc sống

–         Có cảm xúc và biết bày tỏ cảm xúc trước các yếu tố thẩm mỹ đơn giản

–         Biết so sánh nhận xét các yếu tố thẩm mỹ đơn giản

–         Mô phỏng, tái hiện các yếu tố thẩm mỹ quen thuộc bằng công cụ, phương tiện ngôn ngữ biểu đạt, ở mức đơn giản.

–         Có ý tưởn sử dụng kết quả học tập sáng tạo thẩm mỹ làm phong phú cuộc sống hàng ngày.

–         Biết giá trị thẩm mỹ cơ bản trong cuộc sống

–         Có cảm xúc và chính kiến trước các yếu tố thẩm mỹ

–         Giới thiệu, tiếp nhận có chọn lọc các yếu tố thẩm mỹ trong cuộc sống thiên nhiên- xã hội

–         Tái hiện, diễn tả được các yếu tố thẩm mỹ bằng sản phẩm tạo được ấn tượng, hấp dẫn

–         Có ý tưởng và biết sử dụng hiệu quả học tập sáng tạo thẩm mỹ để làm đẹp cho đời

–         Yêu thiên nhiên, yêu cuốc sống và cái đẹp

–         Nhận biết được giá trị phổ biến văng hóa thẩm mỹ của Việt Nam

–         Có cảm xúc và đánh giá thẩm mỹ

–         Trình bày, phân tích, phân biệt tính thẩm mỹ, tính phản thẩm mỹ

–         Biết đề xuất ý tưởng thẩm mỹ

–         Đề xuất ý tưởng độc đáo và sử dụng kết quả học tập hoặc sáng tạo thẩm mỹ quảng bá lan tỏa cái đẹp, giá trị văn hóa, nghệ thuật của dân tộc

8.      Năng lực không gian–         Nhận biết đơn giản về không gian [bầu trời, mặt trời, các vì sao, các hành tinh…]

–         Xác định các vị trí của các đồ vật trong tự nhiên

–         Tìm hiểu quá trình hình thành các vật chất

–         Khám phá cấu tạo của các chất

–         Khám phá, tìm hiểu, chia sẻ các thông tin về không gian

–         Sáng tạo các mô hình vật chất không gian

–         Phát triển năng lực tưởng tượng, giải quyết các vấn đề liên quan tới tư duy không gian

–         Thành tựu của loài người chinh phục không gian

–         Thiết kế các mô hình ứng dụng trong đời sống

2.2 06 phẩm chất công dân toàn cầu

Phẩm chấtKhối Tiểu họcKhối THCSKhối THPT
1.      Yêu nước–         Yêu quê hương đát nước, tự hào về quê hướng, đất nước

–         Yêu thiên nhiên, chăm sóc thiên nhiên

–         Kính trọng, biết ơn người lao động, anh hùng liệt sĩ

–         Tham gia bảo vệ thiên nhiên

–         Tìm hiểu truyền thống dân tộc, quê hương văn hóa, tinh thần yêu nước

–         Có ý thức bảo vệ di sản văn hóa, tự hào dân tộc

–         Có trách nhiệm tham gia bảo tồn thiên nhiên

–         Yêu nước, tự hào về các truyền thống dân tạo, quá trình dựng nước và giữ nước

–         Rèn luyện bản thân để sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc

2.      Sống nhân ái–          Yêu quý, quan tâm chăm sóc người thân

–          Yêu thương, tôn trọng con người

–          Chia sẻ với mọi người

–         Tôn trọng dnah dự, sức khỏe và cuộc sống riêng của mọi người

–         Lên án cái xấu, tôn vinh cái đẹp

–         Tích cực tham gia từ thiện

–         Quan tâm đến quan hệ hài hòa giữa người với người

–         Tích cực phòng chống và cùng mọi người ngăn ngừa hành vi bạo lực, tiêu cực

–         Tham gia hoạt động cộng đồng

3.      Thân thiện, trung thực–         Thân thiện với thiên nhiên

–         Thân thiện với vật nuôi

–         Thân thiện với bạn bè

–         Trung thực, thật thà

–         Tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên

–         Thân thiện với cuộc sống và con người

–         Trung thực, chính trực

–         Thân thiện và sẵn sàng đấu tranh cho lẽ phải

–         Có ý thức trong việc tham gia cùng mọi người, đấu tranh với thiếu trung thực trong học tập

4.      Chăm chỉ, nỗ lực–         Chăm ngoan, học giỏi

–         Nỗ lực, cố gắng làm mọi việc tốt hơn

–         Không ngại khó

–         Kiên trì

–         Không sợ thách thức, nỗ lực vượt qua

–         Tích cực tham gia công việc cộng đồng, từ thiện

–         Có ý chí vượt khó

–         Có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, nỗ lực đạt mục tiêu

5.      Trách nhiệm–         Có ý thức giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, chăm sóc sức khỏe

–         Có ý thức sinh hoạt nề nếp

–         Có thói quen vệ sinh, rèn luyện bản thân, chăm sóc sức khỏe

–         Có ý thức tiết kiệm

–         Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch học tập

–         Tích cực, tự giác, nghiêm túc trong rèn luyện, tu dưỡng đạo đức

–         Sẵn sàng nhận trách nhiệm, lời nói đi đôi với hành động

6.      Kỷ cương–         Nắm rõ các nội quy, quy định trong trường học, lớp học

–         Thực hiện tốt các chỉ dẫn của thầy cô giáo

–         Thực hiện tốt các quy định của trường, lớp–      Chấp hành tốt các quy định trường học, luật pháp, trật tự xã hội

–      Vận động mọi người chấp hành pháp luật

3 Khung chương trình giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống

Chương trình giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống được thiết kế thành các chủ đề bài học cho học sinh. Các chủ đề được lựa chọn và thiết kễ phù hợp với đặc điểm tâm- sinh- lý lứa tuổi học sinh. Chương trình được xây dựng với mong muốn hình thành ở học sinh 8 giá trị cốt lõi “Tôn trọng- Yêu thương- Kỷ cương- Trách nhiệm- Trung thực- Nỗ lực- Hợp tác- Sáng tạo”, phát triển ở học sinh những năng lực để đáp ứng đòi hỏi của xã hội hiện nay đồng thời phát triển ở người học 06 phẩm chất của công dân toàn cầu “Yêu nước- Sống nhân ái- Thân thiện, trung thực- Chăm chỉ, nỗ lực- Trách nhiệm- Kỷ cương”. Chương trình được thiết kế thành các chủ đề bài học phù hợp theo từng lứa tuổi khác nhau.

Mục tiêu cần đạt được:

  • Hiểu được quan niệm về giá trị sống, định hướng theo các giá trị đó
  • Hình thành quan điểm sống dựa theo 8 giá trị cốt lõi của MIS
  • Hình thành và phát triển các kỹ năng sống cần thiết, cốt lõi cho bản thân như: kỹ năng tư duy logic, kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng thích ứng xã hội, kỹ năng hợp tác, kỹ năng định hướng nghề nghiệp…

Chương trình này gồm những gì?

Chương trình bao gồm các hoạt động theo các chủ đề bài học khác nhau. Mỗi chủ đề bao gồm 2 đến 4 hoạt động, chia ra thành các tiết học. Mỗi tiết học diễn ra trong 30 phút đối với trẻ mầm non, 35 phút đối với trẻ Tiểu học và 45 phút hoặc 90 phút đối với học sinh THCS và THPT. Bên cạnh thời lượng xấp xỉ được cung cấp cho mỗi hoạt động, độ dài của chúng sẽ phụ thuộc vào giáo viên và điều kiện lớp học. Giáo viên cần đọc hướng dẫn cẩn thận để chuẩn bị cho các hoạt động, có những lựa chọn không cần sự chuẩn bị tài liệu trước.

Mỗi tiết học nên được tổ chức như sau:

  • 2-3 hoạt động thiết kế để phù hợp với nội dung chương trình cốt lõi của các lĩnh vực chính
  • Một trò chơi [không bắt buộc] giúp xây dựng môi trường lớp học thân thiện, giúp đỡ nhau và có thể được dùng để tìm kiếm các thông điệp chính liên quan đến từng chủ đề
  • Các bài tập/ nhiệm vụ giúp tăng cường khả năng hợp tác, sáng tạo cũng như khả năng viết, tư duy phản biện, khả năng trình bày, khả năng phân tích, khả năng giải quyết vấn đề…
  • Các vấn đề được đưa ra nhằm thu hút sự tham gia của học sinh

Mỗi tiết học cần trả lời cho các câu hỏi sau:

  • Mục đích của bài học là gì?
  • Thời lượng cần thiết để thực hiện từng hoạt động? [có thể thay đổi tùy theo nhu cầu]
  • Các khái niệm, nội dung của bài học
  • Các bước cho giáo viên triển khai hoạt động
  • Các lưu ý cho giáo viên để giúp giáo viên triển khai hoạt động hiệu quả hoặc điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với bối cảnh, vấn đề và nhu cầu thực tế
  • Các điểm tóm tắt để giúp giáo viên nhấn mạnh các thông điệp chính và những điểm cần ghi nhớ trong hoạt động

3.1 Khung chương trình cho học sinh mầm non [5- 6 tuổi]

Tên bài họcMục tiêu
1.      Nhóm kỹ năng tự phục vụ
Bài 1: Kỹ năng đánh răng–       HS hiểu được tại sao phải đánh răng

–       HS ghi nhớ đánh răng 2 lần/ ngày

–       HS thực hành mô phỏng được các bước đánh răng

Bài 2: Kỹ năng rửa mặt–         HS biết quan tâm và giữ gương mặt sạch sẽ

–        HS rửa mặt đúng cách

Bài 3: Kỹ năng vệ sinh sau khi tiểu tiện, đại tiện–         HS hiểu được cần vệ sinh như thế nào

–         HS trình bày được cách vệ sinh khi đi tiểu tiện [đặc biệt bạn nữ có thêm bước sử dụng giấy để lau/ thấm]

–         HS biết các cách vệ sinh sạch sẽ sau khi đi đại tiện

–         HS có ý thức sử dụng tiết kiệm giấy và tiết kiệm nước khi đi vệ sinh

–         HS có ý thức giữ gìn vệ sinh chung

Bài 4: Kỹ năng rửa tay–        HS hiểu được lý do cần rửa tay và rửa tay khi nào

–        HS mô phỏng rửa tay đúng cách

–         HS thực hành các bước rửa tay

Bài 5: Kỹ năng mặc quần áo–         HS biết cách lộn phải quần áo

–         HS biết lựa chọn quần áo, trang phục phù hợp với thời tiết

–         HS mặc quần, áo đúng cách

Bài 6: Kỹ năng phơi và gấp quần áo–         HS biết sử dụng cặp quần áo hoặc móc treo

–         HS biết lấy quần áo ra khỏi móc treo

–         HS giải thích được lý do cần gấp quần áo

–         HS biết cách gấp quần áo gọn gàng

Bài 7: Kỹ năng chuẩn bị đồ dùng cá nhân–         HS liệt kê được những đồ dùng của cá nhân

–         HS biết sắp xếp dồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng vị trí

–         HS phân tích được các đồ dùng cần chuẩn bị trong các tình huống khác nhau [đi học, đi chơi, đi tắm…]

Bài 8: Kỹ năng sơ cứu vết thương ở bề mặt da–         HS xác định được các tình huống có thể bị thương

–         HS quan sát vết thương, tìm kiếm và xác định mức độ bị thương

–         HS liệt kê các vật dùng để sơ cứu vết thương

–         HS biết cách sơ cứu vết thương

2.      Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Kỹ năng chào hỏi–         HS nhận diện được khi nào cần chào hỏi

–         HS thực hành chào theo phong cách MIS

Bài 2: Kỹ năng giới thiệu bản thân–         HS trình bày được một số thông tin về bản thân: Tên, giới tính, tuổi, sở thích

–         HS biết cách giới thiệu bản thân

–         HS thực hành giới thiệu bản thân

Bài 3: Lắng nghe–         HS giải thích được tại sao cần lắng nghe

–         HS nhận diện được các biểu hiện của việc lắng nghe

–         HS tập trung, không chen ngang, không ngắt quãng, không nhìn đi chỗ khác khi đang nói chuyện

–         HS thực hành kỹ năng lắng nghe thông qua trò chơi

Bài 4: Kỹ năng chia sẻ–         HS hiểu được tại sao cần chia sẻ

–         HS xác định được những người HS có thể chia sẻ

–         HS diễn đạt được suy nghĩ của bản thân

Bài 5: Kỹ năng hỏi thăm, an ủi–         HS xác định các tình huống và các đối tượng HS hỏi thăm

–         HS biết cách hỏi thăm, an ủi người khác trong các tình huống khác nhau [bạn ốm, bạn buồn…]

Bài 6: Trung thực–         HS hiểu thế nào là trung thực

–         HS trình bày được các biểu hiện của trung thực

–         HS cam kết và nói tuyên ngôn về trung thực

Bài 7: Giúp đỡ bạn bè–         HS hiểu thế nào là giúp đỡ và tại sao cần giúp đỡ bạn bè

–         HS liệt kê được các biểu hiện của sự giúp đỡ

–         HS xác định được các tình huống bạn bè cần giúp đỡ

–         HS biết cách giúp đỡ bạn bè

Bài 8: Giúp đỡ gia đình–         HS hiểu ý nghĩa của việc giúp đỡ gia đình

–         HS phân tích được các biểu hiện giúp đỡ gia đình

–         HS liệt kê được các công việc trong gia đình có thể giúp đỡ cha mẹ, ông bà

–         HS thực hiện một số công việc [nhặt rau, quét nhà, dọn mâm cơm…]

Bài 9: Giúp đỡ người già–         HS giải thích được tại sao cần giúp đỡ người già

–         HS nhận diện được các tình huống cần giúp đỡ

–         HS biết cách giúp đỡ phù hợp với tình huống

Bài 10: Cảm ơn- xin lỗi–         HS nhận diện được các tình huống cần cảm ơn- xin lỗi

–         HS giải thích được vì sao cần cảm ơn- xin lỗi

–         HS thực hành được hành vi cảm ơn- xin lỗi phù hợp, lịch sự

Bài 11: Chăm chỉ–         HS hiểu được ý nghĩa của lao động

–         HS xác định được những nhiệm vụ của bản thân

–         HS sắp xếp thời gian thực hiện nhiệm vụ hợp lý

–         HS tự giác hoàn thành nhiệm vụ của mình

Bài 12: Lễ phép–         HS nhận diện được hành vi lễ phép và hành vi thiếu lễ phép

–         HS hiểu được thế nào là lễ phép và biết cách thể hiện sự lễ phép

Bài 13: Lịch sự khi khách đến nhà–         HS hiểu được thế nào là lịch sự

–         HS biết cách tiếp đón khách khi nhà có khách

–         HS thực hành, mô phỏng tình huống khi đón khách

Bài 14: Lịch sự khi đến nhà người khác–         HS trình bày các biểu hiện thể hiện sự lịch sự

–         HS hiểu được các hành vi phù hợp khi tới nhà người khác

–         HS xác định đúng các hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp

–         HS thực hành mô phỏng tình huống

Nhóm kỹ năng sinh tồn
Bài 1: An toàn khi sử dụng thiết bị điện–         HS nhận diện, gọi tên được các thiết bị điện trong gia đình

–         HS nhận diện được các vật truyền điện

–         HS trình bày được một số biện pháp an toàn cơ bản khi sử dụng điện: Không chạm tay vào ổ điện, tắt các thiết bị khi không cần thiết, không cắm điện khi tay ướt, không để các bật truyền điện gần nguồn điện…

Bài 2: An toàn khi sử dụng vật gây cháy–         HS nhận diện các vật dễ cháy

–         HS trình bày được các vật gây cháy

–         HS trình bày được một số biện pháp an toàn cơ bản khi sử dụng vật gây cháy: Không để các vật dễ cháy gần các nguồn gây cháy, đồ dùng trong bếp để gọn gàng, kiểm tra bếp sau khi sử dụng xong, không sử dụng các vật gây cháy làm đồ chơi…

Bài 3: An toàn khi sử dụng vật sắc nhọn–         HS nhận diện và gọi tên được các vật sắc nhọn

–         HS ghi nhớ những yêu cầu an toàn khi sử dụng vật sắc nhọn

–         HS nêu được những điều cần chú ý khi sử dụng vật sắc nhọn

Bài 4: Ứng phó với người lạ–         HS nhận diện được đâu là người lạ

–         HS trình bày được các tình huống có thể gặp người lạ

–         HS biết cách ứng phó khi gặp người lạ

–         HS thực hành kỹ năng ứng phó khi gặp người lạ: La lên, tìm sự giúp đỡ

Bài 5: Ứng phó với xâm hại tình dục–         HS nhận diện được vùng tam giác

–         HS hiểu được đó là vùng riêng tư của bản thân mình và không ai được nhìn, xem hay chạm vào

–         HS ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay

Bài 6: An toàn khi chơi ngoài giờ học–         HS nhận diện kkhu vực có thể vui chơi

–         HS nhận diện các mối nguy hiểm có thể xảy ra khi chơi

–         HS phân tích và chỉ ra các phòng tránh phù hợp [nên chơi ở vị trí như thế nào, việc di chuyển cần chú ý điều gì…]

Bài 7: An toàn khi ở gần vùng nước–         HS nhận diện được những vùng có nước

–         HS nhận diện những vùng có thể xảy ra nguy hiểm [vùng trơn trượt hoặc ao, hồ sâu]

–         HS xác định được khu vực chơi an toàn và các vật dụng an toàn dưới nước

Bài 8: An toàn khi ngồi xe–         HS nêu được các tình huống HS ngồi trên xe

–         HS trình bày được các quy tắc an toàn khi ngồi xe máy/ xe ô tô

–         HS thực hành kỹ năng an toàn

3.2 Khung chương trình cho học sinh Tiểu học

Lớp 1:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bản thân
Bài 1: Vệ sinh cơ thể–         HS hiểu được lý do cần giữ gìn cơ thể sạch sẽ

–         Nâng cao được ý thức của HS trong việc giữ vệ sinh cá nhân

–         HS biết cách giữ vệ sinh cơ thể thơm tho, sạch sẽ

Bài 2: An toàn khi sử dụng thiết bị điện–        HS gọi tên được các thiết bị sử dụng điện trong lớp học

–        HS nêu được công dụng của điện

–        HS trình bày được các quy tắc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm

–        HS xây dựng nội quy sử dụng điện trong lớp

–        HS tự giác thực hiện nội quy

Bài 3: An toàn khi sử dụng vật sắc nhọn–         HS xác định được đồ dùng học tập nào là vật nhọn

–         HS trình bày được những lưu ý khi sử dụng những đồ dùng học tập đó [ví dụ: Không giơ ngồi bút hướng về phía các bạn khác, không đưa bút lên mặt, mắt, mũi…]

–         HS xây dựng nội quy sử dụng các vật nhọn trong lớp

Bài 4: Cách xử lý vết thương hở [nhưng không chảy máu]–         HS nhận diện các tình huống gây ra vết thương, vết xước dưới da

–         HS nhận diện các vết thương dưới ra

–         HS trình bày được các bước sơ cứu vết thương hở

–         HS thực hành theo nhóm

Bài 5: Ứng xử khi gặp người lạ–         HS nhận diện các tình huống nguy hiểm khi gặp người lạ

–         HS biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp người lạ

–         HS biết chuẩn bị một số vật dụng để phòng thân hoặc liên lạc được với người thân [ví dụ như mang còi, đồng hồ điện tử có thể gọi điện…]

Bài 6: Phòng chống xâm hại tình dục–         HS nhận diện vùng riêng tư

–         HS ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay

–         HS biết cách từ chối khi có người chạm vào cơ thể

–         HS chia sẻ với người khác về vấn đề của bản thân

Nhóm kỹ năng giao tiếp- ứng xử
Bài 1: Lời chào thân thiện–         HS hiểu được ý nghĩa của việc chào hỏi

–         HS biết chào hỏi trong những tình huống khác nhau

–         HS thực hành chào hỏi theo phong cách MIS

Bài 2: Tự giới thiệu bản thân–         HS xác định được những thông tin cơ bản của bản thân

–         HS biết cách giới thiệu về bản thân

–         HS tự tin giới thiệu mình với cả lớp

Bài 3: Kết bạn thật vui–         HS hiểu được thế nào là một người bạn

–         HS hiểu được tại sao cần kết bạn

–         HS biết cách đặt câu hỏi làm quen với bạn

–         HS chủ động làm quen với bạn trong lớp

Bài 4: Lời muốn nói–         HS nhận diện được những mong muốn, suy nghĩ của bản thân

–         HS mạnh dạn nói ra suy nghĩ, mong muốn của bản thân

Bài 5: Lời hứa của em–         HS hiểu được thế nào là lời hứa

–         HS giải thích được tại sao cần giữ lời hứa

Bài 6: Em là người tốt bụng–         HS hiểu được thế nào là người tốt bụng

–         HS liệt kê được các hành vi của người tốt bụng

–         HS thực hành thông qua cách tình huống

Bài 7: Trung thực–         HS hiểu thế nào là trung thực

–         HS giải thích được tại sao cần trung thực

–         HS nhận diện được các biểu hiện của sự trung thực

Bài 8: Thân thiện với bạn bè–         HS hiểu được thế nào là thận thiện

–         HS trình bày được các biểu hiện thể hiện sự thân thiện

–         HS xây dựng các quy tắc trong lớp học

Bài 9: Ứng xử khi bị trêu trọc–         HS nhận diện những tình huống trêu trọc

–         HS trình bày được cảm giác khi bị trêu trọc

–         HS biết cách nói ra suy nghĩ của bản thân

–         HS biết cách ứng xử phù hợp với bạn bè

Bài 10: Thoát khỏi cảm xúc buồn–         HS nêu được các biểu hiện khi buồn

–         HS nhận diện các tình huống khiến nảy sinh cảm xúc buồn

–         HS biết cách lựa chọn các sở thích phù hợp để thoát khỏi cảm xúc buồn

Bài 11: Mượn đồ lịch sự–         HS nhận diện được các tình huống cần mượn đồ

–         HS biết hỏi mượn đồ của bạn

–         HS thực hành

Bài 12: Biết ơn thầy cô–         HS hiểu thế nào là biết ơn

–         HS thể hiện sự biết ơn thầy/ cô giáo của mình

Bài 13: Cảm ơn- Xin lỗi–         HS hiểu được tại sao cần cảm ơn và xin lỗi

–         HS thực hành cảm ơn và xin lỗi

–         HS trình bày quy tắc “5 XIN”

Bài 14: Lịch sự khi khách đến nhà–         HS liệt kê được các biểu hiện thể hiện sự lịch sự khi khách đến nhà hoặc đến lớp

–         HS thực hiện quy tắc “5 XIN”

Bài 15: Lịch sự khi đến nhà khác–         HS trình bày được một số tình huống đến nhà người khác

–         HS nhận diện được các biểu hiện thể hiện sự lịch sự

–         HS thực hành đóng vai

Bài 16: Em đi mua sắm–         HS biết cách đi mua hàng

–         HS biết cách hỏi người bán lịch sự

–         HS thực hành đóng vai

Nhóm kỹ năng xây dựng gia đình
Bài 1: Yêu thương gia đình–         HS liệt kê được các thành viên trong gia đình

–         HS giới thiệu với bạn bè về một người trong gia đình em yêu quý

Bài 2: Lễ phép, hiếu thảo với ông bà/ cha mẹ–           HS hiểu thế nào là lễ phép, hiếu thảo

–           HS xác định được các biểu hiện thể hiện sự lễ phép, hiếu thảo

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Tuổi nhỏ làm việc nhỏ–         HS hiểu được các công việc bản thân có thể thực hiện để góp phần xây dựng nơi đang sinh sống

–         HS liệt kê được các công việc bản thân có thể làm

Bài 2: Thế giới thực vật–         HS liệt kê được các loài thực vật trong cuộc sống

–         HS hiểu được vai trò ý nghĩa của các loài thực vật

Bài 3: Em yêu cây xanh–         HS hiểu được quá trình phát triển của cây

–         HS biết cách chăm sóc cây

–         HS tự giác chăm sóc cây trong lớp, trong trường

Bài 4: Phòng ấp sạch sẽ–         HS nhận diện được vai trò của việc giữ phòng gọn gàng, sạch sẽ

–         HS thực hành sắp xếp lại đồ đùng vị trí, gọn gàng

Bài 5: Nước là sự sống–         HS hiểu được vai trò của nước trong cuộc sống

–         HS nâng cao ý thức tiết kiệm nước

Bài 6: Chung tay bảo vệ nguồn nước–         HS đánh giá được vấn đề ô nhiễm nước hiện nay

–         HS nâng cao ý thức giữ nguồn nước sạch

Bài 7: Vẻ đẹp thiên nhiên quê em–        HS nêu được một vài cnahr đẹp của quê hương

–        HS giới thiệu được về một cảnh đẹp với bạn bè

Bài 8: Tiết kiệm điện–         HS hiểu được vai trò của nguồn điện trong cuộc sống

–         HS hiểu được tình trạng thiếu điện hiện nay

–         HS trình bày đươc các nguyên tắc sử đụng điện tiết kiệm

Bài 9: Chi tiêu hợp lý–         HS hiểu được giá trị của đồng tiền

–         HS hiểu được sự vất vả để taoj ra đồng tiền

–         HS lựa chọn vật dụng cần thiết để mua sắm

–         HS hiểu cách tiết kiệm tiền

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Ước mơ của em–         HS trình bày được ước mơ của bản thân

–         HS vẽ tranh thể hiện ước mơ của bản thân và giới thiệu với bạn bè

Bài 2: Nghề nghiệp của bố, mẹ–         HS gọi tên được nghề nghiệp của bố, mẹ

–         HS giới thiệu về nghề nghiệp của bố, mẹ cho các bạn

Bài 3: Em chăm chỉ–       HS hiểu được giá trị của lao động

–       HS làm một số công việc trong gia đình phù hợp

Lớp 2:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bản thân
Bài 1: Vệ sinh cơ thể–         HS nâng cao được ý thức của HS trong việc giữ vệ sinh cá nhân

–         HS biết cách giữ vệ sinh cơ thể thơm tho, sạch sẽ bằng cách tắm gội, thay quần áo thường xuyên

–         HS biết cách giữ gìn quần áo, vật dụng của cá nhân sạch sẽ

Bài 2: Dinh dưỡng đầy đủ–         HS liệt kê được các loại thực phẩm

–         HS trình bày được vai trò của các loại thực phẩm trong cuộc sống

–         HS biết cách cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn

–         HS có ý thức sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe

–         Hình thành thói quen tốt trong ăn uống, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và không lãng phí đồ ăn

Bài 3: Cơ thể khỏe đẹp–         HS hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc tập thể dục, thể thao

–         HS xây dựng được chế độ sinh hoạt phù hợp cho bản thân

–         HS có ý thức rèn luyện thể dục thể thao

–         HS thực hiện các động tác thể dục cơ bản

Bài 4: An toàn khi sử dụng thiết bị điện–         HS nêu được các thiêts bị sử dụng điện trong gia đình

–         HS biết cách xử lý khi bị chập, cháy điện

Bài 5: An toàn khi sử dụng vật sắc nhọn–         HS liệt kê các vật nhọn trong bếp

–         HS biết cách sử dụng một số vật dụng trong bếp

–         HS thực hành cắt, dán lọ hoa

Bài 6: Xử lý khi bị côn trùng cắn–        HS nhận diện được các loài con trùng

–        HS nhận diện được môi trường sống của côn trùng

–        HS xác định được vết cắn của côn trùng

–        HS biết cách xử lý vết côn trùng cắn

Bài 7: Cầm máu vết thương–         HS xác định vết thương

–         HS gọi tên được các vật dụng có thể cầm máu

–         HS chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết

–         HS biết cách cầm máu vết thương

Bài 8: Ứng phó khi gặp người lạ–         HS nhận diện các tình huống nguy hiểm khi gặp người lạ

–         HS biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp người lạ

–         HS biết chuẩn bị một số vật dụng để phòng thân hoặc liên lạc được với người thân [ví dụ như mang còi, đồng hồ điện tử có thể gọi điện…]

Bài 9: Phòng chống xâm hại tình dục–         HS nhận diện vùng riêng tư

–         HS ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay

–         HS biết cách từ chối khi có người chạm vào cơ thể

–         HS chia sẻ với người khác về vấn đề của bản thân

Nhóm rèn luyện bản thân
Bài 1: Em gọn gàng, ngăn nắp–         HS hiểu được thế nào là gọn gàng

–         HS biết cách sắp xếp đồ dùng học tập gọn gàng ngăn nắp

–         HS biết cách bảo vệ đồ dùng học tập

Bài 2: Đi đường một mình an toànTìm hiểu những phương tiện giao thông đường bộ cơ bản

– Nhận biết được một số nguyên tắc khi tham gia giao thông hàng ngày

Biết cách xử lý một số tình huống thường gặp thi tham gia giao thông một mình

– Rèn luyện kỹ năng tự lập, kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Bài 3: Làm gì khi bị lạcNhận diện được những tình huống, địa điểm có thể bị lạc

– Nhận biết được những người có thể tìm kiếm sự giúp đỡ ở từng tình huống cụ thể

– Ghi nhớ được những việc nên làm và không nên làm khi bị lạc

Rèn luyện sự bình tĩnh, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn

Bài 4: Xây dựng niềm tin–     HS nắm được một số cách tạo dựng sự tin tưởng đối với người khác qua hành động, lời nói

–     Nhận biết giá trị của việc tạo niềm tin với mọi người

–     Biết chia sẻ, quan tâm tới người khác

–      Tôn trọng những bí mật của người khác

Bài 5: Kế hoạch học tập hiệu quả–         HS xác định những nhiệm vụ học tập cần hoàn thành

–         HS hình thành thói quen ghi chép bài tập, nhiệm vụ của bản thân

–         HS xác định được thời gian làm nhiệm vụ

Nhóm kỹ năng giao tiếp- ứng xử
Bài 1: Lời chào thân thiện– Hiểu được chào hỏi là một trong những chuẩn mực đạo đức để đánh giá con người

– Nhận biết được các tình huống cần chào hỏi

– Biết cách chào hỏi phù hợp với những đối tượng khác nhau

– Chào hỏi theo phong cách MIS, hiểu quy tắc “5 XIN”

Bài 2: Hình ảnh bản thân–         Nhận điện được những ưu điểm của bản thân

–         HS biết cách phát huy ưu điểm của bản thân

–         HS tích cực thực hiện những hành vi tốt

Bài 3: Những người bạn tốt–         HS kể tên một vài người bạn của mình

–         HS hiểu được người bạn tốt là như thế nào

–         HS biết cách trở thành người bạn tốt

Bài 4: Lời muốn nói–         HS nhận diện được những mong muốn, suy nghĩ của bản thân

–         HS mạnh dạn nói ra suy nghĩ, mong muốn của bản thân

Bài 5: Lời hứa của em–         HS hiểu được thế nào là lời hứa

–         HS giải thích được tại sao cần giữ lời hứa

Bài 6: Em biết lắng nghe– Hiểu được thế nào là sự lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ người khác

Hiểu được ý nghĩa của sự lắng nghe, học cách phản hồi thông tin một cách lịch sự

Biết cách phản hồi thông tin sau khi lắng nghe

Biết cách chia sẻ với người khác qua những tình huống thường gặp đơn giản

Bài 7: Trung thực–         HS hiểu thế nào là trung thực

–         HS giải thích được tại sao cần trung thực

–         HS nhận diện được các biểu hiện của sự trung thực trong học tập

–         HS tự giác thể hiện sự trung thực ở bản thân

Bài 8: Người con hiếu thảo–         HS hiểu được thế nào là hiếu thảo

–         HS hiểu được vai trò của một người con

–         HS biết cách thể hiện sự hiếu thảo

–         HS biết cách quan tâm tới cha mẹ, ông bà

Bài 9: Thân thiện với bạn bè–         HS hiểu được thế nào là thận thiện

–         HS trình bày được các biểu hiện thể hiện sự thân thiện

–         HS xây dựng các quy tắc trong lớp học

Bài 10: Cùng tớ giải quyết mâu thuẫn nhé– Miêu tả người bạn tốt của em

– Trình bày những việc em làm để trở thành người bạn tốt

– Nhận diện những tình huống mâu thuẫn với bạn bè trong nhà trường

– HS biết cách tìm sự trợ giúp từ phía thầy, cô

Bài 11: Kiềm chế sự tức giận–         HS mô tả biểu hiện của sự tức giận

–         HS nêu được các tình huống dẫn đến sự tức giận

–         HS thực hành cách hít thở

Bài 12: Mượn đồ, trả đồ lịch sự–         HS biết cách mượn đồ lịch sự

–         HS hiểu được các nguyên tắc khi mượn đồ

–         HS biết cách trả đồ lịch sự

–         HS thực hành đóng vai

Bài 13: Cảm ơn- Xin lỗi–         HS hiểu được tại sao cần cảm ơn và xin lỗi

–         HS thực hành cảm ơn và xin lỗi

–         HS trình bày quy tắc “5 XIN”

Bài 14: Em là người lịch sự–         Phân tích được các biểu hiện của sự lịch sự

–         HS thực hành đóng vai

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Giá trị của đồng tiền–         Nhận diện được tiền

–         Vai trò của tiền trong cuộc sống

Bài 2: Hôm nay em mua gì?–         HS xác định được những món đồ cần thiết

–         HS lựa chọn món đồ để mua hợp lý

–         HS thực hành đi mua sắm

Bài 3: Nuôi heo đất–         HS hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm tiền

–         HS biết cách tiết kiệm tiền hợp lý

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Hàng xóm dễ mến– Biểu hiện của những người hàng xóm tốt/không tốt

– Ý nghĩa của việc là việc có những người hàng xóm tốt bụng

– Kỹ năng làm quen được với những người bạn hàng xóm, tạo được quan hệ gần gũi, thân thiện với bạn bè trong cộng đồng

Bài 2: Cây xanh và cuộc sống– Nhận diện và nêu được những loại cây, hoa, rau phổ biến trong cuộc sống [cộng đồng và gia đình]

-Có khả năng phân loại một số cây, hoa, rau cơ bản và phổ biến mà em thường gặp trong cuộc sống hàng ngày [trong gia đình, tại nơi cư trú]

Bài 3: Thắng cảnh quê em– Nhận thức về danh lam thắng cảnh quê hương

– Xây dựng quy định cho khách khi đi tham quan du lịch

– Giới thiệu danh lam thắng cảnh quê hương

Bài 4: Sử dụng nước, điện hợp lý–         Hiểu được vai trò của nước đối với sự sống

–         Hiểu được vai trò của điện trong cuộc sống

–         Biết cách sử dụng nguồn nước và điện hợp lý

Bài 5: Em yêu thiên nhiên– Nhận thức vai trò của thiên nhiên

– Biết cách chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong nhà và cảnh quan xung quanh nơi mình sinh sống.

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Sinh ra từ làng– Nêu được thông tin cơ bản về một số làng nghề và sản phẩm truyền thống ở địa phương.

-Rèn luyện kĩ năng quan sát các hoạt động cơ bản diễn ra tại làng nghề, qui trình tạo ra sản phẩm truyền thống của địa phương.

Bài 2: Em yêu lao động-Hình thành hiểu biết về các bước, các nguyên tắc cơ bản của một số công việc quen thuộc em được giao.

-Có kĩ năng thực hiện một số công việc hàng ngày. Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp để thực hiện và hoàn thành các công việc được giao [việc nhà đơn giản].

– Xây dựng và củng cố tính chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm trong các công việc được giao [việc nhà đơn giản, chăm sóc em nhỏ, trực nhật, kế hoạch nhỏ ở trường, lớp]

Lớp 3:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bản thân
Bài 1: Vệ sinh cơ thể–         Nâng cao được ý thức của HS trong việc giữ vệ sinh cá nhân

–         HS biết cách giữ vệ sinh cơ thể thơm tho, sạch sẽ

Bài 2: Dinh dưỡng đầy đủ–         HS liệt kê được các loại thực phẩm

–         HS trình bày được vai trò của các loại thực phẩm trong cuộc sống

–         HS phân tích được điểm tích cực và tiêu cực của thức ăn nhanh

–         HS có ý thức sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe

–         Hình thành thói quen tốt trong ăn uống, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và không lãng phí đồ ăn; biết nói “không” với thức ăn nhanh

Bài 3: Cơ thể khỏe đẹp–         HS hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc tập thể dục, thể thao

–         HS xây dựng được chế độ sinh hoạt phù hợp cho bản thân

–         HS có ý thức rèn luyện thể dục thể thao

–         HS thực hiện các động tác thể dục cơ bản

Bài 4: An toàn  và tiết kiệm khi sử dụng thiết bị điện–         HS nêu công dụng của điện trong cuộc sống

–         HS biết cách ngắt hoặc sử dụng các vật dụng cách điện tách nguồn điện khỏi vùng chập cháy

–         HS xây dựng được các nguyên tắc khi sử dụng điện

Bài 5: An toàn khi sử dụng lửa–         HS nhận diện các vật dễ cháy

–         HS biết cách xử lý khi gặp đám cháy nhỏ

Bài 5: An toàn khi sử dụng vật sắc nhọn–         HS liệt kê các vật nhọn trong bếp

–         HS biết cách sử dụng một số vật dụng trong bếp

–         HS biết các nguyên tắc an toàn khi sử dụng dao

–         HS sử dụng dao để cắt một số đồ vật

Bài 6: Xử lý vết thương do vật nuôi–        HS nhận diện được các loài vật nuôi trong gia đình

–        HS nhận diện được mối nguy hiểm khi vật nuôi cắn và các tình huống bị vật nuôi cắn

–        HS xác định được vết cắn của vật nuôi

–        HS biết cách xử lý vết cắn

Bài 7: Cầm máu vết thương–         HS xác định vết thương

–         HS gọi tên được các vật dụng có thể cầm máu

–         HS chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết

–         HS biết cách làm sạch vết thương

–         HS biết cách băng bó vết thương

Bài 8: Ứng phó khi gặp người lạ–         HS nhận diện các tình huống nguy hiểm khi gặp người lạ

–         HS biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp người lạ

–         HS biết chuẩn bị một số vật dụng để phòng thân hoặc liên lạc được với người thân [ví dụ như mang còi, đồng hồ điện tử có thể gọi điện…]

Bài 9: Phòng chống xâm hại tình dục–         HS nhận diện vùng riêng tư

–         HS ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay

–         HS biết cách từ chối khi có người chạm vào cơ thể

–         HS chia sẻ với người khác về vấn đề của bản thân

Bài 10: Xử lý khi bị bỏngNhận biết và ghi nhớ những đồ dùng có thể gây bỏng thường gặp hàng ngày

– Nắm được một số cách ứng phó, xử lý khi bị bỏng

Rèn luyện khả năng sơ cứu cơ bản khi bị bỏng

– Rèn luyện khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Bài 11: An toàn thực phẩmNhận biết thực phẩm tươi được sử dụng hàng ngày

– Biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh xa những thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

– Biết được những nguy cơ thường gặp phải khi ăn phải thực phẩm không an toàn

Bước đầu có khả năng phân biệt, từ chối những thực phẩm kém lành mạnh

Nhóm rèn luyện bản thân
Bài 1: Ngôi nhà xinh    

–    Nhận biết được ý nghĩa của việc gọn gàng ngăn nắp đối với cuộc sống gia đình, khu vực các em sinh sống

–    Biết được những công việc dọn dẹp đơn giản hàng ngày phù hợp với lứa tuổi

Rèn luyện sự kiên trì, chịu khó

Bài 2: Em tự bảo vệ mìnhNhận diện một số tình huống nguy hiểm thường gặp từ người lạ nơi công cộng

– Nhận diện những hành vi, lời nói từ người xấu

Biết cách kêu gọi sự giúp đỡ khi có tình huống nguy hiểm xảy ra nơi công cộng

– Biết một số cách ứng phó cơ bản khi gặp người có hành vi, biểu hiện xấu

Bài 3: Kế hoạch học tập hiệu quả–         Xác định những nhiệm vụ học tập của bản thân

–         Liệt kê được các công việc cần làm

–         Xây dựng được kế hoạch theo từng ngày

–         Hình thành thói quen xây dựng kế hoạch

Bài 4: Sơ đồ tư duy–         HS hiểu thế nào là sơ đồ tư duy

–         HS tóm lược được các thông tin chính

–         HS tập biểu diễn các thông tin đó dưới dạng sơ đồ

Nhóm kỹ năng giao tiếp- ứng xử
Bài 1: Em yêu thương–     Hiểu được mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu…

–     Nhận biết và chấp nhận nét riêng của người khác

–     Biết cách giới thiệu những điểm nổi bật của bản thân

–     Rèn luyện kỹ năng chấp nhận sự khác biệt của mọi người

–     Biết phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của bản thân

–      Thể hiện sự tôn trọng dành cho người khác

Bài 2: Xây dựng tình bạn gắn bó–         Giới thiệu được về người bạn của mình

–         Hiểu được thế nào là bạn cùng giới và bạn khác giới

–         Hiểu được giá trị của một người bạn đem lại

–         Biết cách đối xử hòa đồng, thân thiện, giúp đỡ bạn bè

Bài 3: Lời yêu thương– Hiểu được giá trị của những việc làm tốt, việc giúp đỡ mọi người trong cuộc sống

– Biết chia sẻ những việc làm tốt của mình với mọi người

Thể hiện sự yêu thương, giúp đỡ mọi người thông qua lời nói và hành động

– Khuyên nhủ mọi người nên làm nhiều việc tốt trong cuộc sống

– Tích cực thể hiện sự thân thiện qua lời nói và hành động với mọi người hàng ngày.

Bài 4: Giữ chữ tín–         Hiểu thế nào là giữ chữ tín

–         Phân tích được ý nghĩa của việc giữ chữ tín

–         Phân tích các biểu hiện của việc giữ chữ tín

–         Thể hiện trách nhiệm với lời nói, giữ chữ tín

Bài 5: Hiểu để được hiểu– Hiểu được thế nào là sự lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ người khác

Hiểu được ý nghĩa của sự lắng nghe, học cách phản hồi thông tin một cách lịch sự

Biết cách phản hồi thông tin sau khi lắng nghe

Biết cách chia sẻ với người khác qua những tình huống thường gặp đơn giản

Tôn trọng quan điểm của người khác

Quan tâm tới cảm xúc của người khác

Bài 6: Trung thực–         Hiểu được thế nào là trung thực

–         Phân tích được các biểu hiện thể hiện sự trung thực

–         Bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân về hành vi thiếu trung thực

–         Lên án, nhắc nhở các hành vi thiếu trung thực

Bài 7: Làm việc nhóm thật vui–         Hiểu được ý nghĩa của việc làm nhóm

–         Hiểu được những nguyên tắc làm việc nhóm cơ bản

–         Một số cách xử lý tình huống phát sinh khi làm việc nhóm

–         Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng quan điểm của các thành viên trong nhóm

Bài 8: Dừng bắt nạt!–         Hiểu được thế nào là bắt nạt

–         Phân tích các tình huống xảy ra bắt nạt

–         Biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bắt nạt

Bài 9: Ứng phó khi lo lắng–         Nêu được các biểu hiện của lo lắng

–         Xác định được nguyên nhân dẫn đến lo lắng

–         Biết cách ứng phó với sự lo lắng của bản thân

–         Biết cách giải quyết vấn đề của cá nhân

Bài 10: Biết ơn thầy cô giáo– Hiểu được giá trị của lòng biết ơn đối với thầy cô giáo

– Biết cách giao tiếp lịch sự, lễ phép với thầy cô

– Biết cách thể hiện những hành động, lời nói cụ thể để bày tỏ lòng biết ơn, quý trọng đối với thầy cô

Hoạt động chăm sóc gia đình
Bài 1: Chăm sóc, hỏi thăm người lớn–         Biết được công lao chăm sóc, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ

–         Biết cách thể hiện sự quan tâm, tình yêu tới ông bà, cha mẹ

–         Biết cách hỏi thăm quan tâm tới người lớn trong gia dình

Bài 2: Bữa ăn vui vẻBiết được những công việc nhà thường gặp trong gia đình và ý nghĩa của mâm cơm gia đình thể hiện sự gắn kết tình cảm

Biết cách giúp đỡ người thân phụ giúp các công việc nhà đều đặn, kiên trì

– Biết phụ giúp gia đình trong những bữa cơm đơn giản

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Giá trị của đồng tiền–         Nhận diện được tiền

–         Vai trò của tiền trong cuộc sống

–         Nhận biết về các mệnh giá tiền và giá trị khi sử dụng các mệnh giá tiền

Bài 2: Mua gì hôm nay?Nhận biết về tháp dinh dưỡng và ghi nhớ cơ bản

– Biết cách lên danh sách một bữa ăn có các món đầy đủ dinh dưỡng cho gia đình

Bài 3: Nuôi heo đất thông minh– Nắm được ý nghĩa của sự tiết kiệm trong cuộc sống hàng ngày thông qua việc tiết kiệm tiền qua heo đất

Hình thành cách sử dụng tiền phù hợp với nhu cầu của cá nhân

– Bước đầu biết phân chia mục tiêu sử dụng tiền, tiết kiệm tiền và thực hiện nó

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Lớp học sạch sẽ–         Nhận diện được các đồ dùng trong lớp học

–         Nêu được vai trò của lớp học

–         Hiểu được ý nghĩa của việc giữ vệ sinh lớp học

–         Tự giác dọn dẹp, giữ gìn lớp học sạch đẹp

Bài 2: Trường học xanh– Nhận diện và nêu được những loại cây, hoa, rau phổ biến trong khuôn viên trường học.

– Có khả năng phân loại một số cây, hoa, rau cơ bản và phổ biến mà em thường gặp trong khuôn viên trường học.

Bài 3: Một công dân tốt– Nhận diện thế nào là hoạt động tình nguyện.

– Hiểu được ý nghĩa của hoạt động tình nguyện

– Thực hành 1 số hoạt động tình nguyện có thể làm

Bài 4: Đặc sản quê hương– Nhận diện sản vật địa phương

– Giới thiệu sản vật quê hương tới mọi người

Bài 5: Sử dụng nước, điện hợp lý–         Hiểu được vai trò của nước, điện trong cuộc sống

–         Hiểu được thực trạng nguồn nước và điện hiện nay

–         Xây dựng ý tưởng tuyên truyền, cổ động cộng đồng sử dụng tiết kiệm nước, điện

–         Vẽ tranh cổ động, tuyên truyền

Bài 6: Chung tay bảo vệ tài nguyên đất– Nêu được vai trò của đất đai đối với đời sống [kinh tế, trồng trọt, khí hậu, văn hóa…]. Trình bày và phân tích thực trạng đất bị thoái hóa, xói mòn, bị thu hẹp hiện nay.

– Rèn luyện khả năng quan sát các biểu hiện thực trạng đất đai thoái hóa, xói mòn, bị thu hẹp tại nơi em sinh sống.

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Giá trị của lao động– Hiều được khái niệm đơn giản về lao động. Ý nghĩa của lao động đối với sức khỏe, phục vụ đời sống con người

– Nhận biết một số hình thức lao động nhỏ, vừa sức mà học sinh có thể làm để rèn luyện sức khỏe, phụ giúp gia đình

Bước đầu có sự cần cù trong việc tạo ra sản phẩm từ lao động

Bài 2: Lao động là vinh quang!– Hình thành hiểu biết về các bước, các nguyên tắc cơ bản của một số công việc quen thuộc em được giao.

– Có kĩ năng thực hiện một số công việc hàng ngày. Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp để thực hiện và hoàn thành các công việc được giao [việc nhà đơn giản].

– Xây dựng và củng cố tính chăm chỉ và tinh thần trách nhiệm trong các công việc được giao [việc nhà đơn giản, chăm sóc em nhỏ, trực nhật, kế hoạch nhỏ ở trường, lớp]

– Tìm kiếm được niềm vui trong lao động

Lớp 4:

Tên bài học    Mục tiêu
Nhóm kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bản thân
Bài 1: Vệ sinh cơ thể–         Nâng cao được ý thức của HS trong việc giữ vệ sinh cá nhân

–         HS biết cách giữ vệ sinh cơ thể thơm tho, sạch sẽ

Bài 2: Dinh dưỡng đầy đủ–         HS liệt kê được các loại thực phẩm

–         HS trình bày được vai trò của các loại thực phẩm trong cuộc sống

–         HS phân tích được điểm tích cực và tiêu cực của thức ăn nhanh

–         HS có ý thức sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe

–         Hình thành thói quen tốt trong ăn uống, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và không lãng phí đồ ăn; biết nói “không” với thức ăn nhanh

Bài 3: Cơ thể khỏe đẹp–         HS hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc tập thể dục, thể thao

–         HS xây dựng được chế độ sinh hoạt phù hợp cho bản thân

–         HS có ý thức rèn luyện thể dục thể thao

–         HS thực hiện các động tác thể dục cơ bản

Bài 4: An toàn  và tiết kiệm khi sử dụng thiết bị điện–         HS xác định được các thiết bị điện trong gia đình

–         HS đánh giá các mức độ nguy hiểm khi sử dụng điện

–         HS biết cách xử lý khi xảy ra chập cháy

Bài 6: An toàn khi sử dụng lửa–         HS xác định các vật dễ cháy và các vật gây cháy trong gia đình

–         HS biết cách thoát khỏi đám cháy lớn

Bài 7: An toàn khi sử dụng vật sắc nhọn–         HS liệt kê các vật nhọn trong bếp

–         HS biết cách sử dụng một số vật dụng trong bếp

–         HS biết các nguyên tắc an toàn khi sử dụng dao

–         HS sử dụng dao để cắt, gọt hoa quả

Bài 6: Xử lý vết thương do vật nuôi–        HS nhận diện được các loài vật nuôi trong gia đình

–        HS nhận diện được mối nguy hiểm khi vật nuôi cắn và các tình huống bị vật nuôi cắn

–        HS xác định được vết cắn của vật nuôi

–        HS biết cách xử lý vết cắn

Bài 7: Cầm máu vết thương–         HS xác định vết thương

–         HS gọi tên được các vật dụng có thể cầm máu

–         HS chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết

–         HS biết cách làm sạch vết thương

–         HS biết cách băng bó vết thương

Bài 8: Phòng chống xâm hại tình dục–         HS nhận diện vùng riêng tư

–         HS ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay

–         HS ghi nhớ được quy tắc PANTS

–         HS biết cách từ chối khi có người chạm vào cơ thể

–         HS chia sẻ với người khác về vấn đề của bản thân

Bài 9: Xử lý khi bị bỏngNhận biết và ghi nhớ những đồ dùng có thể gây bỏng thường gặp hàng ngày

– Nắm được một số cách ứng phó, xử lý khi bị bỏng

Rèn luyện khả năng sơ cứu cơ bản khi bị bỏng

– Rèn luyện khả năng tìm kiếm sự giúp đỡ

Bài 10: An toàn thực phẩm–         HS xác định các loại thực phẩm trong cuộc sống

–         HS phân tích được vai trò của các loại thực phẩm

–         HS nhận diện các loại thực phẩm không lành mạnh

–         HS phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng thực phẩm quá hạn, thực phẩm ôi thiu…

–         HS xác định hạn sử dụng của các loại thực phẩm đóng hộp

Nhóm rèn luyện bản thân
Bài 1: Cảm xúc của em–        HS gọi tên được các cảm xúc của cá nhân

–        HS miêu tả được biểu hiện của các cảm xúc

–        HS nêu được các tình huống xảy ra cảm xúc đó

–        HS diễn đạt một đoạn văn mô tả tình huống xảy ra cảm xúc

Bài 2: Giá trị của em–     HS hình thành khái niệm “giá trị”

–     HS nắm được tầm quan trọng của việc xác định giá trị đối con người

–     HS vận dụng được một số yêu cầu đã biết để xác định giá trị bản thân

–     Rèn luyện sự tự tin

–     Rèn luyện sự tôn trọng bản thân và tôn trọng giá trị của người khác

–     Có sự chủ động tìm tòi những điểm riêng biệt của bản thân

–     Tích cực rèn luyện những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu

Bài 3: Quỹ thời gian của em– Nhận biết được tầm quan trọng của việc học, từ đó có sự ưu tiên với học tập

Lập được thời gian biểu cân bằng giữa việc học tập, vui chơi, phụ giúp gia đình

Hình thành tính kỷ luật trong học tập, vui chơi

– Bước đầu hình thành biểu hiện của kỹ năng kiên định

Bài 4: Sơ đồ tư duy– Tìm hiểu thế nào là sơ đồ tư duy, ý nghĩa cơ bản của sơ đồ tư duy đối với việc học

– Biết được cách vẽ sơ đồ tư duy cơ bản

– Biết được thao tác cơ bản trong việc vẽ sơ đồ tư duy

– Ghi nhớ một số lưu ý khi sử dụng sơ đồ tư duy

Thực hành vẽ sơ đồ tư duy nhanh và sáng tạo hơn

– Rèn luyện sự tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì, phát huy tính sáng tạo của HS

Nhóm kỹ năng giao tiếp- ứng xử
Bài 1: Lời muốn nói– Biết được vai trò của việc nêu ra ý kiến, nhu cầu của bản thân

– Nhận biết và ghi nhớ được một số cách bày tỏ nhu cầu, ý kiến của bản thân bằng lời nói, hành động với bạn bè, thầy cô, cha mẹ trong những tình huống đơn giản

– Biết cách đưa ra 1 số đề nghị, yêu cầu phù hợp mà bản thân mong muốn với người lớn

Bài 2: Phát triển tình bạn đẹp–         Phân tích ý nghĩa của một người bạn

–         Xác định được các yếu tố xây dựng tình bạn đẹp: tôn trọng, chia sẻ, trung thực…

–         Biết cách thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè

–         Biết cách cư xử với bạn cùng giới và bạn khác giới phù hợp

Bài 3: Điều yêu thương– Hiểu được giá trị của những việc làm tốt, việc giúp đỡ mọi người trong cuộc sống

– Biết chia sẻ những việc làm tốt của mình với mọi người

Thể hiện sự yêu thương, giúp đỡ mọi người thông qua lời nói và hành động

– Khuyên nhủ mọi người nên làm nhiều việc tốt trong cuộc sống

– Tích cực thể hiện sự thân thiện qua lời nói và hành động với mọi người hàng ngày

Bài 4: Giữ chữ tín–         Hiểu thế nào là giữ chữ tín

–         Phân tích được ý nghĩa của việc giữ chữ tín

–         Phân tích các biểu hiện của việc giữ chữ tín

–         Thể hiện trách nhiệm với lời nói, giữ chữ tín

Bài 5: Hiểu để được hiểu– Hiểu được thế nào là sự lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ người khác

Hiểu được ý nghĩa của sự lắng nghe, học cách phản hồi thông tin một cách lịch sự

Biết cách phản hồi thông tin sau khi lắng nghe

Biết cách chia sẻ với người khác qua những tình huống thường gặp đơn giản

Tôn trọng quan điểm của người khác

Quan tâm tới cảm xúc của người khác

Bài 6: Trung thực–         Hiểu được thế nào là ttrung thực

–         Phân tích được các biểu hiện thể hiện sự trung thực

–         Bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân về hành vi thiếu trung thực

–         Lên án, nhắc nhở các hành vi thiếu trung thực

Bài 7: Hợp tác vui vẻ–         Hiểu được ý nghĩa của việc làm nhóm

–         Hiểu được những nguyên tắc làm việc nhóm cơ bản

–         Một số cách xử lý tình huống phát sinh khi làm việc nhóm

–         Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng quan điểm của các thành viên trong nhóm

–         Cùng hợp tác, hỗ trợ bạn bè giải quyết nhiệm vụ học tập

Bài 8: Dừng bắt nạt!–         Hiểu được thế nào là bắt nạt

–         Nhận diện được các tình huống xảy ra bắt nạt

–         Phân tích các tình huống xảy ra bắt nạt

–         Biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị bắt nạt

–         Biết cách thể hiện mong muốn, bày tỏ ý kiến quân điểm của bản thân

Bài 9: Ứng phó khi lo lắng–         Nêu được các biểu hiện của lo lắng

–         Xác định được nguyên nhân dẫn đến lo lắng

–         Biết cách ứng phó với sự lo lắng của bản thân

–         Biết cách giải quyết vấn đề của cá nhân

Bài 10: Biết ơn thầy cô giáo– Hiểu được giá trị của lòng biết ơn đối với thầy cô giáo

– Biết cách giao tiếp lịch sự, lễ phép với thầy cô

– Biết cách thể hiện những hành động, lời nói cụ thể để bày tỏ lòng biết ơn, quý trọng đối với thầy cô

Bài 11: Trường học thân thiện– Nhận biết các hình thức mâu thuẫn trong trường học giữa em và những người khác ở trường [mâu thuẫn qua lời nói, qua hành động…]

– Nhận diện nguy cơ bị bắt nạt qua hành động

– Thực hiện được những hành động, lời nói đê xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô

– Đề xuất các phương án giải quyết mâu thuẫn trong trường bằng hành động

Bài 12: Văn hóa học đường–         HS hiểu được thế nào là nét văn hóa

–         Phân tích được nét văn hóa trường học thể hiện qua đâu

–         HS giải thích được lý do cần có đồng phục ở trường học

–         HS mặc đồng phục theo quy định của trường

–         HS thể hiện thái độ tích cực xây dựng văn hóa trường học thông qua hành động

Hoạt động chăm sóc gia đình
Bài 1: Người thân ốm! Làm gì đây?– Nhận diện biểu hiện của một số bệnh ốm hay gặp thường ngày

– Biết và ghi nhớ được một số cách chăm sóc người ốm đơn giản

Hình thành sự nhanh nhẹn, có trách nhiệm trong gia đình

– Rèn luyện kỹ năng quan sát, giúp đỡ

Chủ động giúp đỡ, chia sẻ khi người thân bị ốm

– Tự tin, cố gắng trong quá trình chăm sóc người thân

Bài 2: Sinh nhật đáng nhớ– Biết cách lập kế hoạch chi tiêu cho các món quà chuẩn bị cho người thân trong gia đình

Phát huy sự sáng tạo

– Rèn luyện sự bày tỏ ý kiến cá nhân

Bài 3: Bảo vệ đồ dùng gia đìnhGhi nhớ những đồ dùng gia dụng trong gia đình

– Ghi nhớ cách sử dụng, sắp xếp một số đồ gia dụng thường gặp

Dần biết sử dụng đồ dùng gia dụng một cách cẩn thận

– Hình thành sự tỉ mỉ, khéo léo, tự lập, cẩn trọng trong quá trình sử dụng đồ gia dụng

– Biết lắng nghe những góp ý, dạy bảo của người lớn

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Em biết chi tiêu– Ôn tập về mệnh giá và giá trị của các mệnh giá tiền

– Biết lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý, không bị cám dỗ bởi những quảng cáo, tiếp thị.

Hình thành kỹ năng từ chối những cái xấu

– Rèn luyện sự kiên định

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Tấm lòng cao cả– Nhận diện các đơn vị tổ chức chương trình thiện nguyện, hoạt động xã hội…

– Hiểu được cách thức tổ chức và ý nghĩa của các hành động này

– Tham gia tích cực vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa và hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

– Đề xuất được một số hoạt động kết nối những người sống xung quanh.

Bài 2: Người công dân tốt– Nhận diện thế nào là hoạt động tình nguyện.

– Ý nghĩa của HD tình nguyện

– Thực hành 1 số hoạt động tình nguyện có thể làm

– Tích cực tham gia các hoạt động tập thể lớp, trường và các hoạt động trong gia đình

Bài 3: Ẩm thực quê hương– Nhận thức về văn hóa ẩm thực quê hương

– Kể tên món ăn/uống đặc trưng ở địa phương

– Giới thiệu quảng bá văn hóa ẩm thực quê hương

Bài 4: Bảo vệ bầu khí quyển– Nêu được vai trò của không khí đối với sự sống trên Trái Đất. Trình bày và phân tích thực trạng ô nhiễm không khí hiện nay.

-Rèn luyện khả năng quan sát các biểu hiện thực trạng ô nhiễm môi trường không khí tại nơi em sinh sống.

– Đề xuất các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong lành

Bài 5: Hành tinh xanh–         Nêu được hậu quả tác động tới không khí và cuộc sống từ hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

–         Rèn luyện kĩ năng quan sát và nhận biết các hành vi đúng-sai khi gây ra ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn.

–         Nêu được vai trò của cây xanh đối với cuộc sống

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Bàn tay ta làm nên tất cả-Nêu ra mong muốn của em về ước mơ nghề nghiệp tương lai, sở thích và khả năng của bản thân.

-Rèn luyện khả năng trang trí, khả năng vận đọng khéo léo của đôi tay và khả năng làm việc nhóm để tạo ra sản phẩm chung.

-Rèn luyện sự tỉ mỉ, khéo léo, kiên trì, hợp tác và lắng nghe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bài 2: Nghề nghiệp xưa và nay-Trình bày về bức tranh nghề nghiệp khái quát theo trình tự thời gian. Nếu được một số đặc điểm cơ bản của một nghề, nhóm nghề cụ thể [gắn với thực tiễn địa phương]

-Rèn luyện kĩ năng trình bày, kĩ năng so sánh.

– Rèn luyện khả năng quan sát sự thay đổi cơ bản về đặc điểm cơ bản của một nghề, nhóm nghề cụ thể [gắn với thực tiễn địa phương].

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Tìm kiếm thông minh cùng công nghệ– Nhận biết một số thiết bị công nghệ

– Kể được một số lợi ích/ hạn chế của các thiết bị này với cuộc sống

– Truy cập và tìm kiếm được thông tin qua 1 số trang web phổ biến như google trên một số thiết bị [Smartphone, máy tính…]

– Xây dựng được kế hoạch sử dụng thiết bị công nghệ trong cuộc sống .

– Chủ động tìm kiếm có chọn lọc những thông tin trên các thiết bị công nghệ

– Có ý thức cân bằng thời gian sử dụng các thiết bị công nghệ khi tìm kiếm

Lớp 5:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng chăm sóc và bảo vệ bản thân
Bài 1: Vệ sinh cơ thể–         Nâng cao được ý thức của HS trong việc giữ vệ sinh cá nhân

–         HS biết cách giữ vệ sinh cơ thể thơm tho, sạch sẽ

Bài 2: Dinh dưỡng đầy đủ–         HS liệt kê được các loại thực phẩm

–         HS trình bày được vai trò của các loại thực phẩm trong cuộc sống

–         HS phân tích được điểm tích cực và tiêu cực của thức ăn nhanh

–         HS có ý thức sử dụng thực phẩm tốt cho sức khỏe

–         Hình thành thói quen tốt trong ăn uống, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và không lãng phí đồ ăn; biết nói “không” với thức ăn nhanh

Bài 3: Cơ thể khỏe đẹp–         HS hiểu được vai trò và ý nghĩa của việc tập thể dục, thể thao

–         HS xây dựng được chế độ sinh hoạt phù hợp cho bản thân

–         HS có ý thức rèn luyện thể dục thể thao

–         HS thực hiện các động tác thể dục cơ bản

Bài 4: An toàn với nước–         Nhận diện được những vùng có nước

–         Phân tích mức độ nguy hiểm khi chơi gần vùng nước sâu

–         HS ghi nhớ những lưu ý khi chơi gần vùng nước

–         HS biết cách xử lý trong trường hợp đuối nước

–         Rèn luyện khả năng quan sát, phân tích đánh giá vấn đề

–         Rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm trong việc bảo vệ bản thân

Bài 5: An toàn trong nhà bếp–         HS liệt kê các vật dụng có trong nhà bếp

–         HS xác định được các mối nguy có thể xảy ra trong bếp

–         HS phân tích và xác định biện pháp xử lý

–         Rèn luyện khả năng phân tích, phán đoán vấn đề

–         HS biết cách sử dụng các đồ vật an toàn

Bài 6: Cầm máu vết thương–         HS xác định mức độ nghiêm trọng của vết thương

–         HS xasc định phương pháp cầm máu

–         HS tự giác chuẩn bị các vật dụng cần thiết

–         HS tiến hành cầm máu vết thương

Bài 7: Phòng chống xâm hại tình dục–         HS ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay và PANTS

–         HS chủ động chia sẻ vấn đề của bản thân

–         HS lựa chọn người tin tưởng và biết tìm cách giúp đỡ

Bài 8: Xử lý khi bị bỏng–         HS trình bày được nguyên nhân gây bỏng

–         HS xác định được mức độ bỏng

–         HS biết cách xử lý vết bỏng nhẹ tại chỗ

–         HS biết cách xử lý nếu bị bỏng nặng

Bài 9: An toàn thực phẩm–         HS liệt kê các thực phẩm sử dụng hàng ngày

–         HS liệt kê các món ăn nhanh hay sử dụng

–         HS phân tích được lợi ích và tác hại của đồ ăn nhanh

–         HS biết lựa chọn thực phẩm hợp lý

–         HS nắm được các quy tắc về an toàn thực phẩm

Nhóm rèn luyện bản thân
Bài 1: Tôi cá tính–         HS phân tích và chỉ rõ tính cách của cá nhân và tính cách của bạn mình

–         HS chấp nhận và thừa nhận sự khác biệt

–         HS chấp nhận, tôn trọng suy nghĩ và quan điểm riêng của mỗi người

Bài 2: Sắc màu cảm xúc–       Nhận diện được những cảm xúc thường gặp của người khác

–       Thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của bản thân phù hợp trong một số tình huống đơn giản.

–       Rèn luyện cách thể hiện cảm xúc trong những bối cảnh khác nhau hàng ngày

–       Giảm bớt những hành động, lời nói thể hiện sự ỷ lại vào bố mẹ, người lớn

–       Tạo cho bản thân sự vui vẻ, hòa đồng đúng với lứa tuổi

Bài 3: Chiến lược quản lý cảm xúc– Nhận diện những cảm xúc cơ bản, phân loại cảm xúc và cách thể hiện cảm xúc trong những hoàn cảnh khác nhau

– Hiểu được được ích lợi của việc biết điều chỉnh cảm xúc phù hợp trong một số tình huống đơn giản để có lợi cho bản thân và người đối diện

– Nhận diện được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân

– Biết cách bộc lộ cảm xúc của bản thân trong một số tình huống đơn giản

– Rèn luyện sự kiểm soát cảm xúc tiêu cực, phát huy cảm xúc tích cực với mọi người

– Thể hiện sự vui vẻ, lạc quan trong giao tiếp

– Khuyến khích mọi người bày tỏ những cảm xúc tích cực

– Cảm thông với mọi người trong những tình huống gần gũi hàng ngày

Bài 4: Ai cũng có lòng tự trọng–     HS hiểu được giá trị của lòng tự trọng đối với mỗi con người

–     HS hiểu được rằng ai cũng có lòng tự trọng thông qua những biểu hiện ở các tình huống cụ thể

–     Biết cách giữ gìn lòng tự trọng của mình, không bị cám dỗ hay tác động xấu từ người khác

–     Biết cách từ chối những cái xấu

–     Rèn luyện sự kiên định của mình

Bài 5: Ứng phó với căng thẳng trong học tập–         HS xác định được những biểu hiện của căng thẳng

–         HS xác định được nguyên nhân dẫn tới căng thẳng

–         HS biết cách giải tỏa lo lắng, căng thẳng của bản thân

–         HS tự giác rèn luyện, tập luyện để giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống

Nhóm kỹ năng giao tiếp- ứng xử
Bài 1: Duy trì tình bạn đẹp–         HS nhận diện được những người bạn tốt trong mối quan hệ bạn bè của bản thân

–         HS tiếp tục có những ý tưởng xây dựng và phát triển tình bạn của mình

–         HS cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đẹp

Bài 2: Giữ chữ tín–         Hiểu thế nào là giữ chữ tín

–         Phân tích được ý nghĩa của việc giữ chữ tín

–         Phân tích các biểu hiện của việc giữ chữ tín

–         Thể hiện trách nhiệm với lời nói, giữ chữ tín

Bài 3: Hiểu để được hiểu– Hiểu được thế nào là sự lắng nghe, tiếp nhận thông tin từ người khác

Hiểu được ý nghĩa của sự lắng nghe, học cách phản hồi thông tin một cách lịch sự

Biết cách phản hồi thông tin sau khi lắng nghe

Biết cách chia sẻ với người khác qua những tình huống thường gặp đơn giản

Tôn trọng quan điểm của người khác

Quan tâm tới cảm xúc của người khác

Bài 4: Trung thực–         Hiểu được thế nào là ttrung thực

–         Phân tích được các biểu hiện thể hiện sự trung thực

–         Bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân về hành vi thiếu trung thực

–         Lên án, nhắc nhở các hành vi thiếu trung thực

Bài 5: Hợp tác hiệu quả–         Hiểu được ý nghĩa của việc làm nhóm

–         Hiểu được những nguyên tắc làm việc nhóm cơ bản

–         Một số cách xử lý tình huống phát sinh khi làm việc nhóm

–         Hiểu được ý nghĩa của sự tôn trọng quan điểm của các thành viên trong nhóm

–         Cùng hợp tác, hỗ trợ bạn bè giải quyết nhiệm vụ học tập

Bài 6: Cùng tớ hóa giải mâu thuẫn nhé!–         HS nhận diện được các tình huống xảy ra mâu thuẫn

–         HS phân tích các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

–         HS phân tích tình huống và đưa ra các biện pháp giải quyết

–         HS phân tích và lựa chọn cách giải quyết phù hợp

Bài 7: Biết ơn thầy cô giáo– Hiểu được giá trị của lòng biết ơn đối với thầy cô giáo

– Biết cách giao tiếp lịch sự, lễ phép với thầy cô

– Biết cách thể hiện những hành động, lời nói cụ thể để bày tỏ lòng biết ơn, quý trọng đối với thầy cô

Bài 8: Trường học thân thiện– Thực hiện được những hành động, lời nói đê xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô

– Đề xuất các phương án giải quyết mâu thuẫn trong trường bằng hành động

– Đề xuất các quy tắc ứng xử giữa học sinh với nhau, giữa học sinh với giáo viên

Bài 9: Văn hóa học đường–         HS hiểu được thế nào là nét văn hóa

–         Phân tích được nét văn hóa trường học thể hiện qua đâu

–         HS giải thích được lý do cần có đồng phục ở trường học

–         HS mặc đồng phục theo quy định của trường

–         HS thể hiện thái độ tích cực xây dựng văn hóa trường học thông qua hành động

Bài 10: Giao tiếp cùng mạng xã hội–         Phân tích được những chức năng của mạng xã hội

–         Đánh giá sự tiện lợi của mạng xã hội trong giao tiếp

–         HS biết sử đụng các cách thức giao tiếp khác nhau thông qua mạng xã hội

–         HS ghi nhớ các quy tắc và văn hóa giao tiếp lịch sự trên mạng xã hội

Hoạt động chăm sóc gia đình
Bài 1: Thực đơn tối nay!Nắm được cách lập kế hoạch chi tiêu để chuẩn bị một bữa ăn cho người thân trong gia đình để chúc mừng sinh nhật hay một dịp mừng cá nhân của họ

– Nắm được cách chuẩn bị cách thể hiện sự yêu thương, quý trọng đối với một dịp quan trọng của người thân

Bài 2: Sống khỏe sống vuiNhận biết thế nào là lối sống lành mạnh, vai trò, ý nghĩa của việc sống lành mạnh

– Hiểu và ghi nhớ được những việc và lời nói nên và không nên để đảm bảo có một cuộc sống lành mạnh

– Nhận diện được những tình huống cám dỗ ảnh hưởng đến cuộc sống.

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Em biết chi tiêu– Ôn tập về mệnh giá và giá trị của các mệnh giá tiền

– Biết lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hợp lý, không bị cám dỗ bởi những quảng cáo, tiếp thị.

Có ý thức tiết kiệm, chi tiêu cá nhân hợp lý. – Biết khuyên nhủ, chia sẻ với bạn bè để cùng có ý thức tốt trong việc chi tiêu.

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Dự án nhỏ- ý nghĩa lớnHiểu được giá trị của sự tương thân tương ái trong cuộc sống thông qua việc quyên góp từ tiền tiết kiệm, hoặc đồ dùng làm từ tiền tiết kiệm cá nhân

Quý trọng đồng tiền, biết cảm thông và chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn.

– Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng hợp tác và kỹ năng chia sẻ…

Bài 3: Vòng tay nhân ái– Nhận thức về vai trò của việc xây dựng cộng đồng giàu lòng yêu thương và biết chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn

– Tham gia tích cực các hoạt động xã hội, hoạt động lao động công ích và các lễ hội truyền thống ở địa phương.

– Đánh giá được sự đóng góp và sự tiến bộ của các thành viên khi tham gia hoạt động xã hội.

Bài 4: Làm bạn với đồ tái chế– Nêu và phân tích khái quát về thực tiễn ô nhiễm rác thải rắn [nhựa, thủy tinh], tác hại và ảnh hưởng của rác thải rắn đối với cuộc sống con người.

– Hình thành năng lực giải thích và phân tích, năng trình bày chia sẻ ý kiến.

– Có khả năng đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm rác thải.

Bài 5: Sống xanh cho Trái Đất-Nhận biết được các đặc điểm cơ bản của thực vật nói chung, cây xanh nói riêng. Nắm được các bước thực hiện và nguyên tắc cơ bản của việc trồng cây.

-Có khả năng thực hiện và làm việc nhóm để cùng thực hiện việc trồng cây, chăm sóc vườn tược [trong các địa bàn của cuộc sống, nhà trường, gia đình]

Bài 6: Thói quen và môi trường sống-Trình bày được các tác động tới môi trường sống xuất phát từ thói quen sinh hoạt của con người.

– Rèn luyện khả năng trình bày ý kiến và thuyết phục những người xung quanh thay đổi một số thói quen để bảo vệ môi trường bền vững và lâu dài.

– Có khả năng lập kế hoạch và triển khai hoạt động cụ thể cho ý tưởng “Một giờ mỗi ngày sống xanh cho Trái Đất”.

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Triển lãm nghề nghiệp-Trình bày và chia sẻ hiểu biết của cá nhân và nhóm về các nghề nghiệp hiện nay.

-Rèn luyện khả năng thuyết trình, lựa chọn các loại hình nghệ thuật để thể hiện sự đa dạng của thế giới nghề nghiệp.

-Xây dựng ý thức sẵn sàng tiếp nhận thông tin về nghề và các nhóm nghề nghiệp.

Bài 2: Người thủ lĩnh tài ba-Nêu được một số đặc điểm, phẩm chất cơ bản cần có ở một thủ lĩnh.

-Rèn luyện năng lực tổ chức, kĩ năng sắp xếp và phân công công việc nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

– Nâng cao khả năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm.

-Xây dựng định hướng rèn luyện năng lực và phẩm chất của bản thân, phù hợp với xu hướng và sở trường của mỗi cá nhân

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Công nghệ trong học tập–         HS phân tích những lợi ích của việc sử dụng công nghệ thông tin vào học tập

–         HS trình bày các ứng dụng học tập hay được sử dụng

–         HS phân tích tác hại của việc sử dụng công nghệ thông tin

–         HS biết cách sử dụng công nghệ vào học tập thông minh

3.3 Khung chương trình cho học sinh Trung học cơ sở

Lớp 6:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng xây dựng và rèn luyện bản thân
Bài 1: Định hướng hình ảnh bản thân–         HS xác định được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân

–         HS xác định những điều muốn bản thân cải thiện được

–         HS phân tích, đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp cho bản thân

–         Rèn luyện ý chí kiên định, quyết tâm của HS trong việc thực hiện

Bài 2: Một cơ thể khỏe đẹp–         HS phân tích được ý nghĩa khi có một cơ thể khỏe mạnh

–         HS phân tích và chỉ ra các biện pháp nâng cao sức khỏe của bản thân

Bài 3: Cảm xúc của em–         HS nhận diện và gọi tên được các cảm xúc của bản thân

–         HS biết cách chấp nhận cảm xúc của bản thân

–         HS biết cách thể hiện cảm xúc phù hợp trong các tình huống khác nhau

Bài 4: Mục tiêu học tập–         HS hiểu được mục đích của việc học

–         HS xác định mục tiêu học tập của bản thân

–         HS hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục tiêu

–         Rèn luyện thói quen xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch cho bản thân

Bài 5: Quỹ thời gian hiệu quả–         HS hiểu được lý do cần quản lý thời gian

–         HS liệt kê được các công việc của bản thân

–         HS nắm được các phương pháp quản lý thời gian

–         HS biết lựa chọn công việc ưu tiên và công việc quan trọng của bản thân

Bài 6: Ghi chép hiệu quả bằng sơ đồ tư duy–         HS xác định được các nội dung chính của bài học

–         HS tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung

–         HS biểu diễn nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy

–         Rèn luyện khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của HS

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Kết bạn, làm quen bạn mới–         HS hiểu được ý nghĩa của một người bạn

–         HS biết cách giới thiệu bản thân ấn tượng

–         HS biết cách làm quen, kết bạn trong môi trường mới

Bài 2: Lắng nghe để thấu hiểu–         HS hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe

–         HS phân tích được các biểu hiện của việc lắng nghe tích cực

–         HS hiểu được cảm giác ức chế khi không được đáp ứng nhu cầu nghe

–         HS biết cách thể hiện sự lắng nghe và phản hồi lại thông tin nghe

Bài 3: Hiểu để được hiểu–         HS hiểu thế nào là đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích cách biểu hiện của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích ý nghĩa của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS biết cách thể hiện sự thấu cảm, đồng cảm với người khác

–         HS lan tỏa yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh

Bài 4: Tôi và bạn không giống nhau–         HS phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa những người bạn của mình

–         HS chấp nhận và tôn trọng điểm khác nhau đó

–         HS thể hiện thái độ thân thiện với bạn bè, không chê bai, kỳ thị bạn bè

Bài 5: Nói lời dễ nghe–         HS nhận diện được những lời nói gây tổn thương tới người khác

–         HS lựa chọn cách diễn đạt phù hợp hơn với tình huống

–         HS thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với mọi người

Bài 6: Biết ơn thầy cô giáo–         HS hiểu được vai trò và công ơn của các thầy cô

–         HS thể hiện sự biết ơn các thầy cô thông qua hành động

–         HS quan tâm, lễ phép với các thầy cô

Bài 7: Khi là chủ nhà–         HS liệt kê được các tình huống HS cần đón khách

–         HS hiểu được cách đón tiếp khách khi là chủ nhà

–         Rèn luyện khả năng quan sát, khả năng giao tiếp cho HS

–         HS thể hiện thái độ lịch sự, quan tâm và là một chủ nhà chu đáo

Nhóm kỹ năng xây dựng, chăm sóc gia đình
Bài 1: Cây gia đình–         HS xác định được các thành viên trong gia đình

–         HS xây dựng được các mối liên hệ giữa các thành viên

–         HS biết xác định các mối quan hệ trong gia đình của mình

Bài 2: Gia đình em–         HS giới thiệu về các thành viên trong gia đình

–         HS trình bày được vai trò của gia đình đối với bản thân

–         HS biết cách thể hiện tình yêu thương gia đình của mình

Bài 3: Vai trò của bản thân trong gia đình–         HS phân tích vai trò của bản thân trong gia đình

–         HS phân tích trách nhiệm của mình tương ứng với các vai trò đó

Nhóm kỹ năng xây dựng nhà trường
Bài 1: Trường học thân thiện–         HS xác định vai trò của trường học

–         HS xây dựng được các quy tắc ứng xử trong trường họcc

–         HS thể hiện thái độ thân thiện, yêu thương  với bạn bè, thầy cô trong trường học

Bài 2: Hoạt động trong trường–         HS kể tên các hoạt động ở trường, ở lớp

–         HS hiểu được trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia các hoạt động của trường, lớp

Bài 3: Trường học xanh–         Xác định được tầm quan trọng của thực vật trong nhà trường

–         Thành lập các dự án trồng cây xanh, làm đẹp sân trường, lớp học

Bài 4: Văn minh trong trường học–         HS xác định được các yếu tố tạo nên nét đẹp văn hóa trong trường học

–         HS hiểu thế nào là văn minh

–         HS xây dựng các quy tắc ứng xử phù hợp trong trường

–         Rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm của HS

Bài 5: Trường học sạch sẽ–         HS trình bày được thực trạng vấn đề vệ sinh trong trường

–         HS xây dựng các dự án hoặc chiến dịch giữ gìn trường học xanh- sạch- đẹp

Nhóm kỹ năng xây dựng cộng đồng
Bài 1: Tình làng nghĩa xóm–         Hiểu được vai trò của những người sống xung quanh

–         Biết cách kết nối với những người xung quanh

–         Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm của mình

Bài 2: Bảo vệ môi trường sống–         Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hiện nay

–         Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

–         Thiết kế logo, khẩu hiệu bảo vệ môi trường

Bài 3: Sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý–         Phân tích vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống

–         Phân tích vấn đề “Nếu một ngày không có nước cuộc sống sẽ thế nào?”

–         Đề xuất được các biện pháp tiết kiệm nguồn nước

Bài 4: Lan tỏa yêu thương–         Phân tích được thực trạng những người gặp khó khăn trong cuộc sống

–         Giới thiệu về một trường hợp mà em biết

–         Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những người gặp khó khăn

Bài 5: Xây dựng môi trường xanh–         Đề xuất các chiến dịch xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp

–         Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia thực hiện chiến dịch

Bài 6: Ẩm thực Việt–         Liệt kê các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt

–         Giới thiệu về món ăn đó [tên, xuất xứ, nguồn gốc, ý nghĩa, cách làm…]

Bài 7: Sắc màu văn hóa Việt–         Liệt kê được các dân tộc trên đất nước Việt nam

–         Khám phá nét đặc sắc riêng của các dân tộc

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Cuộc sống lao động–         HS hiểu được về cuộc sống của những người lao động

–         HS thấy được sự đa dạng của cacs loại hình lao động

–         HS xác định được tương lai của bản thân

Bài 2: Giá trị của lao động–         HS hiểu được ý nghĩa của lao động trong cuộc sống

–         HS hiểu được các giá trị mà lao động đem lại

–         Rèn luyện tình yêu lao động, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân

Bài 3: Nghề em yêu–         HS suy nghĩ và lựa chọn một nghề cho bản thân

–         HS trình bày được mong muốn, ước mơ tương lai của bản thân

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Công nghệ và cuộc sống–         HS so sánh được thời đại công nghệ với những thời đại trước đó

–         HS hiểu được ý nghĩa của công nghệ đối với cuộc sống

–         HS liệt kê các ứng dụng, thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay

Bài 2: Thiết lập an toàn thông tin–         HS biết cách tạo tài khoản an toàn khi sử dụng mạng xã hội

–         HS biết nhận diện các ứng dụng đảm bảo sự bảo mật và an toàn thông tin

–         HS ghi nhớ các lưu ý trong việc thiết lập các an toàn về thông tin

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Bài toán chi tiêu–         HS xác định được giá trị của tiền và các mệnh giá

–         HS xác định và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

–         Rèn luyện ý thức chi tiêu tiết kiệm ở HS

Bài 2: Thực đơn hôm nay–         HS liệt kê được các thực phẩm cần có để tạo ra một món ăn cụ thể

–         HS lên kế hoạch và tính toán giá cả để mua được đầy đủ các loại nguyên liệu cần thiết trong giới hạn giá cho trước

Nhóm kỹ năng giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Bài 1: Tuổi dậy thì và những thay đổi cơ thể?–         HS hiểu được về tuổi dậy thì

–         HS trình bày được những thay đổi về cơ thể khi bước vào tuổi dậy thì

–         HS có tâm thế sẵn sàng bước vào tuổi dậy thì

Bài 2: Cảm xúc tuổi dậy thì–         HS phân tích được những thay đổi về mặt cảm xúc ở tuổi dậy thì

–         HS nhận diện những thay đổi trong mối quan hệ của bản thân

–         HS hiểu rằng các cảm xúc tính dục xuất hiện là điều bình thường

Bài 3: Chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì–         HS biết cách vệ sinh bộ phận sinh dục tuổi dậy thì đúng cách

–         HS biết các mẹo giảm mồ hôi của cơ thể

–         HS biết cách chăm sóc mụn trứng cá tuổi dậy thì

–         Tạo cho HS sự tự tin khi bước vào tuổi dậy thì

Bài 4: Giới và vai trò của mỗi giới–         HS hiểu thế nào là giới và giới tính

–         HS phân tích được những kỳ vọng ã hội đặt ra cho mỗi giới

–         HS xác định được các vai trò của bản thân theo giới

Bài 5: Thể hiện cá tính riêng theo giới–         HS hiểu về cách thể hiện của mỗi giới

–         HS thể hiện các tính phù hợp theo giới

Lớp 7:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng xây dựng và rèn luyện bản thân
Bài 1: Xây dựng hình ảnh bản thân–         HS phân tích những đặc điểm của bản thân: tính cách, sở trường, ưu điểm, hạn chế của bản thân…

–         HS xác định được những điểm cần thay đổi ở bản thân để tiếp tục hoàn thiện mình

–         HS đánh giá được những thuận lợi mình đang có để phát triển những tiềm lực hiện tại

Bài 2: Một cơ thể khỏe đẹp–         HS giải thích được lý do cần có một cơ thể khỏe, đẹp

–         HS xây dựng kế hoạch tập luyện thể dục thể thao cho bản thân để tăng cường sức khỏe

–         HS lựa chọn và cân bằng các chất dinh dưỡng trong một bữa ăn

Bài 3: Cảm xúc của em–         HS hiểu được cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau

–         HS gọi tên và chấp nhận các cảm xúc đó

–         HS phân tích được nguyên nhân nảy sinh cảm xúc đó

Bài 4: Quản lý cảm xúc–         HS phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của từng cảm xúc

–         HS biết cách điều hòa cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau

Bài 5: Mục tiêu học tập–         HS phân tích được tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong cuộc sống

–         HS xác định mục tiêu học tập của năm học, kỳ học và môn học

–         HS nắm được nguyên tắc xác định mục tiêu

Bài 6: Quỹ thời gian hiệu quả–         HS lý giải được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian

–         HS liệt kê được các nhiệm vụ, công việc của bản thân

–         HS biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành công việc

–         HS biết các mẹo quản lý thời gian phù hợp [phương pháp 4D, 40-30-20-10…]

–         HS biết cách phân chia thời gian để nâng cao khả năng tập trung của bản thân [pomodoto]

Bài 7: Ghi nhớ hiệu quả–         HS đánh giá được khả năng ghi nhớ của bản thân

–         HS xác định được các nội dung chính của bài học

–         HS tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung

–         HS biểu diễn nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy

–         Rèn luyện khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của HS

Bài 8: Phương pháp học tập phù hợp–         HS hiểu thế nào là phương pháp học tập

–         HS phân tích và xác định phương pháp học tập phù hợp với bản thân

–         HS ghi nhớ các nguyên tắc nâng cao hiệu quả học tập

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Tình bạn đồng giới, khác giới–         HS hiểu được thế nào là tình bạn đồng giới, tình bạn khác giới

–         HS hiểu các nguyên tắc ứng xử trong tình bạn

–         HS có những hành vi cư xử phù hợp với bạn bè

Bài 2: Xây dựng tình bạn đẹp–         HS hiểu được ý nghĩa của một người bạn

–         HS xác định được các yếu tố quan trọng trong tình bạn

–         HS xây dựng được hệ giá trị đối với tình bạn của mình

Bài 3: Lắng nghe để thấu hiểu–         HS hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe

–         HS phân tích được các biểu hiện của việc lắng nghe tích cực

–         HS hiểu được cảm giác ức chế khi không được đáp ứng nhu cầu nghe

–         HS biết cách thể hiện sự lắng nghe và phản hồi lại thông tin nghe

Bài 4: Hiểu để được hiểu–         HS hiểu thế nào là đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích cách biểu hiện của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích ý nghĩa của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS biết cách thể hiện sự thấu cảm, đồng cảm với người khác

–         HS lan tỏa yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh

Bài 5: Tôi và bạn không giống nhau–         HS phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa những người bạn của mình

–         HS chấp nhận và tôn trọng điểm khác nhau đó

–         HS thể hiện thái độ thân thiện với bạn bè, không chê bai, kỳ thị bạn bè

Bài 6: Nói lời yêu thương–         HS nhận diện được những lời nói gây tổn thương tới người khác

–         HS lựa chọn cách diễn đạt phù hợp hơn với tình huống

–         HS thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với mọi người

–         HS nói lời yêu thương tới bạn bè trong lớp

Bài 7: Giải quyết mâu thuẫn–         HS xác định những nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn

–         HS đưa ra các cách giải quyết mâu thuẫn

–         HS phân tích và lựa chọn cách giải quyết hiệu quả

Bài 8: Biết ơn thầy cô giáo–         HS hiểu được vai trò và công ơn của các thầy cô

–         HS thể hiện sự biết ơn các thầy cô thông qua hành động

–         HS quan tâm, lễ phép với các thầy cô

Bài 9: Tiếp khách–         HS liệt kê được các tình huống HS cần đón khách

–         HS hiểu được cách đón tiếp khách khi là chủ nhà

–         Rèn luyện khả năng quan sát, khả năng giao tiếp cho HS

–         HS thể hiện thái độ lịch sự, quan tâm và là một chủ nhà chu đáo

Nhóm kỹ năng xây dựng, chăm sóc gia đình
Bài 1: Gia đình em–         HS thể hiện quan điểm, suy nghĩ của cá nhân về gia đình

–         HS hiểu được các mối quan hệ trong gia đình

–         HS biết xưng hô phù hợp trong các mối quan hệ

–         HS có các hành vi ứng xử phù hợp trong gia đình

Bài 2: Vai trò, trách nhiệm của bản thân trong gia đình–         Học sinh xác định được vai trò của bản thân trong gia đình

–         HS phân tích trách nhiệm của bản thân tương ứng với vai trò đó

–         HS thể hiện sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương tới gia đình mình

Nhóm kỹ năng xây dựng nhà trường
Bài 1: Văn minh trong trường học–         HS xác định được các yếu tố tạo nên nét đẹp văn hóa trong trường học

–         HS hiểu thế nào là văn minh

–         HS xây dựng các quy tắc ứng xử phù hợp trong trường

–         Rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm của HS

Bài 2: Trường học xanh- sạch- đẹp–         HS trình bày được thực trạng vấn đề vệ sinh trong trường

–         HS xây dựng các dự án hoặc chiến dịch giữ gìn trường học xanh- sạch- đẹp

–         HS trang trí lớp học, sân trường thêm đẹp, thêm xanh

Nhóm kỹ năng xây dựng cộng đồng
Bài 1: Tình làng nghĩa xóm–         Hiểu được vai trò của những người sống xung quanh

–         Biết cách kết nối với những người xung quanh

–         Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm của mình

–         Tích cực tham gia các hoạt động tại nơi mình sinh sống

Bài 2: Bảo vệ môi trường sống–         Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hiện nay

–         Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

–         Thiết kế logo, khẩu hiệu bảo vệ môi trường

–         Xây dựng dự án bảo vệ môi trường

Bài 3: Sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý–         Phân tích vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống

–         Phân tích được thực trạng nguồn nước hiện nay [Hiện tượng thiếu nước của Châu Phi]

–         Đề xuất được các biện pháp tiết kiệm nguồn nước

–         Xây dựng ý tưởng tăng nguồn nước ngọt sinh hoạt

Bài 4: Lan tỏa yêu thương–         Phân tích được thực trạng những người gặp khó khăn trong cuộc sống

–         Giới thiệu về một trường hợp mà em biết

–         Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những người gặp khó khăn

Bài 5: Xây dựng môi trường xanh–         Đề xuất các chiến dịch xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp

–         Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia thực hiện chiến dịch

Bài 6: Ẩm thực Việt–         Liệt kê các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt

–         Giới thiệu về món ăn đó [tên, xuất xứ, nguồn gốc, ý nghĩa, cách làm…]

Bài 7: Việt Nam trong tôi–         Liệt kê được các dân tộc trên đất nước Việt nam

–         Khám phá nét đặc sắc riêng của các dân tộc

Bài 8: Vấn nạn hiện nay–         Phân tích thực trạng các vấn nạn hiện nay ở lứa tuổi học đường

–         Đề xuất các biện pháp khắc phục các vấn nạn đó

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Cuộc sống lao động–         HS hiểu được về cuộc sống của những người lao động

–         HS thấy được sự đa dạng của cacs loại hình lao động

–         HS xác định được tương lai của bản thân

Bài 2: Giá trị của lao động–         HS hiểu được ý nghĩa của lao động trong cuộc sống

–         HS hiểu được các giá trị mà lao động đem lại

–         Rèn luyện tình yêu lao động, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân

Bài 3: Mong ước của em–         HS suy nghĩ và lựa chọn một nghề cho bản thân

–         HS trình bày được mong muốn, ước mơ tương lai của bản thân

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Công nghệ và cuộc sống–         HS so sánh được thời đại công nghệ với những thời đại trước đó

–         HS hiểu được ý nghĩa của công nghệ đối với cuộc sống

–         HS liệt kê các ứng dụng, thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay

Bài 2: Thiết lập an toàn thông tin–         HS biết cách tạo tài khoản an toàn khi sử dụng mạng xã hội

–         HS biết nhận diện các ứng dụng đảm bảo sự bảo mật và an toàn thông tin

–         HS ghi nhớ các lưu ý trong việc thiết lập các an toàn về thông tin

Bài 3: Sử dụng công nghệ thông minh trong học tập–         Tìm hiểu về các ứng dụng hay phần mềm trong học tập

–         Đánh giá được mức độ phù hợp của các ứng dụng hay phần mềm học tập đó với bản thân

–         Xây dựng kế hoạch học tập online hợp lý

–         Biết cách tìm kiếm nguồn thông tin chất lượng để giải quyết các nhiệm vụ học tập

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Bài toán chi tiêu–         HS xác định được giá trị của tiền và các mệnh giá

–         HS xác định và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

–         Rèn luyện ý thức chi tiêu tiết kiệm ở HS

Bài 2: Thực đơn hôm nay–         HS liệt kê được các thực phẩm cần có để tạo ra một món ăn cụ thể

–         HS lên kế hoạch và tính toán giá cả để mua được đầy đủ các loại nguyên liệu cần thiết trong giới hạn giá cho trước

Bài 3: Khởi nghiệp–         HS quan sát thực tế và phân tích nhu cầu của những người xung quanh

–         HS xác định được những công việc có thể kiếm them thu nhập từ những nhu cầu thực tiễn đó

–          HS chỉ ra các công việc phù hợp với bản thân

–         HS xây dựng kế hoạch khởi nghiệp

Nhóm kỹ năng giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Bài 1: Tuổi dậy thì và những thay đổi–         HS xác định những dấu hiệu của tuổi dậy thì

–         HS phân tích và chỉ ra những thay đổi về cơ thể tuổi dậy thì

–         HS tự tin, có tâm thế tốt để vượt qua gia đoạn tuổi dậy thì

Bài 2: Chăm sóc cơ thể tuổi dậy thì–         HS biết cách chăm sóc, vệ sinh bộ phân sinh dục tuổi dậy thì

–         HS biết cách xử lý vào những ngày “đèn đỏ” đối với nữ và HS biết cách xử lý sau khi bị mộng tinh đối với nam

–         HS biết một số mẹo trị mụn, giảm mùi cơ thể

Bài 3: Cảm xúc tính dục và xây dựng mối quan hệ lành mạnh–         HS phân tích được những thay đổi về mặt cảm xúc ở tuổi dậy thì

–         HS chỉ ra những thay đổi trong mối quan hệ ở tuổi dậy thì

–         HS nhận diện những cảm xúc tính dục có ở bản thân

–         HS chấp nhận và có cách hành xử phù hợp với cảm xúc tính dục của mình

Bài 4: Giới và vai trò của mỗi giới–         HS hiểu được khái niệm về giới và giới tính

–         HS phân tích được vai trò của các giới đối với xã hội

–         HS biết cách thể hiện  giới phù hợp nhưng vẫn bộc lộ cá tính riêng

Bài 5: Định hướng giới tính–         HS xác định xu hướng tính dục của bản thân

–         HS định hướng giới tính của bản thân mình

–         HS có cách thể hiện giới phù hợp

Bài 6: Bình đẳng giới–         HS hiểu thế nào là bình đẳng giới

–         HS phân tích được thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam

–         HS đề xuất các biện pháp đòi hỏi sự bình đẳng giới

–         HS thiết kế logo, khẩu hiệu, áp phích tuyên truyền về bình đẳng giới

Lớp 8:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng xây dựng và rèn luyện bản thân
Bài 1: Phát triển bản thân–         HS nhận thức đầy đủ về bản thân: điểm mạnh, điểm hạn chế, cơ hội và thách thức đối với bản thân

–         HS phân tích được những đức tính, phẩm chất tốt ở bản thân

–         HS tích cực thể hiện hành vi đẹp trong các mối quan hệ

Bài 2: Quản lý cảm xúc–         HS phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của từng cảm xúc

–         HS biết cách điều hòa cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau

Bài 3: Mục tiêu học tập–         HS phân tích được tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong cuộc sống

–         HS xác định mục tiêu học tập của năm học, kỳ học và môn học

–         HS nắm được nguyên tắc xác định mục tiêu

Bài 4: Quỹ thời gian hiệu quả–         HS lý giải được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian

–         HS liệt kê được các nhiệm vụ, công việc của bản thân

–         HS biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành công việc

–         HS biết các mẹo quản lý thời gian phù hợp [phương pháp 4D, 40-30-20-10…]

–         HS biết cách phân chia thời gian để nâng cao khả năng tập trung của bản thân [pomodoto]

Bài 5: Ghi nhớ hiệu quả–         HS đánh giá được khả năng ghi nhớ của bản thân

–         HS xác định được các nội dung chính của bài học

–         HS tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung

–         HS biểu diễn nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy

–         Rèn luyện khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của HS

Bài 6: Phương pháp học tập phù hợp–         HS hiểu thế nào là phương pháp học tập

–         HS phân tích và xác định phương pháp học tập phù hợp với bản thân

–         HS ghi nhớ các nguyên tắc nâng cao hiệu quả học tập

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Tình bạn đồng giới, khác giới–         Hiểu được về tình bạn đồng giới và khác giới

–         Phân biệt được sự giống và khác nhau trong tình bạn đồng giới và tình bạn khác giới

–         Tìm hiểu, khám phá được sự thú vị của những người bạn khác giới

–         Biết cách cư xử phù hợp trong tình bạn

Bài 2: Phát triển tình bạn đẹp–         HS hiểu được ý nghĩa của một người bạn

–         HS xác định được các yếu tố quan trọng trong tình bạn

–         HS xây dựng được hệ giá trị đối với tình bạn của mình

Bài 3: Lắng nghe để thấu hiểu–         HS hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe

–         HS phân tích được các biểu hiện của việc lắng nghe tích cực

–         HS hiểu được cảm giác ức chế khi không được đáp ứng nhu cầu nghe

–         HS biết cách thể hiện sự lắng nghe và phản hồi lại thông tin nghe

Bài 4: Hiểu để được hiểu–         HS hiểu thế nào là đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích cách biểu hiện của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích ý nghĩa của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS biết cách thể hiện sự thấu cảm, đồng cảm với người khác

–         HS lan tỏa yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh

Bài 5: Tôi và bạn không giống nhau–         HS phân tích được những điểm giống và khác nhau giữa những người bạn của mình

–         HS chấp nhận và tôn trọng điểm khác nhau đó

–         HS thể hiện thái độ thân thiện với bạn bè, không chê bai, kỳ thị bạn bè

Bài 6: Nói lời yêu thương–         HS nhận diện được những lời nói gây tổn thương tới người khác

–         HS lựa chọn cách diễn đạt phù hợp hơn với tình huống

–         HS thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với mọi người

–         HS nói lời yêu thương tới bạn bè trong lớp

Bài 7: Giải quyết mâu thuẫn–         HS xác định những nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn

–         HS đưa ra các cách giải quyết mâu thuẫn

–         HS phân tích và lựa chọn cách giải quyết hiệu quả

Bài 8: Bắt nạt học đường–         HS hiểu được thế nào là bắt nạt học đường

–         HS trình bày được các hình thức bắt nạt

–         HS nhận diện được các tình huống bắt nạt

–         HS phân tích được hậu quả của việc bắt nạt

–         HS xây dựng các giải pháp chống bắt nạt học đường

Bài 9: Biết ơn thầy cô giáo–         HS hiểu được vai trò và công ơn của các thầy cô

–         HS thể hiện sự biết ơn các thầy cô thông qua hành động

–         HS quan tâm, lễ phép với các thầy cô

Bài 10: Tiếp khách–         HS liệt kê được các tình huống HS cần đón khách

–         HS hiểu được cách đón tiếp khách khi là chủ nhà

–         Rèn luyện khả năng quan sát, khả năng giao tiếp cho HS

–         HS thể hiện thái độ lịch sự, quan tâm và là một chủ nhà chu đáo

Nhóm kỹ năng xây dựng, chăm sóc gia đình
Bài 1: Vai trò, trách nhiệm của bản thân trong gia đình–         HS xác định vai trò của bản thân trong gia đình

–         HS phân tích những nhu cầu của bản thân được gia đình đáp ứng

–         HS phân tính và nhìn nhận được trách nhiệm của bản thân trong gia đình

–         HS tự giác chăm sóc bản thân, hoàn thành tốt các công việc của mình

–         HS thể hiện sự yêu thương quan tâm tới những thành viên trong gia đình

Bài 2: Xây dựng gia đình hiện tại–         HS phân tích những ưu điểm và những gì bản thân thấy thỏa mãn trong gia đình của mình

–         HS đánh giá những điều bản thân mong muốn gia đình thay đổi

–         HS đề xuất các biện pháp giúp cải thiện tình hình gia đình mình

–         HS tích cực, chủ động, tiên phong trong việc thay đổi

–         HS biết cách thuyết phục, chia sẻ suy nghĩ, ý kiến của cá nhân với các thành viên trong gia đình

Bài 3: Phân biệt đối xử trong gia đình–         HS hiểu thế nào là phân biệt đối xử

–         HS phân tích, đánh giá thực trạng phân biệt đối xử ở các gia đình Việt hiện nay

–         HS đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trong gia đình

–         HS thiết kế logo, áp phích, vận động, tuyên truyền ủng hộ việc đối xử công bằng trong gia đình

Nhóm kỹ năng xây dựng nhà trường
Bài 1: Văn minh trong trường học–         HS xác định được các yếu tố tạo nên nét đẹp văn hóa trong trường học

–         HS hiểu thế nào là văn minh

–         HS xây dựng các quy tắc ứng xử phù hợp trong trường

–         Rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm của HS

Bài 2: Trường học sạch sẽ–         HS trình bày được thực trạng vấn đề vệ sinh trong trường

–         HS xây dựng các dự án hoặc chiến dịch giữ gìn trường học xanh- sạch- đẹp

–         HS trang trí lớp học, sân trường thêm đẹp, thêm xanh

Nhóm kỹ năng xây dựng cộng đồng
Bài 1: Tình làng nghĩa xóm–         Hiểu được vai trò của những người sống xung quanh

–         Biết cách kết nối với những người xung quanh

–         Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm của mình

–         Tích cực tham gia các hoạt động tại nơi mình sinh sống

Bài 2: Bảo vệ môi trường sống–         Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hiện nay

–         Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

–         Thiết kế logo, khẩu hiệu bảo vệ môi trường

–         Xây dựng dự án bảo vệ môi trường

Bài 3: Sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý–         Phân tích vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống

–         Phân tích được thực trạng nguồn nước hiện nay [về vấn đề ô nhiêm nước, thiếu nước sinh hoạt…]

–         Đề xuất được các biện pháp tiết kiệm nguồn nước

–         Xây dựng ý tưởng tăng nguồn nước ngọt sinh hoạt

Bài 4: Lan tỏa yêu thương–         Phân tích được thực trạng những người gặp khó khăn trong cuộc sống

–         Giới thiệu về một trường hợp mà em biết

–         Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những người gặp khó khăn

Bài 5: Xây dựng môi trường xanh–         Phân tích thực trạng ô nhiễm bầu khí quyển hiện nay

–         Đề xuất các chiến dịch xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp

–         Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia thực hiện chiến dịch

Bài 6: Ẩm thực Việt–         Liệt kê các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt

–         Giới thiệu về món ăn đó [tên, xuất xứ, nguồn gốc, ý nghĩa, cách làm…]

Bài 7: Việt Nam trong tôi–         Liệt kê được các dân tộc trên đất nước Việt nam

–         Khám phá nét đặc sắc riêng của các dân tộc

Bài 8: Đối mặt với tệ nạn xã hội–         Phân tích thực trạng các vấn nạn hiện nay

–         Đề xuất các biện pháp khắc phục các vấn nạn đó

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Cuộc sống lao động–         HS hiểu được về cuộc sống của những người lao động

–         HS thấy được sự đa dạng của các loại hình lao động

–         HS xác định được tương lai của bản thân

Bài 2: Giá trị của lao động–         HS hiểu được ý nghĩa của lao động trong cuộc sống

–         HS hiểu được các giá trị mà lao động đem lại

–         Rèn luyện tình yêu lao động, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân

Bài 3: Thế giới nghề nghiệp–         HS nêu được các ngành nghề truyền thống của dân tộc

–         HS tìm hiểu về các ngành nghề mới xuất hiện trong những năm gần đây

–         HS lựa chọn cho bản thân một lĩnh vực nghề phù hợp

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Công nghệ và cuộc sống–         HS so sánh được thời đại công nghệ với những thời đại trước đó

–         HS hiểu được ý nghĩa của công nghệ đối với cuộc sống

–         HS liệt kê các ứng dụng, thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay

Bài 2: Thiết lập an toàn thông tin–         HS biết cách tạo tài khoản an toàn khi sử dụng mạng xã hội

–         Xác định những mối nguy hiểm trong việc sử dụng mạng xã hội

–         HS biết cách chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội phù hợp

–         HS biết nhận diện các ứng dụng đảm bảo sự bảo mật và an toàn thông tin

–         HS ghi nhớ các lưu ý trong việc thiết lập các an toàn về thông tin

Bài 3: Sử dụng công nghệ thông minh trong học tập–         Tìm hiểu về các ứng dụng hay phần mềm trong học tập

–         Đánh giá được mức độ phù hợp của các ứng dụng hay phần mềm học tập đó với bản thân

–         Xây dựng kế hoạch học tập online hợp lý

–         Biết cách tìm kiếm nguồn thông tin chất lượng để giải quyết các nhiệm vụ học tập

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Bài toán chi tiêu–         HS xác định được giá trị của tiền và các mệnh giá

–         HS xác định và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

–         Rèn luyện ý thức chi tiêu tiết kiệm ở HS

Bài 2: Thực đơn hôm nay–         HS liệt kê được các thực phẩm cần có để tạo ra một món ăn cụ thể

–         HS lên kế hoạch và tính toán giá cả để mua được đầy đủ các loại nguyên liệu cần thiết trong giới hạn giá cho trước

Bài 3: Làm giàu không khó–         HS quan sát thực tế và phân tích nhu cầu của những người xung quanh

–         HS xác định được những công việc có thể kiếm thêm thu nhập từ những nhu cầu thực tiễn đó

–          HS chỉ ra các công việc phù hợp với bản thân

–         HS xây dựng ý tưởng để tăng nguồn thu nhập cho bản thân

Bài 4: Tập kinh doanh–         HS triển khai ý tưởng của bản thân

–         HS trình bày về ý tưởng của bản thân để thu hút các nhà đầu tư

–         HS đánh giá mức độ thực thi và hiệu quả cảu các ý tưởng

–         HS biết cách quảng cáo sản phẩm của bản thân mình

Nhóm kỹ năng giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Bài 1: Chăm sóc cơ thể–         HS biết các chăm sóc cơ thể

–         HS xây dựng chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp lý

–         HS lựa chọn các thực phẩm tươi, sạch

–         HS biết cách từ chối các chất kích thích, các chất gây hại cho cơ thể

Bài 2: Cảm xúc giới tính–         HS nhận diện các cảm xúc của bản thân

–         HS phân tích các biểu hiện của khi có sự rung cảm giới tính

–         HS chấp nhận cảm xúc của mình và phát triển cảm xúc lành mạnh

–         HS có những hành vi ứng xử phù hợp và biết điều chỉnh cảm xúc của mình

Bài 3: An toàn trong tình dục–         HS nhận diện được các hành vi tính dục

–         HS xác định được các hành vi tính dục phù hợp với bản thân

–         HS phân tích được hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm

–         HS trình bày được các biện pháp quan hệ tình dục an toàn

Bài 4: Giới và định hướng giới–         HS hiểu được khái niệm giới, giới tính

–         HS định hướng giới tính cho bản thân

–         HS chấp nhận giới tính của ình và của người khác

–         HS thể hiện giới phù hợp và tôn trọng cách thể hiện giới của mọi người xung quanh

Bài 5: Bình đẳng giới–         HS hiểu thế nào là bình đẳng giới

–         HS đánh giá được thực trạng bình đẳng giới ở Việt nam và một số nước trên thế giới

–         HS đề xuất các giải pháp tuyên truyền, ủng hộ bình đẳng giới

Bài 6: Bạo lực giới–         HS hiểu thế nào là bạo lực giới

–         HS phân tích thực trạng về vấn đề bạo lực giới

–         HS thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề bạo lực giới

–         HS có thái độ phê phán, lên án các hành vi bạo lực giới

Lớp 9:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng xây dựng và rèn luyện bản thân
Bài 1: Phát triển bản thân–         HS nhận thức đầy đủ về bản thân: điểm mạnh, điểm hạn chế, cơ hội và thách thức đối với bản thân

–         HS phân tích được những đức tính, phẩm chất tốt ở bản thân

–         HS tích cực thể hiện hành vi đẹp trong các mối quan hệ

–         HS tự đánh giá bản thân và xây dựng các nguyện vọng để tiếp tục hoàn thiện bản thân

–         Tích cực phát huy, rèn luyện điểm mạnh của bản thân

Bài 2: Quản lý cảm xúc–         HS phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của từng cảm xúc

–         HS biết cách điều hòa cảm xúc của mình trong các tình huống khác nhau

Bài 3: Mục tiêu học tập–         HS phân tích được tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu trong cuộc sống

–         HS xác định mục tiêu học tập của năm học, kỳ học và môn học

–         HS nắm được nguyên tắc xác định mục tiêu

Bài 4: Quỹ thời gian hiệu quả–         HS lý giải được tầm quan trọng của việc quản lý thời gian

–         HS liệt kê được các nhiệm vụ, công việc của bản thân

–         HS biết cách sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành công việc

–         HS biết các mẹo quản lý thời gian phù hợp [phương pháp 4D, 40-30-20-10…]

–         HS biết cách phân chia thời gian để nâng cao khả năng tập trung của bản thân [pomodoto]

Bài 5: Ghi nhớ hiệu quả–         HS đánh giá được khả năng ghi nhớ của bản thân

–         HS xác định được các nội dung chính của bài học

–         HS tìm ra mối liên hệ giữa các nội dung

–         HS biểu diễn nội dung dưới dạng sơ đồ tư duy

–         Rèn luyện khả năng tư duy, khả năng sáng tạo của HS

Bài 6: Phương pháp học tập phù hợp–         HS hiểu thế nào là phương pháp học tập

–         HS phân tích và xác định phương pháp học tập phù hợp với bản thân

–         HS ghi nhớ các nguyên tắc nâng cao hiệu quả học tập

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Xây dựng mối quan hệ lành mạnh–         HS hiểu được ý nghĩa của một người bạn

–         HS xác định được các yếu tố quan trọng trong tình bạn

–         HS xây dựng được hệ giá trị đối với tình bạn của mình

–         HS xác định được các biểu hiện của mối quan hệ không lành mạnh

–         HS biết cách buông bỏ các mối quan hệ không lành mạnh và phát triển các mối quan hệ lành mạnh

Bài 2: Tình yêu tuổi học trò–         HS hiểu được thế nào là tình yêu

–         HS nhận diện các biểu hiện trong tình yêu tuổi học trò

–         HS đưa ra quan điểm của bản thân về tình yêu tuổi học trò

–         HS biết các điểm dừng trong cách thể hiện tình yêu của mình

Bài 3: Lắng nghe để thấu hiểu–         HS hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe

–         HS phân tích được các biểu hiện của việc lắng nghe tích cực

–         HS hiểu được cảm giác ức chế khi không được đáp ứng nhu cầu nghe

–         HS biết cách thể hiện sự lắng nghe và phản hồi lại thông tin nghe

–         HS đồng cảm, thấu cảm với mọi người, biết quan tâm tới mọi người

–         HS sống yêu thương, chan hòa

Bài 4: Hiểu để được hiểu–         HS hiểu thế nào là đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích cách biểu hiện của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS phân tích ý nghĩa của sự đồng cảm, thấu cảm

–         HS biết cách thể hiện sự thấu cảm, đồng cảm với người khác

–         HS lan tỏa yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh

Bài 5: Giải quyết mâu thuẫn–         HS xác định những nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn

–         HS đưa ra các cách giải quyết mâu thuẫn

–         HS phân tích và lựa chọn cách giải quyết hiệu quả

Bài 6: Bắt nạt qua mạng xã hội–         HS hiểu được thế nào là bắt nạt

–         HS trình bày được các hình thức bắt nạt trên mạng xã hội

–         HS nhận diện được các tình huống bắt nạt

–         HS phân tích được hậu quả của việc bắt nạt

–         HS xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề bắt nạt qua mạng xã hội

–         HS thể hiện sự lịch sự, văn minh khi sử dụng mạng xã hội

Bài 7: Biết ơn thầy cô giáo–         HS phân tích và chỉ ra các công lao của thầy cô

–         HS chia sẻ về người thầy, cô đáng nhớ

–         HS biết cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện sự biết ơn tới các thầy cô

–         HS có thái độ lễ pháp, lịch sự, tôn trọng và lắng nghe thầy, cô giáo

–         HS xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi với giáo viên

Bài 8: Ứng phó với căng thẳng, lo âu–         HS hiểu được các biểu hiện của cả giác căng thẳng, lo âu

–         HS chấp nhận cảm giác của mình

–         HS phân tích được các tình huống xảy ra căng thẳng, lo âu

–         HS biết cách ứng phó căng thẳng, lo âu của bản thân

Nhóm kỹ năng xây dựng, chăm sóc gia đình
Bài 1: Gia đình tương lai–         HS hình dung được về gia đình tương lai của bản thân

–         HS phân tích được vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình tương lai

–         HS hiểu được những cố gắng của bản thân mình ở hiện tại để đạt được những ước muốn ở tương lai

–         HS nỗ lực, cố gắng trong học tập

–         Rèn luyện ở HS sự trách nhiệm đối với bản thân và với những người xung quanh

Bài 2: Đối xử trong gia đình–         HS phân tích về thực trạng cách đối xử trong gia đình

–         HS phân tích, đánh giá hệ quả của các cách đối xử đó

–         HS xây dựng và đưa ra cách đối xử phù hợp

Bài 3: Bạo lực trong gia đình–         HS phân tích thực trạng bạo lực gia đình hiện nay ở Việt nam và trên Thế giới

–         HS phân tích hậu quả của bạo lực gia đình

–         HS xác định những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình

–         HS đề xuất các biện pháp chống lại bạo lực trong gia đình

Nhóm kỹ năng xây dựng nhà trường
Bài 1: Văn minh trong trường học–         HS xác định được các yếu tố tạo nên nét đẹp văn hóa trong trường học

–         HS hiểu thế nào là văn minh

–         HS xây dựng các quy tắc ứng xử phù hợp trong trường

–         Rèn luyện tính tự giác, trách nhiệm của HS

Bài 2: Trường học sạch sẽ–         HS trình bày được thực trạng vấn đề vệ sinh trong trường

–         HS xây dựng các dự án hoặc chiến dịch giữ gìn trường học xanh- sạch- đẹp

–         HS trang trí lớp học, sân trường thêm đẹp, thêm xanh

Nhóm kỹ năng xây dựng cộng đồng
Bài 1: Tình làng nghĩa xóm–         Hiểu được vai trò của những người sống xung quanh

–         Biết cách kết nối với những người xung quanh

–         Thể hiện được sự quan tâm, giúp đỡ những người hàng xóm của mình

–         Tích cực tham gia các hoạt động tại nơi mình sinh sống

–         Xây dựng tình làng nghĩa xóm gắn bó, khăng khít và keo sơn

–         Thể hiện thái độ thân thiện với hàng xóm và cộng đồng

Bài 2: Bảo vệ môi trường sống–         Phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hiện nay

–         Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường

–         Thiết kế logo, khẩu hiệu bảo vệ môi trường

–         Xây dựng dự án bảo vệ môi trường

Bài 3: Sử dụng nguồn tài nguyên nước hợp lý–         Phân tích vai trò của nguồn nước đối với cuộc sống

–         Phân tích được thực trạng nguồn nước hiện nay [về vấn đề ô nhiêm nước, thiếu nước sinh hoạt…]

–         Đề xuất được các biện pháp tiết kiệm nguồn nước

–         Xây dựng ý tưởng tăng nguồn nước ngọt sinh hoạt

–         Đề xuất các chương trình tiết kiệm nước trong nhà trường và nơi mình sinh sống

Bài 4: Lan tỏa yêu thương–         Phân tích được thực trạng những người gặp khó khăn trong cuộc sống

–         Giới thiệu về một trường hợp mà em biết

–         Xây dựng kế hoạch giúp đỡ những người gặp khó khăn

Bài 5: Xây dựng môi trường xanh–         Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kinh và những ảnh hưởng của nó

–         Đề xuất các chiến dịch xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp

–         Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia thực hiện chiến dịch

Bài 6: Ẩm thực Việt–         Liệt kê các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa Việt

–         Giới thiệu về món ăn đó [tên, xuất xứ, nguồn gốc, ý nghĩa, cách làm…]

Bài 7: Việt Nam trong tôi–         Liệt kê được các dân tộc trên đất nước Việt nam

–         Khám phá nét đặc sắc riêng của các dân tộc

Bài 8: Đối mặt với tệ nạn xã hội–         Phân tích thực trạng các vấn nạn hiện nay

–         Đề xuất các biện pháp khắc phục các vấn nạn đó

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Cuộc sống lao động–         HS hiểu được về cuộc sống của những người lao động

–         HS thấy được sự đa dạng của cacs loại hình lao động

–         HS xác định được tương lai của bản thân

Bài 2: Giá trị của lao động–         HS hiểu được ý nghĩa của lao động trong cuộc sống

–         HS hiểu được các giá trị mà lao động đem lại

–         Rèn luyện tình yêu lao động, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân

Bài 3: Nghề em chọn–         HS nêu được các ngành nghề truyền thống của dân tộc

–         HS tìm hiểu về các ngành nghề mới xuất hiện trong những năm gần đây

–         HS lựa chọn cho bản thân một lĩnh vực nghề phù hợp

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Công nghệ và cuộc sống–         HS so sánh được thời đại công nghệ với những thời đại trước đó

–         HS hiểu được ý nghĩa của công nghệ đối với cuộc sống

–         HS liệt kê các ứng dụng, thiết bị được sử dụng rộng rãi hiện nay

Bài 2: Thiết lập an toàn thông tin–         HS biết cách tạo tài khoản an toàn khi sử dụng mạng xã hội

–         Xác định những mối nguy hiểm trong việc sử dụng mạng xã hội

–         HS biết cách chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội phù hợp

–         HS biết nhận diện các ứng dụng đảm bảo sự bảo mật và an toàn thông tin

–         HS ghi nhớ các lưu ý trong việc thiết lập các an toàn về thông tin

Bài 3: Sử dụng công nghệ thông minh trong học tập–         Tìm hiểu về các ứng dụng hay phần mềm trong học tập

–         Đánh giá được mức độ phù hợp của các ứng dụng hay phần mềm học tập đó với bản thân

–         Xây dựng kế hoạch học tập online hợp lý

–         Biết cách tìm kiếm nguồn thông tin chất lượng để giải quyết các nhiệm vụ học tập

Bài 4: Kết nối bằng công nghệ–         HS xây dựng những nhóm hoặc cộng đồng trên mạng xã hội

–         HS định hướng nội dung và hướng phát triển cộng đồng của mình

–         HS xây dựng văn hóa mạng xã hội văn minh, lịch sự

–         HS biết cách kết nối mọi người với nhau và cùng nhau xây dựng hệ giá trị tốt đẹp

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Bài toán chi tiêu–         HS xác định được giá trị của tiền và các mệnh giá

–         HS xác định và lên kế hoạch chi tiêu hợp lý

–         Rèn luyện ý thức chi tiêu tiết kiệm ở HS

Bài 2: Chiến dịch lợi nhuận–         HS đánh giá và tìm yếu tố tiềm năng trong dự án kinh doanh của bản thân

–         HS xây dựng được ý tưởng kinh doanh dựa trên sự đánh giá nhu cầu của bản thân

–         HS xây dựng các chiến dịch về phong cách, quảng cáo sản phẩm… để thu hút khách hàng

Nhóm kỹ năng giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản
Bài 1: An toàn trong tình dục–         HS nhận diện được các hành vi tính dục

–         HS xác định được các hành vi tính dục phù hợp với bản thân

–         HS phân tích được hậu quả của việc quan hệ tình dục sớm

–         HS trình bày được các biện pháp quan hệ tình dục an toàn

Bài 2: Vô sinh–         HS hiểu thế nào là vô sinh

–         HS đánh giá thực trạng vô sinh hiện nay

–         HS xác định những nguyên nhân dân đến vô sinh

–         HS xác định các biện pháp phòng tránh vô sinh

Bài 3: Giới và định hướng giới–         HS hiểu được khái niệm giới, gới tính

–         HS định hướng giới tính cho bản thân

–         HS chấp nhận giới tính của mình và của người khác

–         HS thể hiện giới phù hợp và tôn trọng cách thể hiện giới của mọi người xung quanh

Bài 4: Bình đẳng giới–         HS hiểu thế nào là bình đẳng giới

–         HS đánh giá được thực trạng bình đẳng giới ở Việt nam và một số nước trên thế giới

–         HS đề xuất các giải pháp tuyên truyền, ủng hộ bình đẳng giới

Bài 5: Bạo lực giới–         HS hiểu thế nào là bạo lực giới

–         HS phân tích thực trạng về vấn đề bạo lực giới

–         HS thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề bạo lực giới

–         HS có thái độ phê phán, lên án các hành vi bạo lực giới

Bài 6: Định kiến giới–         HS hiểu thế nào là định kiến giới

–         HS phân tích được thực trạng định kiến giới trong xã hội hiện nay

–         HS giải thích được những áp lực do định kiến giới mang lại cho mỗi giới

–         HS xây dựng các biện pháp chống định kiến giới

3.4 Khung chương trình cho học sinh Trung học phổ thông

Lớp 10:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng xây dựng và rèn luyện bản thân
Bài 1: Tôi là ai?–         HS đánh giá và có nhận thức đầy đủ về bản thân: sở thích, điểm mạnh, điểm hạn chế…

–         HS hiểu những mong muốn, nguyện vọng của bản thân

–         HS xây dựng được ý tưởng, quan điểm và hệ giá trị cho bản thân

Bài 2: Tôi trong mắt bạn–         HS trình bày được suy nghĩ, ý kiến của bản thân

–         HS đánh giá được những điểm mạnh của bạn bè

–         HS thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa bạn bè

–         HS nhận diện được những điều có thể học hỏi từ bạn bè để cải thiện và hoàn thiện bản thân

Bài 3: Học tập hiệu quả–         HS xác định được các mục tiêu học tập

–         HS xây dựng kế hoạch học tập chi tiết

–         HS xác định phương pháp học tập phù hợp với bản thân

Bài 4: Đời sống lành mạnh–         HS xác định được vai trò của các thực phẩm đối với cơ thể

–         HS phân tích được mức độ ảnh hưởng của các chất kích thích, thức ăn nhanh… đối với cơ thể

–         HS xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý

–         HS biết cách từ chối những lờ rủ rê sử dụng chất kích thích của bạn bè, những người xung quanh

Bài 5: Cải thiện sự tập trung–         HS đánh giá được tác động của sự tập trung đến hiệu quả học tập

–         HS biết cách xây dựng không gian học tập hiệu quả

Bài 6: Giải quyết lo âu–         HS phân tích được các biểu hiện của lo âu

–         HS xác định được nguyên nhân dẫn đến lo âu

–         HS phân tích và đưa ra các giải pháp ứng phó với lo âu của bản thân

–         HS tự giác rèn luyện hành vi của bản thân

Bài 7: Ứng phó với căng thẳng–         HS phân tích được các biểu hiện của căng thẳng

–         HS xác định được nguyên nhân dẫn đến căng thẳng

–         HS phân tích và đưa ra các giải pháp ứng phó với căng thẳng của bản thân

–         HS tự giác rèn luyện hành vi của bản thân

Bài 8: Quản lý thời gian–         HS hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian

–         HS biết cách sử dụng ma trận quản lý thời gian

–         HS xác định được các yếu tố “ăn cắp thời gian”

–         HS hiểu được hậu quả cảu việc trì hoãn

–         HS biết cách vượt qua sự trì hoãn của bản thân

Bài 9: Kỹ năng vượt sướng–         HS phân tích được thực trạng cuộc sống của bản thân hiện nay

–         HS hiểu được vì sao cần “vượt sướng”

–         HS tìm kiếm động lực cho bản thân

–         Rèn luyện sự kiên trì, kiên định và tinh thần trách nhiệm của bản thân

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Chúng ta khác nhau–         HS suy nghĩ, phân tích và đánh giá điểm giống và khác nhau của mình với bạn của mình hoặc những người trong cùng nhóm bạn

–         HS tôn trọng sự khác biệt giữa những người bạn

–         HS thể hiện sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

Bài 2: Người bạn tốt–         HS chia sẻ về người bạn của mình

–         HS hình thành quan điểm về một người bạn tốt

–         HS xác định các yếu tố cần thiết trong tình bạn

–         HS xây dựng cho bản thân hệ giá trị phù hợp

Bài 3: Xây dựng mối quan hệ lành mạnh–         HS phân tích và xác định các biểu hiện của một mối quan hệ lành mạnh

–         HS đánh giá được các mối quan hệ của bản thân

–         HS xác định sự phát triển của các mối quan hệ

–         HS biết cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ

Bài 4: Giải quyết mâu thuẫn–         HS nhận diện được các mâu thuẫn đang xảy ra

–         HS giải thích được tại sao “Mọi mâu thuẫn đều là mâu thuẫn lợi ích”

–         HS biết cách cân bằng lợi ích của mọi người trong việc giải quyết mâu thuẫn

–         Rèn luyện khả năng phân tích giải quyết vấn đề, khả năng tư duy phản biện và khả năng lãnh đạo

Bài 5: Vấn đề bắt nạt, bạo lực học đường và những giải pháp–         HS đánh giá thực trạng bắt nạt, bạo lực học đường hiện nay

–         HS phân tích các hình thức bắt nạt và bạo lực trong học đường hiện nay

–         HS phân tích và đề xuất các giải pháp phòng tránh bắt nạt, bạo lực xảy ra

–         HS thể hiện sự lên án những hành vi bắt nạt, bạo lực học đường bằng hành động

–         Rèn luyện tính trách nhiệm, mẫu mực ở HS

–         Rèn luyện khả năng quan sát, tư duy phản biện của HS

Bài 6: Lời hay ý đẹp–         HS nhận diện tác động của những lời nói khác nhau trong các tình huống khác nhau

–         HS hiểu được thông qua lời nói sẽ thể hiện sắc thái cảm xúc, thái độ của người nói tới người nghe

–         HS phân tích được những lời nói thể hiện sự tức giận, áp đạt sẽ đem lại hậu quả như thế nào

–         HS hiểu được chỉ thay đổi cách ứng xử và sử dụng lời nói khác sẽ thay đổi diễn biến của tình huống

–         HS biết điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc của mình để nói lời hay ý đẹp

Bài 7: Tình yêu của tôi–         HS hiểu thế nào là tình yêu

–         HS phân tích biểu hiện của một tình yêu chân thành

–         HS nhận diện được tình yêu của bản thân và những dấu hiệu trong tình yêu đó đang truyền đến thông điệp gì

–         HS đưa ra lựa chọn cho các mối quan hệ của bản thân: Dừng lại hay tiếp tục

Bài 8: Bạo lực trong tình yêu–         HS phân tích thực trạng sử dụng bạo lực trong mối quan hệ tình cảm của thanh niên hiện nay thông qua các tình huống

–         HS phân tích hậu quả của các mối quan hệ đó

–         HS trình bày quan điểm và đưa ra các giải pháp

Bài 9: Nhớ ơn công trồng người–         HS chia sẻ về người giáo viên em yêu quý nhất, những điều giáo viên đã giúp đỡ, chia sẻ…

–         HS tự làm những món quà nhỏ và gửi lời yêu thương tới thầy, cô giáo

Bài 10: Hợp tác–         HS hiểu thế nào là hợp tác

–         Phân tích các mối quan hệ hợp tác trong nước

–         Đánh giá được hiệu quả của việc hợp tác

–         Phân tích và đánh giá được ý nghĩa của việc hợp tác

Bài 11: Tôn trọng thành quả lao động–         HS hiểu về ý nghĩa, giá trị của lao động đem lại trong cuộc sống

–         HS phân tích các thành quả lao động khác nhau từ các nghề nghiệp khác nhau [điều kiện lao động, thời gian lao động, thời lượng lao động, sức lao động, sản phẩm lao động…]

–         HS thực hiện bài toán quy đổi giá trị của các sản phẩm lao động

–         HS thể hiện thái độ tôn trọng các thành quả lao động bằng hành động

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển gia đình
Bài 1: Nền tảng gia đình–         HS đưa ra quan điểm về gia đình

–         HS xây dựng các yếu tố tạo nên gia đình

–         HS phân tích để đưa ra quan điểm về cách tạo dựng nền tảng gia đình vững mạnh

–         HS phân tích trách nhiệm của mối người trong việc xây dựng gia đình

–         HS xác định được trách nhiệm của bản thân và cố gắng, nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình

Bài 2: Một người trụ cột–         HS nhận diện sự thay đổi vai trò của bản thân trong gia đình

–         HS phân tích các biểu hiện để thấy sự tự lập, tự chủ và sự trưởng thành của bản thân trong gia đình hiện nay

–         HS xác định được những nhiệm vụ của một người “trụ cột” nên làm

Bài 3: Lời chưa nói–         HS phân tích, đánh giá những nhu cầu bản thân được thỏa mãn, đáp ứng trong gia đình của mình

–         HS trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề “Nói lời cảm ơn- xin lỗi với cha mẹ sao khó tới vậy?”

–         HS suy nghĩ, quan sát và thấu hiểu sự vất vả, nỗ lực của cha mẹ

–         HS bày tỏ lời cảm ơn tới cha mẹ của mình

Bài 4: Nói sao cho cha mẹ chịu lắng nghe?–         HS phân tích thực trạng mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình hiện nay

–         HS đưa ra quan điểm của bản thân về các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

–         HS đề xuất và tìm cách giải quyết mâu thuẫn

–         HS lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp, điều chỉnh cảm xúc của bản thân

–         HS xây dựng sự kết nối, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Việc nhỏ ý to–         Xác định được vai trò của bản thân đối với cộng đồng, xã hội

–         Phân tích trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển xã hội

Bài 2: Xây dựng môi trường xanh–         Nhận định được thế nào là môi trường xanh

–         Xác định vai trò của bản thân trong việc xây dựng môi trường xanh

–         Phân tích và chỉ ra các hành vi có tác động tích cực tới môi trường

Bài 3: Chiến dịch môi trường–       Phân tích được các vấn đề đang tồn tại gay ảnh hưởng tới môi trường

–       Xây dựng các chiến dịch xử lý chất thải rắn, chiến dịch bảo vệ nguồn nước, chiến dịch bảo vệ tài nguyên đất, chiến dịch sử dụng các nguồn nguyên liệu, chiến dịch bảo vệ bầu khí quyển, các chiến dịch phòng chống đại dịch hay hiểm họa phát sinh…

–       Tuyên truyền, vận động và lan tỏa các chiến dịch

Bài 4: Quyền con người–       HS tìm hiểu về quyền của con người

–       Từ những hiểu biết về quyền con người học sinh đánh giá về việc thực hiện quyền con người thông qua các tình huống khác nhau trong cuộc sống

–       HS biết đánh giá và lên tiếng bảo vệ quyền con người

Bài 5: Đấu tranh vì chính nghĩa–       HS phân tích và đưa ra thực trạng về những hành vi vi phạm chủ quyền, gây ảnh hưởng tới ca nước khác của một số nước trên thế giới

–       HS đấu tranh vì chính nghĩa thông qua hành động

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Khám phá bản thân–         HS tìm hiểu những sở thích, hứng thú, nhu cầu về nghề nghiệp của bản thân

–         HS xác định được khả năng, năng lực của bản thân để lựa chọn các nhóm nghề phù hợp

Bài 2: Nghề em chọn–         HS lựa chọn một số nghề trong các nhóm nghề phù hợp với bản thân mình

–         HS giải thích sự lựa chọn của bản thân

–         HS tìm hiểu về các nghề mà mình đã lựa chọn

Bài 3: Nghề nào phù hợp với em–         HS trình bày quan điểm về việc chọn nghề

–         HS đưa ra quan điểm của bản thân về sự phù hợp nghề

–         HS đánh giá và xây dựng tiêu chí về sự phù hợp nghề

Bài 4: Thế giới nghề nghiệp–         HS tìm hiểu các thông tin về nghề và các trường đào tạo nghề

–         HS tìm hiểu về các yêu cầu nghề và những đòi hỏi nghề đặt ra

Bài 5: Thị trường lao động–         HS tìm hiểu về thị trường lao động hiện nay

–         HS đánh giá được các cơ hội và thách thức hiện nay

Bài 6: Cơ hội mới–         HS tìm hiểu và trình bày các nghề “hot” trong những năm gần đây

–         HS tìm hiểu và trình bày về các nghề mới xuất hiện trên bản đồ nghề nghiệp

–         HS dự đoán sự phát triển nghề trong thời gian tới

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Phòng chống lừa đảo trên mạng xã hội–         HS đánh giá được mặt tính cực và tiêu cực của mạng xã hội

–         HS nhận điện các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội

–         HS biết cách phòng chống lừa đảo trên mạng xã hội

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Khởi nghiệp–         HS phân tích những trường hợp thiếu niên khởi nghiệp trong thực tế

–         HS đánh giá thị trường và nhu cầu của những người xung quanh

–         HS xác định những công việc mình có thể làm để đáp ứng nhu cầu đó

–         HS xác định thị trường tiêu thụ của bản thân

–         HS xây dựng và thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình

Bài 2: Làm sao để kiếm được lợi nhuận–         HS phát triển ý tưởng khởi nghiệp của bản thân

–         HS biết cách giới thiệu về sản phẩm

–         HS biết cách mở rộng đối tượng tiêu thụ

–         HS biết cách thu hút và kết nối các nguồn lực

Bài 3: Lời khuyên của các nhà kinh doanh–         HS tìm hiểu, phân tích các lời khuyên của các nhà kinh doanh nổi tiếng

–         HS rút ra các bài học cho riêng mình

–         Rèn luyện ở HS tư duy phản biện, sự khác tạo, tinh thần hợp tác…

Lớp 11:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng xây dựng và rèn luyện bản thân
Bài 1: Mong muốn của tôi–         HS đánh giá và có nhận thức đầy đủ về bản thân: sở thích, điểm mạnh, điểm hạn chế…

–         HS hiểu những mong muốn, nguyện vọng của bản thân

–         HS xây dựng được ý tưởng, quan điểm và hệ giá trị cho bản thân

Bài 2: Người trưởng thành–         HS hiểu được vai trò và những công việc của người trưởng thành

–         HS xây dựng cho mình lý tưởng sống, ước mơ của bản thân

–         HS suy nghĩ, xác định mục tiêu về cuộc sống tương lai để định hướng phát triển cho hiện tại

Bài 3: Học tập hiệu quả–         HS xác định được các mục tiêu học tập

–         HS xây dựng kế hoạch học tập chi tiết

–         HS xác định phương pháp học tập phù hợp với bản thân

Bài 4: Đời sống lành mạnh–         HS xác định được vai trò của các thực phẩm đối với cơ thể

–         HS phân tích được mức độ ảnh hưởng của các chất kích thích, thức ăn nhanh… đối với cơ thể

–         HS xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý

–         HS biết cách từ chối những lờ rủ rê sử dụng chất kích thích của bạn bè, những người xung quanh

Bài 5: Cải thiện sự tập trung–         HS đánh giá được tác động của sự tập trung đến hiệu quả học tập

–         HS biết cách xây dựng không gian học tập hiệu quả

Bài 6: Giải quyết lo âu–         HS phân tích được các biểu hiện của lo âu

–         HS xác định được nguyên nhân dẫn đến lo âu

–         HS phân tích và đưa ra các giải pháp ứng phó với lo âu của bản thân

–         HS tự giác rèn luyện hành vi của bản thân

Bài 7: Ứng phó với căng thẳng–         HS phân tích được các biểu hiện của căng thẳng

–         HS xác định được nguyên nhân dẫn đến căng thẳng

–         HS phân tích và đưa ra các giải pháp ứng phó với căng thẳng của bản thân

–         HS tự giác rèn luyện hành vi của bản thân

Bài 8: Quản lý thời gian–         HS hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian

–         HS biết cách sử dụng ma trận quản lý thời gian

–         HS xác định được các yếu tố “ăn cắp thời gian”

–         HS hiểu được hậu quả cảu việc trì hoãn

–         HS biết cách vượt qua sự trì hoãn của bản thân

Bài 9: Kỹ năng vượt sướng–         HS phân tích được thực trạng cuộc sống của bản thân hiện nay

–         HS hiểu được vì sao cần “vượt sướng”

–         HS tìm kiếm động lực cho bản thân

–         Rèn luyện sự kiên trì, kiên định và tinh thần trách nhiệm của bản thân

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Chúng ta khác nhau–         HS suy nghĩ, phân tích và đánh giá điểm giống và khác nhau của mình với bạn của mình hoặc những người trong cùng nhóm bạn

–         HS tôn trọng sự khác biệt giữa những người bạn

–         HS thể hiện sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

Bài 2: Người bạn tri kỷ–         HS chia sẻ về người bạn của mình

–         HS hình thành quan điểm về một người bạn tốt

–         HS xác định các yếu tố cần thiết trong tình bạn

–         HS xây dựng cho bản thân hệ giá trị phù hợp

Bài 3: Xây dựng mối quan hệ lành mạnh–         HS phân tích và xác định các biểu hiện của một mối quan hệ lành mạnh

–         HS đánh giá được các mối quan hệ của bản thân

–         HS xác định sự phát triển của các mối quan hệ

–         HS biết cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ

Bài 4: Giải quyết mâu thuẫn–         HS nhận diện được các mâu thuẫn đang xảy ra

–         HS giải thích được tại sao “Mọi mâu thuẫn đều là mâu thuẫn lợi ích”

–         HS biết cách cân bằng lợi ích của mọi người trong việc giải quyết mâu thuẫn

–         Rèn luyện khả năng phân tích giải quyết vấn đề, khả năng tư duy phản biện và khả năng lãnh đạo

Bài 5: Vấn đề bắt nạt, bạo lực học đường và những giải pháp–         HS đánh giá thực trạng bắt nạt, bạo lực học đường hiện nay

–         HS phân tích các hình thức bắt nạt và bạo lực trong học đường hiện nay

–         HS phân tích và đề xuất các giải pháp phòng tránh bắt nạt, bạo lực xảy ra

–         HS thể hiện sự lên án những hành vi bắt nạt, bạo lực học đường bằng hành động

–         Rèn luyện tính trách nhiệm, mẫu mực ở HS

–         Rèn luyện khả năng quan sát, tư duy phản biện của HS

Bài 6: Lời hay ý đẹp–         HS nhận diện tác động của những lời nói khác nhau trong các tình huống khác nhau

–         HS hiểu được thông qua lời nói sẽ thể hiện sắc thái cảm xúc, thái độ của người nói tới người nghe

–         HS phân tích được những lời nói thể hiện sự tức giận, áp đạt sẽ đem lại hậu quả như thế nào

–         HS hiểu được chỉ thay đổi cách ứng xử và sử dụng lời nói khác sẽ thay đổi diễn biến của tình huống

–         HS biết điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc của mình để nói lời hay ý đẹp

Bài 7: Tình yêu của tôi–         HS hiểu thế nào là tình yêu

–         HS phân tích biểu hiện của một tình yêu chân thành

–         HS nhận diện được tình yêu của bản thân và những dấu hiệu trong tình yêu đó đang truyền đến thông điệp gì

–         HS đưa ra lựa chọn cho các mối quan hệ của bản thân: Dừng lại hay tiếp tục

Bài 8: Bạo lực trong tình yêu–         HS phân tích thực trạng sử dụng bạo lực trong mối quan hệ tình cảm của thanh niên hiện nay thông qua các tình huống

–         HS phân tích hậu quả của các mối quan hệ đó

–         HS trình bày quan điểm và đưa ra các giải pháp

Bài 9: Nhớ ơn công trồng người–         HS chia sẻ về người giáo viên em yêu quý nhất, những điều giáo viên đã giúp đỡ, chia sẻ…

–         HS tự làm những món quà nhỏ và gửi lời yêu thương tới thầy, cô giáo

Bài 10: Hợp tác–         HS hiểu thế nào là hợp tác

–         Phân tích các mối quan hệ hợp tác quốc tế, các mối quan hệ hớp tác song phương và đa phương

–         Đánh giá được hiệu quả của việc hợp tác, nhìn nhận những thay đổi và sự chuyển biến ở Việt Nam

–         Phân tích và đánh giá được ý nghĩa của việc hợp tác

–         HS xác định phương thức hợp tác để đem lại hiểu quả từ đó rút ra bài học về hợp tác cho bản thân

Bài 11: Tôn trọng thành quả lao động–         HS hiểu về ý nghĩa, giá trị của lao động đem lại trong cuộc sống

–         HS phân tích các thành quả lao động khác nhau từ các nghề nghiệp khác nhau [điều kiện lao động, thời gian lao động, thời lượng lao động, sức lao động, sản phẩm lao động…]

–         HS thực hiện bài toán quy đổi giá trị của các sản phẩm lao động

–         HS thể hiện thái độ tôn trọng các thành quả lao động bằng hành động

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển gia đình
Bài 1: Nền tảng gia đình–         HS đưa ra quan điểm về gia đình

–         HS xây dựng các yếu tố tạo nên gia đình

–         HS phân tích để đưa ra quan điểm về cách tạo dựng nền tảng gia đình vững mạnh

–         HS phân tích trách nhiệm của mối người trong việc xây dựng gia đình

–         HS xác định được trách nhiệm của bản thân và cố gắng, nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình

Bài 2: Một người trụ cột–         HS nhận diện sự thay đổi vai trò của bản thân trong gia đình

–         HS phân tích các biểu hiện để thấy sự tự lập, tự chủ và sự trưởng thành của bản thân trong gia đình hiện nay

–         HS xác định được những nhiệm vụ của một người “trụ cột” nên làm

Bài 3: Lời chưa nói–         HS phân tích, đánh giá những nhu cầu bản thân được thỏa mãn, đáp ứng trong gia đình của mình

–         HS trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề “Nói lời cảm ơn- xin lỗi với cha mẹ sao khó tới vậy?”

–         HS suy nghĩ, quan sát và thấu hiểu sự vất vả, nỗ lực của cha mẹ

–         HS bày tỏ lời cảm ơn tới cha mẹ của mình

Bài 4: Nói sao cho cha mẹ chịu lắng nghe?–         HS phân tích thực trạng mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình hiện nay

–         HS đưa ra quan điểm của bản thân về các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

–         HS đề xuất và tìm cách giải quyết mâu thuẫn

–         HS lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp, điều chỉnh cảm xúc của bản thân

–         HS xây dựng sự kết nối, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

Bài 5: Công bằng, bình đẳng trong gia đình–         HS hiểu được thế nào là công bằng, bình đẳng

–         HS nhận diện được các biểu hiện phân biệt đối xử trong gia đình

–         HS biết cách nói lên suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của cá nhân

–         HS tìm cách giải quyết vấn đề phân biệt đối xử tại các gia đình hiện nay

Bài 6: Bạo lực gia đình–         Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình hiện nay

–         Phân tích các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình

–         Phân tích các hình thức bạo lực gia đình

–         Thiết kế logo, áp phích tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực gia đình

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Tấm lòng vàng–         Xác định được vai trò của bản thân đối với cộng đồng, xã hội

–         Phân tích trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển xã hội

–         Xây dựng, tổ chức kế hoạch vận động hỗ trợ những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống

Bài 2: Xây dựng môi trường xanh–         Nhận định được thế nào là môi trường xanh

–         Xác định vai trò của bản thân trong việc xây dựng môi trường xanh

–         Phân tích và chỉ ra các hành vi có tác động tích cực tới môi trường

Bài 3: Chiến dịch môi trường–       Phân tích được các vấn đề đang tồn tại gay ảnh hưởng tới môi trường

–       Xây dựng các chiến dịch xử lý chất thải rắn, chiến dịch bảo vệ nguồn nước, chiến dịch bảo vệ tài nguyên đất, chiến dịch sử dụng các nguồn nguyên liệu, chiến dịch bảo vệ bầu khí quyển, các chiến dịch phòng chống đại dịch hay hiểm họa phát sinh…

–       Tuyên truyền, vận động và lan tỏa các chiến dịch

Bài 4: Bảo vệ người yếu thế–       Xác định được nhưng người yếu thế trong xã hội

–       Phân tích được những vấn đề trẻ em, phụ nữ, người yếu thế có thể gặp phải

–       Đề xuất được các biện pháp giúp đỡ, hỗ trợ người yếu thế

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Khám phá bản thân–         HS tìm hiểu những sở thích, hứng thú, nhu cầu về nghề nghiệp của bản thân

–         HS xác định được khả năng, năng lực của bản thân để lựa chọn các nhóm nghề phù hợp

Bài 2: Nghề em chọn–         HS lựa chọn một số nghề trong các nhóm nghề phù hợp với bản thân mình

–         HS giải thích sự lựa chọn của bản thân

–         HS tìm hiểu về các nghề mà mình đã lựa chọn

Bài 3: Nghề nào phù hợp với em–         HS trình bày quan điểm về việc chọn nghề

–         HS đưa ra quan điểm của bản thân về sự phù hợp nghề

–         HS đánh giá và xây dựng tiêu chí về sự phù hợp nghề

Bài 4: Thế giới nghề nghiệp–         HS tìm hiểu các thông tin về nghề và các trường đào tạo nghề

–         HS tìm hiểu về các yêu cầu nghề và những đòi hỏi nghề đặt ra

Bài 5: Thị trường lao động–         HS tìm hiểu về thị trường lao động hiện nay

–         HS đánh giá được các cơ hội và thách thức hiện nay

Bài 6: Xu hướng nghề–         HS đánh giá các xu hướng phát triển nghề trong thời gian gần đây

–         HS tìm hiểu và trình bày các nghề “hot” trong những năm gần đây

–         HS dự đoán xu hướng phát triển nghề trong thời gian tới

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Phòng chống lừa đảo trên mạng xã hội–         HS đánh giá được mặt tính cực và tiêu cực của mạng xã hội

–         HS nhận điện các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội

–         HS biết cách phòng chống lừa đảo trên mạng xã hội

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Kiếm tiền thật dễ–         HS phân tích những trường hợp thiếu niên khởi nghiệp trong thực tế

–         HS đánh giá thị trường và nhu cầu của những người xung quanh

–         HS xác định những công việc mình có thể làm để đáp ứng nhu cầu đó

–         HS xác định thị trường tiêu thụ của bản thân

–         HS xây dựng và thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình

Bài 2: Tiền mẹ để tiền con–         HS phát triển ý tưởng khởi nghiệp của bản thân

–         HS biết cách giới thiệu về sản phẩm

–         HS biết cách mở rộng đối tượng tiêu thụ

–         HS biết cách thu hút và kết nối các nguồn lực

Bài 3: Lời khuyên của các nhà kinh doanh–         HS tìm hiểu, phân tích các lời khuyên của các nhà kinh doanh nổi tiếng

–         HS rút ra các bài học cho riêng mình

–         Rèn luyện ở HS tư duy phản biện, sự khác tạo, tinh thần hợp tác…

Lớp 12:

Tên bài họcMục tiêu
Nhóm kỹ năng xây dựng và rèn luyện bản thân
Bài 1: Tôi là phiên bản hoàn hảo nhất của tôi–         HS đánh giá và có nhận thức đầy đủ về bản thân: sở thích, điểm mạnh, điểm hạn chế…

–         HS hiểu những mong muốn, nguyện vọng của bản thân

–         HS xây dựng được ý tưởng, quan điểm và hệ giá trị cho bản thân

–         Tích cực cố gắng hoàn thiện mình, nỗ lực mỗi ngày để bản thân phát triển

Bài 2: Tôi trưởng thành–         HS phân tích vai trò và những kỳ vọng xã hội đặt ra đối với người trưởng thành

–         HS xác định quyền và nghĩa vụ của bản thân trong vai trò mới

–         HS thể hiện sự trưởng thành của bản thân thông qua hành động

–         Rèn luyện sự tự chủ, tự lập, quyết đoán cho HS

Bài 3: Học tập hiệu quả–         HS xác định được các mục tiêu học tập

–         HS xây dựng kế hoạch học tập chi tiết

–         HS xác định phương pháp học tập phù hợp với bản thân

Bài 4: Đời sống lành mạnh–         HS xác định được vai trò của các thực phẩm đối với cơ thể

–         HS phân tích được mức độ ảnh hưởng của các chất kích thích, thức ăn nhanh… đối với cơ thể

–         HS xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý

–         HS biết cách từ chối những lờ rủ rê sử dụng chất kích thích của bạn bè, những người xung quanh

Bài 5: Cải thiện sự tập trung–         HS đánh giá được tác động của sự tập trung đến hiệu quả học tập

–         HS biết cách xây dựng không gian học tập hiệu quả

Bài 6: Giải quyết lo âu–         HS phân tích được các biểu hiện của lo âu

–         HS xác định được nguyên nhân dẫn đến lo âu

–         HS phân tích và đưa ra các giải pháp ứng phó với lo âu của bản thân

–         HS tự giác rèn luyện hành vi của bản thân

Bài 7: Ứng phó với căng thẳng–         HS phân tích được các biểu hiện của căng thẳng

–         HS xác định được nguyên nhân dẫn đến căng thẳng

–         HS phân tích và đưa ra các giải pháp ứng phó với căng thẳng của bản thân

–         HS tự giác rèn luyện hành vi của bản thân

Bài 8: Ứng phó với vấn đề giấc ngủ–         HS phân tích vai trò và ý nghĩa của giấc ngủ

–         HS phân tích, nhận diện các dấu hiệu rối loạn giấc ngủ

–         HS xác định những nguyên nhân ảnh hưởng tới giấc ngủ

–         HS biết cách điều hòa bản thân, khắc phục vấn đề rối loạn giấc ngủ

Bài 9: Quản lý thời gian–         HS hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian

–         HS biết cách sử dụng ma trận quản lý thời gian

–         HS xác định được các yếu tố “ăn cắp thời gian”

–         HS hiểu được hậu quả cảu việc trì hoãn

–         HS biết cách vượt qua sự trì hoãn của bản thân

Bài 10: Kỹ năng vượt sướng–         HS phân tích được thực trạng cuộc sống của bản thân hiện nay

–         HS hiểu được vì sao cần “vượt sướng”

–         HS tìm kiếm động lực cho bản thân

–         Rèn luyện sự kiên trì, kiên định và tinh thần trách nhiệm của bản thân

Bài 11: Ứng phó căng thẳng thi cử–         HS nhận diện được các biểu hiện của căng thẳng thi cử

–         HS phân tích được mặt tích cực và tiêu cực khi căng thẳng

–         HS xác định được các nhiệm vụ học tập của bản thân

–         HS xác định được nguyên nhân khiến bản thân lo lắng, căng thẳng

–         HS xây dựng kế hoạch học tập và nghỉ ngơi hợp lý

–         HS biết cách ứng phó với căng thẳng khi thi cử

–         Rèn luyện khả năng tự chủ, tự lập, xây dựng cuộc sống khoa học ở HS

Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử
Bài 1: Chúng ta khác nhau–         HS suy nghĩ, phân tích và đánh giá điểm giống và khác nhau của mình với bạn của mình hoặc những người trong cùng nhóm bạn

–         HS phân tích sự giống và khác nhau giữa nền văn hóa của các nước, những phẩm chất của các nước trên thế giới

–         HS tôn trọng sự khác biệt giữa những người bạn

–         HS thể hiện sự yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau

–         Tôn trọng các nền văn hóa khác, tiếp thu, học tập những tinh hoa văn hóa nhân loại

Bài 2: Người bạn tri kỷ–         HS chia sẻ về người bạn của mình

–         HS hình thành quan điểm về một người bạn tốt

–         HS xác định các yếu tố cần thiết trong tình bạn

–         HS xây dựng cho bản thân hệ giá trị phù hợp

Bài 3: Xây dựng mối quan hệ lành mạnh–         HS phân tích và xác định các biểu hiện của một mối quan hệ lành mạnh

–         HS đánh giá được các mối quan hệ của bản thân

–         HS xác định sự phát triển của các mối quan hệ

–         HS biết cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ

Bài 4: Giải quyết mâu thuẫn–         HS nhận diện được các mâu thuẫn đang xảy ra

–         HS giải thích được tại sao “Mọi mâu thuẫn đều là mâu thuẫn lợi ích”

–         HS biết cách cân bằng lợi ích của mọi người trong việc giải quyết mâu thuẫn

–         Rèn luyện khả năng phân tích giải quyết vấn đề, khả năng tư duy phản biện và khả năng lãnh đạo

Bài 5: Vấn đề bắt nạt, bạo lực học đường và những giải pháp–         HS đánh giá thực trạng bắt nạt, bạo lực học đường hiện nay

–         HS phân tích các hình thức bắt nạt và bạo lực trong học đường hiện nay

–         HS phân tích và đề xuất các giải pháp phòng tránh bắt nạt, bạo lực xảy ra

–         HS thể hiện sự lên án những hành vi bắt nạt, bạo lực học đường bằng hành động

–         Rèn luyện tính trách nhiệm, mẫu mực ở HS

–         Rèn luyện khả năng quan sát, tư duy phản biện của HS

Bài 6: Lời hay ý đẹp–         HS nhận diện tác động của những lời nói khác nhau trong các tình huống khác nhau

–         HS hiểu được thông qua lời nói sẽ thể hiện sắc thái cảm xúc, thái độ của người nói tới người nghe

–         HS phân tích được những lời nói thể hiện sự tức giận, áp đạt sẽ đem lại hậu quả như thế nào

–         HS hiểu được chỉ thay đổi cách ứng xử và sử dụng lời nói khác sẽ thay đổi diễn biến của tình huống

–         HS biết điều chỉnh suy nghĩ, cảm xúc của mình để nói lời hay ý đẹp

Bài 7: Tình yêu của tôi–         HS hiểu thế nào là tình yêu

–         HS phân tích biểu hiện của một tình yêu chân thành

–         HS nhận diện được tình yêu của bản thân và những dấu hiệu trong tình yêu đó đang truyền đến thông điệp gì

–         HS đưa ra lựa chọn cho các mối quan hệ của bản thân: Dừng lại hay tiếp tục

Bài 8: Bạo lực trong tình yêu–         HS phân tích thực trạng sử dụng bạo lực trong mối quan hệ tình cảm của thanh niên hiện nay thông qua các tình huống

–         HS phân tích hậu quả của các mối quan hệ đó

–         HS trình bày quan điểm và đưa ra các giải pháp

Bài 9: Nhớ ơn công trồng người–         HS chia sẻ về người giáo viên em yêu quý nhất, những điều giáo viên đã giúp đỡ, chia sẻ…

–         HS tự làm những món quà nhỏ và gửi lời yêu thương tới thầy, cô giáo

Bài 11: Hợp tác–         HS hiểu thế nào là hợp tác

–         Phân tích các mối quan hệ hợp tác quốc tế, các mối quan hệ hớp tác song phương và đa phương

–         Đánh giá được hiệu quả của việc hợp tác, nhìn nhận những thay đổi và sự chuyển biến ở Việt Nam

–         Phân tích và đánh giá được ý nghĩa của việc hợp tác

–         HS xác định phương thức hợp tác để đem lại hiểu quả từ đó rút ra bài học về hợp tác cho bản thân

–         HS xây dựng các nguyên tắc trong hợp tác

+ phát huy điểm mạnh và tiềm lực của mỗi bên hợp tác

+ Win- Win [Tư duy cùng thắng]

+ Hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng, công khai, minh bạch và hòa bình

Bài 12: Tôn trọng thành quả lao động–         HS hiểu về ý nghĩa, giá trị của lao động đem lại trong cuộc sống

–         HS phân tích các thành quả lao động khác nhau từ các nghề nghiệp khác nhau [điều kiện lao động, thời gian lao động, thời lượng lao động, sức lao động, sản phẩm lao động…]

–         HS thực hiện bài toán quy đổi giá trị của các sản phẩm lao động

–         HS thể hiện thái độ tôn trọng các thành quả lao động bằng hành động

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển gia đình
Bài 1: Nền tảng gia đình–         HS đưa ra quan điểm về gia đình

–         HS xây dựng các yếu tố tạo nên gia đình

–         HS phân tích để đưa ra quan điểm về cách tạo dựng nền tảng gia đình vững mạnh

–         HS phân tích trách nhiệm của mối người trong việc xây dựng gia đình

–         HS xác định được trách nhiệm của bản thân và cố gắng, nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình

Bài 2: Một người trụ cột–         HS nhận diện sự thay đổi vai trò của bản thân trong gia đình

–         HS phân tích các biểu hiện để thấy sự tự lập, tự chủ và sự trưởng thành của bản thân trong gia đình hiện nay

–         HS xác định được những nhiệm vụ của một người “trụ cột” nên làm

Bài 3: Lời chưa nói–         HS phân tích, đánh giá những nhu cầu bản thân được thỏa mãn, đáp ứng trong gia đình của mình

–         HS trình bày quan điểm của bản thân về vấn đề “Nói lời cảm ơn- xin lỗi với cha mẹ sao khó tới vậy?”

–         HS suy nghĩ, quan sát và thấu hiểu sự vất vả, nỗ lực của cha mẹ

–         HS bày tỏ lời cảm ơn tới cha mẹ của mình

Bài 4: Nói sao cho cha mẹ chịu lắng nghe?–         HS phân tích thực trạng mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái trong các gia đình hiện nay

–         HS đưa ra quan điểm của bản thân về các nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn

–         HS đề xuất và tìm cách giải quyết mâu thuẫn

–         HS lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp, điều chỉnh cảm xúc của bản thân

–         HS xây dựng sự kết nối, yêu thương giữa các thành viên trong gia đình

Bình đẳng trong gia đình–         HS hiểu được thế nào là công bằng, bình đẳng

–         HS nhận diện được các biểu hiện phân biệt đối xử trong gia đình

–         HS biết cách nói lên suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của cá nhân

–         HS tìm cách giải quyết vấn đề phân biệt đối xử tại các gia đình hiện nay

–         HS tự giác, tự lập trong cuộc sống

Bạo lực gia đình–         Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình hiện nay

–         Phân tích các nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình

–         Phân tích các hình thức bạo lực gia đình

–         Thiết kế logo, áp phích tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực gia đình

–         Xây dựng dự án hỗ trợ phụ nữ và trẻ em trong gia đình bạo lực

Nhóm kỹ năng xây dựng và phát triển cộng đồng
Bài 1: Công dân mẫu mực–         Xác định được vai trò của bản thân đối với cộng đồng, xã hội

–         Phân tích trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng và phát triển xã hội

Bài 2: Xây dựng môi trường xanh–         Nhận định được thế nào là môi trường xanh

–         Xác định vai trò của bản thân trong việc xây dựng môi trường xanh

–         Phân tích và chỉ ra các hành vi có tác động tích cực tới môi trường

Bài 3: Chiến dịch môi trường–       Phân tích được các vấn đề đang tồn tại gay ảnh hưởng tới môi trường

–       Xây dựng các chiến dịch xử lý chất thải rắn, chiến dịch bảo vệ nguồn nước, chiến dịch bảo vệ tài nguyên đất, chiến dịch sử dụng các nguồn nguyên liệu, chiến dịch bảo vệ bầu khí quyển, các chiến dịch phòng chống đại dịch hay hiểm họa phát sinh…

–       Tuyên truyền, vận động và lan tỏa các chiến dịch

Nhóm kỹ năng định hướng nghề nghiệp
Bài 1: Khám phá bản thân–         HS tìm hiểu những sở thích, hứng thú, nhu cầu về nghề nghiệp của bản thân

–         HS xác định được khả năng, năng lực của bản thân để lựa chọn các nhóm nghề phù hợp

Bài 2: Nghề em chọn–         HS lựa chọn một số nghề trong các nhóm nghề phù hợp với bản thân mình

–         HS giải thích sự lựa chọn của bản thân

–         HS tìm hiểu về các nghề mà mình đã lựa chọn

Bài 3: Nghề nào phù hợp với em–         HS trình bày quan điểm về việc chọn nghề

–         HS đưa ra quan điểm của bản thân về sự phù hợp nghề

–         HS đánh giá và xây dựng tiêu chí về sự phù hợp nghề

Bài 4: Thế giới nghề nghiệp–         HS tìm hiểu các thông tin về nghề và các trường đào tạo nghề

–         HS tìm hiểu về các yêu cầu nghề và những đòi hỏi nghề đặt ra

Bài 5: Thị trường lao động–         HS tìm hiểu về thị trường lao động hiện nay

–         HS đánh giá được các cơ hội và thách thức hiện nay

Bài 6: Xu hướng nghề–         HS đánh giá các xu hướng phát triển nghề trong thời gian gần đây

–         HS tìm hiểu và trình bày các nghề “hot” trong những năm gần đây

–         HS dự đoán xu hướng phát triển nghề trong thời gian tới

Bài 7: Sự phù hợp nghề–         HS xác định sự phù hợp nghề mình chọn với sở thích, khả năng của bản thân

–         HS xác định sự phù hợp nghề mình chọn với tiềm lực của gia đình

–         HS xác định sự phù hợp nghề mình chọn với nhu cầu của thị trường lao động

–         HS xác định sự phù hợp nghề mình chọn với xu hướng phát triển nghề hiện nay

–         HS đánh giá cơ hội việc làm sau nay

Bài 8: Nguyên tắc chọn nghề–         HS xây dựng các nguyên tắc trong chọn nghề của bản thân

–         HS đánh giá những cơ hội và thách thức đặt ra đối với sự lựa chọn đó

–         HS xác định những yếu tố cản trở và tìm cách giải quyết các yếu tố cản trở đó

–         HS đưa ra quyết định cuối cùng về nghề nghiệp của bản thân

Bài 9: Lập nghiệp–         HS hiểu thế nào là lập nghiệp

–         HS phân tích và đánh giá được về thực trạng lập nghiệp hiện nay

–         HS tự tin xây dựng ý tưởng lập nghiệp cho bản thân

–         HS xác định những tiềm lực sẵn có của bản thân và những yếu tố bản thân cần tìm kiếm

–         HS tiến hành lập nghiệp, tạo sự thành công từ những điều nhỏ nhất

–         Rèn luyện HS tinh thần dung cảm, kiên trì, vượt khó

Nhóm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin
Bài 1: Phòng chống lừa đảo trên mạng xã hội–         HS đánh giá được mặt tính cực và tiêu cực của mạng xã hội

–         HS nhận điện các hình thức lừa đảo trên mạng xã hội

–         HS biết cách phòng chống lừa đảo trên mạng xã hội

Nhóm kỹ năng tài chính
Bài 1: Khởi nghiệp–         HS phân tích những trường hợp thiếu niên khởi nghiệp trong thực tế

–         HS đánh giá thị trường và nhu cầu của những người xung quanh

–         HS xác định những công việc mình có thể làm để đáp ứng nhu cầu đó

–         HS xác định thị trường tiêu thụ của bản thân

–         HS xây dựng và thực hiện ý tưởng khởi nghiệp của mình

Bài 2: Làm sao để kiếm được lợi nhuận–         HS phát triển ý tưởng khởi nghiệp của bản thân

–         HS biết cách giới thiệu về sản phẩm

–         HS biết cách mở rộng đối tượng tiêu thụ

–         HS biết cách thu hút và kết nối các nguồn lực

Bài 3: Lời khuyên của các nhà kinh doanh–         HS tìm hiểu, phân tích các lời khuyên của các nhà kinh doanh nổi tiếng

–         HS rút ra các bài học cho riêng mình

–         Rèn luyện ở HS tư duy phản biện, sự khác tạo, tinh thần hợp tác…

Video liên quan

Chủ Đề