Bạn hiểu gì về nghệ thuật hình thành thói quen tự đánh giá bản thân

Khi sống theo giá trị bản thân của mình, bạn cảm thấy tốt hơn và tập trung hơn vào việc làm những điều quan trọng đối với bạn. Trong hướng dẫn này, bạn sẽ thấy cách đạt được điều đó.

Giá trị bản thân là gì?

Giá trị bản nhân là những thứ quan trọng đối với bạn, là những đặc điểm và hành vi thúc đẩy bạn và định hướng các quyết định của bạn.

Ví dụ, có thể bạn coi trọng sự trung thực. Bạn tin vào sự trung thực ở mọi nơi có thể và bạn cho rằng điều quan trọng là phải nói những gì bạn thực sự nghĩ. Khi bạn không nói ra suy nghĩ của mình, bạn có thể cảm thấy thất vọng về chính mình.

Hoặc có thể bạn coi trọng lòng tốt. Bạn giúp đỡ người khác và bạn hào phóng dành thời gian và nguồn lực của mình cho những mục đích xứng đáng hoặc cho bạn bè và gia đình.

Đó chỉ là hai ví dụ về giá trị cá nhân trong số rất nhiều. Mỗi người đều có giá trị của riêng mình và chúng có thể hoàn toàn khác nhau. Một số người có tính cạnh tranh, trong khi những người khác coi trọng sự hợp tác. Một số người coi trọng sự mạo hiểm, trong khi những người khác lại thích sự an toàn.

Vì sao giá trị bản thân lại quan trọng?

Giá trị bản thân quan trọng bởi vì bạn có thể cảm thấy tốt hơn nếu bạn đang sống theo các giá trị của mình và cảm thấy tồi tệ hơn nếu bạn không làm như vậy. Điều này áp dụng cho cả những quyết định hàng ngày và những lựa chọn lớn hơn trong cuộc sống.

Ví dụ, nếu bạn coi trọng sự phiêu lưu, bạn có thể sẽ cảm thấy ngột ngạt nếu để mình bị cha mẹ hoặc những người khác tạo áp lực phải đưa ra những lựa chọn “an toàn” như một công việc văn phòng ổn định và một cuộc sống gia đình ổn định. Đối với bạn, nghề nghiệp liên quan đến du lịch, bắt đầu kinh doanh riêng hoặc các cơ hội mạo hiểm khác có thể thích hợp hơn.

Mọi người đều khác nhau và điều gì khiến bạn hạnh phúc có thể khiến người thân của bạn cảm thấy lo lắng hoặc mệt mỏi. Xác định các giá trị bản thân của bạn và sau đó sống theo chúng có thể giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn và đưa ra những lựa chọn khiến bạn hạnh phúc, ngay cả khi chúng không có ý nghĩa đối với người khác. Bạn sẽ thấy cách thực hiện điều đó trong các phần sau.

Cách xác định giá trị bản thân

Có nhiều lúc bạn không xác định được giá trị bản thân của mình? Bạn không biết mình làm tốt việc gì và muốn gì? Làm sao để biết được đâu thật sự là những giá trị của mình? Đừng lo lắng! Thật ra, bạn có nhiêu tài năng và khả năng tiềm ẩn liên quan đến công việc nhiều hơn bạn tưởng. 

Hãy thực hiện những bước sau để khám phá chúng: 

Tự trả lời câu hỏi “Bạn thật sự muốn gì?”

Stephen Covey – Doanh nhân và diễn giả nổi tiếng ở Mỹ chia sẻ “Hãy chắc chắn khi bạn đặt chân lên nấc thang thành công thì nó phải dựa vào bức tường phù hợp nhất.”

Nếu bạn theo đuổi con đường không thuộc về mình, dù đạt được mục tiêu nhưng vẫn không thấy thỏa mãn với thành quả đạt được? Hãy xem xét lại con đường bạn đang đi. Nó bắt nguồn từ việc lắng nghe trực giác của chính mình. Bất kỳ lúc nào bạn gặp phải vấn đề gì, hãy nhìn lại mình và tự hỏi “Tôi thật sự muốn gì?”. Chủ động lắng nghe tiếng lòng của bạn. Nó sẽ đưa bạn đến nơi cần đến.

Học cách chấp nhận và thích nghi

“Thất bại là mẹ thành công”. Mọi điều sẽ không diễn ra theo ý bạn mong muốn. Nếu gặp thất bại, hãy tĩnh tâm suy nghĩ về tính cách bản thân và cách thay đổi phù hợp. Tuy nhiên, luôn chắc chắn những thay đổi này mang lại niềm hạnh phúc chứ không phải để tạo ấn tượng với mọi người.

Hãy bắt đầu với những bài tập nhỏ như tạo thói quen suy nghĩ sâu sắc mọi vấn đề, học cách thích nghi với những điều mới mẻ. Bạn có thể hoàn thiện kỹ năng sống của mình để nhận ra rõ hơn giá trị bản thân.

Tìm hiểu về quá khứ cũng là phương pháp khoa học để xác định giá trị thực của mình. Chẳng hạn hành xử lúc bạn gặp áp lực hay cách sử dụng tiền? Việc trả lời những câu hỏi sẽ làm bạn rút ra giá trị nổi bật của bản thân khi rơi vào hoàn cảnh đó.

Đánh giá bản thân

Chỉ khi bạn hiểu rõ các giá trị sống của bản thân, bạn sẽ tạo dựng cho mình một nền tảng tự tin chắc chắn.

“Chúng ta suy nghĩ và tin như thế nào thì chúng ta sẽ trở thành người như thế ấy”. Chính bạn chứ không phải một ai khác mang lại giá trị cho bản thân mình. Đừng để bị hạn chế vì những định kiến hay những suy nghĩ hạn hẹp của chính mình. Hãy khát khao và nghĩ về những điều lớn lao, tốt đẹp hơn. Mức độ đánh giá bản thân quyết định hình ảnh chủ quan của bạn. Đây chính là cách bạn nhìn nhận và suy nghĩ về bản thân trong các mối quan hệ hàng ngày.

Cho dù ngoại hình, sức khỏe, vị thế hay khả năng… của bạn là gì đi chăng nữa, hãy luôn tự tin về giá trị bản thân mình. Mỗi người trong chúng ta đều đang sở hữu một tài năng tiềm ẩn, điểm mạnh, điểm yếu, tính cách riêng… Hãy khám phá chúng và phát triển thành công hơn. 

Thành thực với bản thân

Giá trị quan trọng nhất của con người là sự chính trực. Thực tế cuộc sống đã chứng minh “Sự chính trực không chỉ là một giá trị, mà nó đảm bảo cho tất cả các giá trị khác”.

Mức độ chính trực càng cao thì chúng ta càng thấy mạnh mẽ hơn trong công việc Hãy để chính mình lên tiếng, tự khám phá ra sở thích thật của mình, đừng cố bó buộc mình theo quan điểm của bất kỳ ai, bất kỳ điều gì, hãy tự khám phá ra sở thích thật sự của mình, và thậm chí khi đó bạn có thể phát hiện ra rằng sở thích của mình thay đổi tùy theo mỗi ngày, tùy theo tâm trạng.

Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta có những quan điểm, suy nghĩ của riêng mình! Cần nhận biết xem mình thích điều gì và không thích điều gì. Hãy học cách tôn trọng giá trị bản thân, vượt lên ý kiến của người khác, miễn là nó giúp bạn cảm thấy thoải mái tự tin khi nhìn nhận tất cả mọi việc.

Salem Ohgna 

Tham khảo sách Chinh phục mục tiêu- Brian Tracy

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Bởi TG Minh Thanh

Giới thiệu về cuốn sách này

Page 2

Bởi TG Minh Thanh

Giới thiệu về cuốn sách này

Thói tham ăn tục uống, xu hướng trút giận lên người khác hay hút thuốc lá để giảm căng thẳng... ai cũng biết là không tốt. Giải pháp đưa ra là loại bỏ những thói hư tật xấu, thay thế chúng bằng những thói quen lành mạnh. Vậy ta nên bắt đầu từ đâu?

Chúng ta luôn vô thức làm mọi thứ theo cùng một cách mỗi ngày mà không cân nhắc đến hậu quả hay hiệu quả của những thói quen đó.

Thực chất, không phải thói quen nào cũng tốt và lành mạnh. Ví dụ như chúng ta về nhà sau giờ làm việc mỗi ngày, theo thói quen, ta tìm đến một thức uống có cồn để thư giãn thay vì lên máy chạy bộ. Điều này chắc chắn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Hoặc trong khi xem tivi, chúng ta tranh thủ nhấm nháp một đĩa khoai tây chiên, kèm theo một cốc coca cola thay vì ăn rau và uống nước ép trái cây. Hậu quả là sức khỏe dần kém đi.

Hãy thay đổi bản thân ngày từ hôm nay với 7 bước đơn giản để phát triển những thói quen tốt.

1. Xác định thói quen

Như đã đề cập, chúng ta thường không chủ động ý thức về thói quen của mình là tốt hay xấu. Vì vậy, điều đầu tiên cần làm là định hình lại nhận thức.

Những cơn ho trở nên dai dẳng hơn hoặc là cảm giác khó thở sau khi bước lên một vài bậc thang. Đây là dấu hiệu cảnh báo về một lối sống có nhiều thói quen xấu hoặc thiếu hụt những thói quen lành mạnh. 

Như vậy, đã đến lúc chúng ta kiểm tra lại những thói quen của mình!

2. Đưa ra quyết định, sau đó cam kết để thay đổi

Tất nhiên, nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Đã bao nhiêu lần chúng ta tự nói với bản thân rằng: "Đúng, mình nên tập thể dục nhiều hơn và ăn uống tốt hơn. Sớm hay muộn mình cũng sẽ thực hiện nó".

Thật không may, chần chừ chỉ làm cho việc thay đổi một thói quen xấu trở nên khó khăn hơn. Tạo ra một cam kết nghiêm túc với bản thân là điều cần thiết. Nó thúc đẩy những dự định được thực hiện.

3. Xác định đâu là tác nhân gây nên những thói xấu

Nếu không tìm ra được đâu là nguyên nhân gây nên những thói quen xấu, bạn đang tự "đào hố chôn mình".

Tất cả chúng ta, trong những lúc yếu đuối và dễ bị tổn thương nhất, cần được hỗ trợ hoặc giải phóng năng lượng tiêu cực ra ngoài. Hình thành những thói quen xấu như sử dụng chất kích thích hay ăn quá nhiều không phải là giải pháp cho vấn đề.

Ai cũng đều có những ngày tồi tệ. Nhưng chúng ta không cần phải dùng đến những thói xấu để giảm bớt căng thẳng. Ta càng không nên để sự buồn chán, tức giận hay lo lắng trở thành tác nhân hình thành lối sống tiêu cực. Hãy thay thế chúng bằng những thói quen lành mạnh.

4. Lập kế hoạch

Benjamin Franklin đã có một kế hoạch tuyệt vời để khắc phục những thói quen xấu của mình.

Benjamin Franklin - một trong những người thành lập ra đất nước của Hoa Kỳ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một nhà văn, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu.

Benjamin Franklin đã liệt kê 13 đức tính mà ông cảm thấy là quan trọng trong cuộc sống của mình và sau đó xây dựng một quy trình để thực hiện chúng. Ông tập trung vào một đức tính mỗi tuần trong khoảng thời gian là 13 tuần.

Ông đã ghi lại quá trình thay đổi của mình. Vì một số đức tính là nền tảng cho những đức tính khác phát triển nên ông đã sắp xếp chúng theo thứ tự để thực hiện. Mở đầu danh sách là thói quen ăn uống điều độ. Bởi vì "nó thúc đẩy tính thông suốt và sự lý trí trong con người".

Sau khi việc ăn uống điều độ đã thành nếp, ông tiếp tục rèn luyện thói quen im lặng. Vì theo ông, để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả nhất cần "sử dụng đôi tai nhiều hơn là cái lưỡi".

Danh sách của Franklin gồm các đức tính đi kèm với lý do và mục đích tương ứng. Ông nhận ra rằng làm theo đúng nguyên tắc sẽ giải phóng ông khỏi những thói xấu, tạo điều kiện cho những việc quan trọng được thực hiện. Sự kiên định này, một khi đã trở thành thói quen, sẽ giúp ông tập trung rèn luyện các đức tính tốt khác.

Bạn có thể nghĩ ra một danh sách tương tự cho bản thân để kết hợp những thói quen tốt vào lối sống của mình. Sau đây là danh sách của Benjamin Franklin:

1. Ăn uống điều độ - Ăn không phải để ngu đi; Uống không phải để say xỉn.

2. Im lặng – Nói những lúc cần thiết; tránh nói chuyện phiếm.

3. Quy củ - Hãy sắp xếp mọi thứ theo trình tự.

4. Kiên quyết - Giải quyết để thực hiện những gì bạn nên làm; không thất bại khi thực hiện những gì bạn giải quyết.

5. Tiết kiệm - Không tốn chi phí trừ khi việc đó mang lại lợi ích cho bản thân và những người xung quanh.

6. Chăm chỉ – Không làm phí thời gian; luôn đầu tư vào việc có ích; không làm điều không cần thiết.

7. Chân thành - Không sử dụng sự lừa dối gây tổn thương.

8. Công lý – Không phạm sai lầm gây tổn thương. Bỏ qua các lợi ích cá nhân khi làm nhiệm vụ.

9. Tiết chế - Tránh gây thái quá. Không để những tổn thương hay sự phẫn nộ kiểm soát bản thân.

10. Sạch sẽ - Không chịu đựng sự ô uế, bẩn thỉu trong cơ thể, quần áo và nơi ở.

11. Tĩnh tâm - Không bị quấy rầy bởi những chuyện vặt vãnh và những sự cố không thể tránh khỏi.

12. Chung thủy – Không gây tổn thương đến người bạn đời của mình. Không làm ảnh hưởng danh tiếng của bản thân.

13. Khiêm tốn – Noi gương chúa Giê-su và Socrates [vị triết gia vĩ đại người Hy Lạp cổ đại].

5. Trực quan hóa và những lời tự khẳng định

Muốn thay đổi hành động trước tiên phải thay đổi tư duy.

Mọi điều trong cuộc sống đều bắt đầu từ tâm thức và ý niệm trực quan. Hành động tích cực bắt nguồn từ một tâm thế, ý niệm tích cực. Thói quen cũng vậy.

Hình dung bản thân thực hành những thói quen tốt tạo nên động lực mạnh mẽ để bạn thay đổi.

Cùng với đó, những lời khẳng định với bản thân sẽ lập trình nên tiềm thức với tư duy đúng đắn để thiết lập thói quen mới.

Tất cả cho phép bạn tạo ra sự cảm nhận và tưởng tượng rằng bản thân đang thực hiện những hành động tốt. Sự hình dung hóa và những lời tự khẳng định sẽ khiến những thói quen lành mạnh dễ dàng được hình thành.

6. Tranh thủ sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè

Cho mọi người biết điều mà bạn đang cố gắng thực hiện. Bằng cách này, họ sẽ hiểu rằng bạn đang thực sự nghiêm túc muốn loại bỏ những thói xấu. Từ đó họ cổ vũ và giúp đỡ bạn tránh xa cám dỗ. Tất cả chúng ta đều cần hỗ trợ để đạt được mục tiêu của mình!

7. Tự thưởng cho bản thân bằng những điều tốt đẹp

Nhiều thói quen xấu hình thành ngay từ đầu. Lý do vì chúng khiến ta cảm thấy thoải mái, dù chỉ là tạm thời. Sự dễ chịu ngắn hạn này trong chốc lát sẽ xoa dịu căng thẳng và nỗi đau. Nhưng bạn sẽ cảm thấy tồi tệ gấp đôi ngay sau đó. Ví dụ như hút thuốc hoặc uống rượu. Khi đang thực hiện hành động, bạn cảm thấy thư giãn. Tuy nhiên, sớm thôi, cảm giác tội lỗi và hối hận sẽ tràn về.

Vì vậy, để tránh lặp lại những thói quen xấu, hãy chủ động tự thưởng cho bản thân những điều tốt đẹp. Ví dụ như một cuốn sách mới, một bộ phim, một buổi hòa nhạc hoặc một thiết bị tập thể dục mới. Hãy ghé thăm một người bạn, đến phòng trưng bày nghệ thuật ở trung tâm thành phố hoặc thưởng thức một ly cà phê đậm đà ngất ngây.

Sau khi thực hiện những hành động tích cực nhiều lần, chúng sẽ trở thành thói quen. Thói quen tốt tạo nên bạn - một con người hạnh phúc với một lối sống lành mạnh.

[Theo Essential Life Skills - Bản dịch Cafef.vn]

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Kỹ năng tự nhận thức bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất.  Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta.

Kỹ năng tự nhận thức bản thân là gì?

Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.

Kỹ năng tự nhận thức bản thân là một kỹ năng quan trọng trong xã hội hiện đại. [Ảnh: Internet]

Kỹ năng nhận thức bản thân không những giúp bạn hiểu về bản thân mình mà còn dễ dàng hiểu được người khác, cách họ suy nghĩ về bạn cũng như thái độ và sự phản hồi của bạn.

Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức bản thân

Khi bạn bắt đầu nâng cao khả năng nhận thức, những suy nghĩ cá nhân hay cách bạn giải thích một vấn đề sẽ thay đổi trước tiên. Sự thay đổi về mặt tinh thần này sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn, giúp bạn suy nghĩ đúng đắn và thông minh hơn, cũng là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của cuộc đời bạn trong tương lai.

Sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều này giúp bạn xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.

Bên cạnh đó, bạn sẽ có khả năng nhận biết những suy nghĩ và cảm xúc của mình đang dẫn bạn đi tới đâu và có thể thay đổi chúng khi bạn muốn. Một khi đã có nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của bản thân thì đó là lúc bạn có thể thay đổi và nắm giữ mọi hướng đi trong tương lai của chính bản thân.

Làm sao để nâng cao kỹ năng tự nhận thức bản thân

Nhìn nhận bản thân theo hướng khách quan

Bước đầu tiên của kỹ năng tự nhận thức là tập nhìn nhận bản thân theo hướng khách quan. [Ảnh: Internet]

Nếu như bạn có thể xem xét bản thân bằng một cái nhìn khách quan, bạn sẽ học được cách chấp nhận chính mình và cách để thành công trong tương lai. Vậy bạn nên làm như thế nào?

  • Xác định những hiểu biết cụ thể về bản thân bằng cách viết chúng ra giấy. Chúng có thể là những ưu điểm hoặc khuyết điểm của bạn.
  • Nghĩ về những điều khiến bạn tự hào, hoặc một tài năng nào đó khiến bạn trở nên nổi bật hơn trong cuộc sống.
  • Nghĩ về tuổi thơ của bạn và những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đó. Điều gì đã thay đổi, còn điều gì vẫn giữ nguyên? Vì sao những điều ấy lại thay đổi?
  • Thuyết phục mọi người xung quanh thật lòng nói ra suy nghĩ của họ về bạn, ghi nhớ chúng thật kỹ.
  • Cuối cùng, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới về chính bản thân bạn và về cuộc sống của bạn.

Viết nhật ký

Bạn có thể viết về bất cứ thứ gì trong nhật ký. Ghi lại những suy nghĩ của bạn lên giấy giúp bạn bỏ bớt hoặc xóa đi những ý tưởng cũ, đồng thời dọn chỗ cho những thông tin và những ý tưởng mới.

Mỗi buổi tối hãy dành ít thời gian để viết nhật ký, viết về những suy nghĩ và tình cảm của bạn, về những điều thành công hoặc là thất bại trong ngày hôm đó của bạn. Điều này sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có động lực để đi về phía trước, về phía mục tiêu của mình.

Viết nhật ký mỗi ngày là một cách để soi chiếu bản thân hiệu quả. [Ảnh: Internet]

Hãy tự soi chiếu bản thân bằng cách dành thời gian để nghĩ xem sẽ ra sao nếu bạn là nhà lãnh đạo thì những nhân viên dưới trướng của bạn sẽ hành động ra sao? Nghĩ về những việc bạn có thể làm để giúp đỡ người khác. Giá trị thực sự của bạn là gì, điều gì quan trọng nhất với bạn trong lúc này?

Tất cả những câu hỏi mang tính tự phản chiếu giúp bạn xác định rõ ràng hơn rằng bạn là ai, bạn muốn gì trong cuộc sống hiện tại.

Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bạn

Hãy liệt kê những mục tiêu của bạn ra giấy và lên kế hoạch từng bước để hiện thực hóa chúng từ những con chữ. Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ hôm nay.

Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày

  • Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn nhất định phải làm công việc tự phản chiếu. Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp bạn trở thành một người tốt hơn mỗi ngày.
  • Bởi vì việc tự phê bình yêu cầu thời gian, thế nên hãy bắt đầu tập việc dành riêng 15 phút mỗi ngày cho nó. Tự phản chiếu là cách hiệu quả nhất khi bạn đang sử dụng nhật ký để ghi lại những suy nghĩ của mình. Đó cũng là một ý tưởng tuyệt vời cho việc tìm một nơi nào đó yên tĩnh và suy tư.

Luyện tập thiền và những thói quen chánh niệm khác

Thiền là một cách luyện tập hiệu quả để nâng cao khả năng tự nhận thức một cách tập trung. Bạn cũng có thể tìm được sự tập trung và sáng suốt cho bản thân khi thiền.

Thiền là một bộ môn giúp tập trung và suy nghĩ hiệu quả. [Ảnh: Internet]

Trong lúc thiền, bạn có thể tập trung nghĩ về những câu hỏi sau:

  • Mục tiêu của bạn trong cuộc sống là gì?
  • Những gì bạn đang làm có hiệu quả không?
  • Những gì bạn đang làm liệu có cản trở bạn đến với thành công hay không?

Nếu không thích thiền, bạn có thể thử các hoạt động có tác dụng đem lại cho bạn cảm giác thanh thản, ví dụ như rửa bát, đi dạo hoặc đi chùa.

Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy nhận xét về bạn

Lắng nghe ý kiến từ bạn bè, thầy cô, gia đình vì họ chính là những tấm gương chân thực nhất phản ánh con người bạn. hãy cho họ biết rằng bạn mong muốn được nghe những lời góp ý cởi mở, chân thành và khách quan nhất. Đồng thời, hãy cho bạn bè mình biết rằng họ làm thế để giúp bạn, chứ không phải để gây tổn thương. Bạn cũng nên tự tin hỏi lại bạn bè những vấn đề đang bàn luận mà mình chưa hiểu.

Khi bạn đang muốn thay đổi một thói quen nào đó, bạn cũng có thể nhờ bạn bè nhắc nhở. Ví dụ: bạn có thói quen trêu chọc người khác quá đà khi mọi người đang kể chuyện, hãy nhờ bạn bè nhắc nhở một cách tế nhị để bạn biết dừng lại.

Yêu cầu sự phản hồi trong công việc

Bên cạnh việc nhận tư vấn từ bạn bè và gia đình, hãy tìm cách để bạn nhận được sự phản hồi từ công việc. Nếu công ty bạn không có một cơ cấu làm việc như thế, bạn có thể thử tự tạo ra một quy trình. Việc này mang tính xây dựng tích cực, giúp mọi người có cơ hội để phản hồi cũng như phản chiếu những điểm mạnh và điểm yếu của mình với người khác.

Khi quá trình phản hồi kết thúc, bạn ghi nhớ bằng cách viết ra những điểm chính quan trọng nhất. Chú ý liệt kê những ưu điểm hoặc khuyết điểm nổi bật nào đó mà trước đây bạn chưa nhận ra.

Giá trị của việc tự nhìn nhận lại bản thân

Giá trị tự nhận thức bản thân nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần phải biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là bạn nhìn lại các trải nghiệm đã trải qua trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào, tự tin hay cần phải học và rút kinh nghiệm khi thực hiện cho lần sao? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Chúc các bạn thành công.

Tổng kết

Quá trình luyện tập kỹ năng tự nhận thức bản thân có thể diễn ra trong vài năm và cần đến sự hỗ trợ của nhiều người xung quanh bạn. Tạo dựng những thói quen tốt sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng tự nhận thức, ảnh hưởng một cách tích cực đến những phương diện khác trong cuộc sống, đặc biệt là trong các mối quan hệ cá nhân của bạn. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Kỹ năng tự nhân thức bản thân là gì?”.

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề