Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đến Việt Nam

Thuỷ sản xuất khẩu sang Trung Quốc ngày càng đối diện áp lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn về giá cả. Ảnh: N.Thanh.

Nông, thuỷ sản đều gặp khó

Đồng nhân dân tệ [CNY] của Trung Quốc trong ngày 5/8 đã bất ngờ giảm mạnh 1,3% so với USD, đánh dấu lần đầu tiên vượt ngưỡng 7 CNY/USD kể từ năm 2009. Trong một động thái gần như lập tức, Bộ Tài chính Mỹ trong ngày 5/8 đã thông báo xếp Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ ngay sau khi Trung Quốc hạ giá đồng CNY xuống mức thấp nhất trong 11 năm qua.

Đánh giá tác động của động thái này tới hàng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc, chuyên gia thương mại Phạm Tất Thắng phân tích: Với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất, thậm chí có nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang Trung Quốc. Vì vậy, Khi đồng CNY bị phá giá so với đồng USD, chắc chắn về mặt quan hệ quy đổi sẽ bị ảnh hưởng giữa đồng CNY và VNĐ.

“Trong xuất khẩu sang Trung Quốc, tính quan hệ trên tỷ giá giữa VNĐ và đồng CNY. Theo chiều hướng này, việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đương nhiên bị thiệt thòi. Đây là thách thức không nhỏ với Việt Nam”, ông Thắng nói

Không chỉ với các mặt hàng nông sản, thủy sản Việt Nam xuất khẩu đi Trung Quốc cũng được nhận định sẽ đối diện nhiều khó khăn khi đồng CNY bị mất giá trầm trọng so với đồng USD.

Báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP] cho thấy: Tiếp tục xu hướng giảm từ năm 2018, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc quý I năm nay giảm 5%; sang quý II, xuất khẩu có chiều hướng khả quan hơn, chỉ giảm nhẹ 0,3% đạt 333 triệu USD.

Tính đến hết tháng 6, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc giảm 2,3% đạt 572 triệu USD. Trong đó, xuất khẩu tôm giảm gần 5%; xuất khẩu cá tra tăng gần 2%; xuất khẩu cá ngừ tăng mạnh 183%. Cá tra đã vượt tôm, chiếm tỷ trọng cao nhất trong xuất khẩu sang thị trường này với 44%, trong khi tôm chiếm 40%.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sụt giảm, trong đó không thể không kể đến vấn đề đồng CNY bị phá giá. VASEP phân tích: Đồng CNY liên tục bị phá giá và mất giá nhiều hơn so với mức mất giá của đồng VNĐ trước đồng USD, tạo ra chênh lệch mất giá giữa đồng CNY so với VNĐ là rất lớn. Vì thế, giá trị của VNĐ so với CNY tăng lên. Trong trường hợp này, giá hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam trong đó có các mặt hàng thủy sản sang Trung Quốc sẽ cao hơn, gây khó khăn cho việc xuất khẩu của Việt Nam.

Trong khi đó, nước cạnh tranh xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc [nhất là mặt hàng tôm] là Ấn Độ, đang có nguồn cung tôm giá rẻ hơn [nhờ lợi thế giá thành thấp hơn], trong khi đồng rupee cũng bị phá giá sâu so với USD, nên chênh lệch mất giá với CNY ít hơn so với đồng VNĐ.

Do vậy, Ấn Độ sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc và Việt Nam sẽ bị áp lực cạnh tranh mạnh hơn. Hiện, Ecuador và Ấn Độ đang đứng đầu về xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, chiếm 75% khối lượng nhập khẩu tôm của nước này, trong khi Việt Nam chỉ đứng thứ 6 sau cả Thái Lan, Argentina và Canada.

Thúc xuất khẩu sang nhiều thị trường

Trước tình hình chiến tranh thương mại Trung-Mỹ ngày càng leo thang, ông Thắng cho rằng thời gian tới, làm ăn với thị trường Trung Quốc cần đặc biệt lưu ý. Thay vì buôn bán sang thị trường này phần lớn theo đường tiểu ngạch, thanh toán bằng đồng CNY và VNĐ, về dài lâu cần giảm xuất khẩu tiểu ngạch, thúc đẩy xuất khẩu theo con đường chính ngạch.

Ngoài ra, điều quan trọng là, ngoài Trung Quốc cần thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường khác. Trên thực tế, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam đã làm được điều này. Ví dụ điển hình như mặt hàng thanh long trước đây xuất khẩu sang Trung Quốc rất nhiều, hiện nay đã có thể mơ rộng sang thị trường Mỹ, Australia…

“Muốn chinh phục các thị trường khó tính, về dài lâu cần từ bỏ cách làm ăn manh mún, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sản xuất theo cái thị trường cần chứ không phải bán thứ Việt Nam có sẵn…”, ông Phạm Tất Thắng nói.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Quý Dương- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật [Bộ NN&PTNT] nêu quan điểm: Về dài lâu, với nông sản nói chung, mặt hàng trái cây nói riêng, cần có những chính sách cho bà con nông dân liên kết thành từng nhóm, tổ, hợp tác xã để sản xuất hàng hóa không chỉ bán cho Trung Quốc mà còn bán cho các nước phát triển.

“Đây là sản xuất hàng hoá, cần có những chính sách thúc đẩy sản xuất. Việt Nam cần làm mạnh hơn theo hướng này để có nông sản tốt phục vụ xuất khẩu cũng như thị trường nội địa”, ông Dương nhấn mạnh.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất nhập khẩu [Bộ Công Thương]: Nửa đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc chỉ đạt 16,68 tỷ USD, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước [tương đương mức tăng 42,7 triệu USD].

Xét về mặt hàng, có 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh là điện thoại và gạo. Cụ thể, xuất khẩu điện thoại giảm 549 triệu USD, đóng góp lớn nhất vào sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này. Xuất khẩu gạo cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước, cụ thể giảm 329,3 triệu USD.

Về nguyên nhân xuất khẩu sang Trung Quốc tăng trưởng quá thấp, Cục Xuất nhập khẩu phân tích: Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng quá thấp một phần đến từ nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm do tình hình kinh tế trong những tháng đầu năm 2019 không khởi sắc. Bên cạnh đó, xung đột thương mại Mỹ-Trung làm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không có đơn hàng mới, phải cắt giảm nhân công, tác động mạnh đến thu nhập và sức tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Ngoài ra, việc đồng CNY yếu đi cũng làm hàng hóa nước ngoài đắt lên tương đối.

Vì sao đồng nhân dân tệ của Trung Quốc sụt giá?

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc xuống mức thấp nhất trong hơn một thập niên qua, khiến Hoa Kỳ gọi Bắc Kinh là kẻ thao túng tiền tệ.

Hôm thứ Hai, 1 đô la Mỹ ăn 7 nhân dân tệ, là mức thấp chưa từng có kể từ năm 2008 đến nay.

Bắc Kinh trước đó đã tìm cách ngăn chặn để đồng tiền nước mình không tụt xuống dưới mức tỷ giá mang tính biểu tượng.

Thương chiến Mỹ-Trung: 'Chúng ta đều phải trả giá'

Việt Nam mua hàng Mỹ sau khi 'bị Trump dọa'?

Thương chiến Mỹ - Trung: TQ "Đàm thì đàm, chiến thì chiến"

Căng thẳng leo thang trong cuộc thương chiến, được châm ngòi từ các đe dọa mới về thuế quan từ Mỹ, được cho là đã làm Bắc Kinh thay đổi chính sách tiền tệ.

Hôm thứ Hai, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc [PBOC] nói việc đồng nhân dân tệ sụt giá là do "chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và việc tăng biểu thuế áp dụng đối với Trung Quốc".

Diễn biến mới này xảy ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông sẽ áp mức thuế 10% lên thêm 300 tỷ USD hàng Trung Quốc, trên thực tế có nghĩa là tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ.

Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ra sao?

Đồng nhân dân tệ không được mua bán tự do trên thị trường và chính phủ Trung Quốc hạn chế biên độ dao động tỷ giá hối đoái giữa nhân dân tệ với đô la Mỹ.

Không như các ngân hàng trung ương khác, PBOC không hoạt động độc lập và bị cáo buộc là có hành động can thiệp mỗi khi có những vấn đề lớn ảnh hưởng tới giá trị đồng nhân dân tệ.

Ông Julian Evans-Pritchard, Kinh tế gia Cao cấp về Trung Quốc của hãng Capital Economics, cho rằng bằng bước đi gắn việc phá giá đồng nhân dân tệ với đợt áp thuế mới của Mỹ, PBOC đã "biến tỷ giá hối đoái thành vũ khí, ngay cả khi ngân hàng này không chủ động làm suy yếu đồng tiền bằng việc trực tiếp can thiệp".

Đồng nhân dân tệ suy yếu có tác động gì?

Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh hơn, và sẽ rẻ hơn nếu mua bằng ngoại tệ.

Nhìn từ phía Mỹ thì đây được coi như nỗ lực để bù lại thiệt hại của việc hàng Trung Quốc nhập vào Mỹ bị đánh thuế cao hơn.

Mặc dù điều này có vẻ như có lợi cho người tiêu dùng trên thế giới vì nay họ có thể mua hàng Trung Quốc với giá rẻ hơn, nhưng nó mang theo những rủi ro khác.

Chụp lại hình ảnh,

Đồng nhân dân tệ xuống mức thấp nhất kể từ năm 2008

Đồng nhân dân tệ yếu hơn khiến hàng ngoại nhập vào Trung Quốc đắt hơn, do đó có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao và gây sức ép lên nền kinh tế vốn đã tăng trưởng chậm lại, cũng như khiến những người có tiền đầu tư vào những tài sản khác.

Trung Quốc đã từng phá giá đồng tiền chưa?

Rồi. Hồi 2015, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đẩy tỷ giá đồng nhân dân tệ/đô la Mỹ xuống mức thấp nhất trong ba năm. Ngân hàng Trung ương nói động thái này được đưa ra để hỗ trợ cải cách thị trường.

Nguồn hình ảnh, AFP

Chụp lại hình ảnh,

Tháng trước, số liệu cho thấy nền kinh tế TQ tăng trưởng ở mức chậm nhất kể từ đầu những năm 1990

Lần cuối cùng tỷ giá xuống mức 7 nhân dân tệ ăn 1 đô la Mỹ là trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Ông Evans-Pritchard từ hãng Capital Economics nói Trung Quốc từ lâu nay lập luận rằng tỷ giá 7 nhân dân tệ ăn 1 đô la là ngưỡng mà Trung Quốc có toàn quyền quyết định, "nhưng trước đây đã từng can thiệp để đồng nhân dân tệ không tụt xuống ngưỡng này".

Vì sao việc TQ phá giá tiền tệ làm Mỹ tức giận?

Việc Trung Quốc làm hàng hóa của họ có tính cạnh tranh hơn đánh vào tâm điểm của cuộc chiến thương mại giữa ông Trump với Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ lâu nay cáo buộc Trung Quốc phá giá đồng tiền nhằm hỗ trợ xuất khẩu, điều mà Bắc Kinh bác bỏ.

Trump tuyên bố áp thuế lên thêm 300 tỷ đôla hàng TQ

Carl Thayer: 'Tam giác ngoại giao VN, TQ và Mỹ sẽ còn căng'

Quan hệ Việt - Trung: Bãi Tư Chính là thời điểm thay đổi với VN?

Mặc dù gắn đợt phá giá mới nhất với cuộc chiến thương mại, Trung Quốc tiếp tục tuyên bố nước này sẽ không tham gia "phá giá cạnh tranh".

Thống đốc PBOC Dịch Cương hôm thứ Hai nói Trung Quốc "sẽ không tiến hành phá giá cạnh tranh, và sẽ không can thiệp vào tỷ giá để đạt lợi thế cạnh tranh".

Vì sao việc phá giá tiền tệ gây tranh cãi?

Việc thao túng tiền tệ - bởi Trung Quốc hay bất kỳ nước nào khác - được cho là coi thường luật thương mại quốc tế bằng cách tạo lợi thế cạnh tranh không công bằng.

Một quốc gia có thể thao túng tiền tệ bằng cách làm tăng hay giảm tỷ giá hối đoái một cách không tự nhiên. Tỷ giá mới có thể được tạo ra để giúp hàng xuất khẩu có tính cạnh tranh cao hơn, để giảm lạm phát hoặc giảm dòng vốn chảy vào.

Một báo cáo do Laurence Howard viết đăng trên Emory Law Review nói thao túng tiền tệ đã "có tác động nghiêm trọng lên thị trường toàn cầu".

"Trên khắp thế giới, việc thao túng tiền tệ có lẽ đã dẫn đến việc mất hàng triệu việc làm ở Mỹ và mất một số việc làm ít hơn, nhưng vẫn đáng kể, ở châu Âu," ông Howard viết.

Điều gì sẽ xảy ra với đồng nhân dân tệ?

Các nhà phân tích dự đoán đồng nhân dân tệ sẽ còn tiếp tục tụt giá.

Chiến lược gia chuyên phân tích thị trường Edward Moya nói việc đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá là điều "nên được trông đợi", và chúng ta có thể sẽ chứng kiến đồng tiền này "còn mất giá thêm 5% nữa vào cuối năm nay".

Hãng Capital Economics dự đoán tỷ giá hối đoái sẽ xuống tới mức 7,3 đồng nhân dân tệ ăn 1 đô la Mỹ vào cuối năm, so với mức 6,90 nhân dân tệ như được đự đoán trước đây.

Video liên quan

Chủ Đề