Giá đỗ màu tím có an được không

+ Đỗ xanh: 100g + Khăn bông: 1 chiếc [ hoặc khăn mùi xoa] + Rổ: 1 chiếc

Lưu ý khi chọn mua đỗ xanh hạt cho cách làm giá đỗ tại nhà, cách làm giã đỗ từ đậu xanh không kén loại đỗ, đỗ nào làm cũng được, tuy nhiên nếu bạn mua được đỗ xanh ta thì vừa bổ mà giá lại mập. Đỗ xanh tàu hầu hết đã qua xử lý nên chỉ nhìn hạt đỗ là đẹp còn khi làm giá thường có kết quả không mĩ mãn lắm.

Việc dùng khăn bông bạn có thể chọn khăn bông đã qua sử dụng nhưng sạch hoặc khăn mùi xoa hoặc giấy ăn, bất cứ thứ gì dễ thoát nước là được. Nếu bạn chọn khăn chứa có nhiều nilon sẽ giữ nước, vào mùa hè sẽ nóng nên giá dễ bị thối, chính vì vậy sự lựa chọn tối ưu cho cách làm giá đỗ ngon là khăn cotton mỏng nhé.

Đậu xanh đem ngâm với nước ấm khoảng 8-12h cho đỗ nở, vỏ đỗ rách rộng ra. Bạn có thể linh hoạt tùy tình hình thời tiết để chọn khoảng thời gian ngâm. Nếu mùa hè bạn có thể ngâm 6-8h còn mùa đông thì ngâm với nước ấm và để qua đêm để tiết kiệm thời gian. Bạn chú ý nhé, 100g đỗ hạt khi làm giá sẽ cho khoảng 1kg giá, chính vì vậy bạn nên căn lượng làm vừa đủ để luôn có giá tươi ăn, không phải để tủ lạnh quá lâu làm mất chất.

Chú ý khi chọn rổ làm giá là rổ có chân cao khoảng 1-2 cm để quá trình róc nước diễn ra tốt hơn. Lót 1 lớp khăn xuống dưới, căn sao cho giữa khăn ở đáy rổ, rồi trải 1 lớp đỗ xanh ngâm lên trên. Nếu bạn làm đỗ ít thì giá sẽ mập, bạn làm đỗ nhiều giá sẽ nhỏ và dài hơn.  Giới hạn cho phép độ dày của đỗ là 2cm. Nếu làm nhiều bạn cứ lần lượt 1 lớp đỗ, 1 lớp khăn hoặc giấy, lớp cuối cùng thì phủ khăn lên trên. Cuối cùng úp 1 chiếc đĩa to lên trên và đè viên gạch lên trên cái đĩa đó. Cách làm giá đỗ bằng cát khó thoát nước hơn nên bạn hãy cân nhắc khi áp dụng nhé.

Sau khi phủ khăn xong bạn sẽ đem nhúng qua nước và để ráo, cho vào chỗ nào càng tối càng tốt, mỗi ngày nhúng nước 3 lần, để ráo nước rồi cất vào chỗ tối.

Cứ làm như vậy, cuối ngày thứ 3 là có giã đỗ sạch ăn.

Lưu ý cho cách làm giá đỗ tại nhà

Vì cách làm giá đỗ của chúng ta không sử dụng thuốc như cách làm giá đỗ để bán nên việc giá mọc rễ và không mập, không trắng được như giá bán ngoài chợ là hoàn toàn bình thường bạn nhé, điều đó không có nghĩa là bạn làm giá không thành công.

Nếu giá của bạn chẳng may tiếp xúc với ánh sáng mà cọng dài ra, có màu tím, có lá thì tức là rau mầm rồi, không sao đâu, bạn để thêm vài hôm nữa là có thể thu hoạch rau mầm ăn rất ngọt nhé.

Giá mọc không đều chỗ cao, chỗ thấp thì bạn có thể thu hoạch chỗ cao trước và chỗ thấp để sau.

Loại đậu nào cũng có thể làm giá, tuy nhiên cách làm giá đỗ từ đậu xanh là dễ làm và phổ biến nhất, cách làm giá đỗ tương khó thành công vì hầu hết đỗ tương trên thị trường đều qua xử lý nên khó thành công.

Mời quý khách Xem thêm các bài liên quan

Giá đỗ là loại thực phẩm giá rẻ, đầy bổ dưỡng và khá quen thuộc với các bà nội trợ ở nước ta. Ngoài việc ăn sống, giá còn có thể chế biến thành vô vàn các món ăn khác như: xào, nấu canh… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Giá [đỗ] mọc mầm có ăn được không? Có độc không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của blog Món Ăn Đãi Tiệc để được giải đáp thắc mắc một cách cụ thể nhé!

Tìm hiểu về giá đỗ và công dụng

Giá đỗ là loại thực phẩm có thể tìm thấy ở bất kì khu chợ nào ở Việt Nam. Giá đỗ thường được làm từ các loại đậu, thường dùng nhất là đậu xanh. Đậu xanh sau khi rửa sạch, ngâm và ủ qua nhiều giai đoạn ở nhiệt độ thích hợp sẽ mọc mầm, dài chừng 3 đến 7cm, đây chính là giá đỗ.

Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, giá trị dinh dưỡng của giá đỗ sẽ tăng lên gấp nhiều lần so với các loại đậu thông thường. Cụ thể, vitamin C tăng 40 lần, vitamin B12 tăng 10 lần, caroten tăng 2 lần, nhóm B tăng 30 lần, Vitamin B2 tăng 2-4 lần. Ngoài ra, trong giá đỗ cũng chứa nhiều canxi, axitamin, protein và các loại khoáng chất khác rất tốt cho sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm: tỏi mọc mầm có ăn được không – khoai lang mọc mầm có ăn được không – mứt hoa hồng làm bằng gì

Vì có hàm lượng chất béo thấp, nên giá đỗ rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giảm cholesterol xấu, rất thích hợp với những người mắc bệnh tim, người đang có ý định giảm cân. Các loại vitamin, chất chống oxy hóa trong giá đỗ được xem là bạn tốt của làn da phái đẹp, giúp da căng mịn, hạn chế các vết thâm, nếp nhăn, hiệu quả. Giá đỗ cũng thường được dùng cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, phụ nữ hiếm muộn, dễ sảy thai, người mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp…

Giá đỗ có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như ăn kèm rau sống, ngâm dưa giá, xào thịt và nhất là không thể thiếu trong các món như bánh xèo, hủ tiếu, bún bò…

Giá [đỗ] mọc mầm có ăn được không? Có độc không?

Giá [đỗ] nếu được ủ quá lâu sẽ dễ bị mọc mầm [lá]. Khá nhiều bà nội trợ rơi vào trường hợp này thường hoang mang không biết có ăn được không? Có độc không? Thực chất giá đỗ dù mọc mầm vẫn không hề có độc và vẫn có thể ăn được như bình thường. Tuy nhiên, lúc này hàm lượng dinh dưỡng trong giá đỗ đã bị giảm đi rất nhiều. Do đó, không nên chọn loại này, nếu tự làm tại nhà thì nên thu hoạch khi giá đỗ chưa ra lá là tốt nhất.

Giá đỗ nếu chỉ ngâm ủ với cát và nước theo cách truyền thống thì khá sạch và bổ dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay không ít người kinh doanh vì lợi nhuận đã dùng những loại hóa chất như thuốc kích thích, ure… để ủ giá khiến cho chúng phát triển tốt hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch. Việc mua “nhầm” và ăn phải các loại giá đỗ này trong thời gian dài rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là ung thư.

Lời khuyên cho các bà nội trợ là khi chọn giá nên loại bỏ ngay các loại không có rễ, giá quá mập hoặc quá trắng. Nên chọn các loại giá có rễ dài, thân gầy, không quá trắng, hạt mầm thường nhỏ vì đó mới chính là những loại sạch, không bị ủ hóa chất.

Giá đỗ có tính giải các chất độc nhưng nó cũng giải luôn tác dụng của thuốc, chính vì vậy nếu đang dùng thuốc để trị bệnh thì không ăn giá đỗ gần với khi uống thuốc. Không nên ăn một lúc quá nhiều giá đỗ vì như thế sẽ gây trì trệ khí huyết, khiến người mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Rau giá đỗ có tính mát, lành, do đó không nên ăn khi bụng đang đói sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Mong rằng qua bài viết trên bạn đã biết được Giá [đỗ] mọc mầm có ăn được không? Có độc không? Và có thêm những thông tin hữu ích cho mình.

Dù chị gái đã theo đúng các thao tác làm giá đỗ, nhưng kết quả lại khiến dân mạng được trận cười "vỡ bụng".

  • Ở đây có tuyệt chiêu làm bắp cải muối chua chỉ 1 ngày là ăn được, vừa dễ lại vừa ngon!
  • "Quốc rau" của Việt Nam - bạn đã biết cách luộc rau muống sao cho xanh mướt, ăn lại giòn ngon chưa?
  • "Cười té ghế" với màn chặt gà siêu mỏng thời Covid-19, dân tình băn khoăn không biết nên khen hay chê, gắp lên bát có bị gió thổi bay?

Ở nhà chống dịch, nhiều chị em đã chia sẻ cho nhaucách làm giá đỗ đơn giảnđể tạo nguồn thực phẩm sạch cho cả gia đình, bên cạnh đó là tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Trên khắp các trang mạng xã hội, chị em dễ dàng bắt gặp những bài đăng khoe "chiến tích" làm giá đỗ trắng, cọng dài, mập, ít rễ... Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều "thảm họa" khiến chúng ta được trận cười như nắc nẻ!

Đơn cử như mới đây, admin của nhóm Yêu bếp đã phải lên mạng xã hội "cầu cứu" các chị em nội trợ về màn làm giá đỗ của mình.

Chị cho biết:"Mọi người ơi, 3 ngày trước mình háo hức làm thử giá bằng khăn. Quả là cách này cực nhàn không phải tưới hàng ngày.

Nhưng nay mở ra thì ôi thôi cả 2 lượt đỗ trong 4 lớp khăn đều như cười vào mặt mình các bạn ạ. Chẳng hiểu sao đầu thì to, cọng thì teo trông quái dị không chịu được. Chỉ có 4 góc khăn quanh 4 góc hộp là giá lên được mập mạp mũm mĩm trắng muốt thôi. Cả nhà Yêu Bếp cho mình hỏi mình đã sai ở đâu ạ?".

Hí hửng bỏ giá đỗ sau 3 ngày làm ra, bà mẹ chưng hửng khi thấy thành phẩm.

Kèm theo đó là hình ảnh thành phẩmlàm giá đỗcủa chị, cùng loạt thắc mắc:

"Liệu có phải:

- Khăn có đủ ẩm không? [mình vắt nhẹ, khăn còn khá sũng]

- Có phải do mình rải dày quá không? Mình làm 150g đỗ chia 2 lớp xen giữa 4 lớp khăn.

- Thời gian ngâm: 12-13 tiếng [qua đêm]

- Lèn có quá nặng không? Mình lèn bằng khay thuỷ tinh và con nén dưa cà tổng khối lượng là 3,3kg trên mặt phẳng là 30x40cm rải đỗ".

Chỉ có 4 góc rổ thì giá đỗ mới dài, trắng và mập hơn 1 chút.

Bài đăng của admin Yêu bếp nhanh chóng nhận được nhiều lượt quan tâm và bình luận của dân mạng, đặc biệt là hội chị em. Ai nấy đều được "giải trí" hết nấc khi chứng kiến thành quả của bà mẹ này. Có dân mạng hài hước còn trêu chị rằng: "Trông giá đỗ của chị chẳng khác gì con nòng nọc phiên bản màu trắng cả".

Nhiều chị em nhiệt tình chỉ ra những sai lầm khi làm giá đỗ của bà mẹ này - đây chính là nguyên nhân làm giá đỗ bị hỏng:

1. Rải giá đỗ quá dày

Không ít các chị em nội trợ vừa nhìn qua đã "bắt mạch" chuẩn không cần chỉnh lỗi sai của admin Yêu bếp khi làm giá đỗ. Đó là rải hạt đỗ quá dày. Theo mẹ trẻ cho biết, chị sử dụng 150g hạt đỗ, chia 2 phần, đặt trong rổ thưa có diện tích đáy rổ là 30x40cm. Theo nhiều người có kinh nghiệm, việc rải như thế này là quá dày khiến giá đỗ không có không gian phát triển.

Nhiều chị em cho rằng, việc rải hạt giá quá dày sẽ khiến giá không phát triển được, dẫn đến thân bị ngắn cũn cỡn.

2. Lớp khăn ủ giá dày

Đây cũng có thể là nguyên nhân thứ 2 dẫn đến việc giá bị ngắn. Mẹ trẻ đã làm 150g đỗ chia 2 lớp xen giữa 4 lớp khăn dày. Thông thường, chỉ cần 1 lớp khăn mỏng đủ ẩm là được. Nhiều chị em cho rằng, trải lớp khăn dày quá mà còn sũng nước có khi còn làm giá bị nhớt, thối, thâm đen...

Khăn lót bên dưới rổ nên là loại khăn xô, khăn mặt thoát nước tốt, sợi vừa đủ thưa để rễ đâm qua được. Nếu dùng khăn có sợi vải dày, không thoát nước sẽ khiến rễ không đâm qua được, cũng không thoát nước tốt. Điều này khiến giá dễ bị thối và không vươn dài được.

Loại khăn phủ bên trên giá nên là khăn dày. Trời nóng mùa hè thì nên phủ khăn mỏng hơn vì bản thân giá khi nảy mầm cũng sinh nhiệt. Nhiệt cao + khăn dày làm bên trong giá dễ bị hư thối. Tuy nhiên, dùng khăn mỏng quá thì dễ làm giá bị thiếu nước.

3. Chèn giá khá nặng

Theo admin Yêu bếp, chị đã dùng khay thuỷ tinh và con nén dưa cà tổng khối lượng là 3.3kg trên mặt phẳng là 30x40cm rải đỗ. Nhiều chị em cho rằng, như vậy là chèn khá nặng khiến giá bị... stress và không vươn dài ra được.

Lèn giá đỗ không nên quá nặng, có thể tận dụng nhiều đồ vật trong nhà để đè lên mặt giá.

Khi làm giá chỉ cần chèn vật nặng khoảng 2kg là được. Nếu không chèn thì giá không mập. Nếu chèn quá nặng thì giá sẽ bị chuyển sang màu tím. Vào mùa nóng bức chèn nặng quá cũng làm bí hơi và thối giá.

Ngoài ra chị em cũng đưa ra thêm 1 vài lưu ý khi làm giá đỗ:

1. Chọn đỗ

Nên chọn những hạt đỗ mới, đều nhau, hạt mẩy. Khi làm giá chỉ cần ngâm 100g là đã cho ra từ 800 - 1000gr giá đỗ thành phẩm. Chính vì vậy chị em không cần ngâm quá nhiều.

2. Thời gian ngâm hạt đỗ

Với thời tiết nắng nóng như mùa hè thì nên ngâm đỗ trong 6 - 8 tiếng. Trời mát thì ngâm 12 tiếng. Trời lạnh thì ngâm đủ 1 ngày.

Nếu có nước ấm ngâm giá thì càng tốt, không thì ngâm nước bình thường cũng không sao.

3. Làm sạch đỗ và các dụng cụ để ủ giá đỗ

Bước này quyết định 50% độ thành công của mẻ giá. Hạt đỗ sau thời gian ngâm cần làm sạch, nhặt hết hạt lép, vỡ, hư hỏng. Nếu mẻ giá bị lẫn các hạt này sẽ rất dễ bị hư thối và làm ảnh hưởng đến chất lượng giá đỗ bạn ngâm.

Khăn để ủ giá cũng phải giặt thật sạch trước và sau khi ủ xong. Điều này giúp cho giá đỗ phát triển nhanh hơn, không bị thối, không có mùi hôi.

4. Cho giá đỗ uống nước

Mỗi ngày cho giá uống nước 3 lần [cách nhau khoảng 8 giờ] bằng cách đổ nước ngập mặt giá. Thời gian cho uống nước từ 25 – 30 phút, sau đó phải để ráo hết nước đi, nếu không sẽ bị úng giá và bị thối.

5. Không cho giá đỗ tiếp xúc với ánh sáng

Giá đỗ cần phải để trong bóng tối thì mới trắng. Nếu để ở ngoài sáng, giá sẽ chuyển sang màu xanh vàng, hoặc màu tím nhạt. Khi ăn giá đỗ có vị hơi đắng. Nếu nhà không có phòng tối hoàn toàn thì chị em có thể phủ một chiếc túi nilon màu đen lên trên. Không được phủ quá kín làm giá đỗ không thở được và chết.

6. Tại sao làm giá đỗ bị nhiều rễ?

Nguyên nhân là do không đặt ở chỗ tối và kín, giá đỗ bị ánh sáng vào khiến đỗ mọc nhanh và còi cọc.

Cung cấp nước thường xuyên cho giá đỗ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên có thể do bạn tưới nước không đúng cách khiến cho nước chảy quá nhanh và không thể đọng lại cho mầm đậu hút vào nuôi thân.

Khi bắt đầu nảy mầm, giá đỗ cần phải được nén tốt. Nếu giá đỗ có nhiều rễ đồng thời không được mập như mong muốn thì rất có thể quá trình nén chưa được đảm bảo. Nguyên tắc cơ bản là giá đỗ cần được nén chặt để phần thân giá phát triển chứ không phải rễ và lá mầm.

  • Vợ đảm Đồng Nai chia sẻ loạt mâm cơm 50-100k hấp dẫn, tiết lộ bí quyết đi chợ và bảo quản thực phẩm tươi ngon ngày dịch

7. Tại sao làm giá đỗ bị úng và hỏng

Nguyên nhân chính là giá đỗ bị ngập nước với 3 lý do:

+ Khăn lót phía dưới đáy rổ quá dày hoặc loại vải không thoát nước.

+ Khoảng cách thau chậu hứng nước chảy xuống từ rổ làm giá đỗ quá thấp, khiến rổ giá đỗ bị ngâm nước gây úng thối.

+ Do rải hạt đỗ quá dày và nhiều.

Trên đây là 1 số sai lầm và lưu ý khi làm giá đỗ tại nhà. Chị em cũng có thể tham khảo cách làm giá đỗtại đây.

Chúc chị em thành công và tránh được các sai lầm khi làm giá đỗ nhé!

[Bài viết dựa trên chia sẻ của tác giả Phan Anh đóng góp cho nhóm Yêu Bếp [Esheep Kitchen Family]

Ở đây có tuyệt chiêu làm bắp cải muối chua chỉ 1 ngày là ăn được, vừa dễ lại vừa ngon!

Video liên quan

Chủ Đề